Hiện Thượng Nguyên Nhân Hư Hỏng Của Rơ Le Khởi Động

1. Máy khởi động 4. Công tác khởi động

2. Rơ le khởi động 5. Công tác máy

3. Cồn tác số 0 6. Cầu chì


Gồm lõi thép kỹ thuật điện hình trụ trên đó quấn một cuộn dây Emay, một đầu dây nhận điện (+) trực tiếp từ ắc quy, đầu còn lại dẫn đến nút đề. Ở giữa khung thép là một lõi thép di động tự do, mặt trên của lõi thép di động là một miếng đồng, phía trên là hai cực a,b cách điện với mát và rời nhau, phần nhô ra ngoài có ren, ốc để bắt dây dẫn điện, một cực nối trực tiếp với dây (+ a) màu Đỏ, có tiết diện lớn. Cực còn lại nối với chổi than (+

b) dây (Đỏ/Vàng) của máy khởi động.

* Nguyên lý làm việc:

Khi ta ấn nút khởi động, điện từ (+) ắc quy qua cuộn dây rơ le đề, đến nút đề rồi về mát, cuộn rơle đề lúc này trở thành một nam châm điện hút lõi di động đi lên (tiếp điểm a và b đóng), miếng đồng gắn trên nó sẽ nối điện từ (+) ắc quy đến máy khởi động để nó làm việc. Khi ta buông nút đề, điện ngắt nam châm không còn, lò xo đẩy lõi di động xuống phía dưới, ngắt dòng điện đến máy khởi động.

3.3. Hiện thượng nguyên nhân hư hỏng của rơ le khởi động

Bộ đề không chịu ngừng khi đã buông nút start

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Nguyên nhân là rơ-le đề bị dính cứng, không cắt được điện. Phải tắt chìa khóa, tháo rời chi tiết để sửa chữa hoặc thay mới.

Cách khắc phục với lỗi này là bạn không nên tiếp tục chạy xe hay để máy nổ, hãy tắt máy, thực hiện tháo rời các chi tiết trong bộ đề để kiểm tra sửa chữa khỏi kẹt hoặc thay mới bộ rơ-le đề xe.

- Khi bấm nút start nhưng rơ le không hoạt động

Nguyên nhân bình ắc-quy hết điện, cuộn dây rơ le đề hỏng đứt, nút start không tiếp xúc, đứt dây hoặc tuột giắc cắm trong hệ thống điện.

- Khi bấm nút start rơ le hoạt động nhưng đề không hoạt động

Nguyên nhân tiếp điểm rơ le đề hỏng không tiếp xúc.

3.4. Thực hành sửa chữarơ le khởi động

3.4.1. Chuẩn bị

3.4.2. Các bước tháo lắp

3.4.3. Kiểm tra sửa chữa

* Kiểm tra cuộn dây rơ le đề.

+ Cách 1: Lấy 2 đầu dây ra của Rơ le: Vàng/ Đỏ (Y/Re), và dây Đen (Bk). Kẹp vào 2 đầu dây của đồng hồ đo điện trở, nếu điện trở nhỏ chứng tỏ dây còn tốt, nếu kim không lên là dây bị đứt.

+ Cách 2: Dùng 1 bóng đèn đấu nối tiếp rồi chạm vào 2 cọc bình, nếu đèn sáng chứng tỏ dây còn tốt, nếu đèn không sáng dây bị đứt,

+ Cách 3: Chạm 2 cọc rơ le vào bình ắc quy, dây Đen(Bk) vào cọc (+), dây Vàng/ Đỏ (Y/Re) vào cọc (-), nếu nghe hút cộc chứng tỏ dây còn tốt, nếu không tóe lửa, không hút chứng tỏ dây đứt.

- Thử chạm mát: Lấy đầu dây nào cũng được chạm vào vỏ của rơ lên. Nếu kim đồng hồ không lên, đèn không sáng, là cuộn dây không chạm mát. Kết quả ngược lại là cuộn dây chạm mát.

* Sửa chữa

Kiểm tra tiếp điểm của rơ le, nếu bẩn hay bị cháy thì dùng giấy nhám chùi sạch mặt tiếp điểm, sửa lại cho phẳng để tiếp xúc tốt.


BÀI 4. SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐANH LỬA

1. Sơ đồ hệ thống đánh lửa điện trên xe máy

1.1. Nhiệm vụ yêu cầu hệ thống đánh lửa trên xe máy

1.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa trên xe máy

Hình 4 1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa bán dẫn CDI 1 3 Nguyên lý làm 1


Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo hệ thống đánh lửa bán dẫn CDI


1.3. Nguyên lý làm việc.

Hình 4 2 Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa bán dẫn CDI Khi động cơ làm 2

Hình 4.2. Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa bán dẫn CDI


Khi động cơ làm việc Khóa 4 mở.Vô lăng quay, theo nguyên lý cảm ứng điện từ trong cuộn nguồn cảm ứng ra xung điện xoay chiều có điện áp khoảng 70v 200v nạp vào CDI.

Đến thời điểm đánh lửa, vấu đánh lửa trên vô lăng từ cắt qua từ trường trong lõi thép của cuộn điều khiển. Cuộn điều khiển sinh ra dòng điện cảm ứng khoảng 2v 20v (xung điều khiển) cấp vào CDI. Khi CDI có xung điều khiển sẽ mở mạch cho phép dòng điện hạ áp qua cuộn sơ cấp (W1) của biến áp đánh lửa. Cuộn thứ cấp (W2) cảm ứng ra dòng điện có điện áp khoảng 20.000v 30.000v (dòng cao áp) tạo thành tia lửa điện mạnh phóng qua 2 cực của bugi.

2. Sửa chữa máy phát điện

2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của máy phát

2.2. Cấu tạo của của máy phát

- Bộ phận cố định.

+ Cuộn dây lửa (nổ): Là cuộn dây Emay cuốn trên lõi thép kỹ thuật điện do nhiều lá thép mỏng ghép lại với nhau, đường kính dây cỡ 0,05- 0,1 mm cuốn khoảng 7500 vòng, một đầu dây nối với mát, đầu dây còn lại hàn với dây: Đen/Đỏ (Bk/ R) ra đầu cắm. Công dụng của cuộn nổ là cung cấp dòng điện xoay chiều cho hệ thống đánh lửa. Điện thế tùy theo từng xe có thể từ: 65 - 150 V. Cuộn dây được bọc cách điện cẩn thận.

Hình 4 3 Cấu tạo của máy phát Cuộn dây đèn Dùng cho hệ thống điện đèn còi 3Hình 4 3 Cấu tạo của máy phát Cuộn dây đèn Dùng cho hệ thống điện đèn còi 4


Hình 4.3. Cấu tạo của máy phát


+ Cuộn dây đèn: Dùng cho hệ thống điện đèn còi, cấu tạo như cuộn đèn của hệ thống đánh lửa má vít. Dây vào nối với mát, dây ra có hai đầu: Màu trắng (W) để nạp

ắc quy, màu vàng (Y) điện xoay chiều dùng cho đèn chạy đêm. điện thế trung bình 6V hay 12V tùy theo hệ thống.

+ Cuộn điều khiển: Đây là cuộn dây Emay có phủ lớp sơn cách điện đường kính 0,1 mm cuốn khoảng 1500 vòng. Một đầu nối mát, đầu còn lại nối với dây Xanh biển sọc trắng (Bu/W). Cuộn dây được bọc nhựa cách điện cẩn thận. Công dụng của cuộn kích là điều kiển thời điểm đánh lửa, điện thế phát ra từ có thể từ: 3V- 20V. Cuộn kích có nhô ra 1 vấu sắt để xác định thời điểm đánh lửa đối với vấu trên vô lăng. Lưu ý: Cuộn kích có thể điều chỉnh được.

- Phần di động (quay)

+ Còn gọi là vôlăng gắn ở đầu trục khuỷu, nó được định vị trên trục khuỷu nhờ then bán nguyệt (cá điện). Vôlăng được làm bằng thép, có dạng hình trụ một đầu rỗng.

+ Trong lòng vôlăng có gắn những phiến nam châm vĩnh cửu nối tiếp nhau nhằm để kích thích các cuộn dây sinh ra dòng điện khi làm việc.

+ Phía vành ngoài vôlăng có đính cái cựa để điều khiển cuộn kích làm việc. Đối với các xe có đề phía sau vôlăng có 3 lỗ ren để bắt với cối đề

+ Bên ngoài vôlăng còn có ghi dấu mũi tên chỉ chiều quay của vôlăng, dấu điểm chết trên (ĐCT), dấu cân lửa và dấu góc đánh lửa sớm tự động nếu động cơ có trang bị.

Ví dụ: Vôlăng xe Dream dấu: chữ (T) là dấu ĐCT, dấu (F) là dấu cân lửa và dấu (hai gạch) là dấu góc đánh lửa sớm tự động

3. Sửa chữa các bộ phận của hệ thống đánh lửa

3.1. Kiểm tra, sửa chữa Cụm CDI

Là một mạch điện tử gồm các linh kiện bán dẫn như diot, tụ điện, SCR, điện trở kết nối nhau, bên ngoài bọc lớp nhựa bảo vệ chỉ để hở ra các chân hay các đầu dây để lắp nối.

Cụm CDI của xe nào thì dùng cho xe đó tuy nhiên về cơ bản vẫn giống nhau. Ví dụ: Cụm CDI của xe Dream có 5 chân:

2

D5

1

1 2

3

D2

D3 R1 SC

5

3

Côm CDI

D

R

4

4

5 4

D1


Hình 4.4. Sơ đồ mạch điện bán dẫn CDI (TK)

Chân số 1 nối với bôbin dây màu: Đen/Vàng (Bk/Y). Chân số 2 nối với dây nguồn (nổ) màu: Đen/Đỏ (Bk/R). Chân số 3 nối với công tắc máy màu: Đen/Trắng (Bk/W). Chân số 4 nối với mát màu: Xanh cây (G).

Chân số 5 nối với dây cuộn kích màu: Xanh biển/Trắng (Bu/W).

Lưu ý: Bán dẫn của các xe: Dream, Wayve, 81, 82, DD, Win có thể dùng lẫn cho nhau lúc cần thiết.

*. Kiểm tra cụm CDI:

+ Thực tế chỉ cần kiểm tra các đầu dây nối có tiếp xúc tốt hay không. Khi ta kiểm tra các cuộn dây và bô bin thấy còn tốt mà thử không có lửa là bị hỏng ở cụm CDI. Dùng một cụm CDI khác còn tốt thay vào thử lại cho chắc.

+ Vì cụm CDI là mạch tổng hợp dùng Ohm kế thông thường để đo các đầu dây chỉ biết có thông mạch hay không chứ không phát hiện hư hỏng cụ thể.

+ Cụm CDI của xe nào thì dùng cho xe đó. có thể thay thế cho nhau với điều kiện cuộn nguồn, cuộn kích có số liệu giống nhau.

- Lưu ý:

+ Khi máy đang nổ không được gỡ bất kỳ đầu dây nào của cụm CDI ra khỏi mạch, vì làm như vậy sẽ tạo ra những xung điện đột ngột làm hỏng cụm CDI.

+ Khi thử lửa cao áp không được để dây cao áp quá cách xa mát( đánh với)

3.2. Công tắc máy

- Công tắc máy có 4 đầu dây:

+ Dây: Xanh cây (G) nối với dây (-) khung.

+ Dây: Đen/Trắng (Bk/W) nối với Bán dẫn.

+ Dây: Đỏ (Re) nối với (+) ắc quy đến.

+ Dây: Đen (Bk) (+) ắc quy từ ổ khóa ra.

Hình 4 6a Vị trí ký hiệu công tác máy trên xe khóa điện Ổ khóa có 3 vị trí ON 5

Hình 4.6a. Vị trí ký hiệu công tác máy trên xe ( khóa điện)

- Ổ khóa có 3 vị trí: ON (mở), OFF (tắt), và Khóa cổ

+ Khi mở ON: Dây (G) cách (Bk/W) máy nổ. Dây (Re) nối (Bk).

+ Khi tắt (OFF): Dây (G) nối (Bk/W) máy tắt. Dây (Re) cách (Bk).

3.3. Biến áp đánh lửa.


Hình 4 6b Vị trí bô bin trên xe Biến áp đánh lửa có nhiệm vụ biến đổi 6

Hình 4.6b. Vị trí bô bin trên xe

Biến áp đánh lửa có nhiệm vụ biến đổi những xung điện có hiệu thế thấp (6V,12V) thành các xung điện có hiệu thế cao (12.000V – 24.000V) thành tia lửa điện phóng qua 2

cực của bugi để phục vụ cho hệ thống đánh lửa. Biến áp đánh lửa dùng cho các hệ thống đánh lửa có cấu tạo và nguyên lý làm việc đều giống nhau.

* Kiểm tra bộ biến điện:

Thực tế chỉ cần kiểm tra các đầu nối dây và bắt mát vào khung có chắc chắn hay không. Nếu nghi ngờ tình trạng bô bin thì có thể lấy một chiếc đang dùng ở xe khác thay vào rồi thử lại. Có thể kiểm tra bằng ôm kế theo hoặc hoặc dùng bóng đền đấu như sơ đồ sau:

Hình 4 7 Kiểm tra bộ biến điện 3 4 Bugi Cấu tạo Một điện cực ở giữa bằng 7


Hình 4.7. Kiểm tra bộ biến điện:

3.4. Bugi

* Cấu tạo

- Một điện cực ở giữa bằng thép hợp kim chịu, được áp suất, nhiệt độ cao, cực này nhận xung điện cao thế từ bô bin.

- Một chấu hàn liền với vỏ để truyền điện ra mát.

- Xung quanh cực giữa được bọc bởi một lớp sứ cách điện để điện cao thế khỏi truyền ra mát trước khi nhảy sang chấu.

- Thân dưới là một vỏ kim loại bọc ngoài sứ cách điện, phần trên có dạng lục giác để làm chỗ tháo lắp, dưới cùng là chân bugi có ren để vặn vào lỗ ở nắp quy lát. Khe hở bu gi từ cực giữa tới chấu thường từ: 0,4 - 0,7 mm.

* Chọn lựa bugi

Các loại bugi của Nhật được phân loại như sau:

- Loại nóng: C- 4HS. Dùng khi nhiệt độ môi trường thấp hơn OC

- Loại tiêu chuẩn C- 5HS; C- 6HS; C-7HS. Dùng khi môi trường hơi lạnh

- Loại lạnh trung bình C- 9HS; C- 10HS. Dùng đi đường dài.

- Loại rất lạnh C- 12HS; C-13 HS. Chỉ dùng cho xe đua.

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 28/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí