Mặc dù khuyến khích các NHTM chủ động khai thác và mở rộng phạm vi hoạt động nhưng các NHTM phải có sự chuẩn bị tốt để ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra. Sự chuẩn bị này phải bao gồm cả cơ sở hạ tầng, nhân lực, công nghệ và quản trị tốt. Ngân hàng phải hoạch định tốt kế hoạch kinh doanh, dự báo những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra và các phương án tài trợ thích hợp. Và đặc biệt, kế hoạch này phải mang tính chất dài hạn. Có như vậy, NHTM mới không bị sốc trước những tổn thất do rủi ro mang lại, đồng thời đảm bảo ổn định bền vững.
Ngoài ra, đối với các cơ quan quản lý nhà nước, nên đưa các nội dung liên quan đến ĐDH kinh doanh vào các đề án cơ cấu phát triển hệ thống các TCTD, trong đó có các NHTM. Những nội dung mang tính pháp lý này sẽ giúp định hướng mục tiêu và chiến lược kinh doanh cho các NHTM, đồng thời tạo ra khung pháp lý mang tính chất hướng dẫn cho các NHTM từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng truyền thống sang cải thiện và tăng cường thu nhập từ các hoạt động kinh doanh phi lãi khác.
- Giải pháp xem ĐDH là phương tiện hàng đầu để gia tăng cạnh tranh: Mặc dù kết quả hồi quy của mô hình tuyến tính về tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng cho thấy việc ngân hàng thực hiện ĐDH nhằm đạt lợi thế cạnh tranh sẽ gây ra bất lợi cho ổn định tài chính nhưng không phải vì thế mà các ngân hàng hạn chế sử dụng chiến lược ĐDH khi muốn gia tăng sức mạnh thị trường của mình. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các NHTM Việt Nam cần phải thận trọng và cân nhắc khi lựa chọn thực hiện các chiến lược về đa dạng hóá. Khi nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, môi trường cạnh tranh vì thế cũng trở nên khốc liệt hơn, nếu các NHTM không có sự tìm hiểu và chuẩn bị tốt trước khi muốn mở rộng hoạt động sang một ngành mới sẽ tiềm ẩn nguy cơ tổn thất về tài sản hoặc gia tăng chi phí vì thiếu kinh nghiệm ứng phó với những rủi ro phát sinh trong lĩnh vực mới này.
Để thực hiện hiệu quả hoạt động ĐDH trong chiến lược cạnh tranh của mình, các ngân hàng nên xây dựng chiến lược tổng hợp, trong đó ĐDH thu nhập là một phần trong kế hoạch. Việc không tập trung quá nhiều nguồn lực cho một mục tiêu
nhất định nào đó sẽ giúp ngân hàng phân tán thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Ngoài ra, bên cạnh hoạt động ĐDH thu nhập, ngân hàng nên tiến hành song song nhiều chiến lược kinh doanh khác để khai thác triệt để nguồn lực và thế mạnh của ngân hàng. Sau đó, khi đã đạt được thị phần nhất định cũng như mở rộng hoạt động sang một số lĩnh vực đạt hiệu quả, trên cơ sở kinh nghiệm và tiềm lực tích lũy được, ngân hàng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn hoạt động ĐDH của mình. Có như vậy, lợi nhuận ngân hàng mới tăng trưởng đồng thời đảm bảo ổn định tài chính bền vững.
Về cơ cấu sử dụng tài sản có và VCSH:
Trong kết quả nghiên cứu của luận án, chưa đủ cơ sở để kết luận tác động của TTS, tỷ lệ vốn vay trên TTS đến ổn định ngân hàng. Điều này đặt ra câu hỏi cho các nhà quản trị ngân hàng và các cơ quan quản lý liệu rằng tài sản có gia tăng có thật sự mang lại hiệu quả kinh tế và ổn định ngân hàng hay không. Để tìm ra đáp án cho vấn đề này, buộc các nhà quản trị phải có những biện pháp đánh giá chính xác hơn nữa chất lượng của tài sản có, hiệu quả sử dụng vốn vay cũng như VCSH. Cụ thể là xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng trên tất cả các lĩnh vực, tìm hiểu nguyên nhân tăng tài sản là đáp ứng nhu cầu thanh khoản hay mục tiêu sinh lời. Trong điều kiện kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn suốt thời gian qua, việc tăng tài sản phục vụ cho thanh khoản là cần thiết. Tuy nhiên về lâu dài đây không phải là dấu hiệu tốt cho ngân hàng.
Tỷ lệ cho vay trên TTS thể hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng. Kết quả hồi quy tác động của yếu tố này khác nhau đến các biến đại diện cho ổn định ngân hàng cho thấy chưa có bằng chứng để khẳng định ngân hàng cho vay nhiều hơn sẽ là tín hiệu tốt cho ngân hàng. Tuy nhiên, liên hệ thực tế cho thấy hầu hết các ngân hàng đều có khoản nợ xấu khó thu hồi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh tiền tệ và HTTC trong nước. Các NHTM cho vay nhiều hơn nhưng rủi ro mất vốn cũng xuất hiện đi kèm làm giảm chất lượng các khoản vay. Mặc dù hoạt động cho vay vừa mang lại thu nhập cho ngân hàng nhưng cũng gây tổn thất nghiêm trọng khi rủi ro phát sinh, từ đó ảnh hưởng đến ổn định tài chính cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần xem xét lại chất lượng tín dụng của các khoản vay.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Nghiên Cứu Tác Động Của Cạnh Tranh Đến Ổn Định Ngân Hàng
- Kết Quả Ước Lượng Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Ngân Hàng Qua Các Chỉ Tiêu Z-Score, Roa, Roe, Rarroa, Rarroe
- Gợi Ý Một Số Chính Sách Về Đa Dạng Hóa, Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Kinh Doanh Ngân Hàng
- Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam - 21
- Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam - 22
- Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.
Ngoài ra, các nhà quản lý, điều hành ngân hàng cũng cần phải xúc tiến công tác thúc đẩy, hỗ trợ các NHTM xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa HTTC để tránh gây tổn thương cho hệ thống ngân hàng. Từ đó, tạo điều kiện phục hồi sức mạnh, giúp cho thị trường tài chính trở lại hoạt động sôi nổi như trước, thật sự phát huy là kênh truyền dẫn vốn chủ lực cho nền kinh tế.
Về khả năng ứng phó với các biến động từ nền KTVM:
Luận án cung cấp kết quả nghiên cứu vững chắc về tác động của các biến KTVM đến ổn định ngân hàng. Các biến này thường nằm ngoài tầm kiểm soát của các NHTM. Nắm bắt được mối hệ tương quan này, các NHTM cần xây dựng chính sách dự báo tốt những thay đổi của nền kinh tế. Từ đó có những biện pháp chủ động ứng phó những thay đổi nhằm bảo vệ tài sản cho ngân hàng, hạn chế phát sinh các chi phí ngoài mong muốn: trích lập dự phòng rủi ro, hạn chế cho vay những ngành nghề rủi ro, tích cực thu hồi các khoản nợ tiềm ẩn nguy cơ,…Như vậy vừa duy trì khả năng sinh lời cho tài sàn vừa đảm bảo sự phát triển ngân hàng được bền vững.
Đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách, việc cần làm là duy trì sự bình ổn cho thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát, đưa ra các chỉ tiêu quản lý tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Ngoài ra cần theo dõi chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh ngân hàng, nắm bắt và chỉ đạo thực hiện việc sáp nhập, mua bán ngân hàng, tránh các trường hợp sở hữu chéo ngân hàng ảnh hưởng đến hiệu quả và sự an toàn của VCSH, từ đó ảnh hưởng đến ổn định chính ngân hàng và của toàn hệ thống.
5.3 Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng, luận án cung cấp một khung lý thuyết tổng quan với nội dung đầy đủ về sự tương quan giữa ba yếu tố trên.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra sự tác động của ĐDH, cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, tác động của ĐDH và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2017.
Thứ ba, thông qua nghiên cứu cơ sở dữ liệu của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu cũng cho thấy được mối quan hệ tương quan cùng chiều hay ngược chiều của ba yếu tố trên. Kết quả này góp phần vào việc lựa chọn và điều hành chiến lược ĐDH, cạnh tranh để mang đến ổn định hơn nữa cho hệ thống NHTM Việt Nam.
Thứ tư, khi xem xét tác động của ĐDH đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam, giúp nhận thức hơn nữa tầm quan trọng của ĐDH và cách thức sử dụng ĐDH như là công cụ đặc biệt để giúp cho việc cạnh tranh đạt hiệu quả nhiều hơn mong đợi. Trên cơ sở đó góp phần giúp cho các NHTM Việt Nam nhanh chóng nắm bắt xu hướng chung của nền kinh tế, tự tin hoạch định các chiến lược liên quan đến ĐDH để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.
Ngoài ra, luận án cũng tìm thấy các mối tương quan dương của các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng: tốc độ tăng trưởng tài sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam; đồng thời tương quan âm của huy động vốn đến ổn định ngân hàng. Đây là khám phá quan trọng giúp các nhà quản trị và hoạch định chính sách xem xét toàn diện hơn khi đề ra các phương án gia tăng ổn định cho các NHTM Việt Nam.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách rút ra những kết luận và gợi ý chính sách cần thiết trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, góp phần đưa hệ thống NHTM trong nước ngày càng hoạt động hiệu quả, tăng cường sức mạnh cạnh tranh và ổn định bền vững.
5.4 Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Với mong muốn được mở rộng mô hình nghiên cứu cho một số nước trong khu vực Châu Á, tuy nhiên do hạn chế về số liệu thu thập, luận án chưa thể tiếp tục nghiên cứu ở những nước có hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung tương đương như ở Việt Nam. Từ đó dẫn đến việc không thể so sánh mức độ ĐDH, cạnh tranh và ổn định trong mối tương quan với một số nền kinh tế trong khu vực.
Đây là hạn chế đáng kể ảnh hưởng đến chính sách được gợi ý trong hoàn cảnh toàn cầu hóa lĩnh vực tài chính - tiền tệ.
Ngoài ra, luận án giới hạn xem xét ĐDH dựa trên chỉ tiêu thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi của ngân hàng. Những chỉ tiêu này chưa phản ánh và đo lường hết được các hoạt động ĐDH của ngân hàng: ĐDH sản phẩm, dịch vụ, ĐDH địa lý và kết hợp cả hai hình thức ĐDH trên. Trong khi HQKD của ngân hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ các hoạt động này.
Sau những phân tích và kết quả đạt được từ luận án, vẫn còn những vấn đề trăn trở cần tiếp tục được tìm hiểu và nghiên cứu, cụ thể:
- Liệu hình thức ĐDH địa lý, ĐDH sản phẩm dịch vụ hay hình thức ĐDH nào vừa mang lại cho các NHTM Việt Nam lợi thế cạnh tranh đồng thời giúp hoạt động kinh doanh ngân hàng được ổn định.
- Xét về bối cảnh nghiên cứu, thị trường tài chính Việt Nam cần hội đủ những yếu tố nào để từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp cho hệ thống các NHTM có khả năng thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh của mình vừa mang lại lợi nhuận nhưng đảm bảo ổn định bền vững.
KẾT LUẬN
Luận án “Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam” đã nghiên cứu tác động của ĐDH và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 -2017. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tác động cùng chiều của ĐDH đến ổn định ngân hàng, của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.
Ngoài ra, luận án chỉ ra ĐDH trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam mang lại HQKD ngân hàng nhưng chưa phát huy vai trò quan trọng là chất xúc tác đặc biệt để thúc đẩy ảnh hưởng tích cực của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng.
Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra các kết luận quan trọng liên quan đến hoạt động ĐDH, việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh trong quá trình kinh doanh để hướng đến ổn định ngân hàng. Đồng thời, kết luận cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của bối cảnh kinh tế khi xem xét vấn đề về ĐDH, cạnh tranh và ổn định ngân hàng đối với các nhà quản trị ngân hàng trong quá trình hoạch định chiến lược.
Luận án đóng góp các gợi ý có ý nghĩa về mặt chính sách cho các nhà quản trị ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách trên các lĩnh vực: xây dựng chiến lược cạnh tranh, chiến lược ĐDH và kết hợp hai chiến lược trên nhằm giúp cho công tác định hướng, tổ chức và hoạt động của các NHTM Việt Nam hiệu quả. Từ đó góp phần giúp cho hệ thống ngân hàng nói riêng và HTTC quốc gia nói chung ngày càng ổn định hơn.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trầm Thị Xuân Hương và Nguyễn Từ Nhu, 2018. Ảnh hưởng của đa dạng hóa địa lý đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 144, trang 46 – 52.
2. Trầm Thị Xuân Hương và Nguyễn Từ Nhu, 2018. Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 44, trang 1 – 11.
3. Trầm Thị Xuân Hương và Nguyễn Từ Nhu, 2018. The Impact of competition on diversification in commercial banks: New evidence from Vietnam . Hội thảo quốc tế: The 4th International Conference on Acounting and Finance (ICOAF 2018), trang 127 – 133. The University of Da Nang University of Economics, Institute of Global Finance, Massey University and Aston University, tháng 06 năm 2018.
4. Trầm Thị Xuân Hương và Nguyễn Từ Nhu, 2018. Các yếu tố tác động đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam – Bài học kinh nghiệm các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM. Hội thảo khoa học: Giải pháp huy động nguồn lực nhằm phát huy cơ chế đặc thù để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ISBN: 978-604-971- 548-8, trang 238 – 253, Ban kinh tế - Ngân sách HĐND TP. HCM và Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM, tháng 09 năm 2018.
5. Trầm Thị Xuân Hương và Nguyễn Từ Nhu, 2018. Đánh giá mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: Cách tiếp cận trong thời kỳ hội nhập. Hội thảo khoa học: Vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, ISBN:978-604-791-996- 3, trang 216-232, Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM và Báo Doanh nhân, tháng 12/2018.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh
Abreu, M., & Mendes, V., 2001. Commercial bank interest margins and profitability: Evidence for some EU countries. Pan-European Conference, 17
– 20. Th IEFS-UK & University of Macedonia Economic & Social Sciences. Acharya,V. V., Hasan, I. & Saunders, A., 2006. Should banks be diversified? Evidence from individual bank loan portfolios. The Journal of Business, 79:
1355-1412.
Andries, A. M., & Căpraru, B., 2014. The nexus between competition and efficiency: The European banking industries experience. International Business Review, 23: 566–579.
Agoraki, M.-E. K., Delis, M. D. & Pasiouras, F., 2011. Regulations, competition and bank risk-taking in transition countries. Journal of Financial Stability, 7: 38-48.
Allen, F. & Gale, D., 2004. Competition and financial stability. Journal of Money, Credit, and Banking, 36: 453-480.
Altman, E. I., 1968. Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction of Corporate Bankruptcy. Journal of Finance, 23: 589-609.
Al – Muharrami, S. and Matthews, K., 2009. Market power versus efficient – structure in Arab GCC banking. Journal of Applied Financial Economics, 19: 1487 – 1496.
Amidu, M. & Wolfe, S., 2013. Does bank competition and diversification lead to greater stability? Evidence from emerging markets. Review of Development Finance, 3: 152-166.
Amihud, Y & Lev, B., 1981. Risk Reduction as a Managerial Motive for Conglomerate Mergers. The Bell Journal of Economics, 12: 605 - 617.
Ansoff, I., 1965. Corporate strategy. New York: McGraw Hill.