Xây Dựng Hệ Thống Các Bài Tập Thực Hành Và Tổ Chức Cho Học Sinh Luyện Tập Một Cách Có Hiệu Quả


thi rèn lyện nhân cách, lối sống , hành vi ứng xử đạo đức thông qua hoạt động.

Đối với các hoạt động xã hội: Để rèn cho học sinh những đức tính quý báu như tinh thần nhân ái, ý thức cộng đồng, lòng yêu cuộc sống, yêu cái đẹp nhà trường cần tổ chức những hoạt động giao lưu với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, hoạt động thăm hỏi chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình neo đơn, thăm nghĩa trang liệt sĩ, các hoạt động từ thiện ...v.v. Các ngày lễ lớn kỷ niệm trong năm cần tiến hành nghiêm túc và long trọng như:

Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11: Tổ chức theo hình thức mít tinh kỷ niệm ngày lễ truyền thống của ngành; tuyên dương khen thưởng giáo viên, các tập thể lớp và cá nhân học sinh có thành tích cao trong giảng dạy và học tập, có thể mời những học sinh cũ đã thành đạt về giao lưu và chúc mừng thầy cô nhân ngày 20 -11 tạo tấm gương cho học sinh nhà trường học tập và noi theo.

Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3 - 2: Tổ chức Văn nghệ chủ đề mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới; tổ chức văn nghệ thi hát các làn điệu dân tộc, thi các trò chơi dân gian trong lễ hội truyền thống dân tộc ở địa phương.

Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26 - 3: Có thể tổ chức hội trại, trong hội trại tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao; hội thi học sinh thanh lịch, các trò chơi dân gian, vẽ tranh chủ đề vì một môi trường thân thiện, thi văn nghệ..v.v.

Ngày Quốc tế phụ nữ 8 – 3 và ngày phụ nữ Việt Nam 20 – 10: Tổ chức thi nấu ăn, cắm hoa theo chủ đề, thi văn nghệ, thi hùng biện về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại …v.v.

Trước giờ tập trung chào cờ đầu tuần thứ hai, tập thể dục giữa giờ Đoàn trường nên mở những ca khúc cách mạng, các bài hát ca ngợi tình yêu quê


hương, đất nước qua hệ thống loa truyền thanh của trường để học sinh cảm nhận một cách sâu sắc về tình yêu, về tình người từ đó tự rèn luyện sống theo lý tưởng cách mạng cao cả đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Các buổi sinh hoạt tối thứ 7, ngày chủ nhật xanh: Đoàn trường phát những bài bát theo yêu cầu của học sinh (đã được chọn lọc), hoặc những câu chuyện thấm đẫm tình người về đối nhân, xử thế.

Đưa các trò chơi dân gian như: kéo co, đánh yến, nhảy dây thay cho một số buổi tập thể dục giữa giờ vào giờ ra chơi; đưa các loại hình hoạt động nghệ thuật dân gian như múa ô, múa quạt, đàn tính, hát sli lượn vào nhà trường thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa, các buổi giao lưu văn nghệ với mục đích nhằm duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa của địa phương, giáo dục học sinh lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang - 14

+ Thiết kế các chủ đề phát triển KNGT một cách đa dạng, linh hoạt dễ thay đổi cho phù hợp với các hình thức hoạt động giáo dục. Có thể dựa trên các KNGT để thiết kế chủ đề như: “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”, “Lắng nghe – viên kim cương giao tiếp”, “Người bạn dễ mến”..v.v.

+ Huy động sự hỗ trợ về kinh phí từ các nguồn lực khác nhau như hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, các đoàn thể…,để nhà trường có thể tổ chức thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả.

- Bước 3: Kiểm tra đánh giá

+ Kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp giữa các chủ đề phát triển KNGT với các hình thức, phương thức tổ chức HĐGDNGLL, xem xét tính khả thi và tính hiệu quả của chúng.

+ Khi tổ chức hoạt động phải thiết kế các chương trình hành động một cách chu đáo, có nội dung thiết thực gắn với nhiệm vụ học tập và mang tính giáo dục cho học sinh. Thường xuyên bổ sung, hoàn thiện các hình thức,


phương thức đã được xây dựng, điều chỉnh các chủ đề phát triển KNGT cho học sinh phù hợp với HĐGDNGLL, với điều kiện thực tế nhà trường.

+ Kiểm tra đánh giá trình độ của học sinh sau khi tham gia các hoạt động, những thuận lợi khó khăn của giáo viên khi tổ chức thực hiện, từ đó có những điều chỉnh hợp lý.

3.2.5. Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành và tổ chức cho học sinh luyện tập một cách có hiệu quả

* Mục tiêu của biện pháp:

- Học sinh vận dụng những tri thức đã học, sự hiểu biết của bản thân xử lý các tình huống giao tiếp khác nhau.

- Tạo môi trường, tạo cơ hội cho học sinh thử nghiệm, trải nghiệm thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trước các tình huống được xây dựng.

- Giúp học sinh biến nhận thức thành hành động, biến hành vi và thói quen không tốt thành hành vi và thói quen tốt trong giao tiếp.

- Học sinh được rèn các KNGT qua các tình huống giả định, từ đó vận dụng vào giải quyết các tình huống giao tiếp trong thực tiễn cuộc sống của bản thân.

* Nội dung của biện pháp:

- Khảo sát, đánh giá trình độ phát triển KNGT của học sinh, phân loại học sinh thành từng nhóm cùng khối lớp dựa vào thực trạng đã khảo sát.

- Thành lập ban biên tập, xây dựng hệ thống các bài tập thực hành.

- Tổ chức biên tập, xây dựng hệ thống các bài tập thực hành rèn luyện và phát triển KNGT. Đánh giá tính khả thi, mức độ cần thiết, hợp lý và tính hiệu quả của các bài tập đã được xây dựng.

- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình, yêu cầu của từng bài học trong từng môn học chính khóa, của HĐGDNGLL để lựa chọn thời điểm, nội dung thích hợp đưa các bài tập thực hành rèn luyện KNGT cho học sinh luyện tập và phát triển.


- Tổ chức cho học sinh rèn luyện các bài tập thực hành thông qua các môn học vào thời điểm thích hợp hoặc qua tổ chức HĐGDNGLL.

- Thường xuyên theo dõi quá trình và kết quả rèn luyện của học sinh để có những thay đổi kịp thời.

* Quy trình thực hiện biện pháp:

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch

+ Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát thực trạng KNGT của học sinh ở các khối, các lớp. Dựa trên cơ sở đó phân thành các nhóm học sinh để cùng nhau luyện tập.

+ Thành lập ban biên tập: nhân sự, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, thời gian, địa điểm.

+ Xây dựng kế hoạch cuộc thi thiết kế các bài tập thực hành rèn luyện KNGT tới từng đoàn viên, thanh niên học sinh và các giáo viên trong trường (có thể lệ kèm theo).

+ Xây dựng kế hoạch luyện tập cụ thể: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia…v.v.

- Bước 2: Tổ chức thực hiện

* Xây dựng bài tập thực hành:

+ Tổ chức cuộc thi thiết kế các tình huống, các bài tập thực hành tới học sinh và giáo viên trong trường. Tổng kết, đánh giá, phân loại các bài tập thực hành theo từng mức độ, từng tiêu chí đã xây dựng.

+ Ban biên tập gia công lại các bài tập thực hành theo các yêu cầu:

1. Hình thức thể hiện của tình huống, của bài tập thực hành phù hợp với mục đích giáo dục.

2. Gắn với mục tiêu, nội dung bài học, tiết học, gắn với chủ đề hoạt động, nội dung hoạt động.

3. Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh theo lứa tuổi, theo khối lớp.


4. Phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tập luyện của học sinh.

5. Gắn với yêu cầu thực tế cuộc sống, yêu cầu của học tập. Tình huống giả định phải gần với tình huống thực ngoài đời.

+ Tập huấn, tuyên truyền cho giáo viên bộ môn nắm được vai trò và cách thực hiện các bài tập thực hành để giáo viên tích hợp, lồng ghép vào bộ môn mình giảng dạy hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển KNGT cho học sinh. Giáo viên bộ môn có thể gia công thêm một lần nữa cho phù hợp với bản thân mình.

* Tổ chức luyện tập (có thể sử dụng một số bài tập thực hành phần phụ lục 6 để luyện tập):

+ Chọn thời gian, địa điểm, nội dung tập luyện.

+ Chọn lựa đối tượng luyện tập, có thể chia thành từng nhóm từ 2 đến 10 học sinh.

+ Chọn lựa tình huống, bài tập thực hành cho từng KNGT. Mỗi tình huống, mỗi bài tập thực hành phải gắn với một KNGT cụ thể. Để phát triển một KNGT phải qua 3 giai đoạn, chia làm 3 bước thực hiện:

Các giai đoạn.

+ Giai đoạn 1: Yêu cầu học sinh làm đúng.

+ Giai đoạn 2: Yêu cầu làm nhanh, làm nhiều lần để thành kỹ năng, kỹ xảo.

+ Giai đoạn 3: Yêu cầu sử dụng kỹ năng thành thạo và rút gọn.

Các bước thực hiện.

Bước 1: Nắm được nội dung và cách tập luyện từng KNGT

+ Giảng cho học sinh hiểu vai trò, tầm quan trọng của từng KNGT, giúp học sinh lĩnh hội tri thức về KNGT tập luyện.

+ Hướng dẫn học sinh cách tập luyện (những thuận lợi, khó khăn khi luyện

tập).

+ Tập đúng từng KN ngay từ đầu để nắm cách làm.


Bước 2: Luyện tập các KNGT

Sau khi nắm được cách làm và cấu trúc lôgic của KN thì vận dụng vào thực hiện các hành động tương tự (học sinh luyện tập thông qua các tình huống mô phỏng, các bài tập thực hành đã xây dựng). Bước này nhằm củng cố các hành động, các thao tác và chuyển chúng thành mức kỹ xảo.

Bước 3: Kiểm tra đánh giá tổng hợp các KNGT đã luyện tập.

Việc kiểm tra, đánh giá, kiểm soát diễn ra thường xuyên, cần khuyến khích để học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh trong quá trình thực hiện từng thao tác. Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm cho học sinh những lần sau.

Chú ý: Giáo viên phải lựa chọn các bài tập, các tình huống phù hợp với từng KNGT, phù hợp với không gian, thời gian luyện tập, phù hợp với đối tượng học sinh…v.v.

- Bước 3: Kiểm tra đánh giá

+ Thường xuyên rà soát, bổ sung các tình huống, các bài tập thực hành mới cho học sinh luyện tập.

+ Kiểm tra, đánh giá mức độ tập luyện, trình độ đạt được của học sinh trước, trong và sau khi tập luyện các KNGT thông qua các bài tập thực hành để có những điều chỉnh kịp thời.

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng không thể coi nhẹ biện pháp nào. Mỗi biện pháp được đề xuất đều nhằm vào giải quyết một khía cạnh của vấn đề phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở tính đơn lẻ thì mỗi biện pháp chỉ đem lại một hiệu quả bộ phận. Để đạt được hiệu quả tổng thể, việc áp dụng các biện pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống.


Để phát triển KNGT cho học sinh thông qua các môn học ưu thế và qua tổ chức HĐGDNGLL trước hết phải nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh về tầm quan trọng của việc phát triển KNGT đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các hoạt động giáo dục để phát triển KNGT cho học sinh một cách hiệu quả. Giáo viên và các chủ thể tham gia giáo dục, nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh phải có năng lực tổ chức hoạt động, có nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của KNGT đối với hoạt động học tập và đời sống sinh hoạt của mỗi con người. Học sinh PTDT Nội trú đa số vốn từ tiếng Việt còn nghèo nàn, khả năng diễn đạt còn hạn chế. Hơn nữa, các em còn thụ động, chưa tích cực tự giác tham gia các hoạt động. Do đó, việc giúp các em trau dồi vốn ngôn ngữ cũng như rèn luyện tính tích cực, tự giác cho các em là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở các trường THPT nói chung và các trường PTDT Nội trú nói riêng còn chưa hấp dẫn, phong phú. Nhiều trường chỉ tổ chức qua loa, đại khái, cắt xén chương trình. Để tăng tính hấp dẫn, tạo ra hiệu quả thiết thực phải đổi mới hình thức, phương thức tổ chức HĐGDNGLL phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh, phù hợp với nhu cầu, sở thích, nguyện vọng của các em. Các chủ đề phát triển KNGT cho học sinh phải thiết thực đa dạng, linh hoạt, dễ dàng lồng ghép, tích hợp vào hoạt động học tập, HĐGDNGLL. Cuối cùng, để hình thành hành vi và thói quen giao tiếp phù hợp, đúng đắn, học sinh phải được trải nghiệm, rèn luyện qua các tình huống các bài tập thực hành gắn với thực tiễn cuộc sống. Từ đó, các em biết cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân. Như vậy, trong thực tiễn đòi hỏi nhà giáo dục trước khi áp dụng các biện pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo ra sự tương tác hiệu quả nhằm phát triển KNGT cho học sinh PTDT Nội trú một cách tốt nhất.


3.3. Khảo nghiệm các biện pháp sư phạm được đề xuất

Qua kết quả khảo sát thực trạng chúng tôi đề xuất và xây dựng 5 biện pháp phát triển KNGT cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. Để kiểm tra tính khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp chúng tôi tiến hành khảo nghiệm nhận thức của các khách thể nhằm chứng minh tính khách quan của các biện pháp đã được đề xuất.

3.3.1.Mục đích khảo nghiệm

- Tìm hiểu sự tán thành của các khách thể tham gia đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.

- Xác định tính khả thi, mức độ cần thiết của các biện pháp được đề

xuất.

3.3.2.Khách thể khảo nghiệm

Tổng số khách thể khảo nghiệm: 42 trong đó: 6 cán bộ quản lý; 3 giáo viên phụ trách Đoàn; 33 giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.

Về trình độ: 2 tiến sĩ, 2 thạc sĩ, 38 người trình độ đại học.

Về giới tính, dân tộc, độ tuổi: Nam 15 người; Nữ 27 người; Dân tộc 29 người; Độ tuổi từ 25 đến 51 tuổi.

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm tính khả thi, mức độ cần thiết của 5 biện pháp đã trình bày ở mục 3.3.

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

- Điều tra bằng phiếu hỏi

- Phỏng vấn, trò chuyện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2022