mang tính đại diện. Nhưng có một thực tế là ở nhiều vùng xa xôi, miền núi đồng bào vẫn còn chưa biết chữ quốc ngữ mà chỉ quen với ngôn ngữ truyền thống của dân tộc mình chính vì thề các cơ quan phát hành tranh cổ động đã rất nhạy bén cho ra những mẫu tranh có khẩu hiệu là song ngữ chữ quốc ngữ và chữ viết của dân tộc bản địa, đặc biệt còn có tranh sử dụng chữ quốc ngữ phiên âm tiếng dân tộc của đồng bào như mẫu tranh của ty thông tin tỉnh Lạng Sơn phát hành cổ động nhân dân đi phá đường số 4 ngăn bước tiến quân của giặc.
Hình 1.1. Tranh cổ động cổ vũ nhân dân đi phá đường số 4 ngăn bước tiến quân của giặc.
(Nguồn: Chụp từ cuốn 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động – Bảo tàng cách mạng Việt Nam, tr. 73)
Ngoài ra còn các kỹ thuật in khác như in đá, in đất, và in typo là các kĩ thuật in rất thô sơ và dễ khắc phục trong các điều kiện khó khăn. Tranh chủ yếu được in trên giấy và phân phối theo nghành dọc cho các đơn vị mà không phổ biến ra thị trường, ngoài ra tranh còn được vẽ phóng lên các chất liệu khác như ván liếp một loại mặt phẳng được tạo lên từ việc đan các mảnh tre vào nhau hay phóng lên tường.
Tính đa dạng của tranh cổ động thời kỳ này còn thể hiện ở đội ngũ sáng tác rất đông đảo và đa dạng. Chủ yếu tranh cổ động thời kỳ này là khuyết
danh tác giả sáng tác mà chỉ đề tên đơn vị ấn hành. Họ có thể là những họa sĩ thực thụ hay cũng đơn thuần là những người khéo tay vẽ trong cộng đồng mà mọi người tin tưởng giao cho hay cũng có thể chính bản thân cán bộ tuyên truyền vẽ mẫu. Ở giai đoạn nửa sau của cuộc kháng chiến thì đội ngũ sáng tác tranh cổ động còn đón nhận những sinh viên của trường mỹ thuật Hà Nội tham gia sáng tác cho ra đời nhiều tác phẩm ấn tượng. Mặc dù không nhiều nhưng tranh cổ động của các nghệ sỹ chuyên nghiệp đã đóng góp to lớn vào công tác tuyên truyền tạo cho tranh cổ động thời kỳ này những sắc thái độc đáo và cũng phủ định ý kiến cho rằng tranh cổ động thời kỳ này tính nghệ thuật kém.
* Tính thống nhất
Đầu tiên tính thống nhất thể hiện ở tư tưởng, quan điểm sáng tác của tranh cổ động. Dù thể hiện dưới các hình thức phong phú như thế nào, mang đến các nội dung đa dạng ra sao thì tranh cổ động cũng đều phải xuất phát từ quan điểm phục vụ cho kháng chiến, phục vụ chế độ, hướng cho quần chúng nhân dân tin vào Đảng, tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Để đảm bảo được sự thống nhất này thì về nội dung những người có nhiệm vụ sáng tác phải luôn là những người hiểu rõ đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Những người quản lý phải là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, thấm nhuần tư tưởng cách mạng. Và cũng từ đó mà đòi hỏi tranh cổ động phải luôn luôn mang một nghĩa, không gây hiểu lầm cho người xem. Từ đó mà thống nhất ở cách diễn đạt làm sao cho dễ hiểu, gần gũi để nhanh chóng phổ biến đường lối chính sách của Đảng cũng như các thắng lợi của quân và dân ta trong các giai đoạn lịch sử. Tính thống nhất còn thể hiện trong việc quản lý, sử dụng và lưu hành tranh cổ động. Các đơn vị phát hành tranh động trong thời kỳ này hầu hết là các ty văn hóa cấp tỉnh, cấp huyện.
Nếu như tính đa dạng làm cho tranh cổ động mang màu sắc phong phú và trở lên gần gũi với quần chung nhân dân và thể hiện sự sáng tạo của các đơn vị tuyên truyền thì tính thống nhất như là một nguyên tắc để đảm bảo cho
Có thể bạn quan tâm!
- Sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử Việt Nam 1946 – 1954 ở trường Trung học phổ thông - 1
- Sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử Việt Nam 1946 – 1954 ở trường Trung học phổ thông - 2
- Quan Niệm Về Sử Dụng Tranh Cổ Động Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Phương Hướng Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông Hiện Nay.
- Ý Kiến Của Gv Và Hs Về Cách Thức Sử Dụng Tranh Cổ Động Trong Dhls Nhằm Phát Huy Tính Tích Cực Của Hs
- Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Cơ Bản Của Lịch Sử Việt Nam (1946-1954)
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
tranh cổ động luôn làm đúng vai trò lịch sử của nó đảm bảo cho lợi ích của cách mạng. Tính đa dạng xuất phát từ đặc điểm tình hình của mỗi địa phương, khu vực cũng như đặc điểm văn hóa làm sao cho hiệu quả tốt nhất người theo dõi dễ hiểu nhất thì tính thống nhất lại xuất phát từ sự quan tâm của Đảng ta tới tranh cổ động nói riêng và công tác tuyên truyền nói chung.
* Tranh cổ động mang đậm màu sắc truyền thống
Về tranh thì tiêu biểu là việc sử dụng các mảng màu sáng và đậm của tranh dân gian đã tạo lên những mảng tranh gây ấn tượng mạnh với người xem. Các gam màu chủ đạo là đen, đỏ, vàng và tím được sử dụng một cách rất phổ biến. Các gam màu này được khai thác từ các nguồn màu có sẵn trong tự nhiên. Cá biệt có một số mẫu tranh chỉ được in đen trắng hay chỉ có một màu, đường nét chủ đạo và trong trường hợp này thì trước khi đến với quần chúng nhân dân thì các đơn vị cơ sở phải gia công thêm bằng cách tô các màu còn thiếu bằng chất liệu phù hợp với điều kiện địa phương theo sự hướng dẫn của cơ quan cấp trên ở văn bản kèm theo.
Về chữ hay khẩu hiệu thì có những nét rất riêng và đặc sắc. Khẩu hiệu của tranh cổ động có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu như phần đồ họa hay tranh gây ấn tượng ban đầu cho người xem, thu hút sự theo dõi, chú ý của họ thì phần khẩu hiệu lại nói lên toàn bộ nội dung của tranh cổ động. Vì thế mà khẩu hiệu có vai trò như xác định rõ ràng nội dung của tranh, đảm bảo cho tranh cổ động rõ ràng và một nghĩa. Phần khẩu hiệu của tranh cổ động phải đảm bảo rằng luôn rõ nghĩa, ngắn gọn, dễ thuộc, dễ hiểu và dễ nhớ. Và đáng chú ý là phần lớn tranh cổ động trong kháng chiến chống Pháp có sử dụng khẩu hiệu là các câu thơ mang màu sắc ca dao truyền thống. Các bài thơ thường có khoảng từ 2 đến 6 câu thơ tùy thuộc vào nội dung diễn đạt. Nhưng phổ biến là sử dụng các cặp câu thơ lục bát. Đó là những lời tâm tình cổ động cho các phong trào thi đua, hay những lời dặn dò nhân dân đối phó với diễn biến mới của kháng chiến.
Tính truyền thống còn thể hiện ở việc sử dụng phổ biến các vật liệu truyền thống của tranh tuyên truyền cổ động cùng với các kĩ thuật tin truyền thống. Loại giấy phổ biến được sử dụng là giấy dó và giấy giang đây là 2 loại chất liệu được sử dụng rất nhiều từ xa xưa trong văn hóa dân gian. Các loại giấy này cũng có thể dễ dàng sản xuất được từ những nguyên liệu trong tự nhiên mặc dù chất lượng giấy không cao như một số giấy lúc bấy giờ. Các kỹ thuật in được sử dụng phổ biến là in gỗ và in đá là kĩ thuật in mà các làng tranh truyền thống đã sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả to lớn.
* Tranh cổ động mang tính cập nhật cao
Đây là một đặc điểm quan trọng của tranh cổ động nhằm phục vụ tốt nhất cho sứ mệnh mà nó đảm nhiệm đó là tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước cũng như những thắng lợi của quân và dân ta trong kháng chiến. Nếu như thời đại ngày nay khi mà cơ sở vật chất cũng như khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ thì việc cập nhật thông tin thì không có gì là khó khăn thì khi đặt hoàn cảnh thiếu thốn của dân tộc trong những năm kháng chiến chống Pháp thì mới thấy để làm được cái việc truyền tải nhanh chóng kịp thời các đường lối chính sách của Đảng đến nhân dân thì quả là một nỗ lực phi thường.
Trong những hoàn cảnh khó khăn mà đòi hỏi cho nhiệm vụ quan trọng trong thời gian ngắn, những tấm gương thi đua, những chỉ đạo cấp bách nếu tranh cổ động không cập nhật kịp thời thì sẽ mất đi tính thời sự cũng như vai trò tuyên truyền của nó. Trong số những tranh ra đời trong hoàn cảnh này thì phải kể đến các mẫu tranh cổ động trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Những người sáng tác đồng thời là những người chiến sĩ tham gia chiến đấu trực tiếp ngoài mặt trận. Các mẫu tranh cổ động của họ bắt nhịp nhanh chóng với nhịp độ của cuộc quyết chiến chiến lược. Trong đó phải kể đến họa sĩ Nguyễn Bích và họa sĩ Mai Văn Hiến, họ là những người được đào tạo một cách có hệ thống về nghệ thuật hội họa nghe theo tiếng gọi của non sông tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc và nhanh chóng trở thành những chiến sĩ trên mặt trận tuyên truyền. Họa sĩ Nguyễn Bích đã cho ra đời những những mẫu tranh cổ động có giá trị to lớn tổng kết thắng lợi của quân ta qua mỗi đợt tiến công ở
Điện Biên Phủ. Tranh của ông được thẩm định ngay tại mặt trận và in ngay tại xưởng in báo quân đội nhân dân đặt ngay trong căn cứ của quân ta ở Điện Biên Phủ và nhanh chóng được chuyển tới chiến sĩ treo tại các hầm, hào của trận địa để khích lệ tinh thần cán bộ chiến sĩ tham gia chiến đấu. Ông sau này chính là người được vinh dự vẽ mẫu huy hiệu chiến sĩ Điện Biên phần thưởng cao quý mà chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho các cán bộ chiến sĩ tham gia chiến dịch. Còn nhiều bức tranh như thế ra đời trong lửa đạn chiến đấu tất cả chỉ một mục tiêu chung nhanh chóng phản ánh các đường lối chỉ đạo và thắng lợi của Đảng, quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
Tính cập nhật cao của tranh cổ động đã làm cho hiệu quả của công tác tuyên truyền trở lên mạnh mẽ. Tranh cổ động đã kịp thời phản ánh từng bước đi của cuộc kháng chiến. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng chính sự cập nhật nhanh chóng mà cũng đã làm nảy sinh một số hạn chế của tranh cổ động nói riêng và các phương tiện tuyên truyền nói chung. Sự cập nhật nhanh chóng làm cho các thông tin trong nhiều trường hợp còn chưa được kiểm chứng một cách kỹ lưỡng. Tuy nhiên ở một mức độ nhất định thì tranh cổ động vẫn là một phương tiện tuyên truyền vô cùng hiệu quả trong kháng chiến chống Pháp.
* Hình ảnh người phụ nữ xuất hiện rộng rãi trên tranh cổ động trong kháng chiến chống Pháp.
Hình 1.2. Tranh cổ động cho phong trào mùa đông binh sĩ.
(Nguồn: Chụp từ cuốn 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động – Bảo tàng cách mạng Việt Nam, tr. 23)
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đánh đổ chế độ phong kiến lạc hậu xây dựng xã hội mới nhằm tập hợp mọi thành phần, mọi tầng lớp cho công cuộc xây dựng, bảo vệ chế độ mới mà vai trò của người phụ nữ được nâng cao. Nắm bắt được tình hình này thì công tác tuyên truyền nói chung cũng như tranh cổ động nói riêng đã phản ánh một cách rộng rãi hình ảnh cũng như vai trò của người phụ nữ đến các tầng lớp quần chúng nhân dân. Trong 164 mẫu tranh cổ động ra đời trong kháng chiến chống Pháp mà bản thân tác giả khảo sát trong quá trình nghiên cứu thì có tới 79 mẫu tranh có sự xuất hiện của hình ảnh người phụ nữ với nhiều góc cạnh khác nhau. Sự đa dạng trong hình tượng nhân vật thể hiện của tranh cổ động trong kháng chiến chống Pháp đã được tác giả trình bày ở đặc điểm thứ nhất của tranh cổ động trong kháng chiến chống Pháp đó là tính đa dạng trong thống nhất.
Hình ảnh người phụ nữ trên tranh cổ động thời kì này xuất hiện với sự đa dạng về lứa tuổi. Từ hình ảnh những người mẹ già đan áo cho con, hình ảnh những người vợ khuyên chồng ra mặt trận hay hình ảnh người chị, người em lao động sản xuất, chiến đấu, thi đua.
Việc sử dụng rộng rãi hình ảnh phụ nữ trên tranh cổ động trong kháng chiến chống Pháp đã thể hiện sự quan tâm to lớn của Đảng và nhà nước với vấn đề phụ nữ. Đây là một biểu hiện của việc thực hiện bình đẳng nam nữ cũng như nâng cao hình ảnh, vai trò của người phụ nữ trong xã hội.
1.1.1.4. Điểm khác biệt giữa tranh cổ động và tranh ảnh khác
Tranh cổ động gồm có ba yếu tố: Thứ nhất là một loại tranh đồ hoạ gồm hai phần hình vẽ và chữ; thứ hai là thông tin tập trung, gây ấn tượng nhanh mạnh; thứ ba là tuyên truyền cho nhân dân hưởng ứng theo các phong trào chính trị xã hội. Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu như yếu tố thứ ba là để phân biệt với tranh quảng cáo vì tranh quảng cáo không mang mục đích tuyên truyền cổ vũ cho các hoạt động chính trị, xã hội mà chi mang mục đích thương mại trong khi vẫn gây ấn tượng mạnh thì yếu tố thứ
hai đó là tác dụng mạnh, tập trung lại để phân biệt với tranh biếm họa khi mà người xem lại phải ngầm hiểu, đả kích sâu cay, thầm kín trong khi vẫn mang mục tiêu chính trị.
Tranh cổ động là thể loại đòi hỏi phải có sức truyền thụ nhanh đến mọi người nên hình thức phải đơn giản, hòa sắc mạnh, độ đậm nhạt ( sắc độ ) phải tương phản và nhất là ý phải nổi bật. Muốn thế thì hình họa hay hình tượng nội dung bức tranh phải mang tính cổ động, tính tượng trưng đồng thời chữ trong tranh phải gọn, ít và rõ ý.
Tranh cổ động là thể loại nằm trong nghệ thuật tạo hình nói chung và trong loại hình trang trí ứng dụng nói riêng ,bởi vậy các hình trong tranh cổ động cần phải dựa vào thực, nhưng được cường điệu và cách điệu hóa. Hòa sắc phải hấp dẫn, không cần phải như thực. Trong lĩnh vực này người họa sĩ sáng tác tranh cổ động hoàn toàn được tự do trong sử dụng hòa sắc và bản thân của hòa sắc cũng phải phục vụ cho nội dung tranh.
Một bức tranh mà hình tượng rối rắm, cách vẽ không đơn giản mang tính chất tả thực, không được cường điệu và cách điệu hóa của trang trí tức là không đúng tính chất của thể loại tranh cổ động. Cũng không nên lẫn lộn một số tranh vẽ trên panô được trình bày ở ngoài đường phố hoặc ở nẻo đường quốc lộ , tỉnh lộ mà ta thường thấy. Những bức tranh này vẽ rất tham ý, hình ảnh rườm rà, không mang tính tranh cổ động. Loại tranh này gọi là tranh phổ biến
1.1.1.5. Phân loại tranh cổ động
Tranh cổ động lịch sử trong các nguồn tài liệu chưa có phận loại cụ thể. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu, tôi mạnh dạn đưa ra phân loại tranh cổ động như sau:
Căn cứ theo nội dung tranh, có 4 loại:
- Tranh cổ động cỗ vũ tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân
- Tranh cổ động cổ vũ công tác hậu cần
- Tranh cổ động cổ vũ các phong trào thi đua
- Tranh cổ động về các ngày lễ kỉ niệm Theo bố cục trình bày tranh cổ động có 2 loại:
- Tranh cổ động có hình ảnh và lời dẫn
- Tranh cổ động có hình ảnh
Việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử có nghĩa là GV sẽ dùng tranh cổ động làm tư liệu trực quan trong quá trình dạy, tổ chức các hoạt động giúp HS khai thác kiến thức lịch sử từ tranh cổ động.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tranh cổ động trong quá trình dạy học lịch sử
- Vai trò của việc sử dụng tranh ảnh, tranh cổ động trong dạy học lịch sử:
Đặc trưng của môn Lịch sử là tìm hiểu những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, không bao giờ lặp lại. Do vậy học sinh không thể tri giác trực tiếp được sự kiện lịch sử và cũng không thể phán đoán suy luận để biết được diễn biễn của lịch sử. Thế nên trong dạy học lịch sử bên cạnh phương pháp dùng lời cung cấp kiến thức cho học sinh thì phương pháp trực quan cũng đóng vai trò quan trọng đem lại hiệu quả cao.
Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan, góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng” hiện đại hóa” lịch sử của học sinh.
Đồ dùng trực quan, trong đó tranh ảnh lịch sử nói chung và tranh cổ động nói riêng là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Đó là nguồn tư liệu có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịnh sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Đặc biệt là tranh cổ động lịch sử, vừa mang ý nghĩa lịch sử, vừa mang tính tuyên truyền, cổ vũ lại càng dễ đi sâu vào trí nhớ học sinh.