123
4.1.1.2. Tác động của bối cảnh trong nước
Kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong nước những năm qua đã tạo ra những thuận lợi nhất định cho thu hút và sử dụng FDI trên phạm vi toàn quốc nói chung và từng địa phương, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Trong bối cảnh những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế Việt Nam cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô, làm cho kinh tế có xu hướng tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả nước, đến hết năm 2013 kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, quan hệ thương mại và đầu tư tiếp tục được mở rộng với hầu hết các quốc gia và nền kinh tế, thị trường trong nước tiếp tục phát triển.
Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Vốn FDI đăng ký mới và thực hiện năm sau cao hơn năm trước, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đã tập trung hơn vào công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao. Chín tháng năm 2013, vốn FDI đăng ký tăng 36,1%, vốn thực hiện tăng 6,4%; Vốn ODA ký kết tăng 8,83%, giải ngân tăng 8,68%. Cùng với các nguồn vốn khác đang được huy động, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 ước đạt 29,1% GDP[114].
Những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế và kiểm soát lạm phát đã tạo điều kiện cho nền kinh tế từng bước phục hồi. Năm 2011 tăng trưởng GDP đạt 6,24%, năm 2012 chỉ đạt 5,25%; năm 2013 tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5%, quý III tăng 5,54%), cả năm tăng 5,4%. Bình quân 3 năm, GDP tăng khoảng 5,6%/năm. Sản xuất công nghiệp, xây dựng từng bước được phục hồi; khu vực nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định; các ngành dịch vụ tăng trưởng khá. Đến hết tháng 9 năm 2014, số DN đăng ký thành lập mới tăng 10,8% và có trên 11,2 nghìn doanh nghiệp đã hoạt động trở lại[114].
Chất lượng tăng trưởng có bước được nâng lên. Vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hơn. Hệ số sử dụng vốn giảm từ 6,7 giai đoạn 2008 - 2010
124
xuống còn 5,53 giai đoạn 2011 - 2013. Năng suất lao động năm 2013 tăng
10,1% so với năm 2010. Tiêu hao điện năng trên một đơn vị GDP giảm[114].
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tác Động Tiêu Cực Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tới Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tình Hình Nợ Bảo Hiểm Xã Hội Của Các Dn Fdi Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Phúc Giai Đoạn 1997-2014
- Những Tác Động Tiêu Cực Chủ Yếu Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Nguyên Nhân
- Tiếp Tục Hoàn Thiện Công Tác Quy Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội, Quy Hoạch Phát Triển Các Ngành Kinh Tế, Quy Hoạch Các Khu, Cụm Công Nghiệp Đến 2020
- Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Xúc Tiến Đầu Tư, Lựa Chọn Dự Án Đầu Tư Với Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội.
- Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - 20
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Song song với những cải thiện tình hình phát triển kinh tế trong nước, sự hình thành và phát triển công nghiệp, KCN của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và thu hút, sử dụng FDI của Vĩnh Phúc do tập trung được nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầng. Hà Nội với vị thế là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, trung tâm đầu não về tiềm lực khoa học và NNL chất lượng cao sẽ có tác động rất lớn, tạo điệu kiện rất thuận lợi cho sự thu hút, sử dụng hiệu quả FDI để phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc
4.1.1.3. Tác động của bối cảnh trong tỉnh
Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho thu hút và sử dụng hiệu quả FDI. Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 16,5% /năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,0%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ tăng 17,1%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước[54].
Quá trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm qua có thể nói gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp mà đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến trong một số năm do một số dự án công nghiệp có quy mô khá lớn đi vào hoạt động. Đây là những thời điểm mà các dự án công nghiệp đầu tư nước ngoài và các KCN đi vào hoạt động làm gia tăng sản lượng công nghiệp.
Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2000 GDP/người của tỉnh (giá thực tế) mới chỉ đạt 3,83 triệu đồng, bằng 78,2% GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 67,2% so với cả nước. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 33,6 triệu đồng, cao hơn nhiều so với dự kiến bình quân cả nước là 22,5 triệu đồng và mức
125
bình quân các tỉnh đồng bằng sông Hồng là 25,5 triệu đồng[54]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH. Năm 2013 trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ - 10,69%; công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn - 60,39%; dịch vụ - 28,92%[76].
Những thành tựu về phát triển kinh tế đã tạo thuận lợi cho hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ. Đến nay, Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông khá phát triển với 3 loại: giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông. Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển các KCN của tỉnh. Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về nguồn nước. Nguồn nước mặt, nước ngầm tự nhiên dồi dào đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn. Mạng phục vụ Bưu chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh đáp ứng các dịch vụ bưu chính cơ bản. Mạng viễn thông phát triển mạnh với các công nghệ hiện đại tương đương với mức trung bình cuả khu vực. Mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo của Vĩnh Phúc đã và đang phát triển ngày càng rộng và phân bố đều khắp các xã, thị trấn, đến tận thôn trên địa bàn tất cả các huyện, thị trong tỉnh với hệ thống cơ sở trường, lớp và cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được cải thiện. Hệ thống các cơ sở giáo dục, đào tạo của Vĩnh Phúc đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ thu hút, sử dụng hiệu quả FDI cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Một trong những thuận lợi rất lớn cho thu hút , sử dụng hiệu quả FDI là trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phân bố tương đối hợp lý hệ thống các KCN. Các KCN được phát triển trên những vùng đất trồng cây hàng năm và đất đồi bạc màu, ít có dân cư sinh sống do vậy đã hạn chế được tối đa việc di dân, tái định cư và được nhân dân ủng hộ. Hầu hết các KCN được bố trí ở những khu vực thuận tiện về kết cấu hạ tầng như phân bố gần với trục quốc lộ số 2, trục đường huyết mạch quan trọng chạy ngang qua địa bàn tỉnh Vĩnh
126
Phúc, kết nối tỉnh Vĩnh Phúc với các địa phương khác trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, qua hệ thống giao thông trong vùng vươn tới các cụm cảng biển, cảng hàng không…tạo điều thuận lợi trong việc thu hút đầu tư phát triển các KCN. Các KCN được phân bố tạo thành các trục công nghiệp Đông
- Tây gắn với quốc lộ số 2 và trục Bắc - Nam ở phía Đông tỉnh gắn với trục đường 302. Khoảng cách giữa các KCN với các trung tâm đô thị lớn như Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, tạo điều kiện đảm bảo cung cấp các dịch vụ hạ tầng xã hội cơ bản, cung cấp nhân lực cũng như các đầu vào cần thiết khác cho phát triển các KCN. Nhìn chung, các KCN hiện tại được bố trí với tầm nhìn dài hạn gắn với việc hình thành và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong tỉnh.
4.1.2. Dự báo nhu cầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước trên địa bàn tỉnh
Căn cứ vào kết quả phân tích tình hình thu hút FDI và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, cùng với đánh giá những tác động của bối cảnh thế giới, trong nước, trong tỉnh tới thu hút FDI trên địa bàn Tỉnh, có thể khẳng định rằng trong những năm tới FDI tiếp tục là nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Trong những năm tới, để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trường được bảo vệ bền vững; dự báo tốc độ tăng trưởng của Tỉnh phải đạt mức 14,0-14,5% trong giai đoạn 2016 - 2020[53]. Theo đó với chỉ số ICOR ở mức khoảng 5, tỉnh Vĩnh Phúc cần tới từ 280.000 tỷ đồng đến 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển.
Nếu tính theo phương án tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển đạt khoảng 20%, thì nhu cầu về nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc sẽ ở mức vào khoảng từ 56.000 tỷ đồng đến 60.000 tỷ đồng.
Việc thu hút được lượng vốn FDI như trên cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh rõ ràng là nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi Tỉnh phải có những giải pháp quyết liệt. Đồng thời, do việc thu hút được FDI không đồng nghĩa với
127
việc phát huy tác động tích cực và loại bỏ tác động tiêu cực của FDI như đã phân tích ở chương 3, nên Tỉnh cần có quan điểm, định hướng và giải pháp phù hợp nhằm tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI trên địa bàn tỉnh những năm tới.
4.2. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH VĨNH PHÚC
4.2.1. Quan điểm
Với mục tiêu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có yếu tố của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI; trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng với các quốc gia có nền kinh tế và công nghiệp phát triển, việc thu hút, sử dụng và quản lý FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới cần quán triệt các quan điểm:
Một là, Chiến lược thu hút, sử dụng và quản lý FDI của tỉnh phải được thiết kế trong khuôn khổ chiến lược chung của cả nước, đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược này có vai trò tương hỗ với các chiến lược liên quan, trong đó có việc định hướng các mục tiêu như: phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển đồng bộ thị trường, phát triển nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính...Mặc dù với tư cách là một tỉnh của Việt Nam, Vĩnh Phúc có tính độc lập tương đối trong thu hút, sử dụng FDI và phát triển kinh tế - xã hội, song sự phát triển của Tỉnh nhìn chung không thể tách rời khỏi sự phát triển chung của cả nước. Cũng như mọi địa phương khác, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện trong môi trường vĩ mô chung, trên cơ sở phân công lao động xã hội dưới sự điều tiết chung của Chính phủ, do đó, chỉ khi Chiến lược thu hút, sử dụng và quản lý FDI của tỉnh gắn với Chiến lược chung của cả nước và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thì mới tận dụng hiệu quả cơ hội sử dụng các lợi thế của Tỉnh để phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
128
Hai là, gắn việc thu hút, sử dụng với phát huy tác động tích cực của FDI để đẩy nhanh CNH, HĐH, phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giải quyết việc làm, đóng góp cho ngân sách, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, cải thiện mối quan hệ đối ngoại...Đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI. FDI phải hoạt động theo khuôn khổ pháp luật và tín hiệu thị trường, do đó cần thận trọng cân nhắc trong việc ưu đãi đối với FDI, tránh những tác động tiêu cực của FDI tới giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường trên địa bàn tỉnh. Thực tiễn thu hút, sử dụng FDI và những tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh những năm qua đã chứng tỏ không thể thu hút và sử dụng FDI bằng mọi giá, mà thay vào đó phải căn cứ khả năng đóng góp tích cực của FDI vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh theo hướng bền vững để lựa chọn, quản lý điều tiết các dự án FDI trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới.
Ba là, cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI cần phải quan tâm quản lý hoạt động FDI sau cấp giấy CNĐT, sử dụng có hiệu quả nguồn FDI, hạn chế tối đa các hệ quả của nguồn vốn này. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với FDI; tăng cường sự phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh trong thu hút, sử dụng và quản lý FDI. Việc thu hút được FDI mới chỉ tạo ra khả năng tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội. Tác động thật sự của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội chỉ thể hiện rõ nét khi dự án FDI đi vào hoạt động, do đó công tác quản lý điều tiết các dự án FDI sau khi được cấp phép có ý nghĩa quan trọng, thậm chí là sống còn đối với phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
4.2.2. Phương hướng
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường vốn quốc tế là thách thức đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Năm 2014, Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ cam kết WTO, năm 2015 cùng các nước trong khu vực bắt đầu xây dựng Cộng đồng ASEAN, trong đó có cộng đồng kinh tế. Kế hoạch phát
129
triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 được xây dựng trong bối cảnh trong nước, quốc tế và trong tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là hậu quả của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế tuy phát triển nhanh, nhưng không bền vững, do phụ thuộc chủ yếu vào khu vực FDI. Trên cơ sở phân tích thực trạng FDI trong thời gian qua, bối cảnh trong nước và quốc tế, trong thời gian tới, FDI cần định hướng chuyển sang coi trọng cơ cấu và chất lượng FDI, thu hút FDI công nghệ hiện đại, thu hút FDI nhằm phát triển NNL chất lượng cao - lao động có kỹ năng. Những phương hướng chủ yếu bao gồm:
Thứ nhất, về định hướng lĩnh vực đầu tư. Tỉnh cần chú trọng hướng vào thu hút các dự án FDI có hàm lượng khoa học công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có khả năng đóng góp lớn cho phát triển kinh tế-xã hội; các dự án có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; các dự án trong các lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông; công nghiệp cơ khí như sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy,...vật liệu xây dựng, vật liệu mới và công nghiệp hỗ trợ của ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử; xây dựng phát triển hạ tầng KCN, dự án du lịch dịch vụ, trường đại học tầm cỡ quốc tế; kêu gọi đầu tư vào các ngành dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục - đào tạo.
Thứ hai, định hướng về địa bàn đầu tư. Trong thời gian tới, Tỉnh cần tập trung thu hút các dự án đầu tư vào các KCN, nâng cao tỷ lệ lấp đầy ở các KCN. Gắn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường; xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu, CCN. Từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp theo vùng khuyến khích thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ của ngành sản xuất lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô xe máy.
Thứ ba, định hướng về đối tác. Tỉnh cần chú trọng thu hút FDI từ các Tập đoàn đa quốc gia, các DN sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, các DN nhỏ và vừa từ các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các đối tác từ Châu Âu và Hoa Kỳ.
130
4.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VĨNH PHÚC
Để phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới, một mặt phải tăng cường thu hút FDI, mặt khác phải chọn lọc được những dự án FDI có hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường, kiên quyết ngăn chặn những tác động xấu tới kinh tế, xã hội, môi trường. Để đạt được mục tiêu trên cần có hệ thống các giải pháp đồng bộ, hiệu quả.
4.3.1. Định kỳ đánh giá hiệu quả của từng dự án và hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc để có chương trình điều chỉnh kịp thời.
Để phát huy vai trò tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, các cơ quan ban ngành có chức năng quản lý các dự án đầu tư cần thường xuyên rà soát đánh giá thực trạng triển khai và hiệu quả của các dự án. Công tác này phải được tiến hành định kỳ hàng quý trong năm nhằm tìm ra những vướng mắc của các nhà đầu tư để giải quyết.
Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, các nhà đầu tư có thể sẽ gặp phải những vướng mắc về thủ tục hành chính, về giải phóng mặt bằng, về vốn, về nhân lực…làm chậm tiến độ đầu tư. Những vướng mắc đó có thể xuất phát từ môi trường đầu tư, từ việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cấp chính quyền và các cơ quan có liên quan, từ phía nhân dân địa phương và thậm chí từ phía bản thân các nhà đầu tư. Do vậy, nếu không đánh giá đúng đắn các nguyên nhân dẫn tới những vướng mắc đó thì sẽ không thể thực hiện đúng tiến độ các dự án FDI nói riêng và các dự án đầu tư nói chung, từ đó sẽ làm giảm tác động của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, cần kiên quyết thu hồi các dự án FDI kém hiệu quả.
Thực tế cho thấy, trên địa bàn Vĩnh Phúc hiện nay vướng mắc lớn nhất gây ra sự chậm trễ trong thực hiện một số dự án FDI là vấn đề giải phóng mặt bằng. Cơ chế, chính sách về đất đai có những thay đổi làm ảnh hưởng đến