Tội Điều Động Hoặc Giao Cho Người Không Đủ Điều Kiện Điều Khiển Các Phương Tiện Giao Thông Đường Bộ

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tạ khoản 2 của điều luật, thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng. So với khoản 2 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội phạm này thì khoản 2 Điều 204 Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn, nên được áp dụng đối với hành vi phạm tội xẩy ra trước 0 giờ 00 ngày 1-7- 2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xử lý.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 2 Điều 204 Bộ luật hình sự, Toà án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự ( từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm

nhẹ

quy định tại Điều 46 Bộ

luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng

hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt ( dưới ba năm tù). Nếu người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm

nhẹ

hoặc nếu có nhưng mức độ

giảm nhẹ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 321 trang tài liệu này.

không đáng kể, thì có thể bị

phạt đến mười năm tù.

Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 7 - Đinh Văn Quế - 6


Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ gây hậu quả rất nghiêm trọng.


3. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội


Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm

nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


So với Điều 218 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hình phạt bổ sung đối với tội phạm này thì khoản 3 Điều 204 Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn vì mức thấp nhất của hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm ( Điều 218 là từ hai năm), nên đối với hành vi phạm tội xẩy ra trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xét xử thì Toà án áp dụng khoản 3 Điều 204 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.


4. TỘI ĐIỀU ĐỘNG HOẶC GIAO CHO NGƯỜI KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐIỀU KHIỂN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ


Điều 205. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ

điều


1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người

khác, thì bị

phạt tiền từ

ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo

không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


Định Nghĩa:

Điều động hoặc giao cho người không đủ

điều kiện

điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là hành vi điều động

hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.


Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ cũng là tội phạm được tách từ tội “đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông vận tải không bảo đảm an

toàn hoặc điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương

tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985.


Tuy nhiên, Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định hành vi

điều động, còn Điều 205 Bộ luật hình sự năm 1999 thêm hành vi “giao”.

Thực ra hành vi giao và hành vi điều động về bản chất không có gì khác

nhau, nhưng sự

khác nhau là

ở tư

cách chủ

thể. Người có hành vi

điều

động

là người có chức vụ, quyền hạn còn người có hành vi

giao không

phải là người có chức vụ, quyền hạn mà họ chỉ có thể là chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện giao thông đường bộ. Điều 205 Bộ luật hình sự năm 1999 cấu tạo thành 3 khoản; bỏ hình phạt cảnh cáo và thêm hình phạt

tiền là hình phạt chính; bổ sung tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng” là yếu tố định khung hình phạt; tăng hình phạt cải tạo không giam giữ lên tới ba năm và hình phạt bổ sung được quy định ngay trong điều luật.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Chủ thể của tội phạm này vừa là chủ thể đặc biệt, vừa không phải là đặc biệt.


Là chủ thể đặc biệt, người phạm tội là người chịu trách nhiệm về việc điều động người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ như: Giám đốc xí nghiệp vận tải, Giám đốc xí nghiệp xe khách, Chủ các doanh nghiệp vận tải.


Người phạm tội không phải là chủ thể đặc biệt là người không có trách nhiệm điều động người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nhưng họ là chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện giao thông đường bộ như: Chủ sở hữu xe mô tô giao cho người khác không có bằng lái xe mô tô điều khiển xe mô tô của mình hoặc một lái xe đã giao xe cho phụ xe mà người phụ xe không có bằng lái xe.


Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.


2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm


Khách thể của tội phạm này cũng là trật tự an toàn giao thông đường

bộ.


Đối tượng tác động

của tội phạm này là con người mà cụ

thể

là:

Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không đủ điều kiện

quy định tại Luật giao thông đường bộ ( hay còn gọi là người điều khiển

phương tiện tham gia giao thông). Ví dụ: Điều động người không có bằng lái xe lái xe chở công nhân đi nghỉ mát. Trên đường đến nơi nghỉ mát đã vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây tai nạn làm chết một người và bị thương 3 người khác.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.


Luật giao thông đường bộ quy định, người lái xe tham gia giao thông phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Người lái xe phải bảo đảm độ tuổi, sức khoẻ theo quy định.


Khi xác định đối tượng tác động của tội phạm này, cần đối chiếu với quy định của Luật giao thông đường bộ về những điều kiện cần và đủ đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Những điều kiện này do Luật giao thông đường bộ quy định.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Người phạm tội này, là người thực hiện hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.


Điều động là ra lệnh, phân công, chỉ thị cho người khác. Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là ra lệnh, chỉ thị hoặc phân công những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Ví dụ: Nguyễn Xuân H là giám đốc xí nghiệp vận tải hàng hoá điều động Bùi Lưu K là lái xe của xi nghiệp trong máu đang có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu, lái xe vận tải chở hàng gây tai nạn làm chết người.


Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ là giao phương tiện giao thông đường bộ cho những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Ví dụ: Vũ

Khắc T là lái xe khách, sau khi đã trả

khách

ở bến xe xong. T nói với

Nguyễn Văn M là phụ xe không có bằng lái đưa xe đi thay dầu, còn T vào quán ngồi uống bia. Trên đường đến nơi thay dầu, M gây tai nạn làm chết người. Hành vi của T là hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Trường hợp cho người khác mượn xe mô tô, xe máy mà biết người

mượn xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường

bộ, nhưng vẫn cho mượn dẫn đến người mượn xe gây tai nạn làm chết người thì người cho mượn xe bị coi là giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và bị truy cứu trách nhiệm

hình sự. Nếu có căn cứ cho rằng, người cho mượn xe không biết người

mượn xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

thì họ

không bị

coi là giao cho người không đủ

điều kiện điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ.


b. Hậu quả


Hậu quả cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Nếu hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều

khiển các phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm.


Việc xác định thiệt hại cũng tương tự như đối với tội vi phạm các quy định tại các Điều 202, 203, 204 Bộ luật hình sự.


Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 của điều luật.


c. Các dấu hiệu khách quan khác


Ngoài hành vi khách quan, đối với tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm như: Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Các điều kiện này được quy định tại Luật giao thông đường bộ.


Theo quy định tại Luật giao thông đường bộ thì những người sau đây không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ:


- Không có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

- Không bảo đảm độ tuổi, sức khoẻ;

- Người tập lái xe thực hành trên xe không phải xe tập lái và không có giáo viên bảo trợ tay lái;

- Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông không

có chứng chỉ

bồi dưỡng kiến thức về

pháp luật giao thông đường bộ,

không có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.

- Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá 80 mmg/100 mml máu hoặc 40 mmg/11 khí thở và các chất kích thích khác.


4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm


Cũng như đối với các tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông, người thực hiện hành vi cản trở giao thông đường bộ là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).


Mặc dù là vô ý phạm tội, nhưng trước khi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, người phạm tội phải biết người mà mình điều động hoặc giao phải là người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ. Nếu vì một lý do nào đó mà người phạm tội không biết người mà mình điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ thì cũng không cấu thành tội phạm.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện

điều khiển phương tiện giao thông đường bộ định khung hình phạt

không có các tình tiết


Đây là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự, là cấu thành cơ bản của tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người phạm tội có thể bị phạt phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ một năm đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.


So với Điều 188 Bộ

luật hình sự

năm 1985 quy định về tội phạm

này, thì khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn, vì khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự năm 1999 có mức cao nhất của khung hình phạt

là ba năm trong khi khoản 1 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985 là 5 năm, mặc dù Điều 205 Bộ luật hình sự năm 1999 bỏ hình phạt cảnh cáo và hình phạt cải tạo không giam giữ nặng hơn khoản 1 Điều 188 Bộ luật hình sự

năm 1985, nhưng so sánh giữa Điều 188 Bộ

luật hình sự

năm 1985 với

Điều 205 Bộ luật hình sự năm 1999 thi Điều 205 Bộ luật hình sự năm 1999 là điều luật nặng hơn. Vì vậy, hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày

1-7-2000 mà sau 0 giờ

00 ngày 1-7-2000 mới xử

lý thì áp dụng khoản 1

Điều 188 Bộ

luật hình sự

năm 1985. Tuy nhiên, Toà án phải căn cứ vào

khung hình phạt tại Điều 205 Bộ luật hình sự năm 1999 theo hướng có lợi cho người phạm tội .


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều

205 Bộ luật hình sự, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định

hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự ( từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến ba năm tù.


Cũng như đối với Điều 204 Bộ luật hình sự, trong khi chưa có hướng

dẫn chính thức, theo chúng tôi có thể

vận dụng Thông tư

liên tịch số

02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001

của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây

hậu quả

nghiêm trọng để

xác định thiệt hại tính mạng hoặc thiệt hại

nghiêm trọng đối với sức khoẻ, tài sản của người khác do hành vi điều

động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện

giao thông đường bộ

gây ra, mà không nên vận dụng Nghị

quyết số

02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đối với Điều 202 Bộ luật hình sự về trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, vì thiệt hại do hành vi

điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ gây ra không phải là thiệt hại trực tiếp của hành vi phạm tội này.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 205 Bộ luật hình sự

Khác với khoản 2 Điều 204, Khoản 2 Điều 205 Bộ luật hình sự chỉ quy định một trường hợp phạm tội đó là: “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”. Về kỹ thuật lập pháp, việc quy định như vậy là khoa học, vì gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là khác nhau nên phải có hai khung hình phạt khác nhau.


Trong khi chưa có hướng dẫn chính thức thế nào là gây hậu quả rất

nghiêm trọng do hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều

kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra, theo chúng tôi có

thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-

BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra, mà không nên vận dụng Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đối với Điều 202 Bộ luật hình sự về trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với hành vi

điều động hoặc giao cho người không đủ tiện giao thông đường bộ gây ra.

điều kiện điều khiển phương


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tạ khoản 2 của điều luật, thì

người phạm tội có thể bị

phạt tù từ

hai năm đến bảy năm, là tội phạm

nghiêm trọng. So với Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội phạm này thì khoản 2 Điều 205 Bộ luật hình sự năm 1999 được coi là quy định mới, nên không áp dụng đối với hành vi phạm tội xẩy ra trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xử lý.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 2 Điều 205 Bộ luật hình sự, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có

nhưng mức độ

tăng nặng không đáng kể, thì có thể

được áp dụng dưới

mức thấp nhất của khung hình phạt ( dưới hai năm tù). Nếu người phạm

tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự,

không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.

Xem tất cả 321 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí