Nhiệm Vụ Yêu Cầu Hệ Thống Khởi Động Điện Trên Xe Máy

Hình 2 18 Các thời điểm hoạt động của van 3 Sửa chữa vòi phun 3 1 Nhiệm vụ 1


Hình 2.18. Các thời điểm hoạt động của van


3. Sửa chữa vòi phun

3.1. Nhiệm vụ, yêu cầu

Hệ thống nạp khí có nhiệm vụ hút không khí qua bộ lọc (lọc gió) và van phân phối đưa chúng vào buồng đốt. Khi bơm xăng sẽ đưa nhiên liệu qua lọc xăng, đi vào ống dẫn được nối với kim phun xăng (béc phun). Tại đây theo lệnh của ECU mà kim phun sẽ phun nhiên liệu trực tiếp dưới dạng sương vào buồng đốt thông qua van nạp.

3.2. Cấu tạo của vòi phun

Hình 2 19 Cấu tạo của vòi phun 3 3 Hiện thượng nguyên nhân hư hỏng của vòi 2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Hình 2.19. Cấu tạo của vòi phun

3.3. Hiện thượng nguyên nhân hư hỏng của vòi phun

- Sau khi sử dụng được một khoảng thời gian nhất định, nếu xuất hiện những biểu hiện như khởi động khó nổ, động cơ bị rần hoặc khi đỗ có hiện tượng giật cục, phản ứng ga chậm, xuất hiện các tiếng "khua" trong động cơ do đánh lửa sớm, hiệu suất hoạt động giảm rõ rệt và ngốn xăng hơn bình thường,... thì chắc chắn kim phun đang có vấn đề cần phải kiểm tra và sửa chữa.

- Theo ông Nguyễn Văn Thế, quản đốc một xưởng dịch vụ sửa chữa ô tô tại Hà Nội, sau khi chạy xe được một khoảng thời gian với quãng đường vận hành khoảng 15.000 km, các tài xế nên tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng kim phun nhiên liệu một lần.

- Việc kiểm tra sớm trước khi kim phun nhiên liệu bị “bệnh” nặng sẽ giúp người sử dụng tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ, so với việc phải thay thế thiết bị mới.

3.4. Thực hành sửa chữa

3.4.1. Chuẩn bị

3.4.2. Các bước tháo lắp

Xe này sử dụng chất liệu nhựa cho các bộ phận của ống dẫn xăng. Không được làm cong hoặc xoắn ống. Giảm áp suất nhiên liệu và tháo khớp nối nhanh

- Trước khi tháo, làm sạch xung quanh kim phun.

- Tháo đầu nối 2P kim phun. Tháo bu lông và kim phun/ống dẫn xăng ra khỏi ốnghút.

Hình 2 20 Tháo vòi phun Vệ sinh kim phun xăng được thực hiện theo 4 bước cơ bản 3Hình 2 20 Tháo vòi phun Vệ sinh kim phun xăng được thực hiện theo 4 bước cơ bản 4


Hình 2.20. Tháo vòi phun


Vệ sinh kim phun xăng được thực hiện theo 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Các bạn kiểm tra hiện trạng kim phun còn tốt hay không? Bằng cách: Tháo kim phun để kiểm tra gioăng cao su, nếu có dấu hiệu hoảng hoặc rách thì nên thay ngay.

+ Kiểm tra tốc độ không tải

+ Kiểm tra kim phun ở tốc độ trung bình và cao

+ Kiểm kim phun xăng có bị rò rỉ hay không?

+ Kiểm tra hoạt động đóng mở béc

+ Kiểm tra hệ thống tự động

+ Kiểm tra điện trở

+ Kiểm tra mô phỏng

Bước 2: Sau khi đã kiểm tra xong chúng ta tiến hành vệ sinh kim phun bằng sóng siêu âm cùng hóa chất chuyên dụng.

Thời gian vệ sinh kéo dài 5 – 10 phút tùy thuộc vào độ bẩn hay sạch của kim phun. Bước 3: Các bạn khởi động để kiểm tra kim phun điện tử đã hoạt động bình thường hay chưa? Nếu không có vấn đề gì thì chuyển sang bước 4.

Bước 4: Các bạn lắp kim phun xăng điện tử vào xe sau đó sử dụng bình thường.

Hình 2 21 Kim phun xăng trước vệ sinh và sau khi vẹ sinh Kiểm tra định kỳ và vệ 5Hình 2 21 Kim phun xăng trước vệ sinh và sau khi vẹ sinh Kiểm tra định kỳ và vệ 6

Hình 2.21. Kim phun xăng trước vệ sinh và sau khi vẹ sinh


Kiểm tra định kỳ và vệ sinh kim phun nhiên liệu thường có hai cách.

Cách 1: Bạn có thể tháo kim phun nhiên liệu ra ngoài, sau đó dùng các dung dịch chuyên dụng rửa và xúc nhẹ kim phun, theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Cách làm này có nhược điểm là cần nhiều thời gian thực hiện, đòi hỏi tính tỉ mỉ và buộc phải có các dụng cụ chuyên dụng.

+ Theo khuyến cáo, người dùng chỉ nên xúc và rửa trực tiếp với dung dịch chuyên dụng sau khi chạy được quãng đường 50.000 km.

Cách 2: Đổ trực tiếp các dung dịch chuyên dụng và bình xăng theo một tỷ lệ nhất định.

Ngoài ra, có thể đưa thẳng vào kim phun thông qua ống dẫn xăng. Tuy nhiên, cách này cũng gặp nhược điểm là phải lựa chọn đúng loại dung dịch phù hợp với cấu tạo động cơ

Bài 3. SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

1. Sơ đồ hệ thống khởi động điện trên xe máy

1.1. Nhiệm vụ yêu cầu hệ thống khởi động điện trên xe máy

Biến điện năng thành cơ năng truyền cho trục khuỷu động cơ một mô men với số vòng quay nhất định đủ để khởi động động cơ, sau đó động cơ sẽ làm việc tự lập.

* Yêu cầu:

- Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà động cơ có thể nổ được.

- Nhiệt độ làm việc không được quá giới hạn cho phép.

- Phải đảm bảo khởi động lại được nhiều lần.

- Tỷ số truyền từ bánh răng máy khởi động và bánh răng của bánh đà nằm trong giới hạn từ 9 18.

1.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động điện trên xe máy


Hìn 3 1 Sơ đồ mạch điện hệ thống khởi động Nguyên lý mạch điện khởỉ 7

Hìn 3.1. Sơ đồ mạch điện hệ thống khởi động


* Nguyên lý mạch điện khởỉ động.

Mở công tác máy, nhân nút khởi động. Mạch điều khiển có dòng điện từ + aq đến cầu chì, đến công tác máy, đến cuộn rơ le khởi động, đến Y/R của nút đề, đến đầu G nút khởi động, 0 về mát ắc quy. Khi dòng điện qua cuận dây rơ le se sinh ra tư trường hút lõi thép đẩy đồng su đóng các tiếp điểm của rơ le khởi động, nối mạch điên máy khởi động từ

cực dương AQ đến đầu 1 của rơ le đến tiếp điểm đến đầu 2 rơ le đến máy khởi động về mát aq máy khoowie động làm việc.

Lưu ý khi dùng đề:

- Để xe ở số O.

- Mỗi lần bấm nút đề không quá 5 giây. Nếu chưa nổ, để bình ắc quy hồi điện khoảng 10 giây sau rồi mới đề tiếp.

2. Sửa chữa máy khởi động

2.1. Cấu tạo của của máy khởi động

* Rô to (Lõi).

+ Trên đó gồm nhiều cuộn dây Emay có đường kính 0,6 - 1(mm) quấn sóng đặt xen kẽ với nhau trên một khối sắt kỹ thuật điện ghép lại, các miếng này cách điện với nhau, các cuộn dây này lọt vào trong rãnh khoét trên một lõi thép hoa khế và cách điện với khối thép, cứ hai đầu nối của dây điện, một cuộn này một cuộn kia được hàn dính vào một miếng đồng. Các miếng đồng này ghép lại với nhau thành vòng tròn và được cách điện với nhau do những miếng mica xen kẽ giữa chúng. Như vậy coi như tất cả các cuộn dây được nối tiếp, các miếng đồng kể trên được gọi là cổ góp.

+ Cổ góp điện phải cách điện với mát và trục của roto. Roto quay trơn trên 1 vòng bi và bạc gắn trên nắp đầu vỏ. Một đầu trục có răng để ăn khớp với bánh răng kép.

+ Hai chổi than làm bằng vật liệu tổng hợp thiếc đồng, có tiết diện hình chữ nhật luôn luôn tiếp xúc sát vào cổ góp dưới sức căng của 2 lò xo đẩy chúng.

- Stato (Vỏ).

Là 1 ống sắt hình trụ, 1 đầu bịt kín và có bạc đỡ. Trong vỏ có gắn 2 miếng nam châm đặt ngược chiều nhau

* Khớp nối truyền động

- Cấu tạo


1 Bánh bị động cối đề 2 Bi đề hình trụ 3 Trục khuỷu 4 Bánh chủ động 8

1. Bánh bị động (cối đề)

2. Bi đề (hình trụ)

3. Trục khuỷu

4. Bánh chủ động (đĩa đề)

5. Lò xo


Hình 3.2. Khớp truyền động

+ Xích đề: Cấu tạo giống như xích cam nhưng có chiều dài ngắn hơn.

+ Bánh chủ động (đĩa đề): Lắp quay trơn trên trục khuỷu nhờ bạc hoặc vòng bi kim; Phần vành răng dùng đề nhận mô men được truyền từ xích đề đưa đến; Phần trụ trơn nằm trong cối đề.

+ Bánh bị động(cối đề): Được ghép chặt với phía sau của vôlăng nhờ các vít Cối đề có khớp nối 1 chiều kiểu bi gồm: 3 lò xo nhỏ nằm trong 3 chốt luôn có xu hướng đẩy 3 viên bi đũa lăn trong rãnh của cối đề.

- Nguyên lý làm việc.

Khi bấm nút đề sẽ làm rô to quay, truyền chuyển động qua trung gian bánh răng nhỏ và xích đề kéo bánh chủ động. Lúc này do tốc độ của bánh chủ động lớn hơn bánh bị động cho nên các viên bi đũa bị lăn dưới sức căng của lò xo trong rãnh của bánh bị động, rồi kẹp vào chỗ nông giữa bánh chủ động và bánh bị động làm bánh bị động quay, cùng vô lăng và trục khuỷu quay theo.

Khi động cơ đã nổ rồi, do tốc độ của bánh bị động quay nhanh hơn bánh chủ động, các viên bi sẽ lăn ra khỏi rãnh nông chạy sang rãnh sâu về phía lò xo. Lúc này truyền động giữa bánh bị động

và bánh chủ động bị cắt đứt, vì vậy không làm hại máy khởi động.

2.2. Hiện thượng nguyên nhân hư hỏng của máy khởi động

- Khi bấm nút start nhưng bộ đề không hoạt động

Nguyên nhân của bệnh này có thể do bình ắc-quy hết điện, rơ le đề hỏng, nút start không tiếp xúc, đứt dây hoặc tuột giắc cắm trong hệ thống điện.

Chổi than bị mòn, chiều dài tiêu chuẩn của chi tiết này là 12 mm, nếu chỉ còn dưới 4 mm là phải thay mới.

Cổ góp ro to mòn, bẩn tiếp xúc không tốt. Bong choc các tuyên nam châm stato Cách khắc phục với lỗi này là bạn hãy kiểm tra lại nguồn điện ắc-quy xe trước để

biết rõ xem xe có bị chết nguồn điện hay không, nếu bộ ắc-quy vẫn hoạt động lúc này bạn hãy kiểm tra lại cụm đề, bộ rơ-le và dây điện cấp cho bộ đề để đảm bảo sửa chữa và thay thế khi bị lỗi.

Đề yếu không kéo nổ được máy:

Do bình ắc-quy quá yếu, đĩa tiếp điện trong rơ-le bị cháy rỗ, chổi than mòn hoặc rô-to của máy đề bị chập mạch.

Cách khắc phục là bạn nên kiểm tra nguồn điện, ắc-quy trên xe, kiểm tra bộ đề, nếu do chổi than hoặc rơ-le hỏng thì bạn nên thay mới, làm sạch, do ắc-quy hết nước thì bạn nên châm nước hoặc thay bình ắc-quy mới.

Khi bấm nút start có tiếng va lớn ở bộ đề. Do lõi và bi đề kém, mòn không đều, nhiều sai số. Khắc phục bằng cách gia công lại các chi tiết bằng kim loại tốt, đúng kích thước.

2.4. Thực hành sửa chữacủa máy khởi động

2.4.1. Chuẩn bị

2.4.2. Các bước tháo lắp.

- Tháo các te điện

Tháo máy đề ra khổi động cơ tháo bộ xích đề tháo các dây mát tháo đầu 9Tháo máy đề ra khổi động cơ tháo bộ xích đề tháo các dây mát tháo đầu 10


Tháo máy đề ra khổi động cơ tháo bộ xích đề tháo các dây mát tháo đầu 11


- Tháo máy đề ra khổi động cơ: tháo bộ xích đề ; tháo các dây mát; tháo đầu cắm điện

- Tháo vỏ máy đề

- Tháo rô to máy đề

- Tháo chổi than

- Tháo banh răng truyền động

2.4.3. Kiểm tra sửa chữa

* Roto.

- Kiểm tra tình trạng cổ góp điện, các mối hàn tại các thanh đồng có bị hở, lỏng ra không.

- Cổ góp điện nếu bị mòn không đều, phải đưa lên máy tiện láng lại hoặc thay mới.

- Trục roto đầu có bánh răng nếu bị sứt vỡ hoặc mẻ răng, cần thay thế. Đầu lắp ghép với bạc bị mòn cần láng nhỏ rồi đóng bạc.

- Cuộn dây của rôto kiểm tra như sau:

+ Đứt, cháy, hở mối hàn: Dùng đồng hồ đo sự liên lạc giữa 2 thanh đồng, từng cặp một, ở mọi lần đo, điện trở đều phải thấp, nếu kim không lên là đứt hay hở mối hàn ở cuộn dây nối tiếp 2 thanh đồng đang đo.

+ Chạm mát: 1 đầu que đo chạm vào thanh đồng, 1 đầu chạm vào trục của rô to.

Kết luận kim đồng hồ không lên là tốt.

* Vỏ đề.

- Bạc ở vỏ đề mòn: cần móc ra và thay bạc mới.

- 2 miếng nam châm trong vỏ đề bị bong: Cần vệ sinh sạch sẽ sau đó dán lại đúng yêu cầu kỹ thuật.

* Các chi tiết phụ. Chổi than phía tiếp xúc với cổ góp phải đều, không sứt mẻ. Khi chiều dài của chổi than bị mòn quá 60% thì cần thay chổi than mới và phải thay toàn bộ 2 cái mặc dù cái kia còn tốt.

- Chổi than phải di chuyển dễ dàng trong rãnh không vướng kẹt, lò xo chổi than không được quá mạnh dễ mau mòn chổi than và cổ góp, quá yếu làm ăn điện không tốt, tóe lửa máy quay yếu.

- Vòng bi nếu dơ hoặc mòn nhiều thì gây nên tiếng kêu (xắc cốt), phải thay vòng bi mới.

* Khớp nối truyền động.

- Bánh răng ăn khớp với răng đầu trục rô to bị mòn gây ra tiếng kêu khi bấm nút đề. Cần thay thế bánh răng khác.

- Xích đề bị chùng rão, cần thay thế.

- Bánh chủ động bị mòn, rỗ phần vành trụ tiếp xúc với bi đề, cần thay thế bánh chủ động khác.

- Các lò xo nhỏ và ống trụ bị kẹt trong lỗ dẫn hướng, cần vệ sinh sạch sẽ.

- Bi đề bị mòn không đều, rỗ. Cần thay thế.

- Bánh bị động bị nứt vỡ gây ra tiếng kêu khi khởi động, cần thay thế.

3. Sửa chữa rơ le khởi động

3.1. Nhiệm vụ, yêu cầurơ le khởi động

3.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc rơ le khởi động

* Cấu tạo:


Hình 3 3 Rơ le khở độngtrên hệ thống 12

Hình 3.3. Rơ le khở độngtrên hệ thống

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2024