Chức Vụ Của Người Trả Lời Trong Mẫu Điều Tra


đảm bảo mức độ đại diện. Cụ thể về quy mô, luận án đã điều tra cả các doanh nghiệp quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ. Tác giả đã lựa chọn các doanh nghiệp từ tất cả các thành phần kinh tế và yếu tố ngành nghề cũng đã được tính đến. Mẫu bao gồm các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành khác nhau, để đủ bộc lộ sự khác biệt đáng kể trong thực tiễn [60] vì mỗi ngành có những kiểu công việc cụ thể và duy trì một thực tiễn cụ thể. Điều này được khẳng định thêm bởi Gordon (1991) khi ông thấy rằng các ngành khác nhau đã phát triển các mô hình văn hóa khác nhau bởi sự ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh, những yêu cầu của khách hàng và các kỳ vọng của xã hội. Mẫu cũng bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.

Thước đo của biến VHTC được mượn từ nghiên cứu của Hofstede và các cộng sự (1990), cụ thể về các thước đo như sau:

18 câu hỏi đánh giá sáu khía cạnh biểu hiện thực tiễn của văn hóa tổ chức tại phòng ban, bộ phận nơi người trả lời làm việc, được nhận thức bởi mỗi người trả lời. Tất cả các câu hỏi sử dụng thước đo Likert 5 điểm, với 1 là rất không đồng ý và 5 là rất đồng ý.

Bảng số 3.1 : Thước đo văn hóa hướng quy trình hay hướng kết quả


HKQ01

Trong phòng tôi, mọi người thấy việc giải quyết những tình huống không quen thuộc là bình thường, thoải mái

HKQ02

Mỗi ngày làm việc mang đến cho tôi những nhiệm vụ, thách thức mới

HKQ03

Chúng tôi thường phải nỗ lực hết sức để hoàn thành công việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Tác động của văn hóa tổ chức lên hệ thống thù lao khuyến khích trong các doanh nghiệp Việt Nam - 10

Điểm càng cao chứng tỏ phòng ban càng thiên về văn hóa hướng kết quả


Với thước đo văn hóa hướng nhân viên hay hướng công việc như được chỉ ra ở bảng 3.2, điểm càng cao chứng tỏ phòng ban càng thiên về văn hóa hướng công việc


Bảng số 3.2: Thước đo văn hóa hướng nhân viên hay hướng công việc


HCV01

Cá nhân sẽ ra những quyết định quan trọng ở phòng tôi

HCV02

Phòng chỉ quan tâm đến công việc mọi người làm

HCV03

Các thành viên trong phòng ít quan tâm đến những vấn đề riêng tư của nhau


Bảng số 3.3: Thước đo văn hóa hướng nhỏ lẻ hay hướng chuyên nghiệp


HCN01

Tại phòng, đời tư của mỗi người là công việc của riêng họ

HCN02

Tiêu chuẩn duy nhất để được tuyển dụng vào bộ phận của tôi là năng lực làm việc

HCN03

Phòng thường có kế hoạch cho ít nhất 3 năm tới

Điểm càng cao chứng tỏ phòng ban càng thiên về văn hóa hướng chuyên

nghiệp


Bảng số 3.4: Thước đo văn hóa hướng hệ thống mở hay hệ thống đóng


HTD01

Chỉ những người rất đặc biệt mới phù hợp với phòng

HTD02

Mọi người trong phòng rất không cởi mở và đầy bí ẩn

HTD03

Những thành viên mới cần hơn một năm để cảm thấy như ở nhà



đóng

Điểm càng cao chứng tỏ phòng ban càng thiên về văn hóa hướng hệ thống


Với thước đo văn hóa hướng kiểm soát lỏng hay kiểm soát chặt như được chỉ

ra trong bảng 3.5, điểm càng cao chứng tỏ phòng ban càng thiên về văn hóa hướng kiểm soát chặt


Bảng số 3.5: Thước đo văn hóa hướng kiểm soát lỏng hay kiểm soát chặt


HKSC01

Mọi người trong phòng rất thận trọng đối với các khoản chi phí của công ty

HKSC02

Thời gian họp hành được phòng giữ rất đúng

HKSC03

Các thành viên trong phòng luôn nói một cách nghiêm túc về công ty và công việc


HTD01

Trong phòng tôi, mọi người thực dụng chứ không cứng nhắc trong các vấn đề đạo đức

HTD02

Việc đáp ứng nhu cầu khách hàng được phòng tôi đưa lên hàng đầu

HTD03

Ở phòng tôi, kết quả công việc quan trọng hơn các quy trình

Bảng số 3.6: Thước đo văn hóa hướng quy tắc hay thực dụng


Điểm càng cao chứng tỏ phòng ban càng thiên về văn hóa hướng thực dụng Mức độ sử dụng tiền thưởng được đo bằng tỷ lệ thưởng hay tần suất thưởng.

Trong đó, tần suất thưởng tính số lần mà người lao động được thưởng trong một năm trong khi tỷ lệ thưởng được tính dựa trên nghiên cứu của Mahoney và Thorn (2006) là tỷ lệ của tiền thưởng trên tổng thù lao được nhận. Tần suất thưởng và tỉ lệ thưởng sẽ được tác giả tính toán dựa trên các mục hỏi về lương, thưởng mà người trả lời nhận được trong năm 2011 hay liên quan đến kết quả làm việc của năm 2011.

Thước đo thù lao dựa trên kết quả của nhóm hay cá nhân được phát triển từ Goktan và Saatcioglu (2011). Những người trả lời được yêu cầu lựa chọn câu trả lời thích hợp với ý kiến của họ về việc phân bổ tiền thưởng, sử dụng thước đo Likert 5 điểm với 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý. Các câu hỏi cụ thể như sau:


Bảng số 3.7: Thước đo căn cứ xác định tiền thưởng: nhóm hay cá nhân


Tiền thưởng sẽ được trao cho từng cá nhân hoàn thành nhiệm vụ được giao, bất kể kết quả kinh doanh chung của công ty như thế nào

Tiền thưởng dựa trên kết quả cá nhân

Tiền thưởng sẽ được trao khi cả phòng hoàn thành nhiệm vụ được giao, bất kể kết quả kinh doanh chung của công ty như thế nào

Tiền thưởng dựa trên kết quả nhóm

Tiền thưởng sẽ được trao khi cả công ty hoàn thành nhiệm vụ được giao

Tiền thưởng dựa trên kết quả nhóm


Thước đo về nguyên tắc phân bổ công bằng hay cào bằng được phát triển dựa trên nghiên cứu của Segalla và cộng sự (2006), người trả lời được yêu cầu lựa chọn tiền thưởng được trao cho mỗi cá nhân theo kết quả của từng người hay được chia đều cho tất cả mọi thành viên

Thước đo về tiền thưởng được chi trả công khai hay bí mật do tác giả tự phát triển. Những người trả lời được yêu cầu chỉ ra họ rất đồng ý (5) hay rất không đồng ý (1) với hai tuyên bố dưới đây. Điểm cao hơn chỉ ra việc chi trả tiền thưởng trong tổ chức thiên về bí mật hơn là công khai.

Bảng số 3.8: Thước đo nguyên tắc phân bổ tiền thưởng


Tiền thưởng được công ty trao ít hay nhiều phụ thuộc vào kết quả của từng cá nhân trong phòng

Nguyên tắc phân bổ công bằng

Tiền thưởng được công ty chia đều cho tất cả các thành viên trong phòng

Nguyên tắc phân bổ cào bằng


Bảng số 3.9: Thước đo chi trả tiền thưởng bí mật hay công khai


BM01

Tôi chỉ nhận được thông báo về tiền thưởng của chính mình, không biết của người khác

BM02

Tôi ký nhận tiền thưởng trên một bảng chi trả tiền thưởng riêng, không có tên của người khác

3.2 Kết quả nghiên cứu


Việc mã hóa và nhập liệu được tác giả thực hiện theo hướng dẫn sử dụng phần mềm SPSS [15], [34]. Dữ liệu đã được làm sạch bằng việc sử dụng bảng tần số. Tiếp đó việc phân tích nhân tố và đánh giá độ tin cậy của thước đo được tiến hành. Mô hình EFA đã được sử dụng để kiểm định giá trị thước đo [32]. Khi thước đo đã được khẳng định là có độ tin cậy, việc phân tích hồi quy được tiến hành để kiểm định giả thuyết [90].

3.2.1 Thống kê mô tả mẫu


Quy mô mẫu điều tra là 150 doanh nghiệp. Điều này nghĩa là nghiên cứu có thể thu về 300 phiếu trả lời. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ 230 phiếu trả lời được thu lại. Sau khi loại trừ các phiếu trả lời thiếu thông tin quan trọng hay người điền phiếu không đúng đối tượng điều tra, 216 phiếu được sử dụng cho phân tích dữ liệu. Trong 216 phiếu được mã hóa, nhập liệu và phân tích, kết quả chạy thống kê mô tả về thông tin của người trả lời như biểu đồ 3.1

Về chức vụ của những người trả lời phiếu, ngoại trừ 7 phiếu thiếu thông tin, trong 209 phiếu còn lại, nhân viên: 125 phiếu, chiếm 59,8%. Trưởng phó bộ phận: 72 phiếu, chiếm 34,5%. Những người điền phiếu thuộc ban giám đốc có 12 phiếu, chiếm 5,7%. Tuổi của những người tham gia điền phiếu dao động từ 22 đến 55 tuổi, trong đó nhiều nhất là độ tuổi 30, có 25 phiếu chiếm 12,1%. Về giới tính của người trả lời, ngoại trừ 8 phiếu thiếu thông tin, trong 208 phiếu còn lại thì 38% là nữ và 62% là nam giới. Số năm làm việc cho công ty hiện tại của người trả lời dao động từ 2 đến


Biểu đồ 3.1: Chức vụ của người trả lời trong mẫu điều tra



140

120

100

80

60

40

20

0

Nhân viên

Trưởng phó bộ phân Thành viên ban giám

đốc


(Nguồn: tác giả tự tính toán)

30 năm, trong đó số người đã gắn bó với công ty hiện tại 5 năm trở lên chiếm 68,3% (không tính 8 phiếu không có thông tin). Ngoài ra, trình độ giáo dục của người trả lời cũng nhiều khác biệt, từ tốt nghiệp phổ thông trung học đến sau đại học, tuy nhiên 71,9% có trình độ đại học trở lên (không tính 13 phiếu không có thông tin này). Ngoại trừ 2 phiếu không có thông tin, trong 214 phiếu còn lại, những người làm việc cho phòng kinh doanh chiếm 44,9%, và 55,1% người trả lời làm trong các phòng ban khác.

Về thông tin của các doanh nghiệp được điều tra, ngoại trừ 15 phiếu thiếu thông tin về ngành nghề kinh doanh chính, 31,8% là doanh nghiệp sản xuất, 28,4% là doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệp dịch vụ chiếm 23,9%. 15,9% còn lại có nhiều hơn một ngành nghề kinh doanh chính. Xét theo loại hình doanh nghiệp, trừ 8 phiếu thiếu thông tin, trong 208 phiếu còn lại thì công ty TNHH có 101 phiếu,


120

100

80

60

40

20

0

Công ty TNHH

Công ty cổ phần

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty hợp danh

Biểu đồ 3.2: Các loại hình doanh nghiệp trong mẫu điều tra



























(Nguồn: do tác giả tự tính toán)


Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ doanh nghiệp trong mẫu điều tra xét theo sở hữu vốn


Có vốn nước ngoài 12%

Chỉ có vốn tư nhân trong nước

55%

Có vốn nhà nước 33%


(Nguồn: do tác giả tự tính toán)


Biểu 3.4: Tỷ lệ doanh nghiệp trong mẫu điều tra xét theo quy mô


Doanh nghiệp

siêu nhỏ 6%

Doanh nghiệp lớn

24%

Doanh nghiệp

vừa 10%

Doanh nghiệp

nhỏ 60%

(Nguồn: do tác giả tự tính toán)


chiếm 48,6%, công ty cổ phần có 94 phiếu, chiếm 45,2%, doanh nghiệp tư nhân có 7 phiếu, chiếm 3,4%, còn lại 6 phiếu, chiếm 2,9% là công ty hợp danh.

Xét về số năm hoạt động, trong các doanh nghiệp được điều tra thì 7,9% mới hoạt động, chưa được 5 năm. Các doanh nghiệp đã hoạt động từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm 37,5%, các doanh nghiệp đã hoạt động từ 10 đến dưới 15 năm chiếm 22,2% và 32,4% còn lại là doanh nghiệp đã hoạt động từ 15 năm trở lên.

Về kết quả điều tra tiền thưởng, 179 phiếu trên 216 phiếu có đầy đủ các thông tin để tính tần suất thưởng, là số lần thưởng mà người trả lời nhận được trong năm 2011 hay có liên quan đến kết quả làm việc của năm 2011. Số lần thưởng tối thiểu là 0 lần, nghĩa là có người lao động không hề có khoản thu nhập nào khác từ doanh nghiệp ngoài lương, kể cả các dịp lễ Tết. Số lần thưởng tối đa mà người trả lời nhận được là 32 lần, số lần thưởng trung bình cho những người trả lời trong mẫu điều tra là 11,7 lần. Ngoài ra, tỷ lệ về tần suất thưởng trong năm được mô tả trong biểu đồ 3.5.

Ngày đăng: 03/12/2022