Tác Động Tiêu Cực Tới Quy Trình Đăng Ký Đầu Tư Và Đăng Ký Kinh Doanh


nghiệp đánh giá rất cao tác động tích cực của Luật Đầu tư chung ở mức 4,2 điểm. Đánh giá về LĐT của các doanh nghiệp FDI dựa trên sự tổng hợp của rất nhiều tiêu chí, trong đó có các tiêu chí nổi bật sau đây:

- Trong những điểm mới của LĐT, tiêu chí được các nhà đầu tư đánh giá cao nhất là cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập, minh bạch, không thiên vị, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước theo đó, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn và thỏa thuận hình thức giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Quy định của LĐT cũng được các doanh nghiệp đánh giá là phù hợp với thông lệ quốc tế, rất thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (theo đó, các bên có thể lựa chọn giải quyết các tranh chấp thông qua hòa giải, thương lượng hoặc được giải quyết thông qua Tòa án Việt Nam, Trọng tài Việt Nam, Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế).

- Các doanh nghiệp FDI cũng ủng hộ quy định rõ điều kiện ưu đãi, thủ tục đơn giản, bảo đảm bình đẳng và cho rằng quy định này sẽ có tác dụng tích cực tới quá trình đầu tư và thực hiện dự án đầu tư.

- Thủ tục xin cấp ưu đãi đầu tư, xét ưu đãi đầu tư minh bạch, giản tiện và chính sách ưu đãi bảo đảm nhất quán, minh bạch, ổn định, dễ dự liệu, tiêu chí xác định ưu đãi đầu tư đơn giản được quy định tại LĐT cũng được các doanh nghiệp FDI đánh giá rất cao.

- Tiêu chí tiếp theo là bình đẳng trong ưu đãi đầu tư không phân biệt thành phần kinh tế và bảo hộ tài sản và vốn hợp pháp của nhà đầu tư.

- Các doanh nghiệp FDI cũng đánh giá cao việc bãi bỏ quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức và hoạt động theo các mô hình pháp lý phù hợp với thông lệ kinh doanh quốc tế (dưới các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh) sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường quyền tự do kinh doanh của các nhà đâu tư.

- Tiêu chí tiếp theo là minh bạch hóa danh mục ngành nghề, lĩnh vực đầu tư hạn chế, có điều kiện hoặc cấm doanh nghiệp FDI: Danh mục các ngành nghề, lĩnh vực


hạn chế đầu tư, đầu tư có điều kiện hoặc cấm đầu tư được quy định rất rõ ràng đính kèm với nghị định 108/NĐ-CP và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tham khảo thông tin trên website chính thức của Bộ Kế hoạch Đầu tư (http://www.mpi.gov.vn) hay Cục Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (http://fia.mpi.gov.vn) – Cơ quan chuyên trách quản lý các hoạt động FDI của Bộ. Điều đó tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xem xét, lựa chọn lĩnh vực đầu tư và có sự chuẩn bị cần thiết khi họ muốn đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư có điều kiện hay bị hạn chế. Hơn thế nữa, quy định này cũng góp phần giảm cơ chế xin

– cho, tình trạng tham nhũng, tha hóa biến chất của các quan chức nhà nước có thẩm quyền, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng và bình đẳng giữa các nhà đầu tư khi đầu tư vào lĩnh vực có điều kiện.

- Bồi thường thiệt hại khi nhà nước thay đổi chính sách.

- Loại bỏ các quy định về hạn chế, thay đổi vốn đăng ký trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

- Loại bỏ các quy định về vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ vốn đầu tư/ vốn pháp định.

- Loại bỏ quy định về lương tối thiểu trong doanh nghiệp FDI.

- Việc loại bỏ quy định bắt buộc phải bổ nhiệm tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc là người của bên Việt Nam trong công ty liên doanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI tuyển dụng những người giỏi nhất, phù hợp nhất để bổ nhiệm vào những vị trí này, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, điểm mới này của LĐT cũng được các nhà đầu tư đánh giá là một điểm đổi mới tích cực.

- Loại bỏ những hạn chế về quy định tỷ lệ tham gia tối thiểu của bên Việt Nam trong thành phần hội đồng quản trị.

Nói tóm lại, các doanh nghiệp FDI đánh giá rất cao về tác động của LĐT tới việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Hầu hết những đổi mới của LĐT đều được đánh giá là có tác động tích cực tới tình hình thu hút và thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, nhờ đó, các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm bỏ vốn, thực hiện dự án đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.


1.2. Tăng lượng vốn đầu tư

Cụ thể, trong 6 tháng cuối năm 2006, lượng vốn FDI thu hút được lên tới 5.305 nghìn USD, gấp hơn 2 lần lượng vốn thu hút được trong 6 tháng đầu năm 2006 (2.260,2 nghìn USD) và gấp hơn 2,5 lần lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2005. Trong năm 2007, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam đạt mức kỷ lục 17,9 tỷ USD; gấp 1,7 lần so với lượng vốn thu hút được năm 1996, năm được coi là thành công nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn 1988-2006.

Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên tổng vốn đầu tư của xã hội sau giai đoạn trượt dốc từ năm 1995 đến 2005 đã bắt đầu tăng trở lại. So với năm 2005, tỷ trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 2007 đã tăng 1,54% từ 14,5% lên 16,04%, tương đương với lượng vốn FDI tăng từ 6,8 tỷ USD lên 17,9 tỷ USD.

Năm 2008 được dự báo sẽ là một trong những năm kỷ lục của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua với số lượng vốn đầu tư trực tiếp thu hút được trong 5 tháng đầu năm đạt 14,7 tỷ USD, gần bằng tổng lượng vốn thu hút được ở năm 2006, gấp 2,5 lần lượng vốn thu hút được cùng kỳ năm 2007.

Như vậy sau khi Luật Đầu tư có hiệu lực, đầu tư phát triển của Việt Nam, bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đều tăng mạnh. Hiện nay, chúng ta đã thực hiện rất tốt công tác thu hút mọi nguồn lực của xã hội, cả trong và ngoài nước vào công cuộc đầu tư xây dựng đất nước.

1.3. Cải thiện thủ tục hành chính

Theo nghiên cứu đánh giá tác động của LĐT và Luật Doanh nghiệp năm 2005 của ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cho thấy: trước khi LĐT có hiệu lực thi hành, nhà đầu tư nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc từ hệ thống cấp phép đầu tư theo quy định của pháp luật tại thời điểm đó. Một nhà đầu tư có thể phải tiếp xúc với 11 cơ quan chức năng khác nhau để giải trình về dự án đầu tư. Trung bình, một nhà đầu tư phải tiếp xúc với ít nhất 4-5 cơ quan trong số này để xin


cấp phép đầu tư, trong đó nhóm cơ quan đầu tư mà nhà đầu tư phải tiếp xúc nhiều nhất là các cơ quan quản lý chuyên ngành về đầu tư nước ngoài (như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư), các cơ quan liên quan đến đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng (Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, thậm chỉ cả UBND huyện). Hơn thế, nhà đầu tư nước ngoài phải tiếp xúc ít nhất hai lần với những cơ quan này trong quá trình xin cấp giấy phép đầu tư. Đối với nhóm các cơ quan còn lại (Bộ quản lý chuyên ngành, cơ quan chủ quản của đối tác Việt Nam trong trường hợp thành lập doanh nghiệp liên doanh có vốn góp thuộc sở hữu Nhà nước, Sở Tài chính – Vật giá,…), các nhà đầu tư thậm chí còn phải tiếp xúc từ một đến ba lần trong quá trình lập hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư. Hơn thế nữa, các nhà ĐTNN còn cho rằng, để có được các văn bản có liên quan trong quá trình cấp giấy phép đầu tư, họ phải trải qua một quá trình phức tạp với nhiều yêu cầu bổ sung các văn bản giải trình từ các cơ quan chức năng. Chính vì thế, thời gian thực tế để nhà đầu tư nhận được giấy phép đầu tư kéo dài không cần thiết. Thời gian chờ đợi trung bình là khoảng 60 ngày, thậm chí có một số nhà đầu tư phải chờ đến 365 ngày mới được cấp giấy phéo đầu tư (Công ty may liên doanh Việt – Hàn, huyện An Dương, Hải Phòng), cao hơn rất nhiều so với quy định của Luật ĐTNN lúc bấy giờ.

Khoảng thời gian chờ đợi kéo dài gây thiệt hại không nhỏ cho nhà đầu tư. Hơn thế nữa, nó còn gây ra tâm lý chán nản và mất lòng tin vào hệ thống công quyền tại Việt Nam trong việc quản lý các dự án đầu tư nước ngoài.

Sau khi LĐT có hiệu lực thi hành, cơ chế cấp phép đầu tư được chuyển thành cơ chế ĐKĐT kết hợp với việc phân cấp mạnh trong quản lý nhà nước về ĐTNN về các địa phương và thực hiện tốt cơ chế một cửa, thời gian nhà đầu tư được nhận giấy chứng nhận đầu tư giảm đáng kể xuống chỉ còn 15 ngày đối với dự án thuộc diện ĐKĐT (có vốn dưới 300 tỷ đồng và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện) và 30 ngày đối với dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư (dự án có vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện).

LĐT đã rút ngắn thời gian chờ đợi để nhận được giấy chứng nhận đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc vốn của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được nhanh chóng đưa vào thực hiện, tránh được tình trạng để nhà đầu tư phải chờ đợi, vốn đầu tư ứ đọng


như trước đây. Hơn thế nữa, việc chuyển từ hình thức cấp phép đầu tư sang ĐKĐT còn giảm được sự phức tạp trong thủ tục hành chính, nhà đầu tư giảm được số lượng và số lần phải tiếp xúc với cơ quan công quyền để giải trình về dự án đầu tư. Từ đó, cũng giảm được hiện tượng quan liêu, tham nhũng trong bộ máy chính quyền của Việt Nam.

Như vậy, sự đổi mới của LĐT về thủ tục hành chính và cấp giấy chứng nhận đầu tư không những mang lại lợi ích cao hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn góp phần tăng hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài nói riêng và đầu tư tại Việt Nam nói chung.

2. Tác động tiêu cực và nguyên nhân


2.1. Tác động tiêu cực tới cơ cấu vốn FDI

Mặc dù nhà nước đã ban hành các quy định về lĩnh vực, địa bàn ưu đãi hỗ trợ đầu tư rất rõ ràng, tuy nhiên, lượng vốn đầu tư thu hút được trong các ngành, vùng, miền vẫn còn nhiều bất cập.

a. Về lĩnh vực đầu tư


Bảng 8: So sánh cơ cấu FDI trước và sau năm 2007


Đơn vị: %



NGÀNH

SỐ DỰ ÁN

VỐN ĐĂNG KÝ

1988-2006

2007

1988-2006

2007

Công nghiệp và xây dựng

68,29

62,98

67,33

50,6

Dịch vụ

23,75

31,56

27,24

47,8

Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản

7,96

5,47

4,93

1,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 10

Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư, thống kê đầu tư 1988-2006 –Tổng cục Thống kê


Trong năm 2007, sự mất cân đối về cơ cấu vốn FDI thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn các năm trước. Cụ thể, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với tổng số dự án đầu tư chiếm 94,53% và lượng vốn đầu tư chiếm tới 97,8%. Ngành Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản dù có rất nhiều ưu đãi đầu tư nhưng dường như bị các nhà đầu tư bỏ quên,


tỷ trọng số dự án đầu tư FDI vào lĩnh vực này giảm từ 7,96% trong giai đoạn 1988- 2006 xuống còn 3,47%, tỷ trọng lượng vốn đầu tư cũng giảm tương ứng từ 4,93% xuống còn vẻn vẹn 1,6%. Trong năm 2007, ngành Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản thu hút được 79 dự án và lượng vốn đăng ký chỉ chiếm 1,6%, quá nhỏ so với nhu cầu phát triển nông nghiệp Việt Nam và so với tỷ trọng ngành nông nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân. Hậu quả là, mặc dù cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đó là giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, nhưng khoảng cách giữa các ngành kinh tế, đặc biệt là khoảng cách về khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, càng ngày càng nới rộng. Ngành Công nghiệp và dịch vụ, được tiếp nhận công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý khoa học và tiên tiến từ các quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi đó, ngành Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản sẽ ngày càng tụt hậu, gây khó khăn trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nói chung và quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, điện khí hóa nông nghiệp nông thôn của nước ta.

Sự rủi ro của hoạt động Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản (do chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu,…) có thể là một trong những nguyên nhân gây nên sự bất cân bằng về cơ cấu vốn FDI giữa các ngành. Tuy nhiên, chính cơ chế, chính sách về ĐTNN trong lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp mới là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nói trên. Hiện nay, công tác xúc tiến đầu tư của Việt Nam mới chỉ tập trung và các ngành công nghiệp và dịch vụ, còn việc vận động và xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa thực sự hiệu quả, chưa thực sự lôi cuốn được các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước.

b. Về khu vực, địa bàn đầu tư

Theo Luật Đầu tư và nghị định hướng dẫn thi hành, địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm:

- Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

- KCN, KCX, KCNC, KKT.


Ngoài mục đích hướng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các KCN, KCX, KCNC, KKT; những quy định này còn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Như ta đã biết, trong những tác động tích cực của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nước nhận đầu tư, chúng ta không thể không kể đến việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người lao động. Khi ban hành những quy định này, Đảng và Nhà nước ta cũng mong đợi FDI sẽ có thể góp phần phát triển những khu vực nằm trong diện có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn về mọi mặt (kinh tế, xã hội , chính trị, văn hóa, tinh thần,…) thông qua việc tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động tại khu vực này.

Tuy nhiên, cho đến nay, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới chỉ tập trung vào các địa bàn kinh tế có các điều kiện thuận lợi cho công tác sản xuất kinh doanh (như địa bàn có đường giao thông thuận lợi; hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc hiện đại,v.v.), hay đầu tư vào các KCN, KCX, KCNC, KKT để được hưởng các ưu đãi đầu tư của nhà nước và chính phủ, còn các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn không nhận được mấy chú ý của các nhà đầu tư. Điều này đương nhiên sẽ dẫn tới tình hình mất cân đối cơ cấu kinh tế theo vùng, miền tại Việt Nam, một tác động không mong đợi của đầu tư trực tiếp nước ngoài và một ảnh hưởng không lường trước được của Luật Đầu tư năm 2005.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do các ưu đãi được áp dụng cho các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn vẫn chưa thực sự thỏa đáng chưa vượt qua được những trở ngại do sự thiếu thốn về mọi mặt (cơ sở vật chất hạ tầng, hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, các ngành công nghiệp phụ trợ,v.v.) ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Vì thế, những địa bàn này trở nên không hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

2.2. Tác động tiêu cực tới quy trình Đăng ký đầu tư và Đăng ký kinh doanh

Sau một thời gian triển khai thi hành Luật Đầu tư và các văn bản khác có liên quan, thủ tục đầu tư và quản lý nhà nước về đầu tư đã được đơn giản hóa, tạo điều


kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều quy định chưa nhất quán và tương thích trong các văn bản có liên quan đã gây không ít vướng mắc cho việc thực hiện thủ tục và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua.

Do còn nhiều vướng mắc với các văn bản có liên quan khiến cho thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư tưởng chừng như đơn giản lại trở thành phức tạp.

Việc đầu tiên các nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện khi quyết định đầu tư vào Việt Nam đó là Đăng ký đầu tư và Đăng ký kinh doanh. Hiện nay, theo quy định của LĐT, giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với dự án đầu tư có thành lập tổ chức kinh tế đã được gộp thành một. Tuy nhiên, bản thân quy định này lại không rõ ràng, gây ra không ít bối rối và khó khăn cho các nhà đầu tư. Trong nhiều trường hợp, các nhà đầu tư và cả các cơ quan nhà nước không biết phải xử lý như thế nào bởi các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, quy định không rõ ràng về thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký kinh doanh


Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) đối với dự án đầu tư có thành lập tổ chức kinh tế về bản chất là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh “khai sinh” ra doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài từ 49% trở lên. Tuy nhiên, việc cấp GCNĐT lại thuộc thẩm quyền của UBND hoặc Ban quản lý KCN, KCX, KCNC, KKT, chứ không phải Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Kết quả là hồ sơ của loại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do UBND cấp tỉnh hoặc Ban quản lý KCN quản lý. Vì vậy, sau này, mọi bổ sung, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đều phải do UBND cấp tỉnh hoặc Ban quản lý thực hiện. Điều này gây không ít khó khăn và tốn kém cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Việc phân tán chức năng đăng ký kinh doanh trong điều kiện chưa mẫu biểu hoá và chưa chuẩn mực hoá hệ thống nghiệp vụ đăng ký kinh doanh và hệ thống thông tin về doanh nghiệp đã làm phân tán dữ liệu thông tin

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022