Đóng Góp Lý Thuyết Từ Lược Khảo Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội

138


hội, mà nó thúc đẩy nuôi dưỡng niềm tin của các cá nhân cũng như kích thích những kỳ vọng tích cực giúp nâng cao ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Tổng kết chương 4

Chương 4 này đã trình bày kết quả kiểm định của hai mô hình nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của các tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội và vai trò của giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và tác động của kinh nghiệm với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt giá trị và độ tin cậy. Mô hình lý thuyết đề xuất là phù hợp với dữ liệu thị trường.

Nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội đưa ra 18 giả thuyết (14 giả thuyết về mối quan hệ trực tiếp và 4 giả thuyết về mối quan hệ trung gian). Kết quả cuối cùng, 12 giả thuyết được chấp nhận (11 giả thuyết về mối quan hệ trực tiếp và 1 giả thuyết về mối quan hệ trung gian) và 6 giả thuyết bị bác bỏ.

Nghiên cứu thực nghiệm thứ hai đề xuất 9 giả thuyết (7 giả thuyết về mối quan hệ trực tiếp và 2 giả thuyết về mối quan hệ trung gian). Kết quả cuối cùng, 7 giả thuyết được chấp nhận (6 giả thuyết về mối quan hệ trực tiếp và 1 giả thuyết về mối quan hệ trung gian) và 2 giả thuyết bị bác bỏ.

Chương cuối cùng sẽ thảo luận kết quả của hai nghiên cứu, những ý nghĩa chính về mặt lý thuyết và thực tiễn, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

139


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH


Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 20

Giới thiệu chương 5


Nghiên cứu tiến hành khảo sát 503 những cá nhân để kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu. Trong phần kết luận này, nghiên cứu sẽ tóm tắt những đóng góp của nghiên cứu về mô hình đo lường, ý nghĩa về mặt lý thuyết, ý nghĩa về mặt thực tiễn, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.1 Đóng góp về mặt lý thuyết


5.1.1 Đóng góp lý thuyết từ lược khảo ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Luận án còn thực hiện tổng quan một cách có hệ thống (systematic literature review) về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên thực hiện lược khảo về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Tổng quan này giúp khám phá những danh mục và chủ đề nghiên cứu, xác định được những hướng nghiên cứu hiện nay để làm cơ sở phát hiện những khe hổng nghiên cứu và những hướng nghiên cứu tiềm năng trong tương lai.

5.1.2 Đóng góp về lý thuyết của nghiên cứu thứ nhất về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Thứ nhất, nghiên cứu này kiểm tra và mở rộng mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên của Mair và Noboa (2006) bằng cách kết hợp các tính cách của doanh nhân thương mại và các tính cách xã hội để xem xét mối quan hệ giữa các tính cách và ý định bắt đầu một DNXH. Kết quả cho thấy hai yếu tố của mô hình của Mair và Noboa (2006) là cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội, cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội có khả năng dự đoán được ý định khởi sự kinh doanh xã hội và trung gian trong mối quan hệ từ các tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Thứ hai, nghiên cứu này xem xét đồng thời vai trò của các tính cách kinh doanh truyền thống (xu hướng rủi ro, nhu cầu thành tích, tính chủ động và tính sáng tạo), tính cách kinh doanh xã hội (sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức) và vai trò tác động của từng tính cách đến cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội và cảm

140


nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả cho thấy, tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức có tác động tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Cuối cùng, nghiên cứu này đóng góp vào cơ sở lý thuyết bằng cách kiểm tra tác động trung gian từ tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Cụ thể hai biến trung gian (cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi) trung gian mối quan hệ từ tính chủ động đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội và trung gian một phần mối quan hệ từ nghĩa vụ đạo đức đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Ngoài ra, chỉ có cảm nhận về tính khả thi trung gian hoàn toàn tác động từ tính sáng tạo đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội và trung gian một phần mối quan hệ từ sự đồng cảm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

5.1.3 Đóng góp về lý thuyết của nghiên cứu thứ hai về mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Đầu tiên, nghiên cứu này xem xét khả năng ứng dụng của lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (SCCT) để dự đoán ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Với kết quả nghiên cứu thực nghiệm này, lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (SCCT) hoàn toàn có thể dự đoán ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông hai tiền đề là niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội. Một cá nhân sẽ hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội khi họ có đủ niềm tin vào kiến thức, kỹ năng của bản thân để khởi sự thành công và kết quả mang lại từ việc trở thành doanh nhân xã hội thỏa mãn được mong đợi của họ.

