1.1.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của Kahoot
* Ưu điểm:
- Có thể tích hợp các hình ảnh minh họa, sơ đồ, video… được tải từ máy tính hoặc từ Internet giúp gây sự chú ý, tạo được hứng thú cho người học giúp người học chủ động tương tác hơn “học mà chơi - chơi mà học”.
- Giúp GV ôn tập những điểm mà HS cần ghi nhớ.
- GV có thể loại bỏ những người chơi có tên đăng nhập không hợp lệ ra khỏi trò chơi
- Có thể cài đặt thời gian cho từng câu hỏi, và tăng độ khó của trò chơi sau 30s hoặc khi các bạn khác đã trả lời câu hỏi, điều này làm cho Kahoot hiệu quả hơn so với các ứng dụng có chức năng tương tự như Socrative và Nearpod.
- Linh động trong chờ đợi: Trong khi chờ đợi các người học đăng nhập vào hệ thống, GV có thể mở một video trên Youtube chạy trong nền của ứng dụng, video này có thể là một đoạn phim vui nhộn hay đoạn phim mang nội dung liên quan đến chủ đề chuẩn bị kiểm tra.
- Có thể dùng bất kỳ trình duyệt web nào, không cần phải cài đặt ứng dụng nào khác trên các thiết bị.
- Hoàn toàn miễn phí.
- Có sẵn kho câu hỏi, câu đố hay đã được chia sẻ từ cộng đồng Kahoot, tạo điều kiện cho chúng ta dễ dàng tìm hiểu và sử dụng thêm các câu đố khác.
Có thể bạn quan tâm!
- Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT - 1
- Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT - 2
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Của Việc Sử Dụng Ứng Dụng Kahoot Hỗ Trợ Việc Thiết Kế Bài Tập Lịch Sử Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ
- Thực Trạng Sử Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Môn Lịch Sử Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Biểu Đồ Tổng Hợp Ý Kiến Gv Về Vai Trò, Ý Nghĩa Của Việc Ứng Dụng Cntt Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt (Đơn Vị %)
- Một Số Biện Pháp Sử Dụng Ứng Dụng Kahoot Hỗ Trợ Việc Thiết Kế Bài Tập Phần Lịch Sử Thế Giới Lớp 11 Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
- Vào cuối bài, người học có thể cung cấp các thông tin phản hồi về bài kiểm tra giúp GV hoàn thiện hơn kho câu hỏi của mình.
* Nhược điểm
- Yêu cầu thiết bị phải có kết nối internet.
- Chỉ làm việc với các câu hỏi trắc nghiệm.
- Vì đây là một trò chơi trực tiếp nên người chơi phải ở cùng một phòng trong cùng thời điểm
- Giới hạn kí tự cho các câu hỏi và câu trả lời: mỗi câu hỏi chỉ có tối đa 95 ký tự và câu trả lời là 60 ký tự, tuy nhiên chúng ta có thể khắc phjc nhược điểm này bằng cách chụp ảnh câu hỏi và tải lên.
1.1.1.4. Khả năng ứng dụng trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT
Kahoot là công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập miễn phí với nhiều tính năng nổi trội, đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, ứng dụng Kahoot có thể sử dụng để hỗ trợ việc thiết kể bài tập cho bất cứ môn học nào. Tuy nhiên, với môn lịch sử chúng ta có thể thấy được khả năng nổi bật của Kahoot trong DHLS như sau:
Thứ nhất, tri thức Lịch sử có tính quá khứ, khi HS được học thì tất cả những sự kiện, hiện tượng lịch sử được nhắc đến đều đã diễn ra, thậm chí là rất xa so với thời điểm hiện tại. Vì vậy, HS không thể trực tiếp quan sát được lịch sử quá khứ mà chỉ có thể nhận thức một cách gián tiếp thông qua tư liệu lịch sử Việc ứng dụng Kahoot vào thiết kế bài tập lịch sử làm cho các sự kiện Lịch sử được tái hiện lại một cách sinh động hơn bởi Kahoot cho phép tích hợp hình ảnh và video một cách dễ dàng vào câu hỏi, qua đó bản thân người học vừa làm bài tập Lịch sử vừa như được sống lại với những sự kiện đã qua và từ đó con đường nhận thức cũng trở nên dễ dàng.
Thứ hai, do sự phong phú về nguồn tư liệu công nghệ như: Tranh ảnh Lịch sử, tranh biếm họa, video, phim tư liệu... Do đó, trong quá trình dạy học đòi hỏi người dạy phải khai thác một cách có hiệu quả nguồn tư liệu phong phú đó giúp tri thức lịch sử trở nên sinh động và trực quan hơn. Ứng dụng Kahoot có thể tích hợp các hình ảnh minh họa, sơ đồ, video… thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú cho người học.
Thứ ba, do điều kiện cơ sở vật chất ở trường học. Song song với quá trình đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học là trang thiết bị công nghệ
hiện đại cũng từng bước đợi đổi mới và hiện đại, các trường học đều có phòng máy tính, phòng học đa năng, phòng học có máy chiếu… đó là điều kiện tiên quyết để giáo viên có thể sử dụng ứng dụng Kahoot vào việc dạy học và kiểm tra đánh giá.
Như vậy, việc ứng dụng Kahoot vào dạy học là rất khả thi, đặc biệt là ứng dụng vào hỗ trợ thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho HS ở trường THPT.
1.1.2. Vai trò, ý nghĩ của việc ứng dụng Kahoot trong việc thiết kế bài tập lịch sử ở trường trung học phổ thông
UNESCO đã nêu ra khẩu hiệu cho mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI: Học ở mọi nơi (any where), Học mọi lúc (any when), Học suốt đời (long life) và Dạy cho mọi người (any people) Với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự hỗ trợ của các công cụ trong đó có Kahoot đã làm cho việc tổ chức bài dạy Lịch sử trở nên dễ dàng hơn, đáp ứng được yêu cầu dạy và học, và phần nào đảm bảo được khẩu hiệu đã nêu trên.
Về kiến thức: Với công cụ Kahoot trước hết GV có thể sử dụng để hỗ trợ việc thiết kế một bài dạy ấn tượng các tính năng ưu việt. GV là người xây dựng, thiết kế bài dạy nên với việc sử dụng ứng dụng Kahoot GV hoàn toàn có thể xây dựng lên một hệ thống lớp học tương tác, GV có thể thiết kế bài dạy theo mục đích của mình (ví dụ: sử dụng Kahoot thiết kế bài tập phần khởi động, mở đầu bài học; hoặc sử dụng Kahoot để thiết kế bài tập nghiên cứu kiến thức mới… ), Kahoot cho phép tích hợp hình ảnh, video một cách dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng, như vậy có thể thu hút HS hứng thú, tập trung vào nội dung bài học. Đồng thời với tính năng trực tuyến, Kahoot cho phép sử dụng hình ảnh, âm thanh hay một đoạn video phim tư liệu lịch sử sẵn có trên internet phục vụ cho bài dạy một cách dễ dàng. Cũng với tính năng trực tuyến ấy GV có thể theo dõi, kiểm tra đánh giá cũng như hỗ trợ kịp thời các hoạt động học tập của HS.
Sử dụng ứng dụng Kahoot vào thiết kế bài tập không chỉ phục vụ cho quá trình dạy học, lĩnh hội tiếp thu kiến thức mà còn sử dụng để hỗ trợ việc ôn tập và kiểm tra đánh giá.
Về kĩ năng: Bên cạnh việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào học tập thì còn rèn luyện cho HS nhiều kĩ năng trong cuộc sống hiện đại. Việc tìm tòi, khám phá một loại hình công nghệ mới trước hết sẽ kích thích sự sáng tạo của HS, đồng thời giúp HS phát triển những kĩ năng như: tin học, tìm kiếm thông tin …
Về thái độ: HS có thái độ ngưỡng mộ với những phát minh công nghệ hoặc làm tăng niềm đam mê công nghệ ở mỗi cá nhân.
Như vậy, khi thiết kế một bài dạy Lịch sử có sử dụng công cụ hỗ trợ Kahoot vừa đảm bảo được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cho HS vừa cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng về sử dụng phương tiện công nghệ, giúp HS phát triển toàn diện hơn trong thời đại mới, vừa góp phần thay đổi cách nhìn của xã hội về vai trò vị trí của môn Lịch sử ở trường phổ thông.
1.1.3. Quan niệm về bài tập lịch sử
* Khái niệm về bài tập
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “bài tập”
Khái niệm “bài tập” theo tiếng Anh: Exercise, tiếng Pháp: Exercice, tiếng Nga: Uprejniê… là chỉ một hoạt động của HS nhằm rèn luyện thể chất và trí tuệ: Bài tập thể dục, bài tập vẽ, bài tập toán, bài tập Lịch sử…
Khái niệm “bài tập” khi dùng trong ngành giáo dục (dạy học), theo “Từ điển tiếng Việt” khái niệm bài tập có nghĩa là “bài ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học” [16;tr.17] - lí giải này chỉ mới giảo thích về mặt thuật ngữ, chứ chưa đi sâu vào bản chất của khái niệm bài tập.
Theo GS. Nguyễn Ngọc Quang, khi nới đến khái niệm bài tập ông cho rằng chúng ta không thể không nhắc đến mội tướng quan giữa bài tập với
người làm bài tập. Như vậy, bài tập được gọi là bài tập chỉ khi nó là đối tượng hoạt động của một chủ thể xác định tức là có một “người giải”.
Trong cuốn “Bài tập trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Nxb Giáo dục của tác giả Trần Quốc Tuấn đã định nghĩa: “Bài tập là một hệ thống tin xác định bao gồm những điều kiện và yêu cầu đưa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi người học một lời giải đáp, mà lời giải đáp này về toàn bộ hoặc từng phần không ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm mà bài tập được đưa ra” [16;tr.18]. Do đó, bài tập không đơn thuần chỉ là sự hoàn thiện, vận dụng và củng cố các kiến thức đã học mà còn là nguồn nhận thức quan trọng trong quá trình học tập.
Trong các tài liệu khoa học cũng như trong thực tiễn dạy học, chúng ta thường dung các thuật ngữ như câu hỏi (câu hỏi theo tiếng Anh và Pháp là Question và được sử dụng khá phổ biến trong dạy học cũng như trong thực tiễn cuộc sống), bài tập, câu hỏi lịch sử, bài tập lịch sử. Chúng ta có thể nhận thấy giữa câu hỏi và bài tập có quan hệ với nhau đồng thời cũng có điểm giống và khác nhau sau đây:
Xét về chức năng dạy học: Trong dạy học nói chung, để có thể tổ chức thành công một hoạt động nhận thức, kiểm tra đánh giá và phát triển năng lực cho HS, người GV cần phải có những câu hỏi và bài tập để làm phương tiện tổ chức các hoạt động.
Xét về hình thức: câu hỏi và bài tập cũng có những điểm khác nhau. Câu hỏi chỉ nêu yêu cầu hoặc nhiệm vụ mà HS phải trả lời, còn bài tập vừa có dữ liệu vừa có yêu cầu, HS phải căn cứ vào dữ liệu để giải quyết được yêu cầu một cách xác đáng nhất .
Như vậy, bài tập phức tạp hơn câu hỏi rất nhiều, đòi hỏi học sinh phải có sự đầu tư hơn về cả thời gian lẫn công sức để có thể giải quyết được nhiệm vụ của bài, và tác dụng đối với quá trình nhận thức, giáo dục, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho HS cũng cao hơn.
* Khái niệm về Bài tập Lịch sử (BTLS)
Trong cuốn “Bài tập trong dạy học Lịch sử ở trường THPT, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, NXB Giáo dục Việt Nam, của tác giả Trần Quốc Tuấn, tác giả đã đưa ra quan niệm: “Bài tập Lịch sử là khái niệm chỉ một hệ thông tin xác định về tổ chức quá trình dạy học lịch sử khi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trên các lĩnh vực kiếm thức, thái độ và kĩ năng, kĩ xảo” [16;tr.18].
Đặc trưng của nội hàm khái niệm BTLS:
(1) BTLS cung cấp một hệ thông tin và quy định nhiệm vụ mà HS phải thực hiện hay mục tiêu mà GV và HS phải hoàn thành và đạt được trong quá trình dạy và học môn Lịch sử (bao gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực cần hình thành cho HS).
(2) BTLS được tiến hành ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học: Nghiên cứu kiến thức mới, hệ thống hóa kiến thức, vận dụng, kiểm tra, đánh giá.
(3) BTLS đặc biệt là bài tập nhận thức là phương tiện chính, chủ đạo của dạy học nên vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
(4) BTLS là phương tiện thúc đẩy năng lực tự học của HS, giúp HS tiếp cận với phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
BTLS đạt yêu cầu là phải đảm bảo tính vừa sức đối với HS, nghĩa là bài tập được đặt ra ở các mức độ khác nhau sao cho phù hợp với tất cả đối tượng HS, BTLS không chỉ đơn thuần là câu hỏi trong SGK. BTLS có vai trò quan trọng đối với quá trình học tập và nhận thức của HS, không chỉ kích thích tư duy độc lập, chủ động sáng tạo của HS, mà còn giúp HS làm quen với phương pháp tự học”tự nghiên cứu.
1.1.4. Đặc điểm của kiến thức lịch sử ở trường phổ thông
Để HS nắm vững kiến thức Lịch sử thì bên cạnh các biện pháp sư phạm đúng đắn thì GV cũng cần hiểu rõ được những đặc điểm của kiến thức Lịch sử. Không giống với kiến thức của nhiều bộ môn khác, kiến thức Lịch sử có những đặc điểm rất nổi bật: tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống sự thống nhất giữa “sử” và “luận”.
Thứ nhất là tính quá khứ: “Lịch sử là quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ lúc con người và xã hội hình thành đến nay” [13;tr.139]. Nghĩa là tất cả những sự kiện, hiện tượng mà HS được học đều đã xảy ra. Do đó, HS không thể trực quan sinh động lịch sử quá khứ mà chỉ có thể tiếp cận một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại hoặc trên cơ sở phân tích, suy luận từ những sự kiện hiện tượng tương tự
Thứ hai là tính không lặp lại: “Kiến thức Lịch sử mang tính không lặp lại cả về không gian và thời gian. Mỗi sự kiện, hiện tượng Lịch sử chỉ xảy ra trong một thời gian và không gian xác định” [13;tr.139]. Điều này đặt ra yêu cầu khi trình bày một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đó cần xem xét cụ thể về không gian và thời gian qua đó nhận thấy các sự kiện lịch sử cụ thể, riêng biệt song có mối quan hệ kế thừa, phát triển
Thứ ba là mang tính cụ thể: “Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử cụ thể của các nước, các dân tộc khác nhau và quy luật của nó. Lịch sử mỗi nước, mỗi dân tộc đều có diện mạo riêng do những điều kiện riêng quy định” [13;tr.139]. Chính đặc điểm này đòi hỏi việc trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ thể, càng sinh động thì càng hấp dẫn. Mỗi sự kiện, hiện tượng Lịch sử đều gắn liền với các khoảng không gian, thời gian, nhân vật và địa điểm cụ thể. Tuy mỗi sự kiện đều có những đặc điểm riêng song đều phát triển theo quy luật chung của tiến trình Lịch sử nhân loại
Thứ tư là tính hệ thống (logic lịch sử): “Lịch sử diễn ra trong một không gian, thời gian rộng lớn ở nhiều thời đại khác nhau, ở nhiều nước khác nhau. Nội dung kiến thức Lịch sử rất phong phú: Đề cập đến mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội loài người bao gồm: Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật…” [13;tr178]. Các nội dung đó được sắp sếp một cách hệ thống. Việc cung cấp kiến thức mới cũng như ôn tập kiến thức đã học cần làm rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa các sự kiện đồng đại, lịch đại, làm rõ tính logic, tất yếu của Lịch sử
Thứ năm: Kiến thức Lịch sử còn mang tính thống nhất giữa “sử” và “luận”. “Phần sử là các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong xã hội loài người (lịch sử thế giới) cũng như của dân tộc (lịch sử dân tộc), nó bao gồm nhiều yếu tố tạo thành như: thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, kết quả… và giúp HS biết Lịch sử diễn ra như thế nào. Phần luận là cách giải thích, đánh giá, nhận xét, bình luận về các sự kiện lịch sử đã xảy ra. Hai phần sử và luận có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời” [26;tr.7].
Kết luận, lịch sử là một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, kiến thức lịch sử vì vậy cũng khá trừu tượng vì lịch sử không chỉ phản ánh một sự kiện đơn lẻ mà là nhóm các sự kiện có liên quan. Vì vậy, GV cần sử dụng biện pháp sư phạm phù hợp để giúp HS tiếp thu kiến thức Lịch sử một cách tốt nhất.
1.1.5. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi và nhận thức của HS THPT
* Đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS THPT
Nói một cách khái quát nhất: “Tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người” [20;tr.6]. Các hiện tượng tâm lí đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống của con người, trong các hoạt động sống như: công việc, học tập… và trong mối quan hệ giữu con người với nhau trong xã hội.
Học sinh THPT thuộc vào lứa tuổi từ 16 đến 18, đây là thời kì mà cơ thể con người phát triển đạt mức trưởng thành. Sự phát triển về thể chất đạt đến độ hài hòa, cân đối và phát triển ổn định. Hoạt động trí tuệ, tư duy ngôn