Kết Quả Ước Lượng Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Ngân Hàng Qua Các Chỉ Tiêu Z-Score, Roa, Roe, Rarroa, Rarroe


Bảng 4.6: Kết quả ước lượng tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng qua các chỉ tiêu Z-Score, ROA, ROE, RARROA, RARROE

Biến phụ thuộc: Z-Score – Hệ số đánh giá khả năng vỡ nợ của ngân hàng; ROA – Hệ số lợi nhuận trên TTS; ROA – Hệ số lợi nhuận trên tổng VCSH; RARROA – Hệ số điều chỉnh rủi ro của ROA; RARROE – Hệ số điều chinh rủi ro của ROE.

Biến độc lập: R-Div – Mức độ ĐDH thu nhập; Lerner – Mức độ cạnh tranh; Size – Quy mô ngân hàng; Growth – Tốc độ tăng TTS; Loans – Tổng cho vay trên TTS; Deposits - Tổng huy động vốn trên TTS;

Giai đoạn nghiên cứu: 2006 – 2017 Phương pháp ước lượng: FEM, GLS, GMM

Mô hình hồi quy: Bankstabi,t = α0 + α1Bankstabi,t-1 + α2R-Divi,t + α3Lerneri,t + α4Lerneri,t * R-Divi,t + βj,Controli,t + βj,,Control’i,t + εi,t


Tên biến

Z-Score

ROA

ROE

RARROA

RARROE

Z-Scoret-1

-0,215***

(-7,52)

ROAt-1

0,0510***

(5,22)

ROEt-1

-0,0729***

(-8,43)

RARROAt-1

0,859***

31,92)

RARROEt-1

0,630***

(14,72)

R-Div

18,13** (0,45)

0,0246*** (0,97)

0,0561*** (0,70)

1,922*** (0,49)

1,298*** (0,58)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam - 18


Lerner

12,66***

(2,66)

-0,00494***

(-0,73)

-0,309***

(-1,46)

-0,380**

(-0,44)

-0,625***

(-0,54)

Lerner*R-Div

-14,10** (-0,33)

-0,0358*** (-1,22)

-0,499*** (-0,59)

-3,894*** (-0,89)

-0,0406*** (-0,80)

Size

-10,57*** (-8,20)

-0,000719** (-2,12)

0,125*** (7,39)

-0,0918*** (-1,86)

0,100** (1,63)

Growth

-0,345*** (-0,54)

0,00453*** (1,88)

0,0620*** (4,72)

0,181* (3,39)

0,200*** (3,34)

Loans

17,33*** (3,40)

-0,00579

(-2,25)

-0,235* (-2,41)

-0,424

(1,31)

-0,792

(-2,10)

Deposits

16,89*** (2,99)

-0,00483*** (-0,94)

-3,309*** (-33,69)

0,110

(0,17)

0,464

(0,44)

GGDP

-172,5*** (-8,48)

0,00272*** (0,14)

2,355*** (6,94)

21,05*** (2,61)

17,76* (1,87)

INF

1,662**

(2,33)

-0,0168***

(-0,59)

-0,312***

(-6,74)

-1,186

(-1,52)

-2,872***

(-3,16)

Constant

191,5*** (7,65)

0,0643*** (7,48)

1,083*** (2,70)

-3,338*** (-2,70)

-2,584* (-1,71)

N

300

300

300

300

300


VIF

1,38

1,36

1,33

1,30

1,30

R2

0,6500

0,6231

0,5350

0,7602

0,4816


F (p-value)

53,50

Prob > F=0,0000

17,03

Prob > F=0,0000

35,44

Prob > F=0,0000

91,29

Prob > F=0,0000

26,76

Prob > F=0,0000


Kiểm định F

F(27, 264)=6,41 Prob > F=0,0000

F(27, 264)=1,73 Prob > F=0,0000

F(27, 234)=2,41 Prob > F=0,0000

F(27, 264)=3,72 Prob > F=0,0000

F(27, 264)=2,84 Prob > F=0,0000

Kiểm định Hausman

p-value = 0,0000

p-value = 0,0000

p-value = 0,0000

p-value = 0,0000

p-value = 0,0000


Kiểm định PSTD

Chi2 (28)=8392,02

Prob>chi2=0,0000

Chi2 (28)=5384,97

Prob>chi2=0,0000

Chi2 (28)=2852,54

Prob>chi2=0,0000

Chi2 (28)=300,07

Prob>chi2=0,0000

Chi2 (28)=33,89

Prob>chi2=0,0000


Wald test

Chi2(9)=5025,33

Prob>chi2=0,0000

Chi2(9)=1575,46

Prob>chi2=0,0000

Chi2(9)=1,11e+06

Prob>chi2=0,0000


Ghi chú: Các ký hiệu (***), (**), (*) thể hiện mức ý nghĩa thống kê lần lượt tương ứng là 1%, 5%, 10%.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


4.2.4 Kết quả nghiên cứu tác động của các biến kiểm soát đến ổn định ngân hàng

Size – Quy mô ngân hàng: Trong tất cả các mô hình hồi quy tuyến tính, biến quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với các chỉ tiêu đại diện cho ổn định ngân hàng. Tức là khi tài sản ngân hàng càng gia tăng thì lợi nhuận cũng như ổn định của ngân hàng giảm đi (Giả thuyết H4 bị bác bỏ). Mức ý nghĩa thống kê là 1% cho các ước lượng trong hầu hết các mô hình nghiên cứu. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm của Sufia và Chong (2008), Amidu và cộng sự (2013), Fu và cộng sự (2016)

Kết quả nghiên cứu tại các NHTM Việt Nam có thể được giải thích trong giai đoạn vừa qua, các ngân hàng tăng cường hoạt động của mình, nhưng chủ yếu là nhằm tăng cường khả năng thanh khoản cho ngân hàng, chứ không tập trung vào khả năng sinh lời của tài sản. Đặt trong bối cảnh nền kinh tế thời gian qua, khả năng thanh khoản của các ngân hàng bị giảm đáng kể, nguồn vốn được sử dụng một cách bị động, khả năng huy động vốn của một số ngân hàng gặp nhiều khó khăn. NHTW thực hiện việc quản lý chặt chẽ hơn. Do đó, các ngân hàng mặc dù tài sản có tăng qua các năm nhưng thật sự đóng góp không đáng kể cho việc gia tăng lợi nhuận hay ổn định bền vững về tài chính. Vấn đề này thật sự đặt ra thách thức cho ngân hàng trong quá trình sử dụng tài sản khi mà quy mô tăng chưa chắc đã mang lại lợi nhuận cao hơn như mong muốn.

Growth - Tốc độ tăng trưởng của TTS: Nếu như quy mô ngân hàng ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận, HQKD hay ổn định ngân hàng thì tốc độ tăng trưởng của tài sản lại tác động cùng chiều với mức ý nghĩa trong tất cả các mô hình hồi quy là 1%. Như vậy, giả thuyết H5 được chấp nhận. Điều này cho thấy việc các ngân hàng tăng tài sản một cách thận trọng và mang lại hiệu quả nhất định. Từng đơn vị tiền tệ tài sản được gia tăng đều được khai thác triệt để nhằm mang lại lợi ích cho ngân hàng. Nhìn chung, mặc dù tài sản ngân hàng tăng dần qua các năm, thể hiện ở sự gia tăng về con số tuyệt đối nhưng tốc độ tăng của tài sản lại mang dấu âm trong giai đoạn 2008 – 2010, làm cho lợi nhuận ngân hàng cũng giảm đi. Kết quả này là


hậu quả chung của nền kinh tế trong thời kỳ bị ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế của toàn thế giới. đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Loans - Tỷ lệ cho vay/TTS: Cả ba mô hình hồi quy đều cho kết quả biến Loans tác động cùng chiều với hệ số Z-Score, thể hiện mức ý nghĩa thống kê là 1%. Tuy nhiên lại tương quan âm với chỉ số ROA, ROE và không có ý nghĩa với hệ số lợi nhuận điều chỉnh rủi ro RARROA và RARROE. Thực tế cho thấy khi ngân hàng tăng trưởng hoạt động tín dụng sẽ đem lại thu nhập cho ngân hàng. Đồng thời các chi phí đi kèm cho các khoản tín dụng này cũng gia tăng tương ứng. Nếu ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng an toàn và kiểm soát tốt rủi ro, lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại. Do đó, kết quả mâu thuẫn, thậm chí không có ý nghĩa thống kê, của biến Loans trong các mô hình phân tích ở trên không đủ cơ sở để kết luận liệu tỷ lệ cho vay trên TTS có thật sự ảnh hưởng đến ổn định của ngân hàng hay không.

Deposits - Tỷ lệ Huy động vốn/TTS: Kết quả các mô hình hồi quy thể hiện biến Deposits tác động tích cực đến hệ số Z-Score nhưng lại tương quan ngược chiều với các biến ROA, ROE, RARROE và không có ý nghĩa thống kê với biến RARROA (Giả thuyết H7 bị bác bỏ). Như vậy, gia tăng khả năng huy động vốn không làm cho lợi nhuận ngân hàng tăng, ổn định của ngân hàng cũng không đáng kể. Khi ngân hàng huy động được nhiều nguồn vốn giúp cho tài sản có của ngân hàng tăng lên, hệ số Z-Score được cải thiện. Tuy nhiên, bản chất của nguồn vốn huy động tăng là chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh khoản chứ không phải mục đích đầu tư sinh lời. Do đó, trong giai đoạn nghiên cứu các NHTM Việt Nam, luận án nhận thấy hoạt động tăng cường huy động vốn của các ngân hàng không góp phần vào ổn định của hệ thống.

DGDP – Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Luận án cũng tìm ta mối tương quan cùng chiều của tốc độ tăng trưởng kinh tế đến ổn định ngân hàng qua các chỉ số ROA, ROE, RARROA, RARROE với mức ý nghĩa thống kê 1%. Chỉ có hệ số Z-Score cho kết quả tương quan ngược chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Ariss (2010), Jimenez cùng cộng sự (2013), Amidu và cộng sự (2013), Fu và cộng sự (2016). Như vậy, rõ ràng tình hình kinh tế ảnh hưởng


trực tiếp đến ổn định ngân hàng (Giả thuyết H8 bị bác bỏ). Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, ngân hàng là lĩnh vực hấp thụ nhanh nhất và chịu tác động tích cực từ sự phát triển đó. Thông qua kết luận này, các nhà hoạch định chính sách cũng thấy được tầm quan trọng trong việc điều hòa nền kinh tế để theo đó, các ngành nghề có điều kiện và môi trường để phát triển bền vững, đặc biệt là lĩnh vực tài chính – ngân hàng, ngành huyết mạch của đất nước.

INF – Tỷ lệ lạm phát: Khác với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng ngược chiều đến ổn định ngân hàng ở các chỉ tiêu đo lường là ROA, ROE, RARROA và RARROE. Mức ý nghĩa thống kê đều đạt 1% ở tất cả các mô hình hồi quy. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), Sufian và Chong (2008). Tuy nhiên, kết quả này không giống với kỳ vọng ban đầu của luận án. Do đó giả thuyết H9 được chấp nhận. Điều này được giải thích rằng hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu ảnh hưởng từ lạm phát. Khi lạm phát gia tăng cũng ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định ngân hàng như: suy giảm thu nhập, giảm lợi nhuận và đe dọa mức độ an toàn của các ngân hàng.

4.3 Thảo luận kết quả

Thông qua mô hình nghiên cứu, luận án đã trình bày chi tiết kết quả hồi quy của các mô hình đo lường tác động của yếu tố ĐDH thu nhập đến ổn định ngân hàng, tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng và tác động của ĐDH thu nhập đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này thực hiện cho mẫu gồm 28 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2017. Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng động không cân bằng, toàn bộ số liệu được thu thập từ các Báo cáo tài chính được kiểm toán, Báo cáo thường niên được công bố công khai của 28 NHTM, dữ liệu từ Bankscope và Vietnam Orbis Focus. Ngoài ra các dữ liệu về KTVM được lấy từ trang web điện tử của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Kết quả nghiên cứu được tóm tắt cụ thể qua bảng 4.7 như sau:


Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả nghiên cứu


Tên biến

Ký hiệu

Kỳ vọng

Thực tế

Biến phụ thuộc – Ổn định ngân hàng

Lợi nhuận ròng trên TTS

ROA



Lợi nhuận ròng trên VCSH

ROE



Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro

của ROA

RARROA



Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro

của ROE

RARROE




Biến độc lập

ĐDH thu nhập

R-Div

+

+

Mức độ cạnh tranh ngân hàng

Lerner

-

-

ĐDH và cạnh tranh

Lerner*Div

+

-

Quy mô ngân hàng

Size

+

-

Tốc độ tăng trưởng tài sản

Growth

+

+

Tỷ lệ cho vay/TTS

Loans


+

Không có

ý nghĩa

Tỷ lệ huy động/TTS

Deposits

+

-

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

DGDP

+

+

Tỷ lệ lạm phát

INF

-

-

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu

Từ kết quả ước lượng các mô hình hồi quy có thể rút ra một số các nhận xét chung như sau:

Thứ nhất, hoạt động ĐDH của ngân hàng nhằm mục tiêu tìm kiếm các nguồn thu nhập ngoài lãi thật sự mang lại hiệu quả kinh tế và gia tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng, từ đó giúp cho ngân hàng hoạt động ổn định và bền vững hơn. Thực tế cho thấy trong suốt thời gian qua, các NHTM Việt Nam không ngừng nỗ lực mở rộng phạm vi kinh doanh của mình sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Đầu tiên là tập trung vào các mảng cung cấp dịch vụ có thu phí, đây là lĩnh vực ít rủi ro, không đòi hỏi chuyên môn hay trình độ nhân viên cao nhưng lại mang đến cho ngân hàng nguồn thu dồi dào. Sau đó, các ngân hàng bắt đầu hoạt động mạnh hơn vào các


ngành nghề kinh doanh khác đi kèm rủi ro cao hơn: chứng khoán, bất động sản, thị trường phái sinh,…Mặc dù nguồn thu nhập từ các ngành này rất cao nhưng cũng phát sinh chi phí về cơ sở hạ tầng, công nghệ, đội ngũ lao động am hiểu chuyên môn,…Nhìn chung, đứng trước những thách thức và rủi ro đó, hoạt động phi lãi của ngân hàng trong thời gian qua vẫn thật sự mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển ngày càng ổn định hơn.

Thứ hai, trong xu thế hội nhập và đón nhận sự gia nhập của hàng loạt các TCTC quốc tế cùng những yêu cầu khắt khe hơn của cơ quan quản lý về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, cạnh tranh được xem như là một chiến lược tất yếu khách quan trong quá trình hoạch định kinh doanh ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định mức độ ảnh hưởng tích cực của cạnh tranh đến ổn định của hệ thống các NHTM Việt Nam. Cạnh tranh thúc đẩy các nhà quản trị ngân hàng lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp, khai thác triệt để nguồn tài nguyên bị giới hạn và đưa chúng vào sử dụng một cách có hiệu quả. Từ đó đưa ngân hàng phát triển tập trung vào một hoặc một số lĩnh vực có thế mạnh, mang tính chuyên môn hóa cao. Có như vậy mới có thể gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị phần và chiểm lĩnh một vị trí độc tôn nhất định trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Thứ ba, khi xem xét mối quan hệ giữa ĐDH như là một chiến lược cạnh tranh với ổn định ngân hàng, kết quả mô hình không như kỳ vọng ban đầu. Tương quan ngược chiều cho thấy khi ngân hàng tập trung vào hoạt động ĐDH thu nhập và xem đó như là mục tiêu trong chiến lược cạnh tranh của mình sẽ kéo theo sự bất ổn về mặt tài chính cho ngân hàng. Một khi ngân hàng mong muốn mở rộng phạm vi hoạt động, đầu tư hơn nữa nguồn lực cho các hoạt động phi truyền thống nhằm mục đích cạnh tranh về thị phần, lôi kéo khách hàng và chiểm lĩnh một vài lĩnh vực kinh doanh khác sẽ dẫn đến sự bất ổn về tài chính cho ngân hàng vì những rủi ro phát sinh vượt khả năng dự báo và ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. Từ năm 2008 trở đi, nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Khả năng phục hồi còn chậm, ngành tài chính – ngân hàng rơi vào tình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022