91
cạnh đó, ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất xe máy đã từng bước có sự tham gia của các DN DDI. Tính đến năm 2014 đã có 3 dự án DDI trong ngành này là Công ty TNHH Công nghệ COSMOS; Công ty TNHH Hùng Huy; Công ty TNHH Công nghiệp Thiện Mỹ với tổng số vốn đăng ký là 92,25 tỷ đồng. Hoạt động của các DN FDI và DDI trong ngành công nghiệp hỗ trợ đã góp phần đưa tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất ô tô lên mức 9%, xe máy trên 70%.
Hai là, ngành cơ khí chế tạo. Nhờ có sự tham gia của các DN FDI công nghiệp cơ khí chế tạo của Vĩnh Phúc có bước phát triển nhanh, tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2005 đạt mức 18%/năm ; giai đoạn 2006 - 2010 đạt mức 25,73%.
Ba là, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. Mặc dù là nhóm ngành có tỷ trọng chưa lớn trong GTSXCN toàn tỉnh, song có có nhiều triển vọng, có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trong giai đoạn 2008 - 2012 giá trị sản xuất của ngành tăng từ 15.823 triệu đồng lên đến 1.282.881 triệu đồng (tăng trên 81 lần). Đóng góp cho sự phát triển nhanh chóng của ngành này có phần đáng kể của các DN FDI thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ. Tính đến tháng 7 năm 2014 trên địa bàn Tỉnh đã có 23 dự án FDI hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ diện, điện tử với số vốn đăng ký trên 414 triệu USD, vốn thực hiện gần 189 triệu USD. Những dự án tiêu biểu bao gồm Công ty TNHH Partron Vina (vốn đăng ký 115,5 triệu USD); Công ty TNHH JAHWA VINA (vốn đăng ký 40 triệu USD); Công ty TNHH Heasung Vina (vốn đăng ký 36 triệu USD); Công ty TNHH Bang Joo Electronics VN (vốn đăng ký 30 triệu USD); Công ty TNHH Cammsys VN (vốn đăng ký 30 triệu USD); Công ty TNHH IN Điện tử Minh Đức (vốn đăng ký 21 triệu USD); Công ty TNHH UJU Vina (vốn đăng ký 20 triệu USD); Công ty TNHH Power Logics Vina (vốn đăng ký 16 triệu USD); Công ty TNHH Vina Union (vốn đăng ký 15 triệu USD); Công ty TNHH Daeduck VN (vốn đăng ký 14 triệu USD); Công ty TNHH Công nghiệp điện tử Sanha Việt Nam (vốn đăng ký 14 triệu USD); Công ty TNHH Dongyang Electronics VN (vốn đăng ký 10 triệu
92
USD); Công ty TNHH BH Vina (vốn đăng ký 10 triệu USD); Công ty TNHH
U-One Comtech VN (vốn đăng ký 10 triệu USD)…
Bên cạnh đó, FDI đã có tác động bước đầu đến sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản. Mặc dù khối lượng giá trị sản xuất chưa lớn song trong những năm qua các DN FDI trong ngành này cũng từng bước lớn dần. Giá trị sản xuất năm 2008 đạt mức 941.280 triệu đồng; năm 2012 đạt 1.686.472 triệu đồng (tăng 1,79 lần).
Thứ ba, tác động của FDI tới công nghệ sản xuất FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào tỉnh, phát triển một số ngành kinh tế chủ lực của địa phương như sản xuất, chế tạo ô tô, xe máy, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử...Nhất là sau khi Công ty Toyota, Honda đầu tư vào tỉnh đã kéo theo các dự án vệ tinh, các nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, xe máy. Hầu hết các DN FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, FDI có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong tỉnh thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ của tỉnh nâng cao chất lượng và phát triển nhanh hơn, nhất là các ngành du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, kinh doanh bất động sản...Một số các dự án đô thị dịch vụ, du lịch vui chơi giải trí và du lịch sinh thái lớn đã cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động kinh doanh như khu nghỉ mát Tam Đảo Belvedere, khu danh thắng Tây Thiên, khu du lịch sinh thái Flamingo Đại Lải Resort; khu đô thị, khách sạn và nhà hàng cao cấp Sông Hồng Thủ đô; khu đô thị mới chùa Hà Tiên, khu đô thị sân Golf Nam Đầm Vạc, sân Golf Đại Lải…Trong thời gian tới, các dự án trọng điểm sẽ hoàn thành như Quảng trường, Nhà hát, Khu liên hợp thể thao, Khu du lịch sinh thái vui chơi, giải trí Đầm Vạc, quần thể du lịch vui chơi giải trí Future Land …
Ngoài ra FDI còn góp phần hình thành và phát triển hệ thống các KCN, CCN tương đối đồng bộ. KCN Kim Hoa với diện tích 70 ha là KCN đầu tiên của tỉnh được hình thành trên cơ sở của việc xây dựng và đi vào hoạt động
93
của công ty Hon Da Việt Nam; KCN Bình Xuyên với tổng số 53 dự án đầu tư, có 33 DN FDI. FDI đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các KCN, tỷ lệ lấp đầy theo quy hoạch khoảng 37%, theo diện tích đã giải phóng mặt bằng đạt trên 70%.
Thứ tư, tác động của FDI tới sự hình thành và phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Sự phát triển của các DN FDI trong công nghiệp Vĩnh Phúc thời gian qua đã đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển kết cấu hạ tầng. Để tạo thuận lợi cho hoạt động của các DN FDI trên địa bàn và phục vụ công tác đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển công nghiệp trong thời gian tới vấn đề đặt ra tỉnh Vĩnh Phúc phải tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, cung cấp điện, nước, dịch vụ bưu chính viễn thông …
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện để thu hút và sử dụng hiệu quả FDI là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện thông qua việc lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, huy động, thu hút nguồn lực và triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Việc thực hiện đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng cho việc phát triển sản xuất và phục vụ cộng đồng được triển khai tích cực. Nhằm tạo ra sự hấp dẫn mới đối với công tác thu hút vốn đầu tư, UBND tỉnh đã ưu tiên cho phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng trong và ngoài các KCN chủ yếu là các đường trục chính giữa các KCN: Bình Xuyên, Quang Minh, Kim Hoa, mở rộng Quốc lộ 2 (theo hình thức Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao BOT), đường trục chính khu đô thị Mê Linh 100m nâng cấp đường tỉnh lộ 23, Quốc lộ 2B, Quốc lộ 2C..; trạm điện 110KV Phúc Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc; trạm điện 220KV Bình Xuyên; dự án JIBIC nâng cấp hệ thống điện nước Vĩnh Yên, Phúc Yên; hạ tầng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, giáo dục đào tạo, y tế và các công trình hạ tầng đô thị…
Thứ năm, FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập
kinh tế với khu vực và thế giới. Hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp giúp
94
tỉnh tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu hàng hóa. Với sự đóng góp của FDI, Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh cũng gia tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn 2001-2005, GTKNXK đạt trên 293,00 triệu USD, mức tăng bình quân đạt 134,2%/năm; giai đoạn 2006-2010, GTKNXK đạt trên 1.573,787 triệu USD, gấp 5,4 lần so với 5 năm trước, mức tăng bình quân đạt 31,43%/năm; năm 2011, đạt 510 triệu USD (chiếm 92,77% GTKNXK của tỉnh), năm 2012 đạt 595,6 triệu USD (chiếm 93,52% GTKNXK của tỉnh).
Đồng thời FDI cũng góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại của tỉnh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Đến nay, tỉnh đã đặt quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, đầu tư, thương mại với một số tỉnh của Hàn Quốc và Nhật Bản.
Thứ sáu, tác động của FDI tới nguồn thu ngân sách. Sự phát triển của các DN FDI ở Vĩnh Phúc đã góp phần cải thiện tình hình thu ngân sách của tỉnh, giúp cho tỉnh từ chỗ không cân đối được thu chi ngân sách chỉ tiêu chủ yếu nhờ trợ cấp từ ngân sách Trung ương, đến nay ngoài việc đã tự cân đối được thu - chi ngân sách còn đóng góp cho ngân sách Trung ương ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Tình hình đóng góp cho ngân sách của các DN FDI ở Vĩnh Phúc thời gian qua được thể hiện qua những số liệu của bảng 3.6. dưới đây:
95
Bảng 3.6. Đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc theo giá thực tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Thu NS từ FDI | Tốc độ tăng trưởng liên hoàn | Tỷ trọng trong tổng thu NS | |
Triệu đồng | % | % | |
1997 | 24.315 | - | 21,31 |
1998 | 54.592 | 224,52 | 28,25 |
1999 | 109.164 | 199,96 | 25,82 |
2000 | 163.336 | 149,62 | 23,77 |
2001 | 154.403 | 94,53 | 18,34 |
2002 | 205.416 | 133,04 | 12,44 |
2003 | 348.918 | 169,86 | 19,24 |
2004 | 862.907 | 247,31 | 33,67 |
2005 | 1.854.134 | 214,87 | 58,25 |
2006 | 2.629.107 | 141,80 | 58,60 |
2007 | 3.640.747 | 138,48 | 63,82 |
2008 | 5.947.694 | 163,36 | 63,27 |
2009 | 7.036.592 | 118,31 | 68,53 |
2010 | 9.252.585 | 131,49 | 60,26 |
2011 | 9.257.400 | 100,05 | 55,38 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Bài Học Rút Ra Từ Kinh Nghiệm Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Và Ngoài Nước
- Những Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Tới Tác Động Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đến Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Trên
- Tình Hình Triển Khai, Vốn Thực Hiện Của Các Dự Án Đầu Tư Trực
- Thực Trạng Tác Động Tiêu Cực Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tới Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tình Hình Nợ Bảo Hiểm Xã Hội Của Các Dn Fdi Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Phúc Giai Đoạn 1997-2014
- Những Tác Động Tiêu Cực Chủ Yếu Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Nguyên Nhân
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Trong giai đoạn 1997 - 2000, tổng thu từ các DN FDI đạt mức còn khiêm tốn là 351 tỷ đồng, chiếm 34% tổng thu nội địa và 25% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Tài chính, thu từ DN FDI có xu hướng tăng nhanh, tỷ trọng trong thu nội địa tăng từ 23% năm 1997 lên 51% năm 2000.
Trong giai đoạn 2001 - 2005 tổng thu ngân sách từ các DN FDI đạt mức
3.445 tỷ đồng, chiếm 35% tổng thu ngân sách và 70% thu nội địa trên địa bàn. Thu từ các DN FDI tiếp tục có xu hướng tăng nhanh. Tỷ trọng trong thu nội địa tăng từ 55% năm 2001 lên 80% năm 2005. Đóng góp của FDI vào ngân sách trong giai đoạn này đã đưa Vĩnh Phúc vào nhóm tỉnh có ngân sách đạt trên 1.000 tỷ từ năm 2002.
96
Trong giai đoạn 2006 - 2011, tổng thu ngân sách từ các DN FDI đạt mức 37.765 tỷ đồng, chiếm 61% tổng thu ngân sách và 83% thu nội địa trên địa bàn. Thu từ các DN FDI tiếp tục có xu hướng tăng nhanh. Tỷ trọng trong thu nội địa tăng từ 79% năm 2005 lên 86% năm 2009; năm 2010 - 85%; năm 2011 - 81%. Giai đoạn 1997 - 2011 đóng góp của các DN FDI vào ngân sách tỉnh hầu như tăng lên liên tục ngoại trừ năm 2001 do chính sách vĩ mô của Chính phủ (hạn chế nhập khẩu linh kiện lắp hàng xe máy). Tỷ trọng thu ngân sách từ các DN FDI trong tổng thu ngân sách của Vĩnh Phúc từ năm 2005 đến nay luôn ở mức rất cao (nếu tính toàn giai đoạn 1997-2011 thì 56,6% Tổng thu ngân sách và 81% thu nội địa của Vĩnh Phúc là đóng góp của các DN FDI [53].
Những số liệu trên là minh chứng rõ ràng khẳng định vai trò của các DN FDI trong thu ngân sách của Vĩnh Phúc là rất lớn, có ý nghĩa quyết định tới tổng thu ngân sách hàng năm của Vĩnh Phúc. Với sự đóng góp rất lớn vào thu ngân sách của tỉnh hàng năm, các DN FDI đã tạo cơ sở cho tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng tăng vốn đầu tư từ ngân sách cho đầu tư phát triển
3.2.2.2. Thực trạng tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới giải quyết vấn đề xã hội và môi trường
Thứ nhất, Trong những năm qua FDI đã có nhiều tác động tích cực tới giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống cho người lao động. Tác động của FDI tới vấn đề việc làm có thể xem xét trên hai phương diện: trực tiếp và gián tiếp:
Một là, về tác động trực tiếp, FDI được thực hiện thông qua các hoạt động kinh doanh của các DN FDI, từ đó thu hút lao động vào các DN đó. Trong những năm qua các DN FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần giải quyết việc làm với mức độ nhất định, số lượng việc làm trực tiếp trong các DN FDI liên tục tăng lên, góp phần tích cực vào giải quyết việc làm cho dân cư tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong giai đoạn 1997-2000 các DN FDI đã tạo ra 4720 việc làm mới, giai đoạn 2001 - 2003 là 10334 việc làm mới, trong đó lao động của Vĩnh Phúc là 7616 người. Năm 2004 các dự án FDI đã tạo việc làm mới cho 1.702 lao động, nâng tổng số lao động đang làm việc trực tiếp tại các dự án FDI lên 11.544
97
người. Năm 2005 tạo ra 6.056 việc làm mới, nâng tổng số lao động đang làm việc trực tiếp tại các dự án FDI lên 17.600 người. Năm 2006 - 7.803 việc làm mới, tổng số lao động làm việc trực tiếp 25.403 người. Năm 2007 là 6.597 việc làm mới, số lao động làm việc trực tiếp tại các dự án FDI là 32.243 người.
Năm 2008 các dự án FDI tạo ra 5.026 việc làm mới, số lao động được giải quyết việc làm mới tập trung chủ yếu ở các dự án bắt đầu đi vào hoạt động SXKD. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhiều DN đã hoạt động sản xuất từ những năm trước phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, cơ cấu lại tổ chức, cắt giảm bớt lao động. Tính đến hết năm 2008 các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho 28.181 lao động FDI. Trong năm 2009, số lượng lao động tuyển dụng mới đạt thấp, đã giải quyết việc làm cho 3.010 lao động FDI. Tính đến hết năm 2009 các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho 31.047 lao động.
Trong năm 2010, các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho 1.949 lao
động FDI. Tính đến hết năm 2010 các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho
33.080 lao động.
Trong năm 2011, các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho 8.100 lao động. Số lao động làm việc tại các DN FDI trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2011 là 41.100. Trong năm 2012, các dự án FDI đã giải quyết việc làm cho 2.800 lao động. Số lao động đang làm việc tại các DN FDI trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2012 là gồm 43.900 lao động, trong đó lao động người Vĩnh Phúc là 26.946 người [93]. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2014 tổng số lao động làm việc trong các DN FDI trên địa bàn Tỉnh là 50.874 người [28].
Hai là, về tác động gián tiếp, sự hiện diện của các DN FDI đã kéo theo sự phát triển của các ngành khác như kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, từ đó tạo nhiều việc làm mới cho lao động trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, vốn đầu tư FDI đã tạo cơ hội cho người dân có thêm khả năng tìm kiếm và tự tạo việc làm, mở mang ngành nghề, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, đồng thời đã tạo cơ hội và điều kiện cho sự hình thành và phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh. Sự gia tăng nguồn vốn đầu tư FDI kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ sản xuất và đời
98
sống với những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, vì vậy đã tạo cơ hội và điều kiện cho người dân, nơi các DN FDI hoạt động phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại. Đây là bước chuyển biến lớn cung cách làm ăn của người dân từ chỗ nhỏ lẻ, sản xuất tự cung, tự cấp lên sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, với năng suất, chất lượng cao theo phương pháp công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Sự có mặt của các DN lớn từ các nguồn vốn FDI không những góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động ngày càng lớn, mà còn góp phần làm gia tăng chất lượng NNL, kể cả lao động quản lý và kỹ năng của người lao động trực tiếp theo phương pháp công nghiệp thông qua việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài. FDI đã tác động tích cực tới sự hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Theo Báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2011 trong số 31.802 lao động trong các DN FDI, lao động có trình độ đại học là 2.716 người, chiếm 8,54%; trung cấp 2.123 người và 6,68%; công nhân kỹ thuật 13977 người và 43,95% [57].
Các DN FDI đã ký kết hợp đồng lao động cho 31.159/31802 người, trong đó hợp đồng lao động không thời hạn là 11.571 người, có thời hạn từ 12 đến 36 tháng - 18.840 người, từ 3 tháng đến dưới 12 tháng - 748 người. Đã có 52/74 DN FDI xây dựng và đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, 58/74 DN xây dựng và đăng ký thang bảng lương, 20/74 DN xây dựng Thỏa ước lao động tập thể.
Tính đến năm 2011, thu nhập cao nhất của người lao động từ lương trong các DN FDI đạt mức 11.753.000 đồng/ tháng; thu nhập bình quân - 3.028.000 đồng/ tháng; thu nhập thấp nhất - 1.450.000 đồng/ tháng. Bên cạnh đó đã có sự phối hợp giữa các DN FDI với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và