Nghiên Cứu Tình Huống Về Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Lên Hệ Thống Thưởng


H3a: Trong các tổ chức thiên về văn hóa hướng kiểm soát chặt, nguyên tắc công bằng trong phân bổ tiền thưởng được sử dụng nhiều hơn trong các tổ chức thiên về văn hóa hướng kiểm soát lỏng.

H3b: Trong các tổ chức thiên về văn hóa hướng kiểm soát chặt, tiền thưởng dựa trên kết quả cá nhân được sử dụng nhiều hơn trong các tổ chức thiên về văn hóa hướng kiểm soát lỏng.

Ba biến thực tiễn khác, gồm văn hóa tổ chức hướng nhỏ lẻ hay hướng chuyên nghiệp, hướng hệ thống mở hay hệ thống đóng và hướng quy tắc hay thực dụng, chưa được đặt vào các giả thuyết vì tác giả chưa thấy có mối liên hệ nào giữa ba biến này với các khía cạnh khác nhau của hệ thống thưởng từ việc nghiên cứu lý thuyết có trước.


TÓM TẮT CHƯƠNG


Văn hóa tổ chức và thù lao khuyến khích đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quản trị. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã thể hiện quan điểm không giống nhau về hai phạm trù này. Vì thế, chương một đã hệ thống lại những quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về văn hóa tổ chức và thù lao khuyến khích. Từ đó đưa ra quan điểm của luận án đối với hai thuật ngữ này. Ngoài ra, chương một đã giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu do tác giả thực hiện để khái quát về ảnh hưởng của văn hóa tổ chức lên hệ thống thù lao khuyến khích trong các doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết về tác động của văn hóa tổ chức lên hệ thống thưởng trong các doanh nghiệp Việt Nam. Các chương 2 và 3 sẽ lần lượt kiểm định những giả thuyết này ở quy mô mẫu nhỏ và ở quy mô mẫu lớn hơn để xem liệu các giả thuyết này có được ủng hộ hay không. Trên cơ sở đó, chương 4 sẽ dành cho các bàn bạc, trao đổi về kết quả nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC LÊN HỆ THỐNG THƯỞNG

TRONG CÁC PHÒNG BAN Ở HAI DOANH NGHIỆP

Tác động của văn hóa tổ chức lên hệ thống thù lao khuyến khích trong các doanh nghiệp Việt Nam - 7


Việc hiểu VHTC không phải là một công việc dễ dàng [69]. Bento và Ferreira (1990) thấy rằng để hiểu văn hóa ảnh hưởng như thế nào đến các chính sách thù lao đòi hỏi một giai đoạn “ngâm mình” trong văn hóa đó và việc sử dụng mạnh các thông tin từ những thành viên công ty. Hơn nữa, từ quan điểm của Hofstede (1998) rằng các biến văn hóa tổ chức hướng quy trình hay hướng kết quả, hướng nhỏ lẻ hay hướng chuyên nghiệp, hướng kiểm soát lỏng hay hướng kiểm soát chặt và hướng thực dụng hay chuẩn tắc chịu ảnh hưởng bởi kiểu công việc mà tổ chức làm và bởi kiểu thị trường trong đó nó hoạt động. Trong thực tế, bốn biến này phản ánh một phần văn hóa ngành, vì một ngành cụ thể gồm các nghề nhất định và duy trì các thực tiễn tổ chức cụ thể [61]. Vì thế, luận án đã chọn nghiên cứu sâu hai doanh nghiệp cùng sản xuất bao bì carton ở miền Bắc để xem liệu các doanh nghiệp trong cùng một ngành có khác nhau về văn hóa tổ chức hay không và hệ thống thưởng của chúng có khác nhau đáng kể hay không. Luận án đã chọn hai tình huống là hai doanh nghiệp cùng ngành để cố gắng loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài khác nhau lên hệ thống thưởng. Ngoài ra, dựa trên kết quả nghiên cứu trước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có văn hóa tổ chức không giống nhau [16]. Luận án đã chọn nghiên cứu tại 2 doanh nghiệp trong đó một công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân và một doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước đã được cổ phần hóa. Do đó, hai tình huống này được dự đoán là sẽ khác biệt đáng kể về VHTC, sau đó tác giả sẽ xem xét liệu thực tiễn TLKK trong hai doanh nghiệp này có khác nhau theo những dự đoán được đưa ra dựa trên nghiên cứu lý thuyết hay không.

Bởi luận án dựa trên quan điểm về văn hóa tổ chức của Hofstede và các cộng sự (1990) cùng Wilderom và các cộng sự (2012) rằng văn hóa của các tổ chức trong cùng một quốc gia khác nhau chủ yếu ở góc độ biểu hiện thực tiễn, nên trong quá


trình điều tra về văn hóa tổ chức ở hai doanh nghiệp, luận án sẽ chỉ điều tra 6 khía cạnh biểu hiện thực tiễn của văn hóa tổ chức (hướng quy trình hay hướng kết quả, hướng nhân viên hay hướng công việc, hướng nhỏ lẻ hay chuyên nghiệp, hướng hệ thống mở hay hệ thống đóng, hướng kiểm soát lỏng hay kiểm soát chặt và hướng quy tắc hay thực dụng). Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ điều tra khía cạnh biểu hiện thực tiễn khi nghiên cứu văn hóa tổ chức [1], [84]. Luận án điều tra văn hóa ở cấp phòng ban bởi văn hóa trong một tổ chức hay một doanh nghiệp thường không đồng nhất [18], [53], [60], [66], [86].

Tại công ty An Duy, tác giả đã phỏng vấn trưởng phòng kế toán, phó phòng kinh doanh và trợ lý phòng kinh doanh. Còn ở doanh nghiệp Ban Mai, tác giả đã phỏng vấn phó phòng kinh doanh thị trường và trưởng phòng kế toán. Các cuộc phỏng vấn được thu xếp trước về thời gian, địa điểm và là các cuộc tiếp xúc trực tiếp. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng từ 1,5 đến 3 giờ đồng hồ. Thông tin của cuộc phỏng vấn được ghi lại và được đánh vào máy tính trong vòng 24 giờ. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành với một bản hướng dẫn phỏng vấn gồm những câu hỏi mở được phát triển dựa trên thước đo văn hóa tổ chức của Hofstede và các cộng sự (1990) cùng các thước đo về những khía cạnh của hệ thống thưởng được mượn từ nghiên cứu của Segalla và các cộng sự (2006), Mahoney và Thorn (2006) cùng Goktan và Saatcioglu (2011). Hướng dẫn phỏng vấn và chi tiết thông tin về người tham gia phỏng vấn có ở phần phụ lục của luận án.

2.1. Tình huống A: Công ty cổ phần An Duy


2.1.1 Thông tin chung về công ty


Công ty cổ phần An Duy trước đây là chi nhánh của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất An Duy được thành lập từ năm 1996, thuộc sở hữu tư nhân. Năm 2007, công ty mới tách riêng là một công ty cổ phần với vốn điều lệ là 70 tỷ đồng. Tuy tách riêng về mặt pháp lý nhưng hai công ty này vẫn chung trụ sở, chung nhà máy, chung người sở hữu chính. Công ty An Duy là một doanh nghiệp làm ăn có lãi, với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm đạt gần 30%. Hiện công


ty An Duy đã có uy tín về sản xuất và cung ứng các sản phẩm nội thất, điện lạnh, bao bì và từ năm 2010 phát triển thêm ngành nghề cửa gỗ, cửa nhựa.

Lĩnh vực nội thất

Công ty An Duy là một doanh nghiệp uy tín trên thị trường về lĩnh vực nội thất. Sản phẩm nội thất An Duy được phân phối trên các tỉnh thành trong cả nước thông qua các dự án, các chi nhánh, đại lý và các nhà bán lẻ. Sản phẩm nội thất của công ty có mặt ở rất nhiều các cơ quan nhà nước, các bộ, ban ngành, các tổ chức văn phòng trong nước và quốc tế, các công ty liên doanh và các dự án lớn…. Đặc biệt, công ty liên tục tham gia vào nhiều dự án đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực cung cấp thiết bị nội thất như: Các dự án của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB), dự án ODA hay các dự án tài trợ của EU, Pháp, Bỉ trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, dạy nghề, tài chính.... đã dành được sự tín nhiệm của các đơn vị sử dụng cũng như các chủ đầu tư.

Lĩnh vực điện lạnh

Sản phẩm điện lạnh An Duy được phân phối tới 63 tỉnh thành qua các đại lý bán buôn, bán lẻ, qua các dự án đấu thầu quốc gia, quốc tế từ nguồn vốn WB, ADB, nguồn vốn xây dựng cơ bản và các dự án xây dựng công sở, bệnh viện …

Lĩnh vực cửa nhôm – cửa nhựa

Tháng 02 năm 2010 công ty đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cửa nhôm - cửa nhựa với diện tích xây dựng hơn 40.000m2 cùng các thiết bị máy móc của CHLB Đức. Lĩnh vực cửa nhôm - cửa nhựa của An Duy được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008

Lĩnh vực bao bì

Công ty sở hữu nhà máy bao bì được xây dựng trên tổng diện tích 4 ha, tổng vốn đầu tư 160 tỷ đồng cùng: 02 hệ thống dây truyền sóng hiện đại, khổ sóng rộng 2,2m, tốc độ 200m/phút, có thể sản xuất sóng từ 3, 5 và 7 lớp, công suất sản xuất

95.040.000 m2/năm. Hệ thống 6 dàn máy in hiện đại có thể in từ 1 đến 7 màu. Cùng


nhiều hệ thống thiết bị khác. Sản phẩm bao bì của công ty được các bạn hàng đánh giá cao, công ty đã cung cấp sản phẩm cho nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực điện tử, điện lạnh - một lĩnh vực có yêu cầu khắt khe về cả chất lượng hộp và chất lượng in ấn. Các khách hàng chính của công ty gồm những doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau trong nhiều tỉnh thành, chủ yếu ở Miền Bắc

* Các bước phát triển quan trọng của Công ty


+ 01/05/1996: Thành lập trung tâm cung cấp sản phẩm nội thất văn phòng, gia đình, trường học. Trụ sở nằm trên đường Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội.

+ 01/05/1998: Thành lập Công ty Thương mại & Sản xuất An Duy, chuyên sản xuất kinh doanh về lĩnh vực nội thất văn phòng, gia đình và trường học.

+ 28/09/2001: Khánh thành Nhà máy Sản xuất bao bì An Duy - tại Hưng Yên.

+ 06/2001: Khai trương thêm 1 Showroom nội thất trên phố Chùa Bộc - Đống Đa – Hà Nội

+ 01/4/2003: Công ty nhận chứng chỉ ISO 9001–2000.

+ 01/4/2003: Mở thêm ngành nghề kinh doanh: Điều hoà nhiệt độ, máy giặt, tủ lạnh.

+ 01/6/2005: Khai trương trụ sở mới tại phố Bùi Thị Xuân – Hai Bà Trưng - Hà Nội.

+ 02/5/2007: Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất bao bì carton thứ 2 tại KCN Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên

+ 01/02/2010: Đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất cửa nhựa, cửa nhôm mang thương hiệu An Duy Window.

* Một số thành tích, bằng khen


- Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội tặng Công ty Thương mại & sản xuất An Duy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm 2009

- Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ tặng Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất An Duy về các thành tích đã đạt được của công ty trong những năm qua.


- Bằng khen của UBND Thành Phố Hà Nội vì có nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh năm 2007.

- Giám đốc công ty được bầu chọn là nữ doanh nhân xuất sắc được nhận cúp "Bông hồng vàng 2007 " và bằng khen của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam cho các nữ doanh nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007.

- Giải thưởng Nhãn hiệu cạnh tranh - Nổi tiếng Quốc gia năm 2006 do Hội Sở Hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức

- Giải thưởng Thương hiệu mạnh do Thời báo kinh tế Việt Nam tổ chức.


- Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2005 vì đáp ứng các tiêu chí về năng lực cạnh tranh quốc tế

- Tháng 4/2003, Tổ chức hàng đầu của Đức – TUV trong lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp cấp chứng chỉ ISO 9001 – 2000, nay là ISO 9001 - 2008.

2.1.2 Văn hóa tổ chức


Nghiên cứu tình huống tại công ty ủng hộ nhận định của Hofstede (1990) và Huijser (2006) cho rằng văn hóa tổ chức có thể được xem xét ở cả hai cấp độ: cấp toàn doanh nghiệp và cấp phòng ban trong doanh nghiệp tùy vào mức độ đồng nhất văn hóa. Các phòng ban, bộ phận khác nhau có thể có văn hóa tổ chức khác nhau.

Nghiên cứu tại công ty này cho thấy trong khi hầu hết các phòng ban, bộ phận có văn hóa hướng quy trình thì phòng kinh doanh lại thiên hơn về định hướng theo kết quả. Tại công ty, do việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 nên tất cả các bộ phận đều có quy trình làm việc rõ ràng. Hầu hết các vị trí trong công ty có bản mô tả công việc, trong đó đề cập đến quyền hạn và trách nhiệm ở từng vị trí công việc. Ngoài ra nhiều vị trí còn có hướng dẫn thực hiện công việc. Theo đó, hầu hết các bộ phận thực hiện công việc theo quy trình, quy định và hướng dẫn có sẵn. Duy chỉ có phòng kinh doanh trong công ty, mặc dù cũng có quy trình, hướng dẫn nhưng cách thức mà giám đốc đánh giá công


việc tại phòng là thiên về đánh giá kết quả, như liệu ai đó có mang lại doanh thu cho công ty hay không. Do đó, có nhân viên kinh doanh rất thích chơi điện tử, bình quân chơi 5 – 6 tiếng làm việc một ngày (dĩ nhiên không được chơi trước mặt giám đốc), nhưng những mục tiêu công ty đặt ra cho nhân viên này về doanh thu, quan hệ khách hàng vẫn đạt được thì anh ta vẫn được hưởng lương thưởng bình thường theo quy định. Các thành viên khác trong phòng coi chuyện đó là bình thường. Với những tình huống mới, những phát sinh trong công việc, phòng kinh doanh có thể được linh hoạt xử lý, miễn là vẫn mang lại doanh thu và duy trì quan hệ khách hàng tốt trong khi các bộ phận khác đều phải hỏi ý kiến giám đốc trước rồi mới xử lý. Hầu hết các bộ phận trong công ty hàng ngày đều làm những việc giống ngày hôm trước, giao tiếp cùng với những người vẫn thường trao đổi để xử lý công việc theo quy trình, quy định của công ty thì phòng kinh doanh luôn chịu áp lực lớn hơn trong tìm kiếm khách hàng mới, vì thế họ thường phải nỗ lực nhiều hơn so với những nhân viên khác. Bù lại, thu nhập thường cao hơn những bộ phận khác, đặc biệt khi họ tìm được những khách hàng mới, mua hàng với số lượng lớn cho công ty. Tại bộ phận này, tỷ lệ thưởng trên tổng thu nhập thường cao hơn các phòng ban khác trong công ty, vì họ có thưởng theo doanh thu hàng tháng còn các bộ phận khác hàng tháng chỉ có lương.

Công ty cũng thiên hơn về văn hóa hướng kiểm soát chặt. Giám đốc công ty quản lý các khoản chi phí rất chặt chẽ. Chỉ khi có duyệt chi của giám đốc, phòng kế toán mới tiến hành lập phiếu chi và xuất tiền. Hàng tháng, sau khi nhận các báo cáo tài chính, giám đốc trực tiếp xem lại từng phiếu chi và các khoản chi phí, so sánh với kết quả của kỳ để có những nhận xét, điều chỉnh. Hầu hết nhân viên đều thấy giám đốc rất chặt chẽ về chi phí. Thời gian của các cuộc họp cũng thường được coi trọng về giờ giấc, tuy nhiên nếu có lý do chính đáng hơn liên quan đến công việc, ai đó vẫn có thể đến muộn. Công ty có máy chấm công mà đòi hỏi nhân viên phải dùng tay để máy nhận diện vân tay. Cách thức chấm công này chặt chẽ hơn rất nhiều so với việc sử dụng bảo vệ hay trưởng phòng chấm công cho nhân viên trong phòng hoặc chấm công bằng thẻ. Việc nói về tổ chức và công việc tại các cuộc họp,


các diễn đàn chính thức hay với các đối tác là nghiêm túc. Tuy nhiên, khi các nhân viên nói chuyện với nhau, họ có thể sử dụng ngôn ngữ phi chính thức, bông đùa về công ty và công việc. Mặc dù vậy, với riêng phòng kinh doanh, do việc hẹn gặp khách hàng là khó và thời gian do khách hàng ấn định nên việc quản lý về thời gian được linh hoạt hơn, chỉ cần họ báo lý do chính đáng. Các khoản chi phí liên quan đến quan hệ khách hàng, hoa hồng cũng linh hoạt tùy theo khách hàng lớn hay nhỏ, mức độ cạnh tranh cao hay thấp, đặc điểm, yêu cầu cá nhân của từng khách hàng nên việc quản lý chi phí của phòng này cũng linh hoạt hơn các bộ phận khác. Do đó, mặc cho văn hóa công ty là hướng kiểm soát chặt, văn hóa của phòng kinh doanh thiên về văn hóa kiểm soát lỏng.

Mặc dù văn hóa của công ty và phần lớn các phòng ban là văn hóa hướng thực dụng, văn hóa của phòng kinh doanh thậm chí có thiên hướng này cao hơn. Tất cả các phòng ban đều coi việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng là quan trọng. Nhà máy phải sản xuất theo các lệnh sản xuất đã ghi rất rõ những yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, quy cách và tiến độ giao hàng. Các yêu cầu này phần lớn được khách hàng fax đến phòng kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh chuyển những yêu cầu này xuống nhà máy và nhà máy ra lệnh sản xuất theo những yêu cầu này. Phòng vật tư phải tìm mua được những nguyên vật liệu theo yêu cầu của khách hàng. Phòng kế toán luôn phải chuẩn bị bảng đối chiếu công nợ đúng thời hạn theo yêu cầu của công ty khách hàng. Giám đốc công ty cũng dành thời gian cho việc tiếp xúc, liên lạc với những khách hàng quan trọng để biết phản hồi của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Tất cả điều này cho thấy văn hóa hướng theo khách hàng của công ty. Ngoài ra, công ty còn rất coi trọng kết quả công việc. Nếu cách làm chưa phù hợp nhưng kết quả tốt, ai đó vẫn có thể được thừa nhận, được tuyên dương. Ngược lại, tuy làm theo đúng quy trình, quy định của công ty nhưng kết quả không có lợi cho doanh nghiệp, giám đốc vẫn có thể phê bình “tại sao không đề xuất xem xét lại quy trình” hoặc bị quy “thiếu trách nhiệm trong công việc”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2022