Biểu Đồ Tổng Hợp Ý Kiến Gv Về Vai Trò, Ý Nghĩa Của Việc Ứng Dụng Cntt Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt (Đơn Vị %)

Hình 1 2 Biểu đồ tổng hợp ý kiến GV về vai trò ý nghĩa của việc ứng dụng 1


Hình 1.2: Biểu đồ tổng hợp ý kiến GV về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sửtrường THPT (đơn vị %)

Từ kết quả cho thấy, GV ở trường THPT đã nhận thức được việc ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử là cần thiết và sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập và phát triển năng lực cho HS.

Thứ hai, mức độ sử dụng phương tiện công nghệ của giáo viên và hứng thú học tập của học sinh.

- Mức độ sử dụng phương tiện công nghệ của GV vào trong dạy học Lịch sử đươc đánh giá ở các mức độ: Thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi, chưa bao giờ.

Khi điều tra về mức độ thường xuyên sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT, 100% GV được khảo sát đều chỉ dừng ở mức thỉnh thoảng sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học. Qua đó có thể thấy dù đã nhận thức được mức độ cần thiết của việc ứng dụng CNTT nhưng việc sử dụng phương tiện công nghệ vào dạy học còn chưa được thường xuyên, đại đa số GV thỉnh thoảng mới sử dụng.

- Khi được hỏi về việc thích học Lịch sử bằng cách sử dụng phương tiện công nghệ (Rất thích/thích/bình thường/không thích), kết quả điều tra thu được cho thấy có 85,5% ý kiến HS thích học Lịch sử bằng cách sử dụng phương tiện công nghệ (trong đó: 47,8% rất thích, 37,7% thích), còn lại 13% ý kiến HS bình thường với việc học Lịch sử bằng cách sử dụng phương tiện

công nghệ, chỉ có duy nhất 1% không thích học Lịch sử bằng cách sử dụng phương tiện công nghệ.

Hình 1 3 Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về mức độ thích học Lịch sử bằng 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Hình 1.3: Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về mức độ thích học Lịch sử bằng cách sử dụng phương tiện công nghệ (đơn vị %)

- Mức độ hứng thú học tập của HS khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử ở trường THPT: Rất hứng thú/hứng thú/bình thường/không hứng thú.

GV đánh giá về mức độ hứng thú học tập của HS khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử là 75% ý kiến GV cho rằng HS hứng thú khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử và 25% ý kiến GV cho rằng HS rất khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử.

Hình 1 4 Biểu đồ tổng hợp ý kiên GV về mức hứng thú của HS khi GV ứng dụng 3

Hình 1.4: Biểu đồ tổng hợp ý kiên GV về mức hứng thú của HS khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %)

Về phía HS, khi được hỏi về mức độ hứng thú của HS khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử là 33,8% ý kiến HS rất hứng thú, 39,7% ý kiến HS hứng thú, và 23,5% ý kiến HS bình thường.

Hình 1 5 Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về mức hứng thú khi GV ứng dụng CNTT 4

Hình 1.5: Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về mức hứng thú khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %)

Từ kết quả điều tra khảo sát cho thấy, GV đã có nhận thấy được vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử đó chính là giúp HS hứng thú hơn vào bài học. Đa số HS đều rất hứng thú khi GV ứng dụng CNTT vào dạy học. Điều này cũng chứng tỏ mức độ quan tâm của HS đối với CNTT là rất lớn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ ý kiến HS cho rằng mình cảm thấy bình thường hoặc không hứng thú khi GV sử dụng CNTT vào dạy học. Nguyên nhân có thể là do việc ứng dụng CNTT và dạy học còn chưa được thường xuyên và hiệu quả, HS khó tập trung ghi chép, hoặc do GV thiếu sự tương tác … vì thế dẫn tới tình trạng một số bộ phận HS chưa nhận thức rõ ý nghĩa và vai trò của CNTT trong học tập.

Thứ ba, thực trạng sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy và học của GV và HS.

Những phần mềm ứng dụng thường xuyên được thầy (cô) sử dụng trong dạy học Lịch sử (PowerPoint/Prezi/Kahoot/Phần mềm khác). Khi được hỏi về các phần mềm ứng dụng mà các thầy (cô) thường xuyên sử dụng khi dạy học Lịch sử thì 100% ý kiến GV được khảo sát là PowerPoint.

Khi được hỏi phương tiện dạy học mà GV thường sử dụng, có 34,8% ý kiến HS cho rằng GV thường xuyên thiết kế bài giảng trên máy và sử dụng vào giảng dạy, 30,4% ý kiến HS cho rằng GV thi thoảng sử dụng máy chiếu và sơ đồ vào các bài dạy, 27% ý kiến HS cho rằng GV chỉ sử dụng bảng, lời nói, tranh ảnh tĩnh, 7,2% ý kiến HS đưa ra ý kiến khác (ví dụ GV sử dụng bảng thông minh).

Hình 1 6 Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về phương tiện dạy học thường được 5

Hình 1.6: Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về phương tiện dạy học thường được GV sử dụng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %)

Cách thức sử dụng các phương tiện công nghệ của GV vào các bài dạy Lịch sử (Thiết kế phim dựa trên hình ảnh/Thiết kế phiếu học tập trên word/Chỉnh sửa phim tư liệu sẵn có/Thiết kế dự án/Thiết kế trò chơi khác/một số loại hình khác). Kết quả khảo sát cho thấy: 44,4% GV chỉnh sửa tài liệu có sẵn, 22,2% GV thiết kế phim dựa trên hình ảnh, 11,1% GV thiêt kế dự án, 11,1% GV thiết kế các loại trò chơi, 11,1% GV lựa chọn loại hình khác (ví dụ như làm thẻ nhớ nhân vật, thiết kế bài giảng bằng PowerPoint, thiết kế bài giảng theo các chủ đề).

Hình 1 7 Biểu đồ tổng hợp ý kiên GV về cách thức sử dụng phương tiện công 6

Hình 1.7: Biểu đồ tổng hợp ý kiên GV về cách thức sử dụng phương tiện công nghệ của GV trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %)

Như vậy với việc nhận thức và đánh giá được ý nghĩa của ứng dụng CNTT vào dạy học, thì GV cũng đã dần đưa phương tiện công nghệ vào các bài dạy của mình, tuy nhiên việc sử dụng còn chưa được thường xuyên và đa dạng về cách thức và ứng dụng, nên phần nào đã khiến hiệu quả ứng dụng CNTT chưa đạt được ở mức tối đa, có khi còn gây nhàn chán đối với HS.

Đối với HS, khi được hỏi về cách sử dụng phương tiện công nghệ vào để giải quyết một nhiệm vụ học tập được giao, chúng tôi thu được kết quả: 36,2% ý kiến HS cho biết có sự hướng dẫn của GV để sử dụng phương tiện công nghệ phù hợp, 33,3% ý kiến HS cùng bạn bè tìm ra phương tiện phù hợp nhất cho nhiệm vụ, 21,7% ý kiến HS tự tìm hiểu cách sử dụng, 8,7% ý kiến HS chọn vào một đáp án khác (sẽ tự giải quyết nhiệm vụ học tập mà không sử dụng sự hỗ trợ của phương tiện công nghệ).

Hình 1 8 Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về cách thức tìm hiểu và sử dụng 7


Hình 1.8: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về cách thức tìm hiểu và sử dụng phương tiện công nghệ trong học tập môn Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %)

Như vậy, bên cạnh việc GV ứng dụng phương tiên công nghệ vào dạy học thì GV cũng đã chú ý đến việc định hướng, hướng dẫn HS sử dụng phương tiện công nghệ vào giải quyết các nhiệm vụ học tập, hiệu quả dạy và học sẽ được nâng cao hơn, sẽ không còn là một chiều GV là người truyền thụ, HS là người tiếp thu kiến thức mà sẽ có sự tương tác nhiều hơn giữa GV và HS.

*Khả năng sử dụng ứng dụng Kahoot phục vụ vào việc dạy và học của GV và HS

Kahoot là công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập miễn phí, được thiết kế dựa trên nền tảng trò chơi (câu hỏi trắc nghiệm nhiều lực chọn, có thể chèn hình ảnh, video) tạo nên hệ thống lớp học tương tác (sử dụng thiết bị thông minh: smartphone, ipad, laptop).

Đối với GV khi được hỏi về việc đã từng sử dụng ứng dụng này vào dạy học Lịch sử thì có 33,3% ý kiến GV cho biết đã mình từng sử dụng và có 66,7% ý kiến GV cho biết mình từng sử dụng.

Hình 1 9 Biểu đồ tổng hợp ý kiến GV về việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào 8


Hình 1.9: Biểu đồ tổng hợp ý kiến GV về việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %)

Tuy nhiên khi được hỏi về những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng ứng dụng Kahoot trong dạy học Lịch sử thì đa số GV cho rằng việc sử dụng ứng dụng Kahoot sẽ có được những thuận lợi nhất định: về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc… ở các trường THPT hiện nay hầu hết đều được đã được trang bị khá đầy đủ, hơn nữa HS rất thích thú khi được học tập có sự hỗ trợ của phương tiện công nghệ, điều này giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức. Kahoot với đặc điểm là ứng dụng hỗ trợ việc thiết kế bài tập với các dạng câu hỏi khác nhau, thì có ý kiến GV cho rằng nó rất phù hợp, bởi kiến thức của một bài học Lịch sử nhiều và thời gian dành cho các câu hỏi, bài tập bị hạn chế. Kahoot được xây dựng trên hệ thống lớp học tương tác nên khi sử dụng ứng dụng này vào bài học, GV có thể thu được những phản hồi học tập từ HS, và đưa ra nhưng điều chỉnh sao cho phù hợp để tiết học đạt hiệu quả hơn

Bên cạnh những thuận lợi thì cũng tồn tại những khó khăn đó là mất rất nhiều thời gian từ việc xây dựng ý tưởng cho đến thiết kế bài tập, và sẽ gặp khó khăn cho một bài tập thiết kế đẹp, khoa học, phù hợp với nội dung bài và sử dụng công cụ một cách có hiệu quả, và sẽ tạo ra cho GV những khó khăn nhất định trong việc quản lí lớp, học sinh lợi dụng việc được sử dụng phương tiện công nghệ vào các mục địch khác. Tiếp nữa là khi sử dụng ứng dụng

Kahoot là cần có kết nối internet, nhiều trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Đối vơi HS, khi được hỏi về việc đã từng được sử dụng ứng dụng này trong các giờ học lịch sử thì có 26,5% ý kiến HS cho biết mình đã từng được sử dụng, 22,1% ý kiến HS cho biết mình từng được nghe nhắc đến ứng dụng này nhưng chưa bao giờ được sử dụng, và có đến 51,5% ý kiến HS cho rằng mình chưa bao giờ được biết đến ứng dụng này.

Hình 1 10 Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào 9

Hình 1.10: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào học tập môn Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %)

Khi được hỏi về những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng ứng dụng Kahoot trong học tập môn Lịch sử chúng tôi đã thu được một số ý kiến phản hồi từ HS như sau: Bên cạnh những ý kiến chưa được sử dụng và mong muốn được sử dụng, thì những HS đã được sử dụng đều cho rằng HS hứng thú hơn khi được trực tiếp chơi, được trải nghiệm, điều đó giúp việc tiếp thu kiến thức được dễ dàng hơn.

Từ kết quả khảo sát cho thấy Kahoot là một ứng dụng hỗ trợ việc thiết kế bài tập trong dạy học Lịch sử rất hiệu quả, nhưng việc được biết đến và được áp dụng vào các bài học môn Lịch sử ở trương phổ thông vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên khi được ứng dụng vào dạy học bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn tồn tại những khó khăn nhất định (đó chính là yêu cầu về trang thiết bị, mạng internet và cần sự đầu tư thời gian và công sức hơn từ GV), và

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí