Dự Án Fdi Được Cấp Phép Trong Giai Đoạn 1988-1996 (Xem Thêm Phụ Lục 4)


Biểu đồ 4: Dự án FDI được cấp phép trong giai đoạn 1988-1996 (Xem thêm phụ lục 4)


Nguồn: Dự án FDI được cấp phép 1988-2006-Thống kê đầu tư – Tổng cục Thống kê

Giai đoạn 1988-1989: Đây là 2 năm đầu tiên sau khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực. Số lượng dự án đầu tư trong hai năm này lần lượt là 37 và 67 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký trong cả giai đoạn là 867,2 tỷ USD.

Giai đoạn 1990-1996: Trong giai đoạn này, Việt Nam đã hai lần tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật ĐTNN tại Việt Nam vào các năm 1990 và 1992 và đến năm 1996, chúng ta đã phải ban hành mới Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1996. Những sửa đổi, bổ sung này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Nhờ đó, môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam được cải thiện đáng kể. Lượng vốn đầu tư vào Việt Nam cũng như số dự án đầu tư được cấp phép tăng rõ rệt và ổn định. Đặc biệt, trong năm 1996, lượng vốn đầu tư thu hút được đạt mức kỷ lục: hơn 10 tỷ USD và 372 dự án, đưa tổng số vốn FDI trong vòng 7 năm từ 1990 đến 1996 đạt mức 28 tỷ USD và 1888 dự án.


1.3. Giai đoạn 1997 – 2000

Năm 1996, Quốc hội ban hành Luật ĐTNN tại Việt Nam với nhiều điểm tiến bộ so với các quy định trước đó trong Luật ĐTNN năm 1987 và Luật sửa đổi bổ sung năm 1990 và 1992. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn này giảm mạnh so với giai đoạn trước. Ví dụ như trong năm 1997 số lượng vốn đầu tư chỉ khoảng 5 tỷ USD, khoảng một nửa số vốn thu hút được trong năm 1996; hay như trong năm 1999, cả nước chỉ thu hút được 2,5 tỷ USD, khoảng 1/2 lượng vốn thu hút được trong năm 1998. Sự sụt giảm này khiến cho tổng lượng vốn thu hút trong giai đoạn chỉ đạt khoảng 16,1 tỷ USD.

Bảng 5: Dự án FDI được cấp phép trong giai đoạn 1997 - 2000

Đơn vị: triệu USD



NĂM


SỐ DỰ ÁN

VỐN ĐĂNG KÝ(*)


TỔNG SỐ

TRONG ĐÓ VỐN PHÁP ĐỊNH


TỔNG SỐ

CHIA RA

NƯỚC NGOÀI

GÓP

VIỆT NAM

GÓP

1997

349

5590.7

2649.1

2046.0

603.1

1998

285

5099.9

2474.2

1939.9

534.3

1999

327

2565.4

975.1

870.5

104.6

2000

391

2838.9

1312.0

951.8

360.2

1997 - 2000

1352

16094.9

7410.4

5808.2

1602.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 9

Nguồn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép - Tổng cục thống kê (*) Gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn này. Một lý do không thể không nhắc tới đó chính là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bắt nguồn từ Thái Lan và lan rộng sang các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Cuộc khủng hoảng này đương nhiên gây ra những bất ổn trong nền kinh tế, chính trị cũng như các vấn đề xã hội của Việt Nam, khiến cho các nhà đầu tư lo ngại và không đầu tư thêm nữa. Tuy nhiên, đó chưa phải là lý do quan trọng nhất. Một lý do khác có tác động mạnh mẽ


hơn đó chính là do sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 1997, các quốc gia khác trong khu vực đã có những động thái để cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi đó Việt Nam lại không hề có bất kỳ một sự thay đổi nào về thể chế, chính sách. Do đó, môi trường đầu tư nước ngoài vốn được coi là thông thoáng và cạnh tranh ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 1996 đã trở nên lạc hậu và kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

1.4. Giai đoạn 2000 – 6/2006


Bảng 6: Dự án FDI được cấp phép trong giai đoạn 2000-6/2006

Đơn vị: triệu USD



NĂM


SỐ DỰ ÁN

VỐN ĐĂNG KÝ(*)


TỔNG SỐ VỐN THỰC HIỆN


TỔNG SỐ

TRONG ĐÓ VỐN PHÁP ĐỊNH


TỔNG SỐ

CHIA RA

NƯỚC NGOÀI

GÓP

VIỆT NAM GÓP

2001

555

3.142,8

1.708,6

1.643,0

65,6

2.450,5

2002

808

2.998,8

1.272,0

1.191,4

80,6

2.591,0

2003

791

3.191,2

1.138,9

1.055,6

83,3

2.650,0

2004

811

4.547,6

1.217,2

1.112,6

104,6

2.852,5

2005

970

6.839,8

1.973,4

1.875,5

97,9

3.308,8

Tháng 1-6/ 2006(**)

339

2.260,2

909,7

-

-

-

Tổng số

4.274

22.980,4

8.219,8

6.878,1

432,0

13.852,8

Nguồn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép - Tổng cục thống kê (*) Gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước

(**) Tính từ 1/1/2006-20/6/2006.

Sau khi ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000, lượng vốn FDI của Việt Nam đã có những bước phục hồi đáng kể. Cụ thể, lượng vốn FDI đã tăng từ 2.998,8 nghìn USD trong năm 2002 lên 6,8 tỷ USD – gấp hơn hai lần vào năm 2005. Số lượng dự án cũng tăng mạnh từ 555 dự án (năm 2001) lên 970 dự án trong năm 2005. Tuy nhiên, nhịp độ tăng trưởng và lượng vốn


đầu tư thu hút được vẫn chưa hoàn toàn phục hồi so với giai đoạn trước. Năm 2005, lượng vốn đầu tư thu hút được chỉ là 6,8 tỷ USD, thấp hơn lượng vốn thu hút được 10 năm trước, năm 1995.

Trong 6 tháng đầu năm 2006, trước thời điểm LĐT có hiệu lực thi hành, Việt Nam chỉ thu hút được 339 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt 2,26 tỷ USD – chỉ bằng một phần ba so với lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được trong năm 2005.

Trong cả giai đoạn hơn 5 năm, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam đạt 22,98 tỷ USD với 4274 dự án.

2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ 7/2006


2.1. Về lượng vốn đầu tư thu hút được

Bảng 7: Dự án FDI được cấp phép trong giai đoạn 7/2006 đến nay(*)

Đơn vị: Triệu USD


NĂM

SỐ DỰ ÁN

VỐN ĐĂNG KÝ

TỔNG SỐ

VỐN ĐIỀU LỆ

Tháng 7 – 12/2006

458

5.305,441

2.274,513

Cả năm 2006

797

7.565,675

3.184,224

2007

1445

17.855,895

6.036,508

Tháng 1/1 - 22/5/2008

324

14.724,671

5.236,137

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoach và Đầu tư (*) Gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước

Sau khi LĐT có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2006, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã có một bước phát triển vượt bậc. Chỉ trong 6 tháng cuối năm 2006, Việt Nam đã thu hút được 5,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 458 dự án đầu tư. Lượng vốn FDI trong sáu tháng cuối năm 2006 cao hơn gấp 2 lần lượng vốn đầu tư thu hút được trong nửa đầu năm 2006 đưa tổng lượng vốn thu hút được của cả năm lên 7,6 tỷ USD, tăng khoảng 0,8 tỷ USD so với năm


2005. Trong năm 2007, lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam tăng trưởng mạnh đạt mức 17,9 tỷ USD, tăng 140% so với năm 2006. Như vậy, chỉ trong một năm, chúng ta đã thu hút được lượng vốn lớn hơn cả lượng vốn thu hút được giai đoạn 1997- 2000 (16 tỷ USD) và chỉ thấp hơn khoảng 5 tỷ USD so với tổng lượng vốn thu hút giai đoạn từ năm 2000 đến hết tháng 6/2006.

Tổng số dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép 5 tháng đầu năm nay đạt 324 dự án với tổng số vốn đăng ký là 14,7 tỷ USD; tuy giảm 29,6% về số dự án nhưng tăng 160,8% về số vốn so với cùng kỳ năm 2007. Nếu tính thêm cả 604,7 triệu USD cấp bổ sung cho 12 lượt dự án được cấp phép dưới đây thì tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008 đạt 15,3 tỷ USD, tăng 134,1% so với cùng kỳ năm 2007 8.

2.2. Về cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế

Trong năm 2007, ngành công nghiệp và xây dựng vẫn dẫn đầu trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với lượng vốn thu hút được chiếm 54,1% vốn FDI của cả nước, số dự án là 910, 62,98%. Trong đó, ngành công nghiệp nặng được các nhà đầu tư quan tâm nhất lượng vốn đăng ký lên tới 3,47 tỷ USD, chiếm 19,5% tổng lượng vốn FDI thu hút được. Số dự án đầu tư được cấp phép trong ngành công nghiệp nặng đạt 337 dự án, chiếm 23,3%. Ngành công nghiệp nhẹ tuy dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư được cấp phép (441 dự án, chiếm 30,5% tổng số dự án FDI được cấp phép trong năm 2007) nhưng chỉ xếp ở vị trí thứ 2 về số lượng vốn đầu tư (2,47 tỷ USD). Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí chỉ chiếm 0.5% về số dự án được cấp phép nhưng lại đóng vai trò khá quan trọng trong nguồn vốn FDI tại Việt Nam với 1,87 tỷ USD vốn đầu tư - đạt 10,3% tổng lượng vốn FDI của cả nước.

Tiếp đó là ngành Dịch vụ với 456 dự án (chiếm 31,56%) và chiếm 47,8% tổng số vốn FDI của nền kinh tế với lượng vốn tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực khách sạn – du lịch và xây dựng khu đô thị mới.

Ngành Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản chỉ chiếm 5,47% về số dự án và 1,6% về lượng vốn đầu tư. Trong đó, ngành Nông – Lâm nghiệp có 63 dự án đầu tư và 1,81


8 Thống kê đầu tư 5/2008: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=05/2008


tỷ USD vốn đầu tư (khoảng 1%), ngành thủy sản chiếm 0,6% lượng vốn FDI của cả nước với 1,02 tỷ USD và 16 dự án.

Biểu đồ 5: Cơ cấu vốn FDI được cấp mới từ 1/1/2007-22/12/2007 (Xem thêm phụ lục 5)


Nguồn: Thống kê đầu tư – Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế Hoạch và Đầu tư


2.3. Về địa bàn thu hút đầu tư

Trong năm 2007, trừ dầu khí, cả nước có 56 địa phương thu hút được dự án đầu tư nước ngoài, trong đó 10 địa phương dẫn đầu. Đó là: Hà Nội đứng đầu với số vốn đăng ký 2,5 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; Đồng Nai đứng thứ 2, chiếm 11,3%; TP Hồ Chí Minh đứng thứ 3, chiếm 10,6%; Bình Dương đứng thứ 4, chiếm 10,5% về tổng vốn đầu tư đăng ký; Phú Yên đứng thứ 5, chiếm 7,9%; Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ 6, chiếm 5,2%; Vĩnh Phúc đứng thứ 7, chiếm 4,9%; Đà Nẵng đứng thứ 8, chiếm 4,4%; Long An đứng thứ 9 chiếm 3,8% và Hậu Giang đứng thứ 10, chiếm 2,9% tổng lượng vốn FDI của cả nước 9.


9 Thống kê đầu tư năm 2007 – Tổng cục thống kê (Phụ lục 6)


2.4. Đối tác FDI chủ yếu

Biểu đồ 6: 10 đối tác chính đầu tư trực tiếp vào Việt Nam từ 1/2008-5/2008 (Xem thêm phụ lục 7)


Nguồn: Thống kê đầu tư – Tổng cục thống kê


Trong các quốc gia đầu tư chủ yếu vào Việt Nam, các quốc gia ở khu vực Đông Á và ASEAN luôn chiếm một tỷ trọng lớn và dẫn đầu về khối lượng vốn đầu tư. Ví dụ như trong năm 2007, Hàn Quốc dẫn đầu về lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam với 405 dự án và 4,46 tỷ USD. Tiếp theo là Quần đảo Virgin (thuộc Anh) với lượng vốn đầu tư lên tới 4,27 tỷ USD, dù chỉ có 56 dự án. Quốc gia đứng ở vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng các quốc gia lớn nhất thực hiện hoạt động FDI tại Việt Nam là Xin- ga-po với 2,61 tỷ USD. Nhật Bản chỉ khiêm tốn đứng ở vị trí thứ 6 với 9,65 tỷ USD và 154 dự án đầu tư, Mỹ đứng thứ 8 với 62 dự án và 3,58 tỷ USD vốn đầu tư. Còn lại, các quốc gia là các quốc gia và vùng lãnh thổ đang phát triển tại Châu Á như Đài Loan, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông,…


Trong 5 tháng đầu năm 2008, đối tác FDI của Việt Nam có một bước chuyển đổi đáng kể với sự dẫn đầu của Ca-na-da, một quốc gia thuộc nhóm nước công nghiệp phát triển G7, các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Nhật, Anh lần lượt đứng ở vị trí 5,6 và 7.10

III. Đánh giá tác động của Luật Đầu tư năm 2005 tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

1. Tác động tích cực

Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật khác có quy định về các vấn đề có liên quan tới đầu tư nằm trong hệ thống pháp lý, một bộ phận có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống các nhân tố có ảnh hưởng tới đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật Đầu tư năm 2005 đã mở ra một thời kỳ mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Luật đã mở rộng quyền tự do đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư, mở rộng và bổ sung các hình thức đầu tư trực tiếp cho phù hợp với thông lệ quốc tế, thiết lập một môi trường đầu tư minh bạch và bình đẳng với rất nhiều hỗ trợ, ưu đãi hấp dẫn, đưa ra hệ thống các quy định để bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước. Luật Đầu tư có hiệu lực đã cải thiện đáng kể môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, góp phần tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua.

1.1. Tăng lòng tin của doanh nghiệp vào chính sách của Đảng và Nhà nước

Theo kết quả nghiên cứu của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ (PMRC) kết hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), các doanh nghiệp đã đánh giá rất cao chủ trương xây dựng LĐT thay thế cho Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước của nhà nước ta. Cụ thể, tác động của Luật được đánh giá theo mức độ từ 1 (không có tác động gì hoặc tác động không đáng kể) đến 5 (tác động rất tích cực, khiến cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư). Theo đó, các doanh



10 Thống kê đầu tư – Tổng cục thông kê

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022