Một Số Biện Pháp Sử Dụng Bảo Tàng Đường Hồ Chí Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Thời Kì 1954- 1975 Ở Trường Thpt Trần Hưng Đạo- Hà Đông- Hà

Phía cuối của phòng trưng bày tầng 1 là phòng chiến tranh điện tử. Từ năm 1959 đến năm 1975, trong 16 năm quân đội Mỹ đã dội hơn 4 triệu tấn bom đạn xuống con đường này. Mỹ đã sử dụng các loại máy bay hiện đại, các loại bom mìn để tiêu diệt bộ đội Trường Sơn, để phá hoại đường, đèo, đường dây thông tin, đường ống xăng dầu của ta.

Đặc biệt, Bảo tàng còn xây dựng mô phỏng một con “đường kín” (đường K), để chống lại chiến tranh điện tử của kẻ thù. Đường kín là một trong những kỳ tích của quân đội Việt Nam và thể hiện ý chí, sự thông minh của bộ đội Trường Sơn, xây dựng đường kín là dựa vào rừng già vì phương thức vận chuyển của bộ đội ta là ban đêm. Khi có công nghệ laze thì không quân Mỹ dùng nó để phát hiện xe của quân đội đi trong đêm. Vì thế Bộ đội Trường Sơn mới nghĩ ra đường kín để cho xe chạy ban ngày. Ở những chỗ có cây to thì vít cành xuống cho kín, khi chỗ cây thưa thì trồng thêm cây và treo các giò phong lan để làm giàn che kín đường. Bộ đội Trường Sơn đã làm được hơn 3.000km đường kín. Đây là một biện pháp mà chưa có một cuộc chiến tranh của thế giới làm ra, góp phần đắc lực cho quân đội VN vận chuyển hàng hóa bằng cơ giới phục vụ có chiến trường miền Nam.

“Nhiều sử gia, tướng lĩnh nước ngoài so sánh đường Trường Sơn với những con đường nổi tiếng trong lịch sử như con đường vượt dãy Pyrenne vào giai đoạn trước công nguyên khi tướng Haniban mang quân đi đánh La Mã, con đường 10 ngàn cây số mà hoàng đế Alecxandre đi chinh phục Ấn Độ đã phải vượt qua hoặc con đường bão tuyết qua dãy núi Anpe khi tiến vào Italia caue 43.000 quân dưới trướng Napoleon” [17, tr.55].

Tầng 2 là phòng trưng bày sa bàn thế trận Trường Sơn, kết hợp với phim tư liệu dài 20 phút cùng hiệu ứng ánh sáng, người xem sẽ hiểu rõ hơn về vị trí, địa điểm quan trọng của tuyến đường với 5 trục dọc và 21 trục ngang và các điểm nối từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn.

Bên phải bảo tàng là nơi giới thiệu các loại xe, máy, phương tiện vận chuyển, đảm bảo giao thông, vũ khí chiến đấucủa bộ Trường Sơn đã sử dụng để bảo vệ tuyến đường. “Việc xuất hiện cả trung đoàn ô tô vận tải hàng trăm chiếc vượt đường rừng dã chiến thọc sâu vào Bạc gây xúc động mạnh với mỗi người lính Trường Sơn. Đồng bào các dân tộc ở Mường Nòong, Tà Ôi hết sức ngỡ ngàng, kéo nhau ra xem “máy bay chạy dưới đất”. Trong đoàn vận tải ô tô 265 nhập tuyến thắng lợi đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức lực lượng của tuyến vận tải quân sự chiến lược 559”. [17, tr. 62].

Phía sau bảo tàng là hầm chỉ huy Sở tiền phương của bộ tư lệnh đoàn 559 và khu tưởng niệm gần 20.000 anh hùng liệt sỹ đã hi sinh trên tuyến đường này.Tuyến đường mà theo quan điểm của chính giới quân sự Mỹ thì

“ định mệnh mọi học thuyết chiến tranh của Mỹ ở miền Nam luôn tùy thuộc vào khả năng có ngăn chặn con đường này hay không?” [9, tr. 45].

Người xem đến bảo tàng cũng chỉ biết về khó khăn, gian khổ qua lời kể và hiện vật…nhưng đều cảm nhận được sự cống hiến, ý chí, nghị lực của bộ đội Trường Sơn ngày ấy. Từ các Cựu chiến binh, sinh viên, học sinh đến khách nước ngoài đều nói rằng tình cảm, ấn tượng về Bộ đội Trường Sơn đầy ắp khi đến bảo tàng đường Hồ Chí Minh. Họ nói rằng trước khi đến đây, họ đã tìm hiểu rất kỹ về Trường Sơn nhưng khi đến bảo tàng, họ đều nói rằng tất cả như một huyền thoại. Đối với du khách quốc tế, Trường Sơn không chỉ là một con đường, một huyền thoại mà còn là một đề tài nghiên cứu, để suy ngẫm và học hỏi. Con đường Trường Sơn trải đầy thử thách. Dù gian khổ, hy sinh, đèo cao, vực sâu nhưng lòng người không nản, bước chân không lùi, tất cả vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: "Trường Sơn đông nắng, tây mưa, ai chưa đến đó như chưa rõ mình".Tình cảm mà họ dành cho bộ đội Trường Sơn thật sự lớn lao.

Các nguồn tư liệu cần có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kì 1954-1975 :



Bài / Chủ đề

Nội dung bài học/

Chủ đề


Tư liệu bảo tàng

Bài 21. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-

1965)

- Chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam

- Ảnh: Giao liên gùi thồ

- Ảnh: Ngựa gùi hàng

- Ảnh: Voi gùi hàng

- Ảnh: Ngã ba Đồng Lộc

- Mô hình: Cây nhiệt đới

Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-

1973)

- Chiến lược chiến tranh cục bộ

- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

- Miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương

- Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh

- Ảnh: Giao liên gùi thồ

- Ảnh: Ngựa gùi hàng

- Ảnh: Voi gùi hàng

- Ảnh: Lính Mĩ chém giết dân ở Tây Ninh (1967)

- Ảnh: Đường 20 Quyết thắng

- Ảnh: Qua cầu treo

- Ảnh: Tuổi 20 ở Trường Sơn

- Ảnh: Đại đội vận tải nữ

- Hiện vật: Đôi dép cao su

- Ảnh: Cô gái Pako tải đạn

- Ảnh: Ngã ba Đồng Lộc

- Ảnh: TS nơi sử dụng chiến tranh điện tử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

- Miền Bắc chi viện cho miền Nam

- Ảnh: Đường kín Trường Sơn

- Ảnh: Các loại xe trưng bày

- Ảnh: Sự ủng hộ của quốc tế đối với Việt Nam trên đường Hồ Chí Minh

Chủ đề: Các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam từ 1961 đến 1972

- Chiến lược chiến tranh đặc biệt

- Chiến lược chiến tranh cục bộ

- Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh

- Ảnh: Khẩu hiệu của chiến sĩ Trường Sơn

- Ảnh: Các chiến sĩ phá bom mìn

- Ảnh: TS nơi sử dụng chiến tranh điện tử

- Ảnh: Đường 20 Quyết thắng

- Ảnh: Ngã ba Đồng Lộc

- Ảnh: Tuổi 20 ở Trường Sơn

- Ảnh: Đại đội vận tải nữ

Chủ đề: Hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mĩ

- Chiến lược chiến tranh đặc biệt

- Chiến lược chiến tranh cục bộ

- Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh

- Ảnh: Giao liên gùi,thồ

- Ảnh: Đoàn vận tải bằng voi

- Ảnh: Thuyền thúng

- Hiện vật: Bừa san mặt đường

- Hiện vật: Cáng thương binh

- Ảnh: Đường kín Trường Sơn

- Ảnh: Xe vận tải

Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc,giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

2.3. Một số biện pháp sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kì 1954- 1975 ở trường THPT Trần Hưng Đạo- Hà Đông- Hà Nội.

Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay có nhiều hình thức tổ chức dạy học. Tùy vào điều kiện nhà trường và đối tượng học sinh, GV có thể lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp như dạy học trên lớp, dạy học ngoài lớp và dạy học ngoại khóa.

Đối với trường THPT Trần Hưng Đạo - Hà Đông - Hà Nội, là trường đạt chuẩn Quốc gia, giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, chuyên môn tốt. Cơ sở vật chất của nhà trường khá hoàn thiện, 25/32 lớp có hệ thống máy chiếu, đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi cho GV trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên học sinh có điểm chuẩn đầu vào thấp hơn so với các trường trên cùng địa bàn quận Hà Đông nên số học sinh học tập tốt chỉ ở những lớp đầu cao (A1, A2, A3, A4) và những em chọn thi khối C, còn lại đa số các em chưa tự giác trong học tập. Dựa vào đặc điểm của học sinh trong trường, chúng tôi đưa ra các biện pháp phù hợp để sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử đạt được hiệu quả cao.

Với đề tài này, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong bài nội khóa và hoạt động ngoại khóa cho HS.

2.3.1.Bài học nội khóa.

2.3.1.1. Khai thác và sử dụng tranh ảnh, hiện vật của bảo tàng đường Hồ Chí Minh như một nguồn tư liệu trực quan.

Hiện nay, ngoài nguồn thông tin từ sách vở, bài giảng của thầy cô giáo trên lớp, học sinh con tiếp nhận tri thức từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như sách, báo, tạp chí... Do đó, học sinh ngày càng có nhiều kiến thức sâu rộng hơn so với các thế hệ cùng tuổi trước đó.Nhưng ngoài nguồn thông tin và hiểu biết của các em thu được ngoài nhà trường không hoàn toàn đúng. Chính vì vậy các em cần phải được hướng dẫn để có khả năng phân biệt chỗ

đúng, sai của những thông tin đó. Phương tiện trực quan nói chung và tư liệu ở bảo tàng nói riêng sẽ góp phần bồi dưỡng khả năng này cho học sinh. “Việc khai thác, sử dụng tư liệu của bảo tàng đảm bảo cho quá trình nhận thức của học sinh diễn ra hợp với quy luật nhận thức và đảm bảo nguyên tắc trực quan trong học tập lịch sử. Vì vậy, đây là công cụ cần thiết, quan trọng, là nguồn kiến thức vô giá trong học tập. Ở đây không chỉ dùng lời nói để miêu tả sự kiện lịch sử một cách đầy đủ, nguyên vẹn, mà phải tạo biểu tượng cụ thể sinh động qua hiện vật” [5, tr.15]. Để khai thác tư liệu tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh để đưa vào dạy học lịch sử thời kì 1954 - 1975 giáo viên cần lựa chọn nội dung phù hợp tư liệu để khác thác tư liệu bảo tàng một cách có hiệu quả nhất.

Ví dụ: Khi dạy bài 21: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam” (1954 - 1965), trong mục “chiến lược chiến tranh đặc biệt” (1965 - 1968) ở miền Nam, GV giới thiệu hình ảnh “Giao liên gùi thồ”, “Ngựa gùi hàng”, “Voi gùi hàng” hình ảnh đoàn ngựa thồ vượt sông Sê Băng Hiêng (Lào) vòng qua đất bạn để vượt Trường Sơn rồi lại vòng núi Đông Trường Sơn năm 1962. Đoàn vận tải hàng bằng voi thồ của Trung đoàn 70, từ làng Ho (Tây Quảng Bình) vận chuyển vào các trạm 1, 2, 3, 4, 5... Bắc đường số 9 tháng 4 năm 1961.

Qua những hình ảnh trên chúng ta thấy được sự khó khăn của bộ đội Trường Sơn những ngày đầu vận chuyển hàng hóa, vũ khí vào chiến trường miền Nam. Thấy được sự nỗ lực của bộ đội ta để vượt qua được con đường đầy gam go và nguy hiểm.

Khi nói về sự ác liệt của chiến tranh, GV đưa ra hình ảnh “Ngã ba Đồng Lộc” và đặt câu hỏi cho học sinh.

Hình 2 1 Ngã ba Đồng Lộc Nguồn Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh Hà 1


Hình 2.1. Ngã ba Đồng Lộc

(Nguồn: Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh- Hà Đông- Hà Nội)

1. Em biết gì qua bức ảnh tư liệu trên?

2. Qua bức ảnh, em thấy cuộc chiến tranh diễn ra như thế nào? Sau đó GV có thể cung cấp thêm tư liệu về ”Ngã ba Đồng Lộc”

- Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh): Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông. Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua ngã ba Đồng Lộc. Đây được xem như cổ họng, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào Nam.

Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân, dân ta chi viện cho chiến trường miền Nam. Con đường độc đạo này đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.

Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội TNXP 55 Hà Tĩnh gồm 10 cô gái còn rất trẻ tuổi từ 17 đến 24 do chị Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng là đơn vị làm việc thường trực tại Ngã ba Đồng Lộc, chịu trách nhiệm san lấp hố bom ở đoạn đường này để không đứt mạch giao thông nối hậu phương với tiền tuyến. Bình thường, tiểu đội hoạt động về đêm để lấp hố bom mà máy bay đã bắn phá vào ban ngày.

Với khẩu hiệu “máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưng mạch máu giao thông không bao giờ tắt”, mưa bom, bão đạn không làm khuất phục ý chí anh hùng của lực lượng thanh niên xung phong.

(Nguồn: http://phunuvietnam.vn/kho-bau/huyen-thoai-10-co-gai-nga-ba-dong-loc-post13787.html)

Khi dạy bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất” (1965 - 1973) phần “chiến lược chiến tranh cục bộ”, nói về âm mưu và hành động của Mỹ, GV đưa ra hình ảnh “Lính Mỹ chém giết dân ở Tây Ninh (1967)” để học sinh hiểu rõ sự tàn ác, dã man của kẻ thù đối với nhân dân miền Nam. Đó cũng là nguyên nhân để nhân dân miền Nam nổi dậy đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

Hình 2 2 Lính Mỹ chém giết dân ở Tây Ninh 1967 Nguồn Chụp tại bảo tàng 2

Hình 2.2. Lính Mỹ chém giết dân ở Tây Ninh (1967) (Nguồn: Chụp tại bảo tàng đường Hồ Chí Minh- Hà Đông- Hà Nội)

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí