Tác Động Tiêu Cực Tới Thẩm Quyền Giải Quyết Thủ Tục Của Các Cơ Quan Có Liên Quan


doanh nghiệp; không thống nhất được mã số doanh nghiệp, không thống nhất được cả nội dung và hình thức của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nó cũng là nguyên nhân gây thêm khó khăn và kém hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn.

Thậm chí có những trường hợp các cơ quan chức năng từ chối thực hiện các thủ tục hành chính do doanh nghiệp yêu cầu với lý do là sự không tương thích của một số giấy tờ trong hồ sơ. Ví dụ, khi doanh nghiệp KCN được cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh muốn chuyển trụ sở chính ra ngoài KCN, hay một doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận ĐKKD muốn mở chi nhánh ở tỉnh, thành phố khác.

Thứ hai, một số nội dung chưa thống nhất về mặt pháp lý trong nội dung ĐKKD đồng thời với ĐKĐT. Ví dụ, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp được ghi trong điểm 2 và 3 của Giấy đề nghị ĐKĐT (gắn với thành lập doanh nghiệp) và Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là giấy chứng nhận ĐKKD) chính là chủ sở hữu công ty, các thành viên trong “danh sách thành viên”, và các cổ đông sáng lập “trong Dánh sách cổ đông sáng lập”. Nếu coi những người thành lập là nhà đầu tư, thì các cổ đông sáng lập chưa phải là tất cả các nhà đầu tư; chữ ký của nhà đầu tư không phải chỉ của một, mà tất cả các nhà đầu tư. Luật cũng chưa có quy định cụ thể về người chịu trách nhiệm pháp lý đối với dự án đầu tư, người chịu trách nhiệm thực hiện dự án đầu tư chủ sở hữu doanh nghiệp hay chính doanh nghiệp do họ thành lập), dự án đầu tư là tài sản của ai, v.v. Hệ quả của sự không rõ ràng này là không phân biệt, tách biệt được về pháp lý giữa người đầu tư thành lập doanh nghiệp và doanh nghiệp do họ thành lập và những hệ luỵ phát sinh từ đó.

Một điểm chưa có được cách hiểu thống nhất nữa là ai sẽ là người ký tên ở mục “nhà đầu tư” trong Giấy đề nghị ĐKĐT là ai; người đó có vai trò, địa vị và trách nhiệm pháp lý gì đối với doanh nghiệp mới được thành lập, với dự án đầu tư đã được đăng ký và đối với nhà nước và bên thứ ba khác.v.v.. Rõ ràng “nhà đầu tư” ký tên trong giấy đề nghị ĐKĐT không tương thích với khái niệm “thành viên”, “cổ đông sáng lập”, “người đại diện theo


pháp luật của doanh nghiệp”, “người đại diện uỷ quyền”,v.v được quy định trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.

Thứ ba, sự không tương thích về nội dung giữa giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Phần nội dung ĐKKD trong giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không tương thích đáng kể so với nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh11. Về mặt pháp luật, đáng ra phần nội dung này trong hai loại giấy nói trên phải hoàn toàn giống nhau. Nhưng, thực tế không hoàn toàn như vậy.

- Trong giấy đề nghị ĐKKD không có mục “nhà đầu tư” mà chỉ có danh sách thành viên, cổ đông sáng lập, tên chủ sở hữu;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Trong ĐKKD doanh nghiệp được đăng ký đa ngành, đa nghề; nhưng trong ĐKKD đồng thời là ĐKĐT, hình như hàm ý chỉ có ngành, nghề tương ứng với dự án đầu tư;

- “Nhà đầu tư” là ai trong phần đăng ký kinh doanh của giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là ai? Khác biệt cơ bản giữa ĐKKD không gắn với ĐKĐT và ĐKKD gắn với ĐKĐT. Trong ĐKĐT không gắn với thành lập doanh nghiệp chính là doanh nghiệp; còn trong ĐKĐT gắn với thành lập doanh nghiệp là những chủ sở hữu doanh nghiệp.

Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 11

- Ký tên trong ĐKKD là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; còn trong ĐKĐT đồng thời là đăng ký kinh doanh, thì người ký tên là đại diện nhà đầu tư. “Đại diện của nhà đầu tư” là chức danh chưa được pháp luật quy định cụ thể; họ là ai? Có chức năng và thẩm quyền gì? Có quyền gì và nghĩa vụ gì? Có mối quan hệ như thế nào với doanh nghiệp, các nhà đầu tư? v.v.

- Trong ĐKĐT đồng thời là đăng ký kinh doanh không có vốn điều lệ, số vốn góp, tỷ lệ và thời hạn góp vốn của các thành viên (Công ty trách nhiệm hữu hạn); không có tổng số cổ phần chào bán, mệnh giá cổ phần, số cổ phần đăng ký mua của cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần); mà lại có “vốn của doanh nghiệp”, “vốn thực hiện dự án đầu tư” và “vốn pháp định”. Bản chất và ý nghĩa pháp lý của các khái

11 Xem phụ lục 9,10,11, 12, 13, 14.


niệm nói trên về vốn là chưa rõ hoặc gây nhầm lẫn, không tương thích với những khái niệm tương tự trong Luật Doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.


2.3. Tác động tiêu cực tới thẩm quyền giải quyết thủ tục của các cơ quan có liên quan

Mọi thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư thường đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan, từ Thủ tướng Chính phủ đến các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh và các sở ngành, và UBND cấp Huyện, Xã. Điều đáng lưu ý thêm là nhà đầu tư thường phải trực tiếp liên hệ với các cơ quan này để xin chấp thuận, ý kiến, phê duyệt,v.v. dưới các hình thức khác nhau. Nói cách khác, nhà đầu tư thường phải đi lại nhiều lần đến nhiều cơ quan khác nhau để có thể hoàn tất một thủ tục.

Hệ quả là, thủ tục thẩm tra đầu tư trong một số trường hợp có thể phải đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cơ quan có liên quan, từ Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ ngành liên quan khác, UBND cấp tỉnh và các Sở, ban ngành khác. Tương tự như vậy đối với thủ tục về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, đất đai có liên quan từ cấp xã, huyện, tỉnh, Bộ và Thủ tướng chính phủ. Nhìn chung nhà đầu tư có thể phải tự liên lạc với tổng số 5 loại cơ quan nhà nước khác nhau để có thể hoàn tất thủ tục phê duyệt dự án xây dựng công trình.

Đầu tiên, nhà đầu tư phải liên hệ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xin chấp thuận chủ trương đầu tư và/hoặc xin phép đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (đối với các dự án thuộc thẩm quyền Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án quan trọng).

Sau đó, nhà đầu tư phải liên hệ với Bộ quản lý ngành có thẩm quyền để xin thoả thuận về quy hoạch (đối với 1 số loại dự án chưa có trong quy hoạch).

Tiếp theo, liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý KCN, KCX, KCNC, KKT, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để đăng ký, xin cấp giấy chứng nhận dầu tư.

Bước thứ tư là liên hệ với Uỷ ban nhân dân xã, quận huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường, Ban quan lý KCN và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để xin thuê đất hoặc giao đất.


Bước thứ năm là liên hệ với Bộ hoặc Sở Xây dựng, Công nghiệp, Giao thông Vận tải hoặc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện thủ tục phê duyệt thiết kế cơ sở công trình.

Cuối cùng, họ có thể lại phải xin giấy phép xây dựng tại UBND quận, huyện hoặc xã, phường.

Nếu xét trong tổng thể cả bốn thủ tục nói trên, một cơ quan có thể phải quyết định hoặc được hỏi ý kiến nhiều lần về cùng một nội dung và/hoặc về nhiều nội dung khác nhau. Ví dụ, Thủ tướng Chính phủ có thể phải 2 lần cho phép hay chấp thuận đầu tư: chấp thuận về chủ trương đầu tư và quyết định cho phép đầu tư.

Nguyên nhân của tình trạng này là thiếu quy định rõ ràng về cơ quan làm đầu mối giải quyết công việc. Thông thường có nhiều cơ quan được chỉ định làm đầu mối giải quyết công việc, được phân chia theo các cấp Trung ương (Bộ) và địa phương (Sở hoặc UBND tỉnh, huyện, xã); hoặc phân chia theo hàng ngang, như Sở và KCN, KKT (đối với thủ tục cấp GCNĐT). Hầu hết các thủ tục, trừ thủ tục cấp GCNĐT đều không có cơ quan đầu mối để giải quyết công việc, mà nhà đầu tư tự liên hệ với các cơ quan khác nhau để thực hiện các yêu cầu trong quá trình thực hiện thủ tục đó.


2.4. Tác động tiêu cực tới quyền tiếp cận nguồn lực của nhà đầu tư nước ngoài

Tác động tiêu cực tới quyền sử dụng lao động của nhà đầu tư nước ngoài

Mặc dù Luật Đầu tư năm 2005 đã quy định các nhà đầu tư nước ngoài, được quyền bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực tại Điều 14 Luật Đầu tư. Nhưng Bộ Luật Lao động-Thương binh xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành lại có quy định về hạn chế về tỷ lệ lao động nước ngoài. Thêm vào đó, tại khoản 5 mục 3 của Thông tư số 04/2004/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2004 của Bộ Luật lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17/9/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam quy định các Ban quản lý KCX, KCN, KCNC trước đây đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội uỷ quyền cấp giấy phép lao động cho


người lao động nước ngoài thì hiện nay việc ủy quyền cấp giấy phép lao động thuộc thẩm quyền của Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Thẩm quyền của Ban quản lý KCX, KCN, KCNC, KKT về vấn đề lao động hiện nay chưa được quy định rõ. Sự mâu thuẫn này khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các cơ quan quản lý có thẩm quyền tại Việt Nam băn khoăn không biết sẽ phải thực hiện như thế nào. Đó cũng là một cản trở lớn đối với việc thu hút vốn FDI tại Việt Nam.

