MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới ngày nay đã và đang có những chuyển biến quan trọng, đó là sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. Do vậy nhiệm vụ của giáo dục là phải đào tạo những con người có năng lực toàn diện để thích ứng và hội nhập. Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII đã nêu rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” [1, tr.41]. Trong dạy học Lịch sử, nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học bộ môn, góp phần nâng cao chất lương hiệu quả, tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. Trong cuốn “Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm” của Hội khoa học lịch sử Việt Nam do Phan Ngọc Liên chủ biên đã đề cập đến phương hướng, biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay trong đó nhấn mạnh tới vấn đề phát huy năng lực tư duy của học sinh thông qua những công cụ hỗ trợ của giáo viên.
Đổi mới phương pháp DH là yêu cầu bắt buộc đối vớ i ngành giáo duc̣
nói chung và GV nói riêng , song trên thưc
tế viêc
đổi mới này chưa đươc
quan tâm đúng mứ c . GV đươc tham dự các lớp về đổi mới phương pháp DH.
Song nhưng khi vể áp dun
g chỉ mang tính “ hình thức” hiêu
Có thể bạn quan tâm!
- Sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử Việt Nam 1946 – 1954 ở trường Trung học phổ thông - 1
- Quan Niệm Về Sử Dụng Tranh Cổ Động Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Điểm Khác Biệt Giữa Tranh Cổ Động Và Tranh Ảnh Khác
- Phương Hướng Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông Hiện Nay.
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
quả chưa cao, do
GV chưa nắm chắc lý thuyết và điều kiện cơ sở vâṭ chất còn thiếu thốn. Chính vì vậy mà chúng ta phải quan tâm đến thực tiễn giáo dục, đưa ra những biện pháp hợp lý. Trong công cuộc đổi mới giáo dục việc sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng đang ngày càng trở
thành vấn đề quan trọng nhằm giúp các em học tập tốt hơn, qua đó phát triển các năng lực nhận thức bộ môn. Tranh ảnh thuộc nhóm đồ dùng trực quan tạo hình “có khả năng khôi phục lại hình ảnh của những con người, đồ vật, biến cố lịch sử, sự kiện lịch sử một cách chân thực”. Nhưng tranh, ảnh lịch sử
được sử dụng trong dạy học lịch sử phản ánh hiện thực khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng tiếp nhận và cần phải được vận dụng tối đa những mặt ưu điểm để đạt hiệu quả tối ưu của bài học.
Bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Vì vậy, phương pháp và hình thức dạy học môn lịch sử rất phong phú đa dạng, bao gồm cả các phương pháp hiện đại và các phương pháp truyền thống, trong đó phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những phương pháp cơ bản của lí luận dạy học . Sử dụng tranh ảnh lịch sử tạo nên sự sôi nổi, hứng khởi trong giờ học lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu sắc bản chất các sự kiện lịch sử, hình thành ở các em những hiểu biết cặn kẽ lịch sử từ đó có cái nhìn trân trọng, giáo dục lòng yêu quê hương, tự hào với vùng đất mình đang sinh sống. “Trăm nghe không bằng một thấy”, tranh ảnh gây nên hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhớ kĩ, hiểu rõ về tranh ảnh điều ấy đồng nghĩa với việc các em nắm vững kiến thức lịch sử. Tuy nhiên bên caṇ h đó có những GV
có tâm huy ết đã thưc
hiê ̣n môt
phần phương pháp đổi mới, đaṭ đươc
môt sô
kết qu ả bước đầu . Trong quá trình dạy học, giáo viên cũng đã cố gắng sử dụng nhiều tư liệu trong dạy học để góp phần cho tiết học sinh động và hiệu quả. Tuy nhiên việc lựa chọn tư liệu phù hợp và cách thức sử dụng còn chưa được phát huy thực sự hiệu quả. Trong khi đó tranh cổ động lịch sử là một trong những tư liệu lịch sử rất hay, phong phú, nó mang tính chất cổ vũ các
phong trào kinh tế, chính trị xã hội. Tranh cổ động lịch sử có ưu điểm truyền tải nội dung thông tin đến người xem rất nhanh, do vậy nếu được sử dụng trong dạy học lịch sử thì tranh cổ động sẽ giúp HS dễ dàng tiếp thu nội dung và khắc sâu kiến thức nhanh chóng.
Hiện nay do những điệu kiện khác nhau nên việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và việc sử dụng tranh ảnh nói riêng theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là tranh cổ động lịch sử trong dạy học chưa được các thầy cô chú ý đến.
Trên trực tế, tại trường THPT đã có sử dụng tranh cổ động lịch sử để dạy học, tuy nhiên mục đích sử dụng tranh cổ động chủ yếu vẫn mang tính chất minh họa mà chưa khai thác được hết nội dung chính của tranh cổ động
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử ở trưởng THPT, đặc biệt là phương pháp dạy học về việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 đến 1954) là rất cần thiết. Một trong những phương pháp có tác dụng lớn trong việc phát huy tính tích cực học tập, những hình ảnh trực quan giúp các em dễ nhớ và hình dung, sự độc lập tư duy và kích thích sáng tạo, từ đó hình thành cái nhìn toàn diện cho các em.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam ( 1946 – 1954) ở trường THPT” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử trên các mặt: kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng và phát triển rèn luyện kĩ năng cho người học.
2. Lịch sử nghiên cứu
Việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử không phải là điều mới và được rất nhiều nhà nghiên cứu đến. Tuy nhiên việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử thì hầu hết chưa có giáo trình, tài liệu chuyên khảo nào đi sâu đề cập và chưa được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Vì thế, tôi xin liệt kê một số công trình, tài liệu bài viết có liên quan đến đề tài dưới góc độ sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, trong đó có việc sử dụng tranh ảnh như sau:
Trong các tài liệu giáo dục học:
Nước ngoài: J.A.Coomenxi(1592-1670), nhà giáo dục người Séc khẳng định nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong dạy học và xem đây là “ nguyên tắc vàng ngọc” . Ông đã khẳng định: không có trong trí tuệ những cái mà trước đó không cảm giác và có tri thức vững chắc, nhất định phải dùng phương pháp trực quan ông cho rằng: “ cần tận dụng mọi giác quan để chúng sờ mó, ngửi, nhìn, nghe, nếm những thứ cần thiết khi có thể” [23,Tr.151]
Usinxki(1824-1874), người Nga, cũng cho rằng trực quan là cái bắt đầu và là nguồn gốc của mọi tri thức, cảm giác cung cấp tài liệu cho hoạt động trí tuệ của con người. Trực quan làm cho quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh dễ dàng hơn, tự giác, có ý thức và vững chắc hơn; tạo ra hứng thú học tập của học sinh, kích thích tính tích cực của học sinh; là phương tiện tốt nhất giúp giáo viên gần gũi với học sinh và là phương tiện quan trọng để phát triển tư duy của học sinh. Theo ông giáo viên không chỉ dựa vào những hiện tượng cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học mà phải sử dụng cả những biểu tượng có từ trước. Ông nói rằng “ Nói chung, trẻ em suy nghĩ bằng hình dáng, màu sắc, âm thanh và cảm giác, vì thế dạy học theo trực quan đối với trẻ em là cần thiết”
M.N Sácdacop trong cuốn “ tư duy học sinh” Ông đánh giá cao vai trò của việc tri giác tài liệu, phương tiện trực quan với hoạt động của tư duy; “ tư duy diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với tri giác… nhờ có tri giác mà người ta đã thu thập được thuộc tính và…nhìn thấy các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan hay mối quan hệ và liên hệ giữa chúng với nhau. Nhận thức cảm tính là nội dung cụ thể của tư duy” [21, tr.25]
I.F.Kharlamop trong cuốn” Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào” (NXB Giáo dục 1979) đã khẳng định: “ lời nói sinh động của giáo viên kết hợp với tính trực quan có hiệu quả to lớn trong việc dạy học”. Việc dạy học trưc quan không những làm cho quá trình học tập thêm phong phú mà còn góp phần rèn luyện tư duy phân tích và tăng tính thuyết phục trong quá trình dạy học.
Ở Việt Nam: Trong giáo trình Giáo dục học (1987) của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt cũng nêu rõ vai trò, ý nghĩa của đồ dùng trực quan đối với quá trình dạy học. Các tác giả đã viết: “các đồ cùng trực quan nếu được sử dụng khéo léo…tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, giảm độ mệt nhọc, gây được mối liên hệ thần kinh tạm thời, khá phong phú, phát triển năng lực chú ý, óc quan sát tò mò, tạo điều kiện cho học sinh liên hệ giữa học tập và sản xuất” [21, tr.52].
Trong tài liệu giáo dục lịch sử:
Đ.N.Nikiphôrôp, trong cuốn “Nguyên tắc trực quan trong dạy học lịch sử”, NXB Giáo dục, Matxcơva, 1964 ( tài liệu dịch, Hoàng Trung dịch, 1979, ĐHSPHN) đã trình bày rất kĩ và ý nghĩa của đồ dùng trực quan - một trong những phương tiện phát huy tính tích cực của học sinh. Ông khẳng định “việc sử dụng đồ dùng trực quan góp phần phát triển tư duy logic của học sinh. Vì công việc ấy đòi hỏi phải tiến hành hang loạt các hiện tượng tư duy như: phân tích, tổng hợp, các quá trình so sánh và khái quát. Rút cuộc công việc này sẽ dẫn tới việc hình thành cho học sinh các biểu tượng và khái niệm sơ giản” [12, tr.13].
Hai tập giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử do tác giả Phan Ngọc Liên biên soạn cũng đã nêu rõ ý nghĩa, vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan, trình bày cụ thể từng loại đồ dùng trực quan trong dạy học bộ môn Lịch sử [19, tr.61-85].
Ngoài ra, Phan Ngọc Liên còn phối hợp với nhiều tác giả với nhiều sách khác nhau về phương pháp dạy học và các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử. Đó là cuốn, Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị (chủ biên), Phương pháp dạy học Lịch sử, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2004. Và cuốn, Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2000.
Đặc biệt tác giả Nguyễn Thị Côi có nhiều đóng góp trong vấn đề nghiên cứu và sử dụng kênh hình trong dạy học. Đó là, Nguyễn Thị Côi, kênh hình trong dạy học Lịch sử ở trường THPT, tập 1, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. Ngoài ra, tác giả đã viết và phối hợp với các tác giả khác viết nhiều sách và báo trên các tạp chí khác nhau về kinh hình, ý nghĩa kênh hình trong dạy học lịch sử, nội dung hệ thống kênh hình có trong sách giáo khoa Lịch sử ở trường THPT và phương pháp sử dụng trong quá trình dạy học.
Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử ở trường THPT, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009. Cuốn sách đã nêu rõ cách sử dụng, khai thác kênh hình một cách hiệu quả trong sách giáo khoa. Và cuốn “Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử ở trường phổ thông” của Nguyễn Thị Côi, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, 2006, cho rẳng: Một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học là việc trình bày hình ảnh gây xúc cảm lịch sử cho học sinh. Nguồn gốc, phương tiện tạo nên hình ảnh về sự kiện, con người trong dạy học Lịch sử là lời nói của giáo viên và học sinh, tranh ảnh, bản đồ, các đoạn trích trong tác phẩm văn học, nghệ thuật phim ảnh…
Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú, Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. Nội dung cuốn sách đã nêu rất rõ về cách thức sử dụng, ý nghĩa, vai trò các phương pháp dạy học và tầm quan trọng của phương pháp dạy học lịch sử.
Tài liệu tranh cổ động:
Cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, phân tích đặc điểm về nội dung và hình thức các mảng khác nhau của hoạt động trong kháng chiến chống Pháp như: Thơ ca trong kháng chiến chống Pháp, báo chí trong kháng chiến chống Pháp… nhưng lại chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về tranh cổ động quần chúng trong kháng chiến chống Pháp. Về mảng này thì mới chỉ dừng lại ở các bộ sưu tập
do các bảo tàng, cơ quan văn hóa thực hiện. Năm 2002, Cục Thông Tin Cơ Sở của Bộ Văn Hóa- Thông Tin đã ấn hành bộ sưu tập “Tranh cổ động Việt Nam 1945- 2000”. Đây là một bộ sưu tập đồ sộ bao gồm tranh cổ động trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ nước nhà thống nhất. Số lượng tranh cổ động trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp không nhiều. Đặc biệt bộ sưu tập có được một số tranh cổ động của các họa sĩ chuyên nghiệp của nền mỹ thuật lúc bấy giờ như: Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị, Trần Văn Cẩn. Bộ sưu tập mới chỉ dừng lại ở mức độ sưu tầm mà chưa có những đánh giá khái quát về tranh cổ động thời kỳ này. Cũng trong năm 2002 Bảo Tàng Quân Đội cũng ấn hành cuốn “ Sưu tập tranh cổ động ở Bảo Tàng Quân Đội”. Bộ sưu tập đã sưu tầm được nhiều mẫu tranh cổ động trong suốt hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Các tranh được sắp xếp theo chủ đề. Ngoài ra bộ sưu tập này còn đưa ra các khái niệm và số liệu thống kê làm sáng tỏ một số vấn đề về tranh tuyên truyền cổ động. Bộ sưu tập đã có được một số tranh cổ động của họa sĩ Nguyễn Bích trong chiến dịch Điện Biên Phủ phản ánh nhanh chóng kịp thời cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Năm 2007 Bảo tàng cách mạng Việt Nam ấn hành bộ sưu tập “ 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động”. Đây là một bộ sưu tập khá đầy đủ về tranh cổ động do các đơn vị văn hóa phát hành trong kháng chiến chống Pháp. Bộ sưu tập đã trình bày rất kĩ lưỡng mẫu tranh, cơ quan phát hành, thời gian phát hành, kích cỡ, chất liệu và kĩ thuật in. Tuy nhiên thì bộ sưu tập mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu tranh mà chưa có những đánh giá khái quát thành các đặc điểm của tranh cổ động trong kháng chiến chống Pháp.
Bên cạnh đó, có một số công trình luận văn đã đề cập nghiên cứu về giá trị của tranh cổ động trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiêu biểu:
Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Thúy Hoàn, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian về đề tài: “ Giá trị văn hóa của sưu tập tranh áp phích, cổ động giai đoạn 1946-1954 ở bảo tàng cách mạng Việt Nam”, năm 2001. Đề tài đã tập hợp phân loại và khảo tả đầy đủ tư liệu về sưu tập tranh áp phích, cổ động và
kết quả nghiên cứu về đề tài này giai đoạn 1946-1954, góp thêm tư liệu vào việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật thời kỳ kháng chiến chống pháp. Xác định những đặc trưng cơ bản của tranh áp phích, cổ động giai đoạn 1946-1954, tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa, văn hóa dân gian, nghệ thuật, mỹ thuật của sưu tập này trong bối cảnh lịch sử, mỹ thuật cách mạng. Những kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học bước đầu cho việc nghiên cứu tính dân gian trong nền mỹ thuật cách mạng, giúp cho việc sắp xếp, phân loại sưu tập tranh áp phích, cổ động trong kho của bảo tàng và trưng bày và việc gìn giữ kế thừa yếu tố dân gian truyền thống trong cuộc sống đương đại. Đây là các nguồn tài liệu rất mới nếu được khai thác, sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
Sử dụng tranh ảnh - đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử không chỉ có phát huy tính tích cực của học sinh mà còn giúp học sinh phát triển năng lực. Tranh cổ động trong dạy học lịch sử lại càng thể hiện rõ hơn về sự phát triển năng lực của học sinh.
Như vậy qua các tài liệu và các bài viết hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò tích cực của đồ dùng trực quan nói chung và sử dụng tranh ảnh nói riêng vào dạy học.
Ở những mức độ khác nhau các giáo trình, tài liệu tham khảo, luận văn nêu trên sẽ là những cơ sở rất quan trọng về lý luận và thực tiễn giúp tôi đi sâu nghiên cứu, giải quyết tốt những mục đích, nhiệm vụ của luận văn.
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
- Đối tượng:
“Sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam ( 1946 – 1954) ở trường THPT”.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung :
Đề tài nghiên cứu nội dung kiến thức giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954 và cách sử dụng tranh cổ động để dạy