Về Lĩnh Vực, Địa Bàn Đầu Tư, Ưu Đãi, Hỗ Trợ Đầu Tư


b. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ


Nếu như Luật Đầu tư nước ngoài chỉ bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam thì Luật Đầu tư năm 2005 đã có một bước tiến lớn trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, ngoài quyền sở hữu công nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài còn được bảo hộ về quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng và vật liệu nhân giống. Luật cũng quy định thêm là sẽ bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, nhưng phải theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

c. Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại


Đây là một quy định mới của Luật Đầu tư năm 2005 so với Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật ĐTNN năm 2000 để tạo sự phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nội dung cụ thể của việc mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại được quy định tại Điều 8 LĐT.

d. Chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài


LĐT bổ sung các khoản tiền liên quan đến sở hữu trí tuệ, các khoản thanh lý đầu tư vào danh mục các khoản nhà đầu tư được phép chuyển ra nước ngoài sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước chứ không phải là sau khi nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật như trong Luật ĐTNN năm 1996.

Ngoài ra LĐT cũng quy định thêm rằng việc chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài của nhà đầu tư, người nước ngoài làm việc tại Việt nam được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 8


e. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách


Cả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật ĐTNN năm 2000 và LĐT đều đề cập đến việc đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư trong trường hợp có thay đổi pháp luật, chính sách nhưng LĐT đã bỏ quy định nhà đầu tư có thể được miễn giảm thuế trong trường hợp những thay đổi này làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác liên doanh.

f. Giải quyết tranh chấp


Theo điều 24 Luật ĐTNN năm 1996, tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc giữa các bên liên doanh cũng như các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam phải được giải quyết trước hết bằng hòa giải và thương lượng. Nếu các bên không thể hòa giải được thì tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án tại Việt Nam. Các bên trong tham gia doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc lựa chọn một tổ chức trọng tài khác để giải quyết tranh chấp. Đối với hợp đồng BTO, BOT, BT, tranh chấp phát sinh được giải quyết theo phương thức do các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng.

Theo LĐT, việc hòa giải, thương lượng là không bắt buộc. Các bên có liên quan tới tranh chấp phát sinh trong quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể giải quyết tranh chấp thông qua: thương lượng, hòa giải, Tòa án Việt Nam, trọng tài Việt Nam, trọng tài nước ngoài, trọng tài quốc tế, trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập. Rõ ràng quy định về giải quyết tranh chấp đã thông thoáng hơn rất nhiều so với Luật ĐTNN năm 1996.

3.4. Về lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư

Tương tự như các quy định khác, Luật đầu tư năm 2005 đã đưa ra những ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ đầu tư bình đẳng cho các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài cụ thể như sau:


a. Về lĩnh vực, địa bàn đầu tư


LĐT thay cụm từ lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư ở điều 3 Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2000 thành lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư.

- Về lĩnh vực ưu đãi đầu tư


LĐT đã bỏ lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu và lĩnh vực chế biến nguyên liệu và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam ra khỏi danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Luật cũng thay đổi, bổ sung lĩnh vực “xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng” ở Khoản đ Điều 3 Luật ĐTNN năm 1996 thành “xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn” tại Khoản 5 Điều 27 LĐT.

Ngoài ra LĐT cũng bổ sung một số lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoàn toàn mới đó là:

- Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.

- Làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.

- Ươm tạo công nghệ cao.

- Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo; y tế; thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc.

- Phát triển ngành, nghề truyền thống.

- Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.


Những sửa đổi bổ sung này là hợp lý và cần thiết trong điều kiện kinh tế xã hội mới với sự phát triển và thống trị của khoa học công nghệ, với sự hội nhập kinh tế quốc tế giữa các quốc gia, với chủ trương hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước.

- Về địa bàn ưu đãi đầu tư


Theo điều 28 LĐT, địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm:

- Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế

– xã hội đặc biệt khó khăn.

- Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.


Như vậy, so với Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 2000, LĐT đã dành thêm ưu đãi cho các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN, KCX, KCNC, KKT.

b. Về ưu đãi đầu tư


Các quy định liên quan đến ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài,v.v được dẫn chiếu đến các quy định của pháp luật về thuế có liên quan như luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế xuất nhập khẩu,v.v chứ không quy định cụ thể mức thuế phải nộp cho từng trường hợp như trong Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 2000.

c. Về hỗ trợ đầu tư


Nếu như Luật ĐTNN năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2000 chỉ có một quy định duy nhất về hỗ trợ đầu tư đó là “Chính phủ Việt Nam bảo đảm hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và một số dự án quan trọng khác” thì Luật Đầu tư năm 2005 có hẳn một mục quy định về hỗ trợ đầu tư bao gồm: Hỗ trợ chuyển giao công nghệ; hỗ trợ đào tạo; hỗ trợ đầu tư và phát triển dịch vụ đầu tư; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, KCX, KCNC, KKT.

3.5. Thủ tục đầu tư

Điểm mới của Luật Đầu tư và Nghị định 108/NĐ-CP là phân cấp mạnh cho UBNN cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, KCX, KCNC và KKT (sau đây gọi là ban quản lý) cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư, đồng thời giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Nếu phải trình thì Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về mặt nguyên tắc đối với mốt số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch hoặc chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế thì UBND cấp tỉnh và Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không


phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Các dự án còn lại sẽ do UBND cấp Tỉnh và ban quản lý tự quyết định và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Đối với các dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến bộ, ngành quản lý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường. Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Điểm mới của Luật là thủ tục đầu tư được thiết kế đơn giản và thuận lợi cho các nhà đầu tư. Theo đó, dự án đầu tư nước ngoài được phân chia thành hai loại: ĐKĐT và thẩm tra đầu tư.

Đối với dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư chỉ cần ĐKĐT theo mẫu để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận bản đăng ký hợp lệ.

Dự án thuộc diện thẩm tra áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, theo đó, các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện hoặc dự án có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên thì phải làm thủ tục thẩm tra đầu tư. Nội dung thẩm tra chỉ bao gồm:

- Sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác;

- Nhu cầu sử dụng đất;

- Tiến độ thực hiện dự án;

- Giải pháp về môi trường.

Riêng đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì chỉ thẩm tra các điều kiện mà dự án phải đáp ứng.


Pháp luật đầu tư quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư. Trường hợp đã thành lập tổ chức kinh tế mà có nhu cầu thực hiện dự án đầu tư tiếp theo thì không phải thành lập tổ chức kinh tế mới. Đối với đầu tư trong nước thì khi thành lập tổ chức kinh tế không cần phải có dự án. Đây là điểm khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, điểm khác biệt này là cần thiết bởi đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện theo lộ trình mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nhằm thực hiện cải cách hành chính đối với hoạt động đầu tư, Nghị định quy định trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thủ tục đầu tư được làm đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh. Trong Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm cả các nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trong trường hợp này Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cũng được gửi cho cơ quan quản lý kinh doanh để quản lý chung về đăng ký kinh doanh.

Đối với việc điều chỉnh dự án đầu tư, LĐT và Nghị định 108/ NĐ-CP quy định khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư phải làm thủ tục tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ để làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Việc điều chỉnh dự án đầu tư được thực hiện theo quy trình đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư hoặc thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư.

3.6. Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài

LĐT và Nghị định 108/ NĐ-CP quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, các bộ, ngành kinh tế kỹ thuật, UBND cấp Tỉnh và Ban quản lý, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của UBND cấp Tỉnh trong quản lý hoạt động đầu tư. UBND cấp Tỉnh là một đơn vị hành chính của Trung ương tại địa phương, UBND Tỉnh sẽ thực hiện chức năng quản lý toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội của địa


phương, trong đó có việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn.

Cùng với việc phân cấp mạnh cho UBND cấp Tỉnh và Ban quản lý, chức năng quản lý của nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ yếu tập trung vào công tác xây dựng chính sách pháp luật, theo dõi, kiểm tra, thanh tra, giám sát và hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, chủ trì thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư trên quy mô toàn quốc, chủ trì phối hợp, tham gia soạn thảo các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư; tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho cơ quan quản lý đầu tư các cấp.

II. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam


1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trước 7/ 2006


1.1. Giai đoạn 1975 – 1987

Trong giai đoạn này, Việt Nam chủ yếu thực hiện chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa. Do vậy, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ mới bắt đầu thực hiện giữa các nước xã hội chủ nghĩa, một số dự án FDI đã xuất hiện. Những dự án đầu tư này hoạt động tại Việt Nam chủ yếu dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh giữa một bên là các nước xã hội chủ nghĩa với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dự án đáng chú ý nhất trong giai đoạn này là dự án khai thác dầu khí Việt - Xô năm 1980 ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Liên bang Xô Viết về hợp tác tiến hành thăm dò địa chất và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam.

1.2. Giai đoạn 1988 – 1996

Có thể nói đây là giai đoạn mở đầu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời là giai đoạn đầu tiên chúng ta thực hiện các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài cũng như do sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội, nên chúng ta rơi vào tình trạng vừa đi vừa tìm đường. Cơ chế chính sách phải thay đổi liên tục để


thích ứng với các điều kiện mới. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã thu hút được hơn 29 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số dự án đạt 1992 dự án.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022