Thứ hai, tác giả đã mở rộng mô hình lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (SCCT) bằng cách bổ sung hai biến bao gồm kinh nghiệm với các tổ chức xã hội và giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội. Đây là hai cấu trúc quan trọng trong vốn con người nhận thức để hình thành kiến thức và kỹ năng cho một cá nhân. Kết quả cho thấy vai trò quan trọng của hai yếu tố này đối với ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội. Nghiên cứu này đã đóng góp cho sự hiểu biết về các khía cạnh khác của kinh nghiệm và giáo dục trong lĩnh vực nghiên cứu về ý định

141


khởi sự kinh doanh xã hội, cụ thể kinh nghiệm được đo lường bằng kinh nghiệm với các tổ chức xã hội và giáo dục được đo lường bằng cảm nhận về trải nghiệm giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội.

Thứ ba, kết quả đã đóng góp cho cơ sở lý thuyết về ý định khởi sự kinh doanh xã hội bằng cách khám phá hai tác động trung gian của niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội trong mối quan hệ từ giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Hai biến trung gian này trung gian hoàn toàn trong tác động của kinh nghiệm với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội, trong khi đó niềm tin vào năng lực bản thân chỉ trung gian một phần ảnh hưởng của giáo dục đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

5.2 Đóng góp chung về mặt thực tiễn của luận án


Luận án thực hiện tổng quan về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, tổng quan này giúp những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này định vị được nghiên cứu của mình trong dòng chủ đề này. Ngoài ra, những nhà nghiên cứu mới khi tìm hiểu về các chủ đề này sẽ có được các nhìn tổng quát về những cấu trúc chính, những hướng nghiên cứu chính trong ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Các nhà hoạch định chính sách, những người vốn rất ít tiếp xúc với các vấn đề học thuật cũng có thể tiếp cận chủ đề về khởi sự kinh doanh xã hội một cách dễ dàng hơn để tìm hiểu và xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh xã hội.

Nghiên cứu thực nghiệm trong luận án này cung cấp những hiểu biết thực tế cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà giáo dục khởi sự kinh doanh. Các nhà hoạch định chính sách nên phát triển một môi trường thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo, khơi gợi sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức - đây là những tính cách ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Các nhà hoạch định chính sách có thể tổ chức và thiết kế các chương trình giúp sinh viên nhận thức rõ hơn về tinh thần kinh doanh xã hội, tư vấn và hỗ trợ các ý tưởng và giải pháp sáng tạo. Điều này giúp tăng khát vọng của các doanh nhân xã hội tiềm năng và khiến họ cảm thấy có khả năng trở thành doanh nhân xã hội hơn khi nhận được nhiều hỗ trợ xã hội. Doanh nhân xã hội tiềm năng có

142


tính cách tương tự như doanh nhân thương mại. Do đó, phát triển nhiều tính cách hơn cho các doanh nhân thương mại tiềm năng cũng là một chiến lược phát triển phù hợp để tăng số lượng doanh nhân xã hội. Các khóa học kinh doanh hiện tại nên được mở rộng để trang bị kiến thức và kỹ năng khởi sự kinh doanh xã hội. Điều này sẽ không chỉ cải thiện nhận thức khởi sự kinh doanh xã hội mà còn trang bị các khả năng cần thiết cho cả doanh nhân thương mại và doanh nhân xã hội trong tương lai. Các nhà giáo dục có thể tạo ra nhiều cơ hội để trải nghiệm thực hành với các nhiệm vụ liên quan đến xã hội để giúp khơi gợi những tính cách xã hội từ sinh viên. Ngoài ra, kinh nghiệm với các vấn đề xã hội trong các công việc tình nguyện hoặc tiếp xúc trực tiếp với các doanh nhân xã hội có thể trở thành động lực cho một cá nhân trở thành một doanh nhân xã hội.

Các phát hiện cho thấy ý định khởi sự kinh doanh xã hội có thể được dự đoán bằng niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội và kết quả kỳ vọng từ khởi sự kinh doanh xã hội. Niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội và kết quả kỳ vọng từ khởi sự kinh doanh xã hội có thể được phát triển thành các công cụ đo lường để đo lường niềm tin, kỳ vọng và khả năng theo đuổi khởi sự kinh doanh xã hội như một nghề nghiệp. Các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng hai công cụ này để tìm ứng viên phù hợp.

Trong hai yếu tố của SCCT, niềm tin vào năng lực bản thân có tác động mạnh hơn đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội so với kết quả mong đợi. Do đó, các chiến lược làm tăng niềm tin cho các doanh nhân xã hội tiềm năng nên được ưu tiên triển khai như trang bị kiến thức và kỹ năng khởi sự kinh doanh xã hội cho những đối tượng này, xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển DNXH và cung cấp nguồn vốn để phát triển và khởi sự DNXH. Ưu tiên chiến lược tiếp theo nhắm đến việc làm tăng nhận thức về kết quả mong đợi của việc trở thành doanh nhân xã hội. Giáo dục, truyền thông và chính phủ cần hợp tác nhiều hơn để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các DNXH và những gì một doanh nhân xã hội có thể đạt được. Các DNXH thành công hoặc những đóng góp của các DNXH cần được đưa vào chương trình giáo dục và xuất hiện nhiều hơn trên báo chí hoặc

143


mạng xã hội để có thể nâng cao nhận thức của người dân, giúp hình thành những hình mẫu lý tưởng (role model) để thế hệ trẻ noi gương và phát triển theo.

Ngoài ra, tác giả mở rộng hai yếu tố môi trường khác bao gồm giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội. Kết quả nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội để trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Các kiến thức và kỹ năng cần được cập nhật liên tục theo các vấn đề xã hội mới nhất để các cá nhân cảm thấy tự tin vào khả năng khởi sự kinh doanh xã hội của mình. Chương trình đào tạo và các khóa đào tạo nên nhằm mục đích trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cũng như giữ vai trò như nhà tư vấn, định hướng cho các doanh nhân xã hội tiềm năng. Các hoạt động thực tế với các tổ chức xã hội không chỉ giúp người học có được kinh nghiệm với các vấn đề xã hội mà còn giúp đào tạo các kỹ năng xã hội và truyền bá tinh thần kinh doanh khởi sự kinh doanh xã hội. Các mạng lưới doanh nhân xã hội cũng cần được thiết lập để kết nối với các doanh nhân xã hội với những doanh nhân xã hội tiềm năng. Cách này sẽ giúp những người muốn trở thành doanh nhân xã hội học được các kỹ năng và kiến thức cũng như duy trì động lực và nhiệt huyết để tham gia vào hoạt động kinh doanh xã hội.

5.3 Hàm ý chính sách cho các bên liên quan

Các trường đại học và các cơ sở giáo dục

- Nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội cụ thể là cảm nhận của người học sau khi trải nghiệm các khóa học khởi sự kinh doanh xã hội có vai trò quan trọng trong việc hình thành niềm tin vào năng lực để khởi sự kinh doanh xã hội. Do đó, việc thiết kế các chương trình học được chuẩn hóa là vô cùng quan trọng, và quan trọng hơn nữa là đo lường những gì mà khóa học đã đem lại. Vì sự khác biệt trong văn hóa, lối sống, cách suy nghĩ, tư duy… do đó nếu áp dụng hoàn toàn các khóa học tại các chương trình nước ngoài cho người học tại Việt Nam chưa chắc sẽ đạt được kết quả mong đợi. Trong nghiên cứu này, cũng cho thấy niềm tin vào khởi sự kinh doanh xã hội có thể trở thành thước đo cho giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội. Việc xây dựng một thang đo chuẩn để đánh giá chất lượng giáo dục

144


khởi sự kinh doanh xã hội mang lại là cần thiết trong thời điểm này khi có khá nhiều tổ chức đang đào tạo khởi sự kinh doanh xã hội. Do đó, việc thiết kế chương trình học, giảng dạy là quan trọng nhưng quan trọng hơn nữa vẫn là việc đo lường chất lượng để cải tiến chương trình.

- Xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành học về khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống cũng như kinh doanh xã hội. Việc đào tạo về khởi sự DNXH hiện nay chủ yếu xuất phát từ các tổ chức phi chính phủ, những doanh nhân xã hội… do đó, chương trình đào tạo đa phần là các khóa ngắn hạn, thời gian học, lịch học hay địa điểm học cũng không thật sự linh động để mọi cá nhân tham gia. Tuy nhiên, nếu được xây dựng và phát triển bởi các trường đại học và các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp thì việc đào tạo này sẽ trở nên bài bản, dễ tiếp cận và lan tỏa nhiều hơn nữa.

- Nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của sự trải nghiệm trong việc hình thành khởi sự kinh doanh xã hội, tuy nhiên không phải ai cũng muốn hoặc có cơ hội trải nghiệm. Khuyến khích sinh viên kiến tập/thực tập tại các tổ chức xã hội hay các DNXH là một giải pháp phù hợp khi vừa kết hợp được sự khuyến khích và sự bắt buộc. Hiện nay một số trường có những quy định ràng buộc về doanh nghiệp khi sinh viên kiến tập/thực tập tuy nhiên chưa có những khuyến khích với các tổ chức xã hội hay các DNXH. Việc được kiến tập/thực tập tại các đơn vị này sẽ giúp sinh viên hiểu hơn về những đóng góp của các tổ chức xã hội, các DNXH hay phát sinh được các ý tưởng độc đáo để giải quyết các vấn đề xã hội.

- Khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng và xã hội. Việc này vô tình lấn át những tiềm năng của kinh doanh xã hội tại Việt Nam. Hình thành các vườn ươm về khởi sự kinh doanh xã hội hay đổi mới sáng tạo là vô cùng cần thiết để định hướng cho khởi sự kinh doanh xã hội phát triển và phát triển định hướng cho giới trẻ. Những hoạt động này cần tách biệt và cân bằng lại sự quan tâm dành cho khởi sự kinh doanh xã hội và khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống.

- Tăng cường kết nối với các DNXH và doanh nhân xã hội trong địa phương. Những buổi hội thảo hay chia sẻ giữa các doanh nhân xã hội và sinh viên sẽ giúp hình

145


thành những hình mẫu lý tưởng, nảy sinh các ý tưởng, nhận thức được các kết quả mong đợi và khơi gợi mong muốn trở thành doanh nhân xã hội.

- Cuối cùng, với vai trò của các trường đại học, mục tiêu nghiên cứu sâu về khởi sự kinh doanh xã hội, DNXH hay doanh nhân xã hội nên được ưu tiên. Đây là cơ sở để giúp phát triển các giải pháp, góp ý cho các văn bản pháp luật để tạo nên hành lang pháp lý và cơ chế tốt hơn cho sự phát triển của kinh doanh xã hội tại Việt Nam.

Những nhà hoạch định chính sách

- Như trong phần thảo luận với các chuyên gia có đề cập ở kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội là truyền lại công việc kinh doanh cho các thế hệ sau. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra một câu hỏi: Liệu các thế hệ sau có kế thừa hoạt động kinh doanh xã hội từ các thế hệ trước? hay nói cách khác tính bền vững của các DNXH khi kế thừa từ gia đình. Điều này cũng đòi hỏi các nhà chính sách có những chiến lược cụ thể không chỉ hỗ trợ DNXH ở mặt vận hành, hoạt động mà còn liên quan đến tính bền vững. Những giải pháp và cơ chế có thể được tập trung nghiên cứu để thiết lập đảm bảo nếu các thế hệ sau không tiếp tục với các hoạt động kinh doanh xã hội, thì các DNXH vẫn có thể hoạt động dưới sự quản lý hoặc điều phối của nhà nước để tiếp tục tạo ra những giá trị xã hội. Đây thực sự là vấn đề rất lớn cần được quan tâm từ đầu, ngay cả tại những nước phát triển đây vẫn là một vấn đề rất khó giải quyết bởi DNXH là cái riêng phục vụ những giá trị là cái chung. Do đó trước khi có những chính sách thích hợp, việc đào tạo và định hướng cho các thế hệ trẻ về kinh doanh xã hội là vô cùng quan trong tại thời điểm này.

- Cũng qua các thang đo kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội, có thể thấy vì những đặc trưng của kinh doanh xã hội là theo đuổi các giá trị xã hội, không dễ dàng để tìm được những cá nhân tiềm năng và có đủ quyết tâm, nghị lực để theo đuổi sự nghiệp để trở thành doanh nhân xã hội. Việc đào tạo và định hướng sai những đối tượng tiềm năng sẽ trở nên lãng phí và tốn thời gian. Do đó, cân nhắc để tìm kiếm những đối tượng tiềm năng là cần thiết. Cần những chính sách để nhắm đến những đối tượng phù hợp và tiềm năng để phát triển thành doanh nhân xã hội. Ví dụ, những tổ chức có mô hình hướng đến các giá trị xã hội liệu có thể là đối tượng phù hợp để

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 24/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí