Giải pháp
Một là tiếp tục nâng cao nhận thức cho GV về ý nghĩa của đổi mới PPDH, trong đó có việc sử dụng tranh cổ động trọng dạy học lịch sử Việt Nam ( 1946- 1954) ở trường THPT. Việc đưa tranh ảnh, đồ dùng trực quan nói chung, tranh cổ động nói riêng trong DHLS… sẽ làm cho bài học sinh động hơn. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh khai thác đoạn phim, tranh ảnh…giảm bớt cảm giác nhàm chán và kiến thức được khắc sâu hơn.
Hai là thông qua các hoạt động để hình thành kiến thức, khơi dậy những tiềm năng sáng tạo. Nghĩa là học sinh được đặt vào những tình huống cụ thể, trực tiếp quan sát đồ dùng trực quan để thảo luận, phát hiện, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình. Đó là cơ sở giúp người học phát huy sức sáng tạo.
Ba là nhà trường và GV cần tăng cường trang thiết bị dạy học và tài liệu tham khảo, sưu tầm tài liệu,... Đặc biệt là việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và tranh cổ động trong dạy học lịch sử nói riêng. Việc sử dụng đồ dùng dạy học phải đảm bảo yêu cầu: Tính khoa học, tính trực quan và tính thẩm mĩ.
Bốn là tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Trong một lớp học, năng lực nhận thức, khả năng tư duy của học sinh không đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực phải có sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập.
Năm là nhà trường cần tiếp tục có những biện pháp khuyến khích hỗ trợ GV, linh động trong phân phối chương trình… để tạo điều kiện cho GV áp dụng các PPDH mới, trong đó có phương pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử, về khái niệm, phân loại, vai trò, ý nghĩa và quy trình khi sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử cho thấy việc sử dụng tranh cổ động, có ý nghĩa to lớn trong dạy học lịch sử, đó là nguồn tư liệu trực quan rất phong phú. Để phát huy tích tích cực của học sinh cũng như giúp học sinh ghi nhớ kiến thức nhanh chóng và khắc sâu, nhớ lâu kiến thức người giáo viên nên sử dụng tranh ảnh trực quan, đặc biệt là tranh cổ động lịch sử. Tuy nhiên việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử cũng cần có một số lưu ý và phải tuân theo quy trình sử dụng tối ưu.
Ngoài ra, trên cơ sở điều tra thực tiễn sử dụng tranh sổ động trong dạy học lịch sử, đa số giáo viên đều nhận đúng về tranh cổ động và cách thức sử dụng. Đa số các giáo viên đều chọn là hiếm khi sử dụng tranh cổ động và tùy vào từng bài học cụ thể. Tuy nhiên, khi khảo sát ý kiến học sinh thì lại trái ngược hoàn toàn, phần lớn số học sinh lựa chọn chưa từng được học lịch sử thông qua tranh cổ động. Từ kết quả này cho thấy, giáo viên đã tiếp cận với phương pháp dạy học mới này, nhưng chưa áp dụng nhiều trong giờ học, hoặc áp dụng chỉ là hình thức có nhắc và không đi sâu làm cho học sinh khó hiểu, hoặc nhầm lẫn với tranh ảnh nói chung. Khi sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử giáo viện cần chú ý đến mục tiêu, nội dung để lựa chọn cách thức triển trai và phương pháp phù hợp cho bài dạy.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH CỔ ĐỘNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1946 - 1954) Ở TRƯỜNG THPT. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam (1946-1954)
2.1.1. Vị trí
Trong SGK lịch sử lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) phần lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 nằm trong chương III “Việt Nam từ 1945 đến 1954” gồm có 4 bài. Đây là giai đoạn có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam, từ 1919 đến nay. Nội dung chính là phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1946 đến năm 1954 của quân và dân ta để bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng tháng Tám, giữ vững nền độc lập dân tộc.
Lịch sử Việt Nam từ năm 1946 đến 1954, đây là giai đoạn lịch sử gắn bó trực tiếp với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã thể hiện rất rõ năng lực lãnh đạo của mình. Đây là giai đoạn lịch sử thể hiện tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của dân ta từ Bắc đên Nam rất phong phú và sinh động. Trải qua quá trình đấu tranh gian khổ, thực hiện cuộc kháng chiến kiến quốc toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để chống lại âm mưu cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.
Lịch sử Việt Nam trong trường kỳ 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp cũng là cơ sở nền tảng cho quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975 và những giai đoạn kế tiếp cho đến ngày nay.
2.1.2. Mục tiêu
Sau khi học xong nội dung cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1954 HS có khả năng:
a, Về kiến thức :
+ Trình bày được bước phát triển của cuộc kháng chiến chống pháp từ 1946-1954 với những thắng lợi có tính chất bước ngoặt. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc, vĩ tuyến 16, chiến dịch Việt Bắc 1947, chiến dịch Thu - Đông 1950, các chiến dịch tiến công giữ vững chủ quyền chủ động trên chiến trường (1951-1953).
+ Trình bày được hoàn cảnh, diễn biến, kết quả của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Phân tích được ý nghĩa thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông
- Xuân 1953-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Trình bày được nội dung và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
+ Trình bày được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1946-1954).
+ Giải thích được thuật ngữ lịch sử “chiến dịch”, “cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”, “thế chủ động”…
b, Về kĩ năng:
Nội dung lịch sử giai đoạn 1946-1954 rất phong phú và đa dạng. Vì vậy việc vận dụng, phối hợp các đồ dùng trực quan, phương tiện dạy học phù hợp với từng nội dung lịch sử sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phát triển toàn diện cho học sinh:
+ Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích, quan sát, khai thác thông tin về sự kiện lịch sử qua tranh ảnh.
+ Rèn luyện kĩ năng so sánh đánh giá, liên hệ các sự kiện lịch sử với thực tiễn.
+ Phát triển kỹ năng thực hành bộ môn như vẽ và sưu tầm tài liệu cho
HS.
c, Về thái độ :
+ Giáo dục cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược và phải biết quý
trọng nền hòa bình, độc lập mà các em đang sống.
+ Giáo dục cho học sinh có niềm tin và biết ơn đối với sự lãnh đạo của Đảng, với Bác Hồ kính yêu, các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt qua những thành tựu to lớn đó, cần giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước bất khuất, tinh thần đầu tranh kiên cường vì độc lập tự do, phải biết trân trọng và có trách nhiệm giữ gìn, phát huy những thành quả cách mạng của dân tộc. Đồng thời bôi dưỡng cho các em trân trọng sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2.1.3 Các nội dung của phần lịch sử Việt Nam ( 1946-1954).
Theo cấu tạo SGK Lịch sử lớp 12 chương trình chuẩn, phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đên 1946 gồm 4 bài:
Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 - 9 -1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946
Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1951-1953)
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực Dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Trong đó, nội dung cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945- 1954 là:
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời. Nước ta bước vào kỷ nguyên mới với nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp muôn vàn khó khăn và thử thách to lớn. Chính quyền cách mạng đứng trước tình hình thế hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc” cùng một lúc chống lại ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh truyền thống yêu nước, sức mạnh đoàn kết, trong xây dựng đất nước và trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta, cùng với những thuận lợi đã được phát huy, những khó
khăn to lớn đã được khắc phục. Từ những kết quả đó chính quyền cách mạng đã được xây dựng, củng cố và bảo vệ.
Thực hiện âm mưu xâm chiếm nước ta một lần nữa, thực dân pháp bội ước xóa bỏ hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và tạm ước 14-9-1946, đẩy nhân dân ta đứng trước hai con đường: Hoặc là cầm vũ khí đứng lên kháng chiến để bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc hoặc là đầu hàng làm nô lệ cho pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã lựa chọn con đường quyết tâm đứng lên kháng chiến từ ngày 19-12-1946, sau gần một năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân ta, đẩy chúng rơi vào tính thế khó khăn. Do đó, chúng quyết định tiến công lên Việt Bắc tháng 10-1947 với hi vọng kết thúc chiến tranh. Việc pháp tấn công lên Việt Bắc không nằm ngoài dự đoán của ta, nên ta đã dành được thắng lợi to lớn trong chiến dịch này. Từ cuối năm 1949 đến năm 1950, bên cạnh những thuận lợi của cuộc kháng chiến thì đế quốc Mĩ bắt đầu can thiệp sâu và “dính líu trực tiếp” vào cuộc chiến tranh Đông Dương trở thành kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Trước tình hình đó, ta đã chủ động mở chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950 và giành được thắng lợi. Với chiến thắng biên giới Thu - Đông năm 1950, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông, quân đội ta đã trưởng thành và dành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Sau chiến thắng biên giới Thu - Đông năm 1950 ta tiếp tục chủ động mở hàng loạt các cuộc tiến công, giữ vững quyền chủ động trên chiến trường. Bước sang năm 1953, sau 7 - 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều thủ đoạn khác nhau, nhưng pháp vẫn bị tổn thất nặng nề, để cứu vãn tình hình Pháp - Mĩ quyết định vạch ra kế hoạch Nava nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh. Nắm được âm mưu của địch, quân ta quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp ký hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm
dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương. Dưới sự lãnh đạo sáng xuất của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chiến tranh nhân dân, đường lối quân sự đúng đắn, sự sáng tạo biết kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, nên chúng ta đã giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thập kỷ trên đất nước ta, miền Bắc nước ta chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa tạo cơ sở để nhân dân ta hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Thắng lợi này đã giáng một đòn nặng nề vào hệ thống thuộc địa của Đế Quốc, ngăn chặn âm mưu của Mĩ định thay chân Pháp thống trị Đông Dương cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa, và phụ thuộc đứng lên đấu tranh và tự giải phóng chính mình.
2.2. Lựa chọn tranh cổ động cần và có thể sử dụng trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam (1946-1954)
Trên cơ sở phân tích mục đích, mục tiêu chương trình lịch sử Lịch sử Việt nam ( 1946-1954), tôi lựa chọn một số tranh cổ động tiêu biểu để giới thiệu trong bảng dưới đây:
Tranh cổ động | Nội dung, ý nghĩa của tranh cổ động | |
Bài 17 Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 – 12 - | Hình 1: Tranh cổ động Tỵ Thông tin tỉnh Bắc Giang phát hành. Năm sáng tác: thời kỳ kháng chiến chống Pháp Kĩ thuật chế tác: in đá | Tranh cổ động ra đời trong hoàn cảnh: Ngay sau thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong bối cảnh giặc đói, giặc dốt hoành hành khắp nơi, giặc ngoại xâm lăm le, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ, trước tình thế cách mạng ngàn cân treo sợi tóc, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra |
Có thể bạn quan tâm!
- Điểm Khác Biệt Giữa Tranh Cổ Động Và Tranh Ảnh Khác
- Phương Hướng Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông Hiện Nay.
- Ý Kiến Của Gv Và Hs Về Cách Thức Sử Dụng Tranh Cổ Động Trong Dhls Nhằm Phát Huy Tính Tích Cực Của Hs
- Một Số Biện Pháp Sử Dụng Tranh Cổ Động Trong Dạy Học Lịch Sử
- Sử Dụng Tranh Cổ Động Trong Tổ Chức Hoạt Động Trao Đổi, Đàm Thoại
- Sử Dụng Tranh Cổ Động Trong Dạy Học Dự Án.
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Chất liệu: giấy giang Kích thước: 32 x 25cm
| “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” động viên đồng bào, chiến sỹ phát huy truyền thống yêu nước thực hiện những nhiệm vụ cấp bách chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, tiêu biểu các phong trào thi đua như: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, “Bình dân học vụ”, “Hũ gạo kháng chiến”… đã cuốn hút, cổ vũ, động viên đông đảo đồng bào và chiến sĩ cả nước hăng say lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm chống giặc đói; thi đua học tập xóa nạn mù chữ, chống giặc dốt và dũng cảm ngoan cường trong chiến đấu diệt giặc ngoại xâm. Tranh cổ động ra đời nhằm kêu gọi, cổ vũ nhân dân hưởng ứng tham gia phong trào thi đua ái quốc để Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” | |
Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) | Hình 2: Tranh cổ động Ty Thông tin tỉnh Thái Nguyên phát hành. Năm sáng tác : 1948 Kĩ thuật chế tác : in đá Chất liệu: giấy dó Kích thước: 31,8 x 24,5cm | Tranh cổ động được sáng tác nhân dịp kỉ niệm 2 năm Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thự dân Pháp. Ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đáp lời kêu gọi cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh, theo đường lối kháng chiến đúng đắn do Đảng vạch ra, thanh niên cả nước cùng toàn dân nhất tề đứng lên giết giặc |
1946
cứu nước. Đêm 19/12/1946, tiếng súng giết giặc của thủ đô Hà Nội đã nổ, mở đầu cuộc kháng chiến. Quân và dân cả nước cũng đã vùng lên kháng chiến và giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc ta. Bức tranh minh họa cho sự kiện 19/12/1946 và khắc sâu lại sự kiện đó qua tranh cổ động nhằm tuyền truyền cho người xem về sự kiện lịch sử quan trọng này. | ||
Chiến dịch Việt Bắc năm 1947 | Hình 3.Tranh cổ động Ty thông tin tỉnh Lạng Sơn phát hành cổ động quân dân quyết tâm phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp. Kĩ thuật chế tác: In đá Chất liệu: Giấy Kích thước: 23,4 x 14,5 cm. | Năm sáng tác: 1947, trong hoàn cảnh thực dân Pháp vừa tấn công lên Việt Bắc. (Tháng 3/1947, Cao ủy Pháp Bô-la-ec (Bolaert) ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhắm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta, nhanh chóng giành thắng lợi quân sự, lập chính phủ bù nhìn và kết thúc nhanh chiến tranh). Pháp huy động 12.000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tiến công Việt Bắc. Trước tình hinh đó ta đã ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” (15/10/1947). Bức tranh minh họa cho chỉ thị của Đảng trước sự tấn công của giác Pháp tại Việt Bắc, nhằm |