Kết Quả Nghiên Cứu Tác Động Của Cạnh Tranh Đến Ổn Định Ngân Hàng


Loans

8,43*

(1,93)

3,89**

(2,24)

12,75***

(3,51)

0,481

(1,49)

0,812**

(2,17)

Deposits

17,34***

(4,11)

0,00236

(0,36)

-3,418***

(-51,68)

-0,236

(-0,34)

0,617

(0,59)

GGDP

-174,1***

(-15,97)

-0,0292**

(-2,07)

2,129***

(7,66)

18,17**

(2,24)

16,07*

(1,70)

INF

0,29

(0,31)

-0,0189***

(-13,03)

-0,365***

(-18,64)

-1,344*

(-1,76)

-2,911***

(-3,26)

Constant

219,6***

(17,73)

0,0646***

(13,37)

0,966***

(4,02)

-2,281**

(-2,49)

-2,927***

(-2,81)

N

300

300

300

300

300

VIF

1,39

1,36

1,34

1,38

1,31

R2

0,6453

0,5739

0,5329

0,7567

0,4789

F (p-value)

66,17

Prob > F=0,0000

21,32

Prob > F=0,0000

44,35

Prob > F=0,0000

133,12

Prob > F=0,0000

33,44

Prob > F=0,0000

Kiểm định F

F(27, 264)=6,36

Prob > F=0,0000

F(27, 284)=16,42

Prob > F=0,0000

F(27, 284)=2,21

Prob > F=0,0008

F(27, 264)=3,34

Prob > F=0,0000

F(27, 264)=14,05

Prob > F=0,0000

Kiểm định Hausman

p-value = 0,0000

p-value = 0,0000

p-value = 0,0000

p-value = 0,0000

p-value = 0,0000

Kiểm định PSTD

Chi2 (28)=10074,11

Prob>chi2=0,0000

Chi2 (28)=3109,86

Prob>chi2=0,0000

Chi2 (28)=1530,80

Prob>chi2=0,0000

Chi2 (28)=105,79

Prob>chi2=0,0000

Chi2 (28)=102,28

Prob>chi2=0,0000

Wald test

Chi2(8)=13906,46

Prob>chi2=0,0000

Chi2(8)=2197,97

Prob>chi2=0,0000

Chi2(9)=464859,50

Prob>chi2=0,0000



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Việt Nam - 17

Ghi chú: Các ký hiệu (***), (**), (*) thể hiện mức ý nghĩa thống kê lần lượt tương ứng là 1%, 5%, 10%.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


4.2.2 Kết quả nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng

Để nghiên cứu tác động của yếu tố cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận án tiến hành hồi quy nhiều mô hình và thực hiện hàng loạt các kiểm định có liên quan như đề cập ở phần trước để kiểm định hệ số hồi quy của các biến trong mô hình, đồng thời xử lý các hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và nội sinh của mô hình. Kết quả thể hiện ở bảng 4.5 cho thấy ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy phản ánh việc ngân hàng thực hiện các chiến lược cạnh tranh đã thật sự tác động tích cực đến ổn định tại các NHTM Việt Nam. Như vậy, giả thuyết H2 được chấp nhận.

Ảnh hưởng của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng qua hệ số Z-Score: Kết quả hồi quy cho thấy ý nghĩa thống kê 1% thể hiện tương quan âm của chỉ số Lerner đến ổn định các NHTM Việt Nam phản ánh khi chỉ số Lerner càng tăng, tức là mức độ cạnh tranh thị trường của ngân hàng càng giảm, làm cho mức ổn định của ngân hàng cũng giảm đi. Như vậy, cạnh tranh thật sự có tác động đáng kể đến ổn định của ngân hàng. Kết quả mô hình theo phương pháp GMM có kết quả ước lượng mức độ tác động của chỉ số Lerner đến hệ số Z-Score với mức ý nghĩa cao. Một số tác giả trong nghiên cứu của mình cũng thể hiện kết quả tương tự và ủng hộ cho quan điểm Cạnh tranh – Ổn định để khuyến khích hoạt động cạnh tranh ở các ngân hàng.

Ảnh hưởng của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng qua tỷ lệ Lợi nhuận trên TTS: Kết quả mô hình hồi quy tác động của chỉ số Lerner đến ROA cho mức ý nghĩa thống kê là 1%. Qua đó mối tương quan dương cho thấy rằng khi mức độ cạnh tranh của ngân hàng giảm xuống thì lợi nhuận ngân hàng cũng giảm. Điều này phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu ban đầu. Đồng thời phù hợp với quan điểm khuyến khích ngân hàng gia tăng sức mạnh thị trường để tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản có sinh lời (Soedarmono và Tarazi, 2015; Fiordelisi và Mare, 2014; Fernandez và Garza-Garcia, 2012; Ariss, 2010).

Ảnh hưởng của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng qua tỷ lệ Lợi nhuận trên VCSH: Tương tự như kỳ vọng ban đầu của luận án, chỉ số Lerner có quan hệ


ngược chiều với hệ số lợi nhuận trên VCSH. Nghĩa là mức độ cạnh tranh của ngân hàng tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng VCSH. Việc ngân hàng thực hiện các hoạt động nhằm tăng cường tính cạnh tranh trong chiến lược kinh doanh sẽ làm cho các cổ đông quan tâm, giám sát chặt chẽ hơn đối với nguồn vốn của ngân hàng, đặt yêu cầu nhà quản trị ngân hàng sẽ trở nên thận trọng hơn trong quá trình sử dụng VCSH. Kết quả là lợi nhuận tính bình quân trên VCSH cũng gia tăng một cách hiệu quả và bền vững.

Ảnh hưởng của cạnh tranh đến Tỷ lệ Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro RARROA, RARROE: Kết quả mô hình hồi quy đo lường tác động của cạnh tranh, thể hiện quan hệ số Lerner, đến lợi nhuận điều chỉnh rủi ro tính trên TTS và VCSH cho thấy mức ý nghĩa thống kê là 1%. Ước lượng này phản ánh khi cạnh tranh ngân hàng gia tăng sẽ có tác dụng thúc đẩy lợi nhuận ngân hàng. Mức lợi nhuận này dưới ảnh hưởng tích cực từ các hoạt động cạnh tranh của ngân hàng sau khi được điều chỉnh những biến động về thu nhập do rủi ro gây ra vẫn cho thấy mang lại hiệu quả tài chính nhất định cho ngân hàng, chứng tỏ rằng các chiến lược cạnh tranh của ngân hàng được thực sự góp phần củng cố hơn nữa ổn định cho các NHTM Việt Nam.


Bảng 4.5: Kết quả ước lượng tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng qua các chỉ tiêu Z-Score, ROA, ROE, RARROA, RARROE

Biến phụ thuộc: Z-Score – Hệ số đánh giá khả năng vỡ nợ của ngân hàng; ROA – Hệ số lợi nhuận trên TTS; ROA – Hệ số lợi nhuận trên tổng VCSH;

RARROA – Hệ số điều chỉnh rủi ro của ROA; RARROE – Hệ số điều chinh rủi ro của ROE.

Biến độc lập: Lerner – Mức độ cạnh tranh; Lerner2 – Bình phương của hệ số Lerner; Size – Quy mô ngân hàng; Growth – Tốc độ tăng TTS; Loans – Tổng cho vay trên TTS; Deposits - Tổng huy động vốn trên TTS;

Phương pháp ước lượng: GLS, GMM

Mô hình hồi quy: Bankstabi,t = α0 + α1Bankstabi,t-1 + α2Lerneri,t + α3Lerneri,t2 + βj,Controli,t + βj,,Control’i,t + εi,t


Tên biến

Z-Score

ROA

ROE

RARROA

RARROE

Z-Scoret-1

-0,213***

(-5,07)

ROAt-1

0,0798***

(6,73)

ROEt-1

-0,0594***

(-8,74)

RARROAt-1

0,866***

(31,80)

RARROEt-1

0,646***

(15,10)

Lerner

-26,02***

(-0,77)

-0,0180***

(-1,25)

-0,087***

(-2,32)

-3,754***

(-1,82)

-3,425***

(-1,18)


Lerner2

7,393*** (0,46)

0,00833*** (1,50)

0,00764*** (2,11)

0,128*** (2,67)

1,754*** (1,23)

Size

-10,32*** (-9,62)

-0,00276**** (-7,97)

-0,0106*** (-6,67)

-0,230*** (-3,83)

0,120*** (2,10)

Growth

-0,521

(1,56)

0,000501*** (3,59)

0,0673*** (5,03)

-0,106** (-2,09)

0,247*** (4,21)

Loans

17,20*** (2,64)

0,00460* (1,89)

-0,434*** (-6,99)

0,383

(1,17)

-0,758*** (1,98)

Deposits

21,22*** (5,19)

-0,000194

(-0,04)

-3,393*** (-41,98)

-0,616*** (-0,88)

-0,0310*** (-0,03)

GGDP

-127,6*** (-7,18)

0,0122

(0,81)

1,296***

,10)

25,76*** (3,35)

21,21** (2,32)

INF

1,820*** (3,53)

-0,0164*** (-9,56)

-0,371*** (-9,43)

-1,247*** (-1,59)

0,00693

(0,80)

Constant

176,9*** (5,66)

0,0653*** (6,75)

2,624*** (3,29)

-1,789** (-1,17)

-2,886*** (-3,14)

N

300

300

300


300

VIF

1,36

1,33

1,30

1,35

1,28


R2

0,6375

0,6267

0,6310

0,7469

0,4881

F (p-value)

56,67

Prob > F=0,0000

19,20

Prob > F=0,0000

378,5044,02

Prob > F=0,0000

107,37

Prob > F=0,0000

30,73

Prob > F=0,0000

Kiểm định F

F(27, 264)=6,35 Prob > F=0,0000

F(27, 264)=1,79 Prob > F=0,0000

F(27, 264)=2,21 Prob > F=0,0000

F(27, 264)=3,28 Prob > F=0,0000

F(27, 264)=2,38 Prob > F=0,0000

Kiểm định Hausman

p-value = 0,0000

p-value = 0,0000

p-value = 0,0000

p-value = 0,0000

p-value = 0,0000

Kiểm định PSTD

Chi2 (28)=85194,44

Prob>chi2=0,0000

Chi2 (28)=1687,53

Prob>chi2=0,0000

Chi2 (28)=1849,61

Prob>chi2=0,0000

Chi2 (28)=202,23

Prob>chi2=0,0000

Chi2 (28)=481,76

Prob>chi2=0,0000

Wald test

Chi2(9)=15153,01

Prob>chi2=0,0000

Chi2(9)=650,79

Prob>chi2=0,0000

Chi2(9)=1,34e+06

Prob>chi2=0,0000



Ghi chú: Các ký hiệu (***), (**), (*) thể hiện mức ý nghĩa thống kê lần lượt tương ứng là 1%, 5%, 10%.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu


4.2.3 Kết quả nghiên cứu tác động của đa dạng hóa và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng

Sau khi hồi quy các mô hình về tác động của ĐDH thu nhập và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng của của 28 NHTM Việt Nam, luận án tiếp tục xem xét tác động của ĐDH, trong bối cảnh các NHTM sử dụng như một trong các chiến lược về cạnh tranh, đến ổn định ngân hàng. Việc các NHTM Việt Nam tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực phi lãi suất sẽ góp phần gia tăng sức cạnh tranh cho mình. Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ổn định và bền vững của ngân hàng. Luận án sử dụng nhiều mô hình hồi quy với nhiều biến phụ thuộc để đo lường ổn định ngân hàng. Kết quả hồi quy đối với 28 NHTM Việt Nam đều cho ý nghĩa thống kê cao và phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu (kết quả bảng 4.6) Kết quả hồi quy phác họa nhiều mức ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố nghiên cứu trong mô hình. Biến R-Div thể hiện mức độ ĐDH thu nhập của ngân hàng tác động cùng chiều với hệ số Z-Score trong mô hình hồi quy theo phương pháp GMM với mức ý nghĩa là 1%. Dấu hệ số tương quan trong mô hình (3) ngược với dấu của hệ số tương quan trong mô hình (1). Tuy nhiên khi xét tương quan với biến ROA, ROE , RARROA và RARROE thì hệ số hồi quy mang dấu âm và không có ý nghĩa thống kê. Với phương pháp GMM, biến ĐDH thu nhập cho thấy tương quan cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng, giống như kết quả hồi quy mô hình (1). Như vậy, trong mô hình (3) này, cho thấy việc ngân hàng ĐDH thu nhập ảnh hưởng đến

tích cực đến ổn định của mình trong trường hợp của 28 NHTM ở Việt Nam.

Đối với chỉ số Lerner được sử dụng trong mô hình hồi quy (3), dấu tương quan của hệ số hồi quy là âm, tức là giống với kết quả hồi quy mô hình (2). Tuy nhiên, ý nghĩa thống kê về tác động của Lerner đến hệ số Z-Score là 1%, với các biến phụ thuộc còn lại ROA, ROE, RARROA, RARROE là 1%. Kết quả ước lượng hoàn toàn đáng tin cậy bởi các kiểm định được thực hiện sau đó để xử lý các hiện tượng phương sai thay đổi, nội sinh giữa các biến là phù hợp. Qua đó cho thấy cạnh tranh là yếu tố có tác động tích cực đến ổn định của ngân hàng đối với các NHTM tại Việt Nam.


Xét đến ảnh hưởng của ĐDH đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng, luận án hồi quy biến tương tác Lerner*R-Div để nghiên cứu xem liệu khi các NHTM Việt Nam sử dụng chiến lược ĐDH như là một trong các phương thức cạnh tranh thì kết quả có mang lại ổn định hơn trong hoạt động kinh doanh của mình hay không. Kết quả của 5 mô hình hồi quy với các biến phụ thuộc là ổn định ngân hàng bao gồm Z-Score, ROA, ROE, RARROA và RARROE đều cho kết quả với ý nghĩa thống kê là 1%. Hệ số hồi quy là dấu âm, chứng tỏ biến tương tác có tác động ngược chiều đến các biến phụ thuộc. Điều này trái ngược với kỳ vọng nghiên cứu ban đầu rằng ĐDH thật sự là cầu nối, hay là chất xúc tác giúp cho tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng được gia tăng và bền vững hơn. Tuy nhiên về phương diện kinh tế, từ kết quả hồi quy của mô hình (3) đối với biến tương tác giữa ĐDH và cạnh tranh, có thể phân tích rằng trong một môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng, kết quả thực hiện một chiến lược ĐDH có thể dẫn đến sự bất ổn về mặt tài chính cho ngân hàng đó. Nguyên nhân thất bại là do dưới áp lực cạnh tranh để giành thị phần, các ngân hàng có thể tham gia vào các hoạt động hay gia tăng tìm kiếm lợi nhuận từ các lĩnh vực tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ rủi ro. Lúc bấy giờ, ngân hàng sẽ đối mặt với sự bất ổn về tài chính. Vì vậy trong trường hợp này, sự bất ổn tài chính của các ngân hàng có thể được sinh ra từ những cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với mong muốn tạo ra lợi nhuận và sự khác biệt nổi bật lẫn nhau bằng những hoạt động phi truyền thống, tuy nhiên các ngân hàng này thiếu kinh nghiệm trong việc phát hiện, quản lý và kiểm soát những rủi ro mới phát sinh.

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí