Khoảng Trống Nghiên Cứu Về Tác Động Của Chi Tiêu Công Đến Đầu Tư Tư Nhân



(1999) đã bổ sung kết luận rằng các dự án đầu tư phi hạ tầng, chẳng hạn như thương mại, công nghiệp… thường liên quan đến mối quan hệ trái chiều giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân. Kết quả thực nghiệm đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục về hiện tượng bổ trợ đầu tư tư nhân trong dài hạn của hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Trong khi đó, Bilgili (2003) đã thu thập dữ liệu hàng quý của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1988 đến năm 2003 và phát hiện được cả ngoại ứng lấn át lẫn hỗ trợ. Đồng tình với Devarajan và cộng sự (1996), Bilgili (2003) chứng tỏ khi đầu tư chính phủ tăng lên 1%, đầu tư tư nhân trong dài hạn sẽ giảm đi 0.68%, hiệu ứng lấn át đã xảy ra. Ngược lại, nếu chính phủ tăng chi tiêu dùng thêm 1%, khu vực tư nhân sẽ mở rộng vốn đầu tư thêm 1.65%; nói một cách khác, hoạt động tiêu dùng của chính phủ đang thúc đẩy đầu tư tư nhân. Như vậy, tùy theo thành phần của hoạt động tài khóa mà hướng tác động đến khu vực tư nhân có sự khác nhau.

2.4.2. Hiệu ứng bổ trợ đầu tư

Một số tác giả lại khẳng định nguồn vốn công sẽ bổ trợ cho hoạt động kinh doanh của tư nhân (Aschauer, 1989; Keynes, 1936). Nhận định này nhận được sự ủng hộ của khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm như Blejer và Khan (1984), Ghura và Goodwin (2000), Blanchard và Perotti (2002), Erden và Holcombe (2005), Gjini và Kukeli (2012). Chẳng hạn, khi đánh giá trường hợp của 11 nước Đông Âu giai đoạn 1991 - 2009, Gjini và Kukeli (2012) khẳng định không xảy ra sự lấn át từ phía chi tiêu công. Mặc dù cũng chia thành các nước phát triển và đang phát triển nhưng các tác giả này chỉ tìm thấy hiệu ứng biên tích cực của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân, dù rằng hiệu ứng này có sự khác nhau tùy theo trình độ phát triển của nhóm nước.

Thay đổi đối tượng quan sát thành 39 nước thu nhập thấp từ năm 1980 đến 2012, Eden và Kraay (2014) đo lường tác động của chi tiêu chính phủ đến đầu tư tư nhân bằng cách sử dụng độ co giãn không đổi (CES - Constant Elasticity of Substitution) của hàm sản xuất thay thế. Phương pháp 2SLS là phương pháp chính, còn OLS được dùng để đối chiếu. Kết quả từ phương pháp OLS cho thấy hiệu ứng lấn át đầu tư đã xảy ra, nhưng không có ý nghĩa thống kê; trong khi đó ước lượng 2SLS cho con số khả quan và đảm bảo ý nghĩa thống kê. Theo mô hình 2SLS, mỗi đồng USD vốn từ khu vực công tăng lên sẽ kích thích các nhà đầu tư ở khu vực tư rót thêm 1,88 USD. Nói một cách khác, ngoại ứng tích cực đã được thể hiện ở nghiên cứu này.

Tuy nhiên, không phải nghiên cứu nào cũng cho ra chiều tác động duy nhất của chi tiêu từ phía chính phủ đến khu vực tư nhân. Ảnh hưởng của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân tùy từng bối cảnh kinh tế, trình độ phát triển sẽ có sự khác biệt.



Cùng xem xét nhóm các nước theo trình độ phát triển kinh tế nhưng Afonso và St. Aubyn (2008), Erden và Holcombe (2005), Hur và cộng sự (2010)… cung cấp nhiều kết quả khác nhau. Tập trung vào nhóm các quốc gia phát triển, Afonso và St. Aubyn (2008) đã áp dụng mô hình vectơ tự hồi quy (VAR - Vector Autoregression) cho dữ liệu của 14 nước châu Âu (thuộc EU) kết hợp với Mỹ, Canada và Nhật Bản giai đoạn 1960- 2005 (độ dài quan sát cụ thể khác nhau tùy theo mỗi nước). Nghiên cứu này đánh giá tác động vĩ mô của đầu tư công lên đầu tư tư nhân qua tỷ lệ lợi nhuận của từng loại vốn đầu tư. Từ các hàm phản ứng đẩy, kết quả ước lượng chỉ ra hiệu ứng cộng hưởng của đầu tư công lên đầu tư tư nhân ở 8/17 nước, đều thuộc khu vực châu Âu. Các quốc gia còn lại đều xuất hiện tình trạng lấn át đầu tư tư nhân.

Ở một góc nhìn khác, Hur và cộng sự (2010) đánh giá về nhóm các nước đang phát triển và nước phát triển. Hur và cộng sự (2010) đã quan sát tình hình của 24 nước, trong đó có 18 nước thuộc nhóm G20 1 và 6 nước đang phát triển ở khu vực Đông Á; nhưng không tìm thấy hiệu ứng bổ trợ lẫn lấn át một cách đáng kể và có ý nghĩa thống kê. Dữ liệu được phân theo quý, trải dài từ năm 1991 đến năm 2009 tùy theo từng quốc gia. Kết quả phân tích bằng mô hình ECM cho thấy ảnh hưởng của công cụ chi tiêu chính phủ khá đa dạng. Cụ thể, xét riêng 10 nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, chi tiêu công kích thích tăng trưởng kinh tế trong dài hạn ở 5 nền kinh tế là Hồng Kông, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc và Singapore; nhưng lại ngược chiều ở 5 quốc gia khác là Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Thái Lan. Tương tự, nó có tác động bổ trợ trong dài hạn đến đầu tư tư nhân tại Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc và Singapore; song lại lấn át ở 6 nền kinh tế còn lại. Nhìn chung, chính sách chi tiêu ít nhiều có tác động trung lập đến đầu tư tư nhân.

Trong khi đó, đứng ở bình diện châu lục, Furceri và Sousa (2011) nhận thấy chi tiêu chính phủ tác động tích cực lên chi tiêu và đầu tư tư nhân chỉ ở khu vực Trung Đông, còn lại các châu lục khác như châu Phi, châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ, Nam Mĩ và Tây Ấn đều xảy ra ảnh hưởng tiêu cực lên khu vực tư nhân. Thay đổi góc nhìn theo trình độ phát triển, hiện tượng lấn át đầu tư được bắt gặp ở cả nhóm các nước OECD lẫn các nước đang phát triển.

Trong bối cảnh Việt Nam, các tác giả cũng tìm thấy 2 chiều tác động của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân, tuy nhiên về mức độ thì hiệu ứng hỗ trợ có phần vượt trội hơn hiệu ứng lấn át. Đào Thị Bích Thủy (2014) phát hiện tồn tại cả 2 chiều trong mối quan hệ giữa chi tiêu của khu vực công và tư. Theo đó, hiệu ứng bổ trợ được thể hiện ở tác



1 Group 20 - gọi tắt là G20 - là nhóm các Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới và Liên minh châu Âu (EU).



động thúc đẩy của chi tiêu chính phủ lên năng suất trong khu vực tư nhân; trong khi tác động lấn át xảy ra do thuế (dùng để tài trợ chi tiêu chính phủ) tăng, làm cho thu nhập giảm, đầu tư giảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính tích cực chiếm ưu thế hơn so với tác động lấn át đến đầu tư tư nhân. Nói một cách khác, không thể khẳng định chắc chắn rằng chi tiêu của khu vực công sẽ gây ngoại ứng tiêu cực lên đầu tư của khu vực tư nhân.

Trong một nghiên cứu gần đây, Su và Bui (2016) đã sử dụng mô hình GMM để phân tích dữ liệu bảng của các địa phương ở Việt Nam. Lúc này, mối quan hệ bổ trợ của chi ngân sách đến đầu tư tư nhân từ năm 2005 đến năm 2013 đã được chứng minh. Đặc biệt, 2 yếu tố này tương tác theo xu hướng phi tuyến. Nghĩa là, ban đầu chi tiêu chính phủ sẽ có tác dụng thúc đẩy đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, khi chi ngân sách vượt quá mốc 17,5% GDP, nó sẽ chuyển hướng lấn át đầu tư tư nhân. Mối quan hệ theo kiểu chữ U ngược này cũng là điểm phát hiện thú vị của nghiên cứu.

2.4.3. Khoảng trống nghiên cứu về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân

Việc phân tích tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân đã được rất nhiều nghiên cứu thực hiện trước đây. Trong đó, khi bàn đến hiệu ứng lấn át đầu tư, nhiều nghiên cứu nước ngoài đánh giá trực tiếp quan hệ giữa đầu tư tư nhân và chi tiêu công bằng cách xem giá trị đầu tư tư nhân như một biến phụ thuộc (Ahmed và Miller, 2000; Carrasco, 1998; Gjini và Kukeli, 2012) hoặc lồng ghép vào mô hình tăng trưởng kinh tế (Bahal và cộng sự, 2015; Khan và Kumar, 1997). Các tác giả Việt Nam thì thường xem xét tác động lấn át trong mô hình tăng trưởng (Đào Thị Bích Thủy, 2014), hoặc hệ phương trình đánh giá tác động của chính sách và các cú sốc đến từng biến số kinh tế (Sử Đình Thành, 2011). Việc phân tách thành các mô hình riêng biệt để xem xét cụ thể từng tác động chưa được các nhà nghiên cứu trong nước thực hiện, trong phạm vi hiểu biết của tác giả. Đây cũng là điểm mà bản thân tác giả có thể khai thác. Tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về riêng tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân ở Việt Nam.

Ngoài ra, các nghiên cứu nổi bật hiện nay tại Việt Nam thường xoay quanh nguồn dữ liệu chuỗi thời gian (Sử Đình Thành, 2011; Tô Trung Thành, 2011). Nếu có dùng dữ liệu bảng thì chỉ trong dữ liệu cấp tỉnh của Việt Nam (Su và Bui, 2016). Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy, khi nguồn dữ liệu và phương pháp thay đổi, đánh giá có thể sẽ khác nhau. Do vậy, thay vì dùng số liệu chuỗi thời gian, tác giả sử dụng dữ liệu bảng của 14 nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khu vực châu Á, sau đó phân tích mối liên hệ với Việt Nam, với kỳ vọng sẽ phát hiện những kết quả mới về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân.



Từ tổng quan nghiên cứu ở phần trên, có thể thấy nhiều mô hình khác nhau đã được sử dụng khi phân tích tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân, như bình phương bé nhất (OLS), tác động ngẫu nhiên (RE), tác động cố định (FE), mô men tổng quát (GMM), vectơ tự hồi quy (VAR, SVAR), hiệu chỉnh sai số (ECM, VECM)… được tóm tắt ở bảng sau:

Bảng 2.1. Tổng kết một số kết quả từ các phương pháp nghiên cứu


Phương pháp


Tác giả và phạm vi nghiên cứu

Tác động của

chi tiêu công đến đầu tư tư nhân


OLS

Aschauer (1989): Mỹ 1953-1986;

Furceri và Sousa (2011): 145 nước 1960-2007


-

Blejer và Khan (1984): 24 nước đang phát triển 1971- 1979; Greene và Villanueva (1991): 23 nước đang phát

triển 1975-1987.

+


FE, RE

Ghura và Goodwin (2000): 31 nước đang phát triển 1975-1992

+

-

GMM

Su và Bui (2016): Việt Nam 2005-2013

+

-


VAR

Blanchard và Perotti (2002): Mỹ 1947-1997; Afonso và

St. Aubyn (2008): 17 nước phát triển 1960-2005

+


Mitra (2006): Ấn Độ 1969-2005

+

-


ECM, VECM, SVECM

Hur và cộng sự (2010): 24 nước đang phát triển và G20

1991-2009

+

-

Bilgili (2003): Thổ Nhĩ Kỳ 1988-2003;

Tô Trung Thành (2011): Việt Nam 1986-2010


-

Bahal và cộng sự (2015): Ấn Độ 1950-2012

+

-


2SLS,

3SLS

Ramirez (1991): Mehico 1950-1986; Erden và Holcombe (2005): 31 nước phát triển và đang phát triển 1980-1996; Eden và Kraay (2014): 39 nước thu nhập thấp 1980-2012;

Andrade và Duarte (2016): Bồ Đào Nha 1960-2013

+


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân – Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam - 6

Ghi chú: (+): tác động cùng chiều. (-): tác động ngược chiều

Nguồn: Tổng hợp của tác giả



Mỗi phương pháp này đều có ưu điểm riêng trong việc phản ánh mối quan hệ giữa chi tiêu công và đầu tư tư nhân 2. Trong đó, theo phạm vi hiểu biết của tác giả, phương pháp 3SLS đến nay chưa được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân nói chung; đối tượng nghiên cứu có liên quan đến Việt Nam nói riêng. Do vậy, khi sử dụng 3SLS cho luận án sẽ tạo nên sự khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu đã có. Đồng thời, 3SLS cũng phù hợp với mô hình nghiên cứu của luận án (là hệ phương trình đồng thời).

Bên cạnh đó, nhiều nhà kinh tế nhận định rằng, yếu tố thể chế có vai trò khá quan trọng trong hoạt động kinh tế. Hiệu ứng lấn át đầu tư có thể xảy ra trong các giai đoạn, khu vực có nền thể chế kém phát triển; giảm dần và chuyển thành tác động kích thích khi thể chế có chiều hướng tốt hơn lên (Everhart và Sumlinski, 2001). Thậm chí, chi tiêu chính phủ có thể bị đảo chiều bởi tham nhũng (Mauro, 1998). Để góp phần đánh giá một cách toàn diện tác động của hiệu ứng lấn át đầu tư, tác giả đưa thêm biến “Thể chế” vào mô hình. Biến này lấy nguồn dữ liệu từ Chỉ số quản trị toàn cầu WGI - để đánh giá hiệu quả quản trị khu vực công. Đây là hoạt động của chính quyền các nước - nhưng có ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tư nhân. Tùy vào từng môi trường kinh tế cụ thể mà tác động này là thuận chiều hay ngược chiều. Đây cũng là biến chưa xuất hiện trong các nghiên cứu về hiệu ứng lấn át đầu tư tại Việt Nam - theo phạm vi kiến thức của tác giả, trừ nghiên cứu mới nhất của Su và Bui (2017) sử dụng chỉ số có tác dụng được xem là tương tự là Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI).

Như vậy, với một số điều chỉnh về mô hình nghiên cứu, dữ liệu, và bổ sung biến kiểm soát khác, tác giả cho rằng các yếu tố này sẽ giúp khai thác khoảng trống trong các nghiên cứu đã có, tạo nên tính mới cho công trình nghiên cứu của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Chương 2 đã trình bày những vấn đề lý thuyết cơ bản liên quan đến chi tiêu công, đầu tư tư nhân cùng tác động của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân như: khái niệm, đặc điểm, phân loại, các hình thức tác động… Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế học, vai trò của chi tiêu công đối với đầu tư tư nhân là điều không thể phủ nhận. Một số lý thuyết cơ bản được đề cập trong chương 2 như trường phái Keynes, trường phái tân cổ điển đã thể hiện các cơ chế khác nhau trong tác động của chi tiêu công lên khu vực tư nhân. Tùy vào từng thời kỳ lịch sử, bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội, trường phái kinh



2 Được trình bày chi tiết ở Phụ lục 1



tế khác nhau mà góc nhìn về cách thức tác động là khác nhau. Điều này một lần nữa được khẳng định thông qua các nghiên cứu thực nghiệm với phạm vi rộng lớn qua thời gian lẫn không gian, từ một nước đến một nhóm nước ở các trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm, ảnh hưởng của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân có thể lấn át hoặc bổ trợ, tùy theo khoản mục chi tiêu, trình độ phát triển của quốc gia, chất lượng thể chế cùng nhiều yếu tố chi phối khác. Tác động này cũng có thể mờ nhạt hoặc rõ nét theo những bối cảnh kinh tế xã hội cụ thể.

Từ những nội dung nghiên cứu trên, tác giả cũng trình bày khoảng trống nghiên cứu của luận án - là một số vấn đề mà các nghiên cứu trước đó chưa đề cập đến, hoặc nếu có thì chưa cụ thể hóa với bối cảnh Việt Nam. Do vậy, đây sẽ là điểm bổ sung của luận án vào các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến đầu tư của khu vực tư nhân.


CHƯƠNG 3

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân được tiến hành theo các bước cụ thể sau:


Xác định vấn đề nghiên cứu

Xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu

Lựa chọn mô hình và xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Thu thập và xử lý số liệu

Phân tích kết quả định lượng

Phân tích kết quả định tính

Đánh giá kết quả và đưa ra hàm ý chính sách

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự thực hiện

Các bước xác định vấn đề, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu là những khâu đầu tiên để tiến hành hoạt động nghiên cứu. Nội dung cụ thể của các bước này đã được trình bày ở chương 1.

Công việc tiếp theo là xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, công tác thu thập, xử lý dữ liệu sẽ được trình bày



trong chương này. Cụ thể, liên quan đến mô hình nghiên cứu, luận án sẽ trình bày mô hình được lựa chọn để phản ánh mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế, chi tiêu công và đầu tư tư nhân. Trong đó có các biến số cụ thể cùng cách thức đo lường biến số. Các giả thuyết nghiên cứu cũng được xây dựng để mô tả mối quan hệ dự kiến giữa các biến số trong mô hình. Căn cứ vào mô hình nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, gồm nguồn dữ liệu, loại dữ liệu và cách xử lý dữ liệu sẽ được xác định.

Việc phân tích kết quả nghiên cứu được tiến hành sau khi hồi quy mô hình đã có ở bước trên. Tiếp đó, thực trạng vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam cũng được xem xét để đưa ra những nhận định cho mối quan hệ giữa chi tiêu công với đầu tư tư nhân ở Việt Nam. Từ những phân tích này, tác giả đề xuất một số chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam nhằm gia tăng ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân.

3.2. Mô hình nghiên cứu

3.2.1. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân được xây dựng dựa trên tổng quan nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu của Aschauer (1989), Ghura và Goodwin (2000), Erden và Holcombe (2005).

Điểm đáng chú ý là đối tượng hướng tới trong đề tài này là tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân; trong quá trình đó, chi tiêu công còn bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố khác. Diễn biến của các số liệu thống kê có thể đã bao hàm các tác động này. Do vậy, việc đưa tất cả các biến số vào một mô hình có thể không phản ánh đầy đủ xu hướng biến động của từng biến riêng lẻ. Cụ thể, theo mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu chính của mô hình sẽ là chi tiêu công và đầu tư tư nhân. Trong đó, chi tiêu công có thể chịu sự chi phối của nhiều nhân tố như thu ngân sách, vấn đề an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế, thể chế… Bản thân hoạt động đầu tư tư nhân lại chịu ảnh hưởng từ chi tiêu của khu vực công, vốn FDI, tăng trưởng kinh tế, lãi suất, lạm phát, lao động, giao thương quốc tế… Rõ ràng, các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công và vốn đầu tư tư nhân không hoàn toàn giống nhau; nhưng 2 biến số này lại có tác động đến nhau. Do vậy, gộp chung các biến vào một mô hình có thể ảnh hưởng đến tính đồng thời của biến, gây ra sự sai lệch trong kết quả ước lượng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022