Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT - 2

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 6

6. Những đóng góp mới của đề tài 6

7. Cấu trúc khóa luận 7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 1: 8

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KAHOOT HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 8

Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT - 2

1.1. Cơ sở lí luận 8

1.1.1. Giới thiệu về ứng dụng Kahoot 8

1.1.2. Vai trò, ý nghĩ của việc ứng dụng Kahoot trong việc thiết kế bài tập lịch sử ở trường trung học phổ thông 17

1.1.3. Quan niệm về bài tập lịch sử 18

1.1.4. Đặc điểm của kiến thức lịch sử ở trường phổ thông 20

1.1.5. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi và nhận thức của HS THPT 22

1.2. Cơ sở thực tiễn 26

1.2.1. Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông 26

1.2.2. Thực trạng sử dụng ứng dụng Kahoot trong việc hỗ trợ thiết kế bài tập môn lịch sử ở trường trung học phổ thông 28

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KAHOOT HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI TẬP PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 11 CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 43

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử thế giới lớp 11 43

2.1.1. Vị trí phần lịch sử thế giới lớp 11 43

2.1.2. Mục tiêu phần lịch sử thế giới lớp 11 44

2.1.3. Nội dung phần lịch sử thế giới lớp 11 46

2.2. Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng ứng dụng Kahoot 47

2.3. Một số biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11, chương trình chuẩn 49

2.3.1. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập khởi động 49

2.3.2. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập tìm hiểu kiến thức mới 53

2.3.3. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập sơ kết, tổng kết bài học 56

2.4. Thực nghiệm sư phạm 59

2.4.1. Mục đích thực nghiệm 59

2.4.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm 60

2.4.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm 60

2.4.4. Kết quả thực nghiệm 61

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 67

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, để đất nước ta phát triển đạt mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp và hội nhập quốc tế vào năm 2020, Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” [7; tr.237]. Như vậy, giáo dục là quốc sách hàng đầu, vấn đề năng cao chất lượng giáo dục là vấn đề sống còn.

Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI cũng đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [21; tr.15]. Cùng với các môn học khác, môn Lịch sử bên cạnh việc giáo dục kiến thức Lịch sử dân tộc, Lịch sử thế giới còn giáo dục kĩ năng, thái độ và hình thành các năng lực cho. Để đạt được các mục tiêu trên đòi hỏi chúng ta phải đề ra được biện pháp sư phạm, UDCNTT vào dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử.

Xuất phát từ những hạn chế trong quá trình dạy và học môn lịch sử ở trường THPT đặt ra yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện, để nâng cao chất lượng môn học . Cần chuyển từ học chỉ để ghi nhớ kiến thức sang giáo dục cho HS phương pháp học chủ động, phát triển kĩ năng vận dụng, kĩ năng

thực hành và năng lực tư duy sáng tạo cho HS , dần chuyển từ “giáo viên làm trung tâm” sang lấy “học sinh làm trung tâm”.

Cùng với việc đổi mới PPDH thì việc UDCNTT vào dạy học lịch sử cũng rất quan trọng và đang diễn ra phổ biến. UDCNTT là một cách hiệu quả để tạo hứng thú học tập cho HS thông qua việc sử dụng phương tiện trực quan, sinh động. Đồng thời việc sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ học tập cũng chính là tạo điều kiện để HS chủ động tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức, giúp việc ghi nhớ và lưu trữ kiến thức được lâu hơn.

Trong thời kỳ bùng nổ của CNTT, vai trò của CNTT trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, bên cạnh các phần mềm tiện ích, công cụ hỗ trợ ưu việt cho dạy học Lịch sử như powerpoint, prezi, sway, canva... Công cụ Kahoot cũng được biết đến với nhiều tính năng nổi trội đem lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ thiết kế bài tập Lịch sử.

Từ thực tiễn cho thấy, vai trò vị trí của môn Lịch sử đang ngày một giảm sút, HS coi Lịch sử chỉ là môn học phụ, vì vậy ngày càng có nhiều HS dần mất đi hứng thú học tập môn Lịch sử, nhiều HS còn không nhớ được kiến thức Lịch sử căn bản nhất. Nhiều GV vẫn coi trọng PPDH truyền thống và SGK là công cụ tuyệt đối trong giảng dạy. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ, đặc biệt và những công cụ mới, hiện đại vào giờ học còn nhiều hạn chế nên chưa tạo được sự hấp dẫn và khơi dậy được niềm yêu thích Lịch sử cho HS.

Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình, với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên thế giới, việc UDCNTT vào trong dạy học đã được triển khai từ rất sớm, ví dụ Pháp (1970), Newzeland (1975), Anh (1980)… Máy vi tính được sử dụng từ cấp cơ sở đến bậc Đại học, hay những tài liệu nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT vào dạy học của nhiều tác giả.

Trong cuốn “Essentail Teaching Skills” (Các kĩ năng dạy dọc cần thiết) (2007) của tác giả Chris Kyriacou, OUP Oxford. Tác giả đã đưa ra định nghĩa cơ bản về: “kĩ năng dạy học, ba yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển các kĩ năng và hệ thống các kĩ năng dạy học cần thiết của người GV. Trong đó kĩ năng sử dụng CNTT được đánh giá là một kĩ năng quan trọng trong quá trình lên kế hoạch và chuẩn bị bài giảng của GV với mục đích khuyến khích HS học tập có kết quả cao hơn.

Ở Việt Nam, việc UDCNTT trong dạy học Lịch sử đã đặc biệt nhận được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bắt kịp định hướng giáo dục mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” của GSTS Nguyễn Thị Côi (chủ biên), NXB Đại học Sư phạm, các tác giả đã đề xuất cho chúng ta một số ví dụ về cách ứng dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng cho GV áp dụng vào từng bài trong môn Lịch sử.

Nhiều nhà sử học, nhà giáo dục, các tác giả bày tỏ sự quan tâm của mình đến vấn đề phát triển tư duy và phát triển các năng lực cho HS trong DHLS, thông qua các công trình nghiên cứu, bài viết, tác phẩm sau :

Trong cuốn “Các con đường nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông” (2006), NXB Đại học Sư phạm, của GS Nguyễn Thị Côi có viết việc ứng dụng phương tiện công nghệ vào dạy học là một trong những con đường, biện pháp để nâng cao hiệu quả của bài học Lịch sử.

Trong cuốn “Giáo trình Giáo dục học” tập 1, (2009), NXB Đại học Sư phạm của tác giả Trần Thị Tuyết Oanh đã đi sâu vào nghiên cứu về tư duy phát triển tư duy cho HS, trong đó UDCNTT vào dạy học là một trong

những phương pháp hữu hiệu để kích thích tư duy tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của HS.

Đã có rất nhiều bài viết trên báo, tạp chí đề cập đến việc UDCNTT trong DHLS như: Bài báo “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” được in trong Tạp chí Đại học Sài Gòn (quyển 2 - 12/2009) của ThS. Lê Tùng Lâm đã khẳng định vai trò quan trọng của CNTT trong dạy học; ThS. Ninh Thị Hạnh và ThS. Hoàng Thị Nga - Trường Đại học Sư phạm Hà nội 2 có bài viết “Xây dựng quy trình sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ việc triển khai bài dạy môn Lịch sử ở trường THPT” in trong Kỷ yếu hội thảo: “Phát triển thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm ở trường mầm non và phổ thông”, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tháng 10/2013, đã đề cập đến khái niệm và phân loại các phương tiện công nghệ, đồng thời giới thiệu một số phần mền đơn giản, dễ sử dụng phục vụ đắc lực cho quá trình dạy học. Trên Tạp chí Giáo dục số 133 kì 1 - 3/2006, có bài in “Sử dụng công nghê thông tin và truyền thông vào dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử.

Bên cạnh các kỉ yếu, tạp chí cũng có một số luận văn đề cập đến đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học hay xây dựng bài dạy có sự hỗ trợ của công nghệ như: Luận văn thạc sĩ của tác giả Ninh Thị Hạnh (2012), Một số biện pháp phát triển kĩ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử tốt nghiệp trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã đề xuất các biện pháp sử dụng phần mềm trong dạy học Lịch sử.

Như vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về UDCNTT trong dạy học, nhưng hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu về sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng ứng dụng Kahoot trong việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Đề tài tập trung vào phần Lịch sử thế giới lớp 11 ở trường THPT.

- Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm Đề tài được tiến hành khảo sát tại các trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc, THPT Dương Quảng Hàm - Hưng Yên, THPT Đông Anh - Hà Nội và thực nghiệm tại trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc.

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích

- Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng Kahoot trong dạy học lịch sử, đề tài xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung kiến thức và đề xuất biện pháp sử dụng công cụ Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập học phần Lịch sử thế giới lớp 11 , góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường THPT.

4.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài các thực hiện các nhiệm vụ:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng ứng dụng Kahoot trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT.

- Tiến hành khảo sát cơ bản đối với GV và HS ở trường THPT để đánh giá thực trạng việc sử dụng CNTT nói chung và sử dụng ứng dụng Kahoot nói riêng trong dạy học môn Lịch sử.

- Đề xuất biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập Lịch sử học phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho HS ở trường THPT.

- Thực nghiệm sư phạm và tiến hành khảo sát để đánh giá được tính hiệu quả, tính khả thi của việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học Lịch sử ở trường THPT.

5. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận : đọc, tổng hợp, phân tích hệ thống, khái quát hóa tài liệu sách báo, tạp chí, internet … về tâm lý học, giáo dục học, PPDH Lịch sử, đặc biệt là sử dụng ứng dụng kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. Phân tích nội dung phần chương trình Lịch sử thế giới - SGK Lịch sử lớp 11 hiện hành.

Điều tra thực tiễn: Điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp thực nghiệm

6. Những đóng góp mới của đề tài

Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, khóa luận góp phần:

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc UDCNTT nói chung và sử dụng ứng dụng Kahoot nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực cho HS.

- Đánh giá được thực trạng UDCNTT nói chung, sử dụng ứng dụng Kahoot nói riêng vào dạy học Lịch sử ở trường THPT.

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho HS ở trường THPT.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí