Kết Luận Và Hạn Chế Và Hướng Nghiên Cứu Trong Tương Lai

146


được hỗ trợ để chuyển đổi hình thức thành DNXH trong tương lai. Ngoài ra, việc ra tìm những cá nhân thực sự tâm huyết và quyết tâm theo đuổi kinh doanh xã hội cũng là một vấn đề nên được ưu tiên thông qua việc xây dựng các công cụ đo lường niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội hay kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội.

- Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, những chính sách hỗ trợ những doanh nhân xã hội tiềm năng khởi sự kinh doanh như hỗ trợ về thuế, khả năng cạnh tranh, vốn vay… để các DNXH có thể hoạt động hiệu qua hơn cũng như làm tăng niềm tin vào năng lực bản thân cho các đối tượng có mong muốn trở thành doanh nhân xã hội.

- Vì khung pháp lý cho các DNXH chưa thật sự hoàn chỉnh, các nhà hoạch định chính sách cần xây dựng một cơ quan chuyên tư vấn, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc về DNXH. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có một tổ chức chính phủ hỗ trợ, tư vấn và giải đáp thắc mắc cho các DNXH như Văn phòng Đổi mới Xã hội (Office of Social Innovation) tại Mỹ hay đơn vị phụ trách hỗ trợ doanh nghiệp xã hội trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp (Department of Trade and Industry - DTI), sau này trở thành Văn phòng Khu vực thứ ba (Office of the Third Sector - OTS) tại Anh.

- Những chuyên gia tư vấn trong khởi sự kinh doanh xã hội tại Việt Nam vẫn còn rất yếu về số lượng và cả chất lượng. Liên kết với các tổ chức giáo dục nước ngoài đặc biệt từ các nước mà kinh doanh xã hội phát triển mạnh để tư vấn, đào tạo về khởi sự kinh doanh xã hội cho các nhà tư vấn hay giảng viên Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam, Hội đồng Anh (British Council) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam nhằm thúc đẩy giảng dạy khởi sự kinh doanh xã hội trong các trường đại học tại Việt Nam. Trong tương lai, vẫn cần nhiều hợp tác như thế hơn nữa để đẩy mạnh giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội đến tất cả các trường đại học tại Việt Nam.

- Cuối cùng, với tác động của mình, chính phủ cần nâng cao nhận thức của người dân về kinh doanh xã hội, ví dụ như những đóng góp của các DNXH với cuộc sống, những hình mẫu doanh nhân xã hội thành công cũng cần được xuất hiện nhiều hơn

147


trên truyền thông và được quảng bá rộng rãi để khơi gợi tinh thần và mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội của giới trẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

5.4 Kết luận và hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai

Luận án này đã có một số đóng góp cho chủ đề ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Đầu tiên, luận án này đã thực hiện lược khảo nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội một cách có hệ thống (systematic literature review). Sau đó, luận án này thực hiện hai nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội và vai trò của kinh nghiệm, giáo dục đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Ở nghiên cứu thực nghiệm thứ nhất, luận án này đã mở rộng mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên của Mair và Noboa (2006) bằng cách kết hợp các tính cách của doanh nhân thương mại và các tính cách xã hội để xem xét mối quan hệ giữa các tính cách và ý định bắt đầu một DNXH. Hai yếu tố của mô hình của Mair và Noboa (2006) là cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội và cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội có khả năng dự đoán được ý định khởi sự kinh doanh xã hội và trung gian trong mối quan hệ từ các tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Ở nghiên cứu thứ hai, luận án đã xác nhận khả năng áp dụng lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (Social cognitive career theory) trong bối cảnh khởi sự kinh doanh xã hội và giải thích vai trò của giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua niềm tin vào năng lực bản thân và kết quả mong đợi. Sau đó, vai trò trung gian của niềm tin vào năng lực bản thân và kết quả mong đợi cũng được khám phá trong nghiên cứu này.

Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 21

Nghiên cứu này không tránh khỏi những hạn chế.

Trong lược khảo về các nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội, do nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội vẫn còn mới, vì vậy số lượng trích dẫn cho các bài viết này vẫn còn rất ít; những bài viết này cần thời gian để chứng minh mức độ một tác động của mình. Mặc dù tác giả đã thu thập các bài báo từ các cơ sở dữ liệu đáng tin cậy như WoS, Scopus và Google Scholar, nghiên cứu trong tương lai có thể

148


mở rộng đánh giá nhiều loại tài liệu hơn khi có nhiều ấn phẩm về ý định khởi sự kinh doanh xã hội được xuất bản hơn trong tương lai.

Đối với hai nghiên cứu thực nghiệm, bối cảnh nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam, nơi khởi sự kinh doanh xã hội đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Mô hình đề xuất có thể được thử nghiệm trên các nền văn hóa quốc gia khác, bởi vì văn hóa có thể ảnh hưởng đến quan điểm của một cá nhân về khởi sự kinh doanh xã hội và sự hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Ngoài ra, các nghiên cứu đa văn hóa cũng cần thiết trong việc kiểm tra SCCT và khả năng áp dụng lý thuyết này ở các nền văn hóa khác nhau. Nhiều nghiên cứu nên được tập trung vào các biến cấp độ cá nhân khác trong mối quan hệ từ niềm tin vào năng lực bản thân và kết quả mong đợi đến ý định kinh doanh xã hội. Nghiên cứu này tập trung khảo sát các đối tượng có sự quan tâm nhất định và đã tham gia các khóa học tại nhiều tổ chức hỗ trợ phát triển DNXH khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các tổ chức này đều tại TPHCM. Điều này dẫn đến các đối tượng khảo sát cũng đa phần tại TPHCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bình Phước, Long An... Vì vậy, trong hướng nghiên cứu tiếp theo, các nhà nghiên cứu có thể dựa vào phân bổ của các DNXH tại các tỉnh thành trên cả nước để phân bổ lại mẫu nghiên cứu để phản ánh khách quan cho tổng thể mẫu. Hạn chế tiếp theo là do thời gian nghiên cứu có giới hạn và đặc điểm của kinh doanh xã hội vẫn còn rất mới tại Việt Nam và chưa nhiều người có thể hiểu và có kiến thức nhất định về lĩnh vực này do đó nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện từ những cá nhân đã tham gia các hoạt động, hội thảo, đào tạo tại các trung tâm hỗ trợ, tư vấn phát triển DNXH. Trong thời gian tới, khi khởi sự kinh doanh xã hội và DNXH được phổ biến rộng rãi và nhiều người biết đến hơn, các nhà nghiên cứu có thể áp dụng chọn mẫu phân tần để tính toán tỷ lệ mẫu và xác định mẫu cho từng địa phương để tổng quát hóa hơn tình hình nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội tại Việt Nam. Cuối cùng và quan trọng nhất, nghiên cứu này dừng lại ở ý định khởi sự kinh doanh xã hội, những hiểu biết về các cơ chế về cách thức ý định khởi sự kinh doanh xã hội dẫn đến quyết định/các hành vi rất hạn chế. Tác giả tin rằng một tiềm năng lớn tồn tại cho nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội để góp phần

149


hiểu rõ hơn về quá trình ra quyết định khởi sự kinh doanh xã hội. Các nghiên cứu theo chiều dọc (longitudinal study) có thể được thiết kế để hiểu quá trình từ ý định khởi sự kinh doanh xã hội đến hành vi dưới tác động của giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


Những công trình nghiên cứu đã xuất bản:

1. Phan Tan Luc, Pham Xuan Lan & Angelina Nhat Hanh Le (2019). A Systematic Literature Review on Social Entrepreneurial Intention. Journal of Social Entrepreneurship, 1-16. DOI: 10.1080/19420676.2019.1640770. (Scopus Q2).

2. Phan Tan Luc, Pham Xuan Lan, Angelina Nhat Hanh Le & Bui Thanh Trang (2020). A Co-Citation and Co-Word Analysis of Social Entrepreneurship Research, Journal of Social Entrepreneurship, DOI: 10.1080/19420676.2020.1782971. (Scopus Q2).

3. Phan Tan Luc, Pham Xuan Lan & Bui Thanh Trang (2020). Personality Traits and Social Entrepreneurial Intention: The Mediating Effect of Perceived Desirability and Perceived Feasibility. The Journal of Entrepreneurship. DOI: 10.1177/0971355720974811. (Scopus Q2).


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Danh mục tài liệu Tiếng Việt

Britishcouncil, 2012. Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: khái niệm, bối cảnh và chính sách. Hà Nội.

Britishcouncil, 2016. Điển hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Hà Nội.

CSIP - Centre for Social Initiatives Promotion, 2018. Báo cáo tác động 10 năm CSIP. https://csip.vn/an-pham/bao-cao-tac-dong-10-nam-csip-19.html [Ngày truy cập 12/09/2020].

CSIP - Centre for Social Initiatives Promotion, 2019. Báo cáo thường niên năm 2019.

<https://csip.vn/an-pham/bao-cao-hoat-dong-csip-2019-25.html> [Ngày truy cập 12/09/2020].

CSIP - Centre for Social Initiatives Promotion, 2019. Báo cáo tổng kết dự án “Hỗ trợ Doanh nghiệp xã hội vì sự Phát triển Nông thôn Sáng tạo và Bền vững - SERD". <https://csip.vn/an-pham/bao-cao-tong-ket-du-an-ho-tro-doanh- nghiep-xa-hoi-vi-su-phat-trien-nong-thon-sang-tao-va-ben-vung-serd- 17.html> [Ngày truy cập 12/09/2020].

Luật Doanh Nghiệp số 68/2014/QH13

Danh mục tài liệu Tiếng Anh

Abazi-Alili, H., Ramadani, V., Ratten, V., Abazi-Çaushi, B. and Rexhepi, G., 2016. Encouragement factors of social entrepreneurial activities in Europe. International Journal of Foresight and Innovation Policy, 11(4), 225-239.

Ajzen, I., 1991. The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179-211.

Ajzen, I., 2002. Perceived behavioral control, self‐efficacy, locus of control, and the theory of planned behavior. Journal of Applied Social Psychology, 32(4), 665- 683.

Ajzen, I. and Fishbein, M., 1980. Understanding attitudes and predicting social behaviour. New York: Prentice Hall.


Akar, H. and Ustuner, M., 2017. Mediation Role of Self-Efficacy Perceptions in the Relationship between Emotional Intelligence Levels and Social Entrepreneurship Traits of Pre-Service Teachers. Journal of Education and Future-Egitim Ve Gelecek Dergisi, 1(12), 95-115.

Alsaad, A., Mohamad, R. and Ismail, N. A., 2015. Perceived desirability and firm’s intention to adopt business to business e-commerce: a test of second-order construct. Advanced Science Letters, 21(6), 2028-2032.

Alvarez, S. A. and Barney, J. B., 2007. Discovery and creation: Alternative theories of entrepreneurial action. Strategic Entrepreneurship Journal, 1(1), 11-26.

Alvord, S. H., Brown, L. D. and Letts, C. W., 2004. Social entrepreneurship and societal transformation: An exploratory study. The Journal of Applied Behavioral Science, 40(3), 260-282.

Amabile, T. M., 2018. Creativity in context: Update to the social psychology of creativity. New York: Routledge.

Anderson, A. R. and Jack, S. L., 2002. The articulation of social capital in entrepreneurial networks: a glue or a lubricant? Entrepreneurship & Regional Development, 14(3), 193-210.

Ardichvili, A., Cardozo, R. and Ray, S., 2003. A theory of entrepreneurial opportunity identification and development. Journal of Business Venturing, 18(1), 105-123.

Arenius, P. and Minniti, M., 2005. Perceptual variables and nascent entrepreneurship.

Small Business Economics, 24(3), 233-247.

Armitage, C. J. and Conner, M., 2001. Efficacy of the theory of planned behaviour: A meta‐analytic review. British Journal of Social Psychology, 40(4), 471-499. Arroyo-López, P. E. and Carcamo-Solis, M. D. L., 2011. The role of the social entrepreneur as coordinator of a social network. International Journal of

Entrepreneurship and Small Business, 14(2), 271-285.


Aure, P. A. H., 2018. Exploring the social entrepreneurial intentions of senior high school and college students in a Philippine University: A PLS-SEM Approach. Journal of Legal, Ethical and Regulatory Issues, 21(2), 1-11.

Austin, J., Stevenson, H. and Wei-Skillern, J., 2006. Social and commercial entrepreneurship: Same, different, or both? Entrepreneurship Theory and Practice, 30(1), 1-22.

Autio, E., H. Keeley, R., Klofsten, M., GC Parker, G. and Hay, M., 2001. Entrepreneurial intent among students in Scandinavia and in the USA. Enterprise and Innovation Management Studies, 2(2), 145-160.

Ayob, N., Yap, C. S., Sapuan, D. A. and Rashidd, Z. A., 2013. Social Entrepreneurial Intention among Business Undergraduates: An Emerging Economy Perspective. Gadjah Mada International Journal of Business, 15(3), 249-267.

Bacq, S. and Alt, E., 2018. Feeling capable and valued: A prosocial perspective on the link between empathy and social entrepreneurial intentions. Journal of Business Venturing, 33(3), 333-350.

Bacq, S., Hartog, C. and Hoogendoorn, B., 2013. A quantitative comparison of social and commercial entrepreneurship: Toward a more nuanced understanding of social entrepreneurship organizations in context. Journal of Social Entrepreneurship, 4(1), 40-68.

Bacq, S., Hartog, C. and Hoogendoorn, B., 2016. Beyond the moral portrayal of social entrepreneurs: An empirical approach to who they are and what drives them. Journal of Business Ethics, 133(4), 703-718.

Bacq, S., Ofstein, L. F., Kickul, J. R. and Gundry, L. K., 2015. Bricolage in social entrepreneurship How creative resource mobilization fosters greater social impact. International Journal of Entrepreneurship and Innovation, 16(4), 283- 289.

Bae, T. J., Qian, S., Miao, C. and Fiet, J. O., 2014. The Relationship between Entrepreneurship Education and Entrepreneurial Intentions: A Meta–Analytic Review. Entrepreneurship Theory and Practice, 38(2), 217-254.

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 24/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí