Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 1



Huỳnh Vũ Lam


NGHIÊN CỨU TRUYỆN DÂN GIAN KHMER NAM BỘ DƯỚI GÓC NHÌN BỐI CẢNH


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62.22.01.21


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1.TS. Hồ Quốc Hùng

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 1

2. PGS. TS. Phan Thị Thu Hiền


Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Hồ Quốc Hùng và PGS. TS. Phan Thu Hiền.

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực. Có một phần kết quả nghiên cứu trong luận án này đã được công bố trong các bài báo khoa học của tôi, còn lại các nội dung khác chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.


Tác giả


Huỳnh Vũ Lam


MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

MỤC LỤC 4

DẪN NHẬP 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3

3. Lịch sử vấn đề 3

3.1. Nghiên cứu VHDG theo bối cảnh ở Việt Nam – những ứng dụng khởi đầu 3

3.2. Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ - cái nhìn tổng quan . 12 3.2.1. Các công trình về văn hóa 12

3.2.2. Các công trình về VHDG. 14

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22

5. Phương pháp nghiên cứu 26

6. Đóng góp của luận án 29

7. Bố cục của luận án 29

NỘI DUNG 32

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÍ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU TRUYỆN DÂN GIAN DƯỚI GÓC NHÌN BỐI CẢNH 32

1.1. Nghiên cứu truyện dân gian theo văn bản - những điều nhìn lại 32

1.1.1. Văn bản truyện dân gian nghiên cứu theo hướng ngữ văn 34

1.1.2. Văn bản truyện dân gian nghiên cứu theo type và motif 39

1.2. Nghiên cứu folklore trong bối cảnh – khuynh hướng mới ở phương Tây 44

1.2.1. Chuyển hướng trong định nghĩa về folklore 44

1.2.2. Sự đa dạng trong hướng tiếp cận bối cảnh trong nghiên cứu folklore 50

1.2.3. Một cách hiểu về tiếp cận bối cảnh trong nghiên cứu Văn học dân gian 58

1.3. Nghiên cứu truyện dân gian trong bối cảnh – những vấn đề về phương pháp tiếp cận 68

1.3.1. Sự thay đổi trong thu thập và ghi chép tư liệu 68

1.3.2. Sự thay đổi trong nghiên cứu thể loại 72

1.3.3. Sự thay đổi trong cách kiến giải 76

Tiểu kết 81

Chương 2 KHÔNG GIAN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRUYỆN DÂN GIAN KHMER NAM BỘ 83

2.1. Không gian văn hoá tộc người Khmer Nam Bộ 83

2.1.1. Đặc trưng tộc người và đặc điểm cư trú 84

2.1.2. Nét riêng trong tín ngưỡng và phong tục 87

2.2. Những vấn đề về phân loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ trong nghiên cứu truyền thống 96

2.2.1. Phân loại theo đặc tính hình thức 96

2.2.2. Phân loại theo chức năng lí giải lễ hội 104

2.3. Một cách hiểu về thể loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ dưới góc nhìn bối cảnh 113

Tiểu kết 123

Chương 3 XÂY DỰNG CÁC CÔNG CỤ GHI NHẬN TRUYỆN DÂN GIAN KHMER NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH 126

3.1. Kết cấu bối cảnh kể chuyện dân gian Khmer Nam Bộ 126

3.1.1. Các yếu tố tạo bối cảnh kể chuyện 126

3.1.2. Một số bối cảnh kể chuyện dân gian Khmer Nam Bộ 128

3.2. Việc tổ chức một cuộc điền dã để ghi nhận truyện kể trong bối cảnh... 132

3.2.1. Quan niệm ghi chép điền dã theo nghiên cứu truyền thống 132

3.2.2. Chọn bối cảnh và chuẩn bị ghi chép 135

3.2.3. Cách ghi chép trong nghiên cứu truyện dân gian trong bối cảnh137

3.3. Mô hình bản ghi chép dùng trong điền dã thu thập truyện dân gian Khmer Nam Bộ 143

Tiểu kết 161

Chương 4 MỘT CÁCH KIẾN GIẢI TRUYỆN DÂN GIAN KHMER NAM BỘ DƯỚI GÓC NHÌN BỐI CẢNH 163

4.1 Cách thức kiến giải truyện dân gian trong bối cảnh 163

4.2. Kiến giải truyện kể trong bối cảnh có sự kích thích ngẫu nhiên 167

4.2.1. Phân tích các yếu tố bối cảnh 167

4.2.2. Mô tả diễn ngôn kể chuyện 169

4.2.3. Ý nghĩa của sự kiện kể chuyện 172

4.3. Kiến giải truyện kể trong bối cảnh thương thảo của các thành viên cộng đồng 176

4.3.1. Phân tích các yếu tố bối cảnh 176

4.3.2. Mô tả diễn ngôn kể chuyện 180

4.3.3. Ý nghĩa của sự kiện kể chuyện 183

4. 4. Kiến giải truyện kể trong bối cảnh lễ hội 189

4.4.1. Phân tích các yếu tố bối cảnh 190

4.4.2. Mô tả diễn ngôn kể chuyện 193

4.4.3. Ý nghĩa của sự kiện kể chuyện 197

Tiểu kết 199

KẾT LUẬN 202

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 205

TÀI LIỆU THAM KHẢO 207

I. Tiếng Việt 207

II. Tiếng nước ngoài 221

PHỤ LỤC 225

1. Sự tích lễ vào năm mới (Chol Chnam Thmay) của người Khmer 226

2. Sự tích bông cau trong lễ cưới của dân tộc khmer 231

3. Bốn anh tài 235

4. Các câu chuyện xung quanh bàn rượu 244

5. Sự tích địa danh Chằng Ré 250

6. Những câu chuyện trong buổi thương thảo chuẩn bị đám cưới theo truyền thống 253

7. Truyện kể trong lễ cúng trăng (Ooc om booc) 270


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT



VHDG : Văn học dân gian KHXH&NV : Khoa học xã hội và Nhân văn KHTN : Khoa học tự nhiên

ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long Nxb. : Nhà xuất bản

xb. : xuất bản


tr. : trang


Tp. HCM : thành phố Hồ Chí Minh HN. : Hà Nội


DẪN NHẬP


1. Lí do chọn đề tài


Nghiên cứu VHDG Việt Nam đã có bề dày lịch sử, nhất là sau năm 1945, và đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong đó nổi bật là những công trình khảo sát thể loại văn học dân gian ở các vùng miền trong nước và các công trình lí thuyết đi sâu vào tổ chức, cấu trúc thể loại. Đối với lĩnh vực nghiên cứu truyện dân gian, có thể thấy những kết quả đạt được chủ yếu dựa trên hệ thống phương pháp tiếp cận truyền thống theo lối ngữ văn, nghĩa là khảo sát qua văn bản. Tuy vậy, những phương pháp tiếp cận theo văn bản truyền thống đối với VHDG ngày càng cho thấy nhiều “bất cập”, mà một trong những điều còn thiếu thuyết phục là chưa chỉ ra được cấu tạo tác phẩm VHDG trong môi trường sinh hoạt cụ thể để thấy được những nguyên tắc hình thành và phát triển của nó trong lịch sử. Bởi lẽ bản chất của tác phẩm VHDG chính là kết quả tương tác giữa yếu tố truyền thống với sinh hoạt đời sống trong bối cảnh cụ thể. Ở đó, người ta vận dụng truyền thống vào hoàn cảnh thực tại, qua tác phẩm, để sản sinh, tiếp nhận và lưu truyền vốn tri thức của dân tộc mình. Do vậy, việc tìm một hướng đi khác để góp phần bổ sung cho hệ thống phương pháp tiếp cận tác phẩm VHDG hiện có là việc làm cần thiết.

Để hỗ trợ cho cách nghiên cứu truyền thống như đã nói, việc nghiên cứu truyện dân gian theo vùng văn hoá và tộc người là một hướng tiếp cận khoa học. Trên thực tế ở Việt Nam, nhiều người đã thực hiện theo hướng này và khai mở được một số vấn đề mới trong thời gian gần đây, trong đó có VHDG của người Khmer Nam Bộ. Mặc dù vậy, những công trình sưu tầm trước đây khi thực hiện thường ghi lại văn bản, đặc điểm về người kể, địa điểm, thời gian ghi nhận là chính. Các luận văn, luận án và cả những công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022