Tác động tiêu cực tới quyền sử dụng đất của nhà đầu tư nước ngoài

Theo Điều 44 và Điều 45 của LĐT và theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ- CP quy định hồ sơ ĐKĐT và thẩm tra đầu tư, trong đó không có hồ sơ về thuê đất, thuê lại đất. Việc này có thể giảm thời gian thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhưng trong nhiều trường hợp sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư không thỏa thuận được với chủ đầu tư dự án phát triển kết cấu hạ tầng KCN về thuê lại đất, do đó không có đất để hoạt động sản xuất kinh doanh; khi đó không những gây khó khăn cho nhà đầu tư trong KCN, KCX, KCNC, KKT mà còn bỏ lỡ các cơ hội thu hút đầu tư khác vào KCN, KCX, KCNC, KKT.


CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2005 VÀO ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM‌‌


I. Định hướng của nhà nước trong việc thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 2006-2010

1. Dự báo tình hình đầu tư nước ngoài


1.1. Quan điểm thu hút FDI giai đoạn 2006-2010

Đảng và Nhà nước ta luôn coi FDI là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế và đã đề ra quan điểm chỉ đạo về thu hút FDI. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Duy trì nhất quán, ổn định, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài nhất là FDI. Coi FDI là một bộ phận hữu cơ quan trọng về vốn và kinh doanh của nền kinh tế. Cần thống nhất nhận thức về tầm quan trọng, triển vọng và các điều kiện hoạt động của FDI trong đời sống kinh tế- xã hội đất nước, khắc phục những lệch lạc, dao động, thiếu nhất quán trong nhận thức, cơ sở pháp lý và chỉ đạo thực hiện quá trình thu hút FDI cả trước mắt và lâu dài.

Thứ hai: Coi trọng đồng bộ hóa các giải pháp, tạo thuận lợi và bình đẳng tối đa đồng thời đáp ứng cao nhất yêu cầu hội nhập đã cam kết. Thực hiện đổi mới chính sách và cải thiện môi trường đầu tư, xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội đầu tư để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI.

Thứ ba: Kết hợp chặt chẽ hiệu quả dòng vốn FDI với các nguồn vốn đầu tư phát triển khác, nhất là vốn trong nước. Để phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cần nhiều vốn được "hợp lực" từ các dòng chảy khác nhau, song không được tách rời chức năng và môi trường hoạt động của từng loại vốn, và cần hòa nhập chúng một cách tổng thể hiệu quả. Cần định hướng khuyến khích và chủ động tổ chức gắn kết, hợp tác, hỗ trợ kinh tế lẫn nhau giữa các loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh


tế trong toàn bộ nền kinh tế, trong từng ngành, từng địa phương, từng dự án đầu tư phát triển, cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Thứ tư: Đề cao yêu cầu phát triển bền vững trong thu hút FDI. Thu hút FDI càng nhiều càng tốt, nhưng không phải bằng mọi giá mà cần gắn với quy hoạch, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH và từng bước tiếp cận nhanh nền kinh tế tri thức, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế, giữ vững độc lập tự chủ, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự lành mạnh xã hội và môi trường sinh thái. Cần tạo dựng những quy hoạch để vừa làm tăng về số lượng, quy mô, địa bàn, lĩnh vực thu hút FDI, vừa thu hút được ngày càng nhiều các đối tác, dự án FDI có chất lượng toàn diện, có tiềm lực mạnh về tài chính, hiện đại về công nghệ, triển vọng về thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH, cải thiện cơ cấu và năng lực xuất khẩu, giải quyết việc làm và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ năm: Đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn FDI và các hình thức FDI, đồng thời dành quan tâm và ưu tiên đặc biệt đối với các nhà đầu tư lớn, dự án lớn, có tiềm lực lớn về tài chính, nắm công nghệ nguồn và cả những công nghệ nhỏ nhưng chuyển giao công nghệ hiện đại hoặc phát triển các vùng sâu, vùng xa hoặc các lĩnh vực cần phát triển được lựa chọn.

1.2. Mục tiêu Chương trình thu hút FDI giai đoạn 2006-2010 :

Các chỉ tiêu chủ yếu về ĐTNN giai đoạn 2006-2010 cần đạt được là:

- Vốn ĐTNN thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỷ USD (tăng 70-75% so với giai đoạn 2001-2005) chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

- Vốn đăng ký bao gồm cả vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt khoảng 55 tỷ USD (tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2001–2005), trong đó vốn cấp mới đạt 41 tỷ USD và vốn bổ sung đạt khoảng 14 tỷ USD. Bình quân mỗi năm đạt khoảng 11 tỷ USD.

- Doanh thu: khoảng 163,4 tỷ USD

- Xuất - nhập khẩu: xuất khẩu đạt khoảng 93,3 tỷ USD (không kể dầu thô); nhập khẩu đạt 103,0 tỷ USD.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022