Quan Niệm Về Sử Dụng Tranh Cổ Động Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Ở Trường Trung Học Phổ Thông

học lịch sử Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954.

+ Về hình thức: Tập trung bài học nội khóa trong chương trình Lịch sử THPT.

+ Về địa bàn khảo sát, thực nghiệm:

Tiến hành khảo sát tại trường THPT Gia Bình số 1 và trường THPT Gia Bình số 2, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tranh cổ động đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam(1946-1954) nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, thực hành bộ môn cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài tiếp tục giải quyết một số nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học Lịch sử nói chung và việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

- Khảo sát thực trạng của việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử ở trường THPT và tình hình sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954.

- Đề xuất các biện pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954 nhằm phát huy tính tích cực, phát trển tư duy sáng tạo, rèn luyện và hình thành các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống và thực hành bộ môn.

Sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử Việt Nam 1946 – 1954 ở trường Trung học phổ thông - 3

- Thực nghiệm sư phạm và đánh giá ưu nhược điểm của việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử.

5. Phương pháp nghiên cứu

+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Đọc và tìm hiểu thông tin qua tài liệu sách, báo, luận án, luận văn, internet… có bàn về việc sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Lịch sử, trong đó có sử dụng tranh ảnh và đồ dùng trực quan trong dạy học.

+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, bảng hỏi để thu thập thông tin việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học Lịch sử.

- Điều tra khảo sát thực trạng của việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử tại trương THPT.

- Thực nghiệm sư phạm

- Thống kê toán học: xử lý số liệu sau khi có kết quả điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm.

6. Giả thuyết nghiên cứu

Nếu sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử theo cách thức luận văn đề xuất sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, thực hành bộ môn cho học sinh và nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT.

7. Dự kiến đóng góp của đề tài

Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tranh cổ động trong dạy lịch sử Việt Nam (1946-1954) ở trường THPT.

Đánh giá thực trạng sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam (1946-1954) ở trường THPT.

Đề xuất một số biện pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1946-1954) ở trường THPT.

8. Ý nghĩa

- Ý nghĩa khoa học: làm phong phú thêm lí luận PPDHLS nói chung và vấn đề sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói riêng.

- Ý nghĩa thực tiễn: là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học Sư Phạm; GV môn Lịch sử ở trường THPT.

9. Cấu trúc

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài nghiên cứu bao gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử Việt Nam ( 1946 – 1954) ở trường THPT..

Chương 2: Một số biện pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam ( 1946 - 1954) ở trường THPT. Thực nghiệm sư phạm.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH CỔ ĐỘNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM

(1946 - 1954) Ở TRƯỜNG THPT

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Quan niệm về sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông

1.1.1.1. Khái niệm tranh cổ động

Theo từ điển tiếng Việt giải nghĩa: Cổ động là dùng lời nói, sách báo, tranh ảnh tác động đến tư tưởng, tình cảm của số đông, nhằm lôi cuốn mọi người tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội nhất định [18, tr. 8].

Một cách giải thích khác của nhóm tác giả công trình Sưu tập tranh cổ động ở Bảo tàng Quân đội thì Cổ động được ghép bởi hai từ, trong đó từ “cổ” theo tiếng Hán là cái trống, mà trống là một trong những nhạc khí cổ xưa, được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động tập thể, như khi xung trận, khi chống lũ, lụt cũng như trong các lễ hội… Đó là một phương tiện tác động tới tâm lý, tình cảm con người mạnh mẽ nhất đối với người phương Đông nói chung người Việt Nam nói riêng [13, tr. 8].

Căn cứ theo từ vựng, tranh cổ động là hai từ có nghĩa độc lập được ghép với nhau. Từ điển Hán Việt giải nghĩa, tranh cổ động là từ ghép của hai từ là “tranh” có nghĩa là bức vẽ và “cổ động” có nghĩa là động viên, khích lệ bằng tiếng trống, vì “cổ” có nghĩa là cái trống. Như vậy tranh cổ động là một loại tranh nhằm mục đích chuyển tải thông tin trực quan một cách ngắn gọn, nhanh chóng, rõ ràng thông qua ngôn ngữ đồ họa. Từ đó động viên, cổ vũ con người vươn lên; thu hút họ vào các hoạt động chính trị, xã hội cũng như các lĩnh vực khác của đời sống nhằm đạt mục đích đặt ra [15, tr. 14].

Theo từ điển bách khoa toàn thư trên đĩa CD- ROM ENCARTA của hang Microsoft, tranh cổ động được thể hiện bằng cụm từ tiếng Anh Posters hoặc Poster Propaganda (Tranh tuyên truyền) và được dịch nghĩa như sau:

“Tranh Poster- là tranh quảng cáo hay thông báo được tạo ra hàng loạt, thông thường được in trên giấy khổ lớn để trưng bầy nơi công cộng. Poster thông thường gồm một hình vẽ hay minh họa màu có một nhãn hiệu hay một dòng chữ ngắn. Chúng dùng mục đích thương mại, quảng cáo cho các sản phẩm hoặc thông báo với công chúng về hoạt động giải trí, nhưng chúng vẫn còn được dùng như các phương tiện thông báo, giáo dục công cộng hoặc công cụ tuyên truyền, hoặc như một tác phẩm nghệ thuật thuần túy mà không có một thông điệp cụ thể nào cả.

Theo họa sĩ Nguyễn Công Độ: “ Tranh cổ động là một loại hình cần phổ biến kịp thời, nhanh nhất, rộng rãi nhất cho những yêu cầu nhất định cũa xã hội. Tranh cổ động cần cô đọng, đơn giản chỉ phản ánh một chủ đề nhất định… nhằm động viên kêu gọi khiến người ta phải làm theo một cách tự giác” [5, tr. 15].

Họa sĩ Bùi Anh Hùng, Uỷ viên BCH hội Mỹ thuật Hà Nội cho rằng: “Tranh cổ động là cổ vũ, biểu dương lực lượng, thúc đẩy, khích lệ tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết gắn với từng khoảnh khắc, giai đoạn, sự kiện hay cả một tiến trình lịch sử”.

Đại tá, họa sĩ Lê Duy Ứng cho rằng: “Tranh cổ động là cổ vũ động viên, khích lệ con người ta vượt lên trong một phong trào, sự kiện nào đó”.

Các họa sĩ thuộc trường phái tượng trưng buổi giao thời thế kỷ 19, 20 như Korovin, Benua, Lansere thì cho rằng tranh cổ động “là phương tiện để truyền bá nghệ thuật khắp nơi nơi” [15, tr. 14].

Một quan niệm khác cho rằng: Quảng cáo có tên gốc la tinh là (Advertere) nghĩa là “hướng ý nghĩ về”. Họ cho rằng: Tranh cổ động quảng cáo là một phương tiện trao đổi thông tin hữu hiệu. Do tính chất thông báo nên đồ họa quảng cáo đã sử dụng các khả năng thông báo, thông tin nhanh, gây ấn tượng mạnh, nhanh chóng tác động đến thái độ của nhiều người. Những người không có chủ định, người người qua đường bất chợt đều phải dừng bước trước tín hiệu thông báo [13, tr. 9].


động.

Một số ngôn ngữ khác trên thế giới cũng có từ riêng để nói về tranh cổ


Trong tiếng Đức, tranh cổ động là Plakat, được hiểu như là một dạng

của tranh đồ họa, với hình vẽ đập vào mắt, in trên khổ lớn có kèm theo dòng chữ ngắn, nhằm mục đích quảng cáo, cổ động hoặc thông tin hay học tập.

Tranh cổ động trong tiếng Pháp gọi là Affiche. “Đó là các tấm biển quảng cáo cho một mặt hàng hay nội dung một vấn đề về chính trị xã hội, có khả năng mang tới cho mọi người những hình ảnh, những thông tin nhanh, chính xác gây ấn tượng nhất kể cả với những người không có chủ định tìm hiểu bằng ngôn ngữ đồ họa trên tất cả các phương tiện có thể được” [13, tr. 9].

Qua các giải nghĩa trên có thể thấy tranh cổ động dù ở ngôn ngữ nào cũng đều thống nhất ngữ nghĩa là sự cổ vũ cho một chủ đề nội dung nào đó và thu hút sự chú ý của nhiều người bằng thủ pháp nghệ thuật đặc biệt.

Loại hình tranh mới này, về hình thức và kĩ thuật thể hiện khác với tranh quảng cáo, nhưng về chủ đề nội dung đã có sự thay đổi. Yêu cầu của tranh cổ động đặt ra cao hơn so với tranh quảng cáo thông thường. Vì đó là cổ động chính trị - xã hội. Tranh cổ động không những phải chuyển tải thông tin, tác động tới tâm lí – tình cảm con người mà còn phải hướng tới ý thức của họ, tới nhân sinh quan của họ, không chỉ tác động tới một người, tới một vài người mà là hàng nghìn người, hàng vạn người thậm chí một dân tộc. Chính vì thế nó được gọi là tranh cổ động.

Tranh cổ động thường gọi là tranh áp phích là loại tranh dùng để tuyên truyền, cổ động, đòi hỏi người xem cảm thụ nhanh và gây ấn tượng mạnh qua hình vẽ và màu sắc để dễ thấy và dễ nhớ, tranh cổ động là một trong những tài liệu quan trọng trong tài liệu mỹ thuật.

Qua nghiên cứu và tiếp cận với thực tế, có thể đưa ra kết luận về khái niệm tranh cổ động như sau:

Tranh cổ động là một loại tranh của tranh đồ hoạ gồm hai phần quan hệ thống nhất với nhau: Phần hình vẽ và phần chữ; thông tin ngắn gọn, xúc

tích, tập trung, gây ấn tượng nhanh, mạnh, nhằm cổ vũ quần chúng hưởng ứng, hành động theo các phong trào chính trị xã hội.

1.1.1.2. Hoàn cảnh ra đời của tranh cổ động

Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, tranh cổ động ở nước ta ra đời trước hết là phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tuyên truyền cổ vũ, chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, ngay từ những năm đầu tiên xuất hiện, Tô Ngọc Vân, một họa sĩ và cũng là người có khả năng lý luận mỹ thuật sâu sắc đã gọi tranh cổ động là tranh tuyên truyền chính trị và nó phát triển mạnh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tranh cổ động xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, trong hoàn cảnh kháng chiến của dân tộc. Có nhiều tài liệu nói dòng tranh này hình thành từ những ngày tiền khời nghĩa tháng Tám năm 1945. Thời lỳ đó, một cuộc cách mạng của giới mỹ thuật đã thức tỉnh và tiếp thêm động lực toàn dân. Nổi bật nhất thời bão táp là dòng tranh cổ động với đóng góp của những họa sĩ danh tiếng và yêu nước như Nguyễn Đỗ Cung, Lương Xuân Nhị, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng, Mai Văn Hiến… Tuy nhiên vào thời kì đầu, tranh cổ động không nhiều màu sắc như bây giờ mà chỉ có hai màu đen trắng do điều kiện kháng chiến thiếu thốn. Phải đến chiến dịch Đông Xuân (1953 – 1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ, tranh cổ động thực sự phát triển và đa dạng như hiện thấy.

1.1.1.3. Đặc điểm tranh cổ động

- Tranh cổ động mang tính đa dạng trong thống nhất

* Tính đa dạng

Tính đa dạng thể hiện đầu tiên ở nội dung trình bày của tranh cổ động. Tranh cổ động thời kỳ này đã phản ánh một cách toàn diện đời sống kháng chiến của quân và dân ta trên tất cả các mảng của đời sống. Với đối tượng chủ yếu là quần chúng nhân dân là lực lượng to lớn của cách mạng và là đa số trong xã hội thì tranh cổ động đã diễn tả những thắng lợi, thành tích to lớn của quần chúng nhân dân. Cùng với đó tranh cổ động cũng đã kịp thời truyền tải đến cho nhân dân đường lối chỉ đạo, các chính sách, các phong

trào thi đua của Đảng, nhà nước trong các giai đoạn của cuộc kháng chiến nhằm chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chống lại các âm mưu của kẻ thù cũng như thi đua sản xuất trong tình hình mới. Tranh cổ động còn thể hiện các nội dung kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc như: ngày toàn quốc kháng chiến, ngày quốc khánh 2/9, ngày sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh… vừa để ôn lại truyền thống quý báu của dân tộc vừa thúc giục toàn dân nhanh chóng, hăng hái tham gia chiến đấu và lao động sản xuất làm rạng danh truyền thống dân tộc.

Tính đa dạng còn thể hiện ở hình thức diễn đạt nội dung của tranh cổ động, trước tiên là ở ý tưởng thể hiện tranh rất đa dạng. Phổ biến nhất là những bức tranh cổ động thể hiện lời thúc giục mạnh mẽ mới cảm nhận đã mang đến một cảm giác xúc động mạnh bởi những câu khẩu hiệu ngắn gọn, những lời thúc lên đường, những lời hứa quyết tâm chiến đấu, sản xuất, những tội ác của giặc. Tiếp theo tính đa dạng trong biểu đạt nội dung còn thể hiện ở hình tượng nhân vật trong tranh do nội dung diễn đạt toàn diện và làm sao lại phải gần gũi với quần chúng chính vì thế mà tranh cổ động đã có cách thể hiện nhân vật vô cùng đa dạng đó là những con người chân thực trong đời sống kháng chiến mà ta có thể bắt gặp ngay trong đời sống bình dị đủ các thành phần: từ già đến trẻ, từ bác nông dân đến anh công nhân, cô dân công, anh chiến sĩ, từ người kinh, đến người thượng, từ những người đang vững tay cày sản xuất đến những người đang chắc tay súng ngoài mặt trận…Tất cả họ đều được thể hiện với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ, bừng lên niềm tin chiến thắng. Trong khi đó những hình tượng phản diện cũng được lột tả rất phong phú đó là các quan tây, binh lính Pháp nhưng lại mang tâm trạng não nề và thảm hại.

Tiếp theo tính đa dạng còn thể hiện trong phần khẩu hiệu của tranh hay ngôn ngữ tranh. Đây là phần thể hiện cốt lõi nội dung tranh làm cho tranh trở lên một nghĩa và không được hiểu sai. Phổ biến là phần chữ của tranh sử dụng chữ quốc ngữ, ngắn gọn và súc tích. Đây là ngôn ngữ chính thống

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí