Các Tlhv Cần Và Có Thể Khai Thác, Sử Dụng Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Thời Kỳ 1946 – 1954

khi mở rộng được địa bàn chiếm đóng trên cả nước, Thu Đông năm 1947, Pháp tập trung trên 2 vạn quân mở cuộc tiến công lớn hiệp đồng quân binh chủng từ nhiều hướng bao vây căn cứ Việt Bắc, tìm diệt quân chủ lực và đầu não kháng chiến của ta. Ngày 7/10/1947, địch bắt đầu tiến công. Quân địch theo đường bộ số 3, số 4 và đường thuỷ sông Lô, sông Gấm hình thành thế bao vây Việt Bắc. Đồng thời, địch cho quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, chợ Mới, chợ Đồn định diệt các cơ quan đầu não kháng chiến.

Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy ta đã phán đoán âm mưu của địch nhưng việc nhảy dù xuống địa điểm cụ thể thì chưa lường hết nên lúc đầu có lúng túng. Sau khi nắm được kế hoạch của địch, ta đã điều chỉnh kế hoạch tác chiến. Lực lượng ta dùng trong chiến dịch là 10 trung đoàn và 7 tiểu đoàn bộ binh cùng dân quân du kích tại chổ. Các chiến trường toàn quốc cũng đẩy mạnh tiến công phối hợp. Trên hướng tiến công đường số 3, số 4 của địch, quân ta đánh phục kích, tập kích liên tục nhiều trận tiêu hao lực lượng địch. Bị thiệt hại nặng, địch phải quay lại. Mục tiêu chiến dịch không đạt được, lại bị thiệt hại nặng và có nguy cơ bị bao vây tiêu diệt nên địch phải rút lui. Ngày 22/11, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Bắc. Dọc đường bị quân ta phục kích một số trận. Ngày 22/12/1947, chiến dịch kết thúc. Chiến dịch Việt Bắc kết thúc giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của chúng, bảo vệ cơ quan lãnh đạo, chuyển kháng chiến sang giai đoạn mới.

Sau Chiến dịch Việt Bắc, thực dân Pháp phải chuyển hướng chiến lược chiến tranh. Từ chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” phải chuyển sang đánh lâu dài, thực hiện chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Từ mở rộng vùng chiếm đóng chuyển sang củng cố vùng chiếm đóng, từ những cuộc hành quân lớn nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta chuyển sang nhiều cuộc hành quân nhỏ đánh vào cơ sở kinh tế, chính trị và diệt từng bộ phận lực lượng vũ trang ta. Chúng ra sức củng cố nguỵ quyền, phát triển nguỵ quân, tranh thủ viện trợ Mĩ.

Về phía ta, sau chiến thắng Việt Bắc, lực lượng vũ trang ta trưởng thành một bước quan trọng. Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch cả ở Bắc-Trung Bộ và Nam Bộ; đồng thời, ta chủ trương “Phải từng bước đẩy vận động chiến tiến tới”. Tháng 6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên Giới nhằm: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, gắn liền với phe xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 16/9, quân ta nổ súng đánh Đông Khê (Lạng Sơn) mở màn chiến dịch, sau đó đón đánh diệt 2 binh đoàn quân Pháp đến tăng cường cho Thất Khê sợ bị tiêu diệt, quân Pháp phải rút chạy khỏi các cứ điểm từ Thất Khê đến Lạng Sơn, quân ta truy kích diệt thêm một số quân Pháp. Ngày 14/10/1950, ta kết thúc chiến dịch.

Chiến dịch Biên giới làm thay đổi cục diện chiến tranh, giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.

Từ năm 1951 đến chiến dịch Điện Biên Phủ, giữ vững quyền chủ động chiến lược đẩy mạnh tiến công và phản công, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. Sau thất bại ở chiến trường biến giới, thực dân Pháp còn cố giành lại quyền chủ động chiến lược bằng cách tăng quân, thay tướng, xin thêm viện trợ Mỹ. Chúng cho xây dựng hệ thống cứ điểm vững chắc, tập trung giữ chiến trường chính là Bắc Bộ, đồng thời tăng cường càng quét “bình định” Trung Bộ và Nam Bộ, kết hợp với đánh phá, bao vây kinh tế, chiến tranh tâm lý với vùng căn cứ kháng chiến.

Về phía ta, chủ trương chung là tiếp tục giữ khí thế chủ động tiến công liên tục tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới giải phóng đồng bằng Bắc Bộ. Hoạt động quân sự của ta gây cho địch nhiều thiệt hại lớn, Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi phá sản, và bị triệu hồi. Tháng 5/1953, tướng NaVa được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp. NaVa đề ra kế hoạch mới định giành thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược trong vòng 18 tháng làm cơ sở cho một giải pháp chính trị mở lối thoát danh dự cho Pháp.

Nắm chắc âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 gồm nhiều chiến dịch trên một số hướng chiến lược, đẩy mạnh chiến tranh du kích, sẵn sàng tiêu diệt địch khi chúng đánh vào vùng tự do, nhằm đánh bại cố gắng cao nhất của Pháp-Mỹ.

Và cuối cùng cả ta và Pháp đều chọn Điện Biên Phủ làm nơi quyết chiến. Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đại tướngVõ Nguyên Giáp được cử làm người chỉ huy chiến dịch. Kế hoạch lúc đầu ta chủ trương tiến công ào ạt, đánh nhanh, thắng nhanh nhưng sau khi nắm cụ thể tình hình địch, ta thấy không bảo đảm chắc thắng nên chuyển sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Chiều ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn. Sau 3 đợt tiến công, 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng, quyết liệt, mưu trí, sáng tạo, cuối ngày 7/5, quân ta giải phóng hoàn toàn Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược góp phần quyết định làm phá sản kế hoạch NaVa và làm sụp đổ ý chí xâm lược của thực dân Pháp dẫn tới thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của ta đã buộc Pháp phải thừa nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổcủa ViệtNam. Chấm dứt ách thống trị của Pháp gần một thế kỷ: Buộc Pháp phải rút quân về nước.

Mở ra một kỹ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Độc lập tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, thành quả cách mạng tháng tám được bảo vệ, tạo điều kiện để miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đối với thế giới.Giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.Đập tan âm mưu của đế quốc Mỹ muốn thay chân Pháp độc chiếm Đông Dương để ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở vùng Đông Nam Á.Chứng minh một chân lý

của thời đại: “Trong điều kiện thế giới ngày nay một dân tộc dù đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối quân sự chính trị đúng đắn, được quốc tế ủng hộ thì hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo.

2.2. Các TLHV cần và có thể khai thác, sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954


Như đã đề cập ở phần một số khái niệm, chúng tôi sẽ khai thác và sửu dụng TLHV này ở dạng vật thật là hình ảnh của TLHV.


Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 là thời kỳ rất nhiều các tư liệu lịch sử đặc biệt là thư liệu hiện vật. Như đã trình bày ở phần phạm vi nghiên cứu nên chúng tôi đi tìm hiểu cơ bản những tư liệu hiên vật tại hai bảo tàng Lịch sử Cách mạng Việt Nam và Lịch sự Quân sự Việt Nam chính vì vậy nguồn TLHV sẽ không được đầy đủ. Sau đây, chúng tôi xin thống kê một số TLHV cần và có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954:


Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (1945 - 1950)

ta có thể sử dụng và khai thác các tư liệu hiện vật sau:

Một là: Lá cờ "Quyết tử quân”. Đó là một vật chứng về những chiến công vang dội của Đội Quyết tử quân trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến.

Hình 2 1 Lá cờ Quyết tử quân nguồn http www btlsqsvn org vn Nội dung phản 1

Hình 2.1. Lá cờ “Quyết tử quân” (nguồn:http://www.btlsqsvn.org.vn)

Nội dung phản ánh: Lá cờ đỏ sao vàng được khâu tay, hình đuôi nheo, kích thước 27cm x 39cm nổi bật trên nền vải nỉ đỏ là dòng chữ rắn rỏi thêu bằng chỉ trắng “Quyết tử quân”. Lá cờ do Ban chỉ huy Liên khu 1 tặng Đội Quyết tử quân sau chiến công vẻ vang đốt cháy 2 máy bay của quân Pháp tại sân bay Gia Lâm đêm 16 tháng 1 năm 1947.

Đội Quyết tử quân được thành lập tháng 12 năm 1946 do đồng chí Lê Giới, đồng chí Nguyễn Giang và đồng chí Ninh chỉ huy, đóng quân ở ven đường số 5 trong các làng Quán Tần, Lai Rạt, làng Vàng, làng Cam gần sân bay Gia Lâm. Đội Quyết tử quân được giao nhiệm vụ bí mật đột kích sân bay, phá hủy máy bay, đốt cháy kho xăng dầu của địch.

Để thực hiện nhiệm vụ phá hoại các cơ sở kho tàng, sân bay của địch ngay từ thời kỳ chuẩn bị kháng chiến, Phòng Tình báo thuộc Bộ Tổng Tham

mưu đã tổ chức cài cắm thêm người tiếp cận với địch, củng cố hộp thư mật, chuẩn bị cơ sở mật, tổ chức liên lạc bảo đảm tin tức thu được nhanh chóng và chuyển đi an toàn. Một trong những mục tiêu chiến đấu của ta là sân bay Gia Lâm, nơi địch bố phòng rất cẩn mật, có số lượng lớn máy bay ở đây. Đồng chí Nguyên Hồng, một tình báo viên của Hà Nội, đã lọt được vào làm lao công trong sân bay Gia Lâm. Với bản sơ đồ sân bay do anh vẽ và bổ sung hàng ngày, thông thuộc đường ra, lối vào, chính anh dẫn Đội Quyết tử quân vào đánh sân bay Gia Lâm ngay đêm đầu Toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 nhưng không thành vì công tác chuẩn bị chưa tốt. Khi chiến sự xảy ra ở Hà Nội, địch ở Gia Lâm tăng cường tuần tiễu, yếu tố bất ngờ không còn, ta phải rút lực lượng ra.

Các đồng chí trong Đội không nản lòng, kiên trì chờ đợi, chuẩn bị nhiều phương án chiến đấu. Lợi dụng đêm tối ngày 16/1/1947, tức 26 tháng Chạp, giáp Tết Nguyên đán Đinh Hợi, đồng chí Nguyên Hồng đã dẫn đường cho đội tập kích sân bay Gia Lâm, đốt cháy 2 máy bay của địch. Sau trận chiến đấu này, Đội Quyết tử quân vô cùng phấn khởi được Ban chỉ huy Liên khu 1 Hà Nội khen ngợi và tặng cho đội lá cờ “Quyết tử quân”. Đặc biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng đội thiệp Chúc mừng năm mới nhân dịp Tết để biểu thị lòng dũng cảm của các chiến sĩ.

Hai là:Ngày 15/10/1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Tinh thần chỉ thị là quyết chiến quyết thắng. Chỉ thị trở thành mệnh lệnh hành động và ý chí quyết tâm chiến đấu của quân và dân ta trên khắp chiến trường Việt Bắc.

Hình 2 2 Bản chỉ thị Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc 2


Hình 2.2. Bản chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” trưng bày trong phần Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947

(nguồn:http://www.btlsqsvn.org.vn)

Nội dung tư liệu phản ánh: Ngày 15/10/1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Tinh thần chỉ thị là quyết chiến quyết thắng. Chỉ thị trở thành mệnh lệnh hành động và ý chí quyết tâm chiến đấu của quân và dân ta trên khắp chiến trường Việt Bắc. Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Quân và

dân ta đồng loạt đánh vào các vị trí quân Pháp chiếm đóng, ghìm giữ quân địch ở Hà Nội và các thành phố, thị xã trên địa bàn cả nước.

Sau hai tháng chiến đấu giằng co quyết liệt với địch, do lực lượng quá chênh lệnh, để bảo toàn lực lượng kháng chiến lâu dài, đầu năm 1947, Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Chỉ huy rời Thủ đô Hà Nội, lên chiến khu Việt Bắc. Nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta và lực lượng chủ lực sớm kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công lớn lên Việt Bắc.

Sau khi thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn (7/10), ngày 15/10/1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Bản chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã vạch ra cụ thể các vấn đề chuẩn bị cho cuộc phản công làm thất bại âm mưu của thực dân Pháp.

Chỉ thị xác định: “…Phải đánh thế nào để phá kế hoạch mùa đông của địch, làm cho địch thua thiệt nặng nề đến nỗi không thể gượng lại được sau chiến dịch mùa đông này. Phát triển chiến tranh du kích mạnh hơn, vũ trang nhân dân nhiều hơn, để đối phó với chiến sự ngày một lan rộng và quyết liệt”. Để từng bước kẻ gãy gọng kìm tấn công lên Việt Bắc của thực dân

Pháp, bản chỉ thị cũng chỉ ra phương pháp đánh địch “tích cực, linh động và phổ biến”. Phát động phong trào dân quân du kích rộng khắp, vừa phải tập trung quân chính quy ở những khu vực cơ động để chặn địch. Bản chỉ thị đã phân tích một cách cụ thể điểm mạnh của ta, điểm yếu của địch để phát huy thế mạnh của chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân: “Địch đánh ta ở trên, ta đánh địch ở dưới. Địch đánh ta ở Bắc, ta đánh chúng ở Trung, Nam và Miên, Lào. Địch xâm phạm căn cứ địa của ta, ta đánh mạnh ngay trong bụng chúng. Địch đi lại, ta chặt chân, phá đường của chúng. Bộ đội và dân quân du kích phối hợp, tùy hoàn cảnh, tùy điều kiện mà tiêu hao và tiêu diệt địch. Ta phải nhè chỗ yếu của địch mà đánh. Địch yếu ở chỗ nào, chúng vận động trên đường, đằng trước và hai bên sườn hở. Ở chỗ chúng vừa nhảy dù hay đổ bộ

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí