mục đích kêu gọi, cổ vũ nhân dân quyết tâm phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp. | ||
Hình 4: Tranh cổ động Phòng Thông tin Đại từ, tỉnh Thái Nguyên Phát hành, cổ động cho phong trào mùa đông binh sĩ. Kĩ thuật chế tác: In khắc gỗ Chất liệu: Giấy Kích thước: 42 x 25,7 cm. Hình 5: Tranh cổ động Ty Thông tin Lạng Sơn phát hành cổ động phong trào mùa đông binh sĩ. Kĩ thuật chế tác: In đá Chất liệu: Giấy dó Kích thước: 34,5 x 24 cm. | Hai bức tranh cổ động đều được sáng tác năm 1946, nhằm mục đích cổ động nhân dân nhân, đặc biệt người già, chị em phụ nữ tham gia công tác hậu cần, may quần áo rét cho bộ đội trong phong trào “ Mùa đông binh sĩ”. Bức tranh minh họa cho tinh thần ủng hộ, phục vụ chiến đấu cho các chiến sĩ trên mặt trận. góp phần cổ vũ tinh thần chiến đấu cho các chiến sĩ đấu tranh chống Pháp tại Việt Bắc và chiến dịch Biên giới Thu – đông. |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Hướng Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông Hiện Nay.
- Ý Kiến Của Gv Và Hs Về Cách Thức Sử Dụng Tranh Cổ Động Trong Dhls Nhằm Phát Huy Tính Tích Cực Của Hs
- Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Cơ Bản Của Lịch Sử Việt Nam (1946-1954)
- Sử Dụng Tranh Cổ Động Trong Tổ Chức Hoạt Động Trao Đổi, Đàm Thoại
- Sử Dụng Tranh Cổ Động Trong Dạy Học Dự Án.
- Bảng Tổng Hợp Kết Quả Bài Kiểm Tra Sau Giờ Học Thực Nghiệm Và Đối Chứng Của Lớp Thực Nghiệm Và Lớp Đối Chứng.
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Hình 6: Tranh cổ động Ty thông tin tỉnh Lạng Sơn in và phát hành, giáo dục cho nhân dân tinh thần cương quyết giữ vững Việt Bắc. Họa sĩ: Tám Dậu Năm sáng tác: 1947 Kĩ thuật chế tác: in đá Chất liệu: giấy Kích thước: 19,5x27cm | Trước hoàn cảnh của Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, các ty văn hóa cũng đã nhanh chóng phát hành các tranh tuyên truyền cổ động hướng dẫn bà con sửa soạn chiến đấu và hiệu triệu quần chúng đứng lên giết giặc, quyết tâm đoàn kết,chiến đấu giữ vững Việt Bắc. Bức tranh thể hiện sự tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân tinh thần cương quyết giữ vững Việt Bắc. | |
Hình 7: tranh cổ động Ngành Thong tin Liên khu 12 ( gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh) phát hành.. Năm sáng tác: thời kỳ | Tranh cổ động ra đời nhằm mục đích tuyên truyền sự thất bại của thực dân Pháp tại Việt Bắc , cổ vũ tinh thần đoàn kết giết giặc của nhân dân và kêu gọi nhân dân noi gương và giữ gìn tinh thần đoàn kết đó. |
kháng chiến chống thực dân Pháp. Kĩ thuật chế tác: in đá Chất liệu: giấy dó Kích thước: 35,5x50cm | ||
Chiến dịch Biên giới Thu - đông | Hình 8: tranh cổ động ngành thông tin liên khu 12( gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh) phát hành.. Năm sáng tác: thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Kĩ thuật chế tác: in đá Chất liệu: giấy dó Kích thước: 35,5x50cm | Đến những năm 1950 khi chiến dịch Biên giới nổ ra thì các ty văn hóa trước đó cũng đã cho ra đời những bức tranh phổ biến đường lối của Đảng cũng như cổ vũ nhân dân đoàn kết giết giặc trên khắp các mặt trận. Tranh cổ động nhằm cổ vũ tinh thần đấu tranh, sự chuẩn bị mọi mặt của ta cho chiến dịch biên giơi thu đông . |
Hình 9: Tranh cổ động Ty Thông tin tỉnh Lạng Sơn phát hành tranh. Kĩ thuật chế tác: in đá Chất liệu: giấy dó Kích thước: 34,5 x 25,5cm | Bức tranh minh họa cho sự kiện: quân ta mai phục chặn đánh khiến cho hai cánh quân trên đường số 4 không gặp được nhau. Vừa lúc đó, Tranh cổ động được sáng tác nhằm cổ vũ kêu gọi nhân dân đi đặt chông, mìn trên đường số 4, ngăn cản bước tiến của giặc Pháp. | |
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực Dân Pháp kết thúc | Hình 10: Hoàn cảnh sáng tác: Họa sĩ Nguyễn Bích sáng tác tại mặt trận Điên Biên Phủ Chất liệu, kĩ thuật sản xuất: giấy, in. | Tranh cổ động minh họa cho kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuyên truyền cổ vũ tinh thần chống giặc, nêu cao quyết tâm đánh chắc tiến chắc tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Quyết tâm liên tục chiến đấu, với mọi khó khăn gian khổ để tiêu diệt toàn |
Kích cỡ: 29 x 13cm | bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Tuyền truyền thắng lợi của ta khi vừa kết thúc đợt hai tấn công Điện Biên Phủ tiêu diệt 5000 quân địch và 50 máy bay, phá huỷ 7 kho đạn, 5 xe tăng. Tranh cổ động thể hiện rõ, ý chí căm thù giặc, kết quả thắng lợi của ta, từ kêt quả đó rút ra được ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ. |
(1953-1954)
2.3 Một số biện pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử
Để sử dụng các phương pháp dạy học hiệu quả cao, người giáo viên cần phải tuân theo một số quy trình nhất định và sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử cũng vậy.
Quy trình sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử chia làm 5 bước
sau:
Bước 1: Tìm kiếm tranh cổ động
Muốn sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử trước hết giáo viên
phải tìm tranh cổ động có liên quan đến nội dung bài học, vì không phải bài nào hay nội dung nào cũng có tranh cổ động. Do sự phát triển của công nghệ nên việc tìm kiếm tranh cổ động không khó, nhưng do quá nhiều nguồn cung cấp tranh trên internet, nên khi sử dụng tranh cổ động người giáo viên cần chú ý đến nguồn gốc, phải lựa chọn tranh cổ động có nguồn gốc tin cậy, phù hợp với nội dung bài học.
Bước 2: Lựa chọn tranh ảnh, phương pháp sử dụng tranh cổ động
Có nhiều phương pháp, cách thức sử dụng khác nhau, tùy vào nội dung bài học mà người giáo viên lựa chọn phương pháp sử dụng tranh cổ động phù hợp nhất với bài.
Bước 3: Xử lý hình ảnh trước khi sử dụng
Tùy vào hình thức sử dụng mà người giáo viên có thể phóng to, thu nhỏ, cắt ghép, chỉnh sửa màu sắc tranh phù hợp nội dung trình bày.
Bước 4: Sử dụng tranh cổ động trong dạy học
Trong quá trình sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử giáo viên cần kết hợp với các hoạt động của học sinh như: yêu cầu học sinh quan sát và đặt câu hỏi, cho học sinh tư duy và tự khám phá kiến thức như vậy sử dụng tranh cổ động mới đem lại hiệu quả,
Bước 5: Kiểm tra đánh giá kết quả sử dụng tranh cổ động
Để biết phương pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử có hiệu quả hay không người giáo viên có thể đặt câu hỏi nhỏ ở cuối bài học để kiểm tra mức độ nhớ của học sinh, để từ đó có phương pháp dạy học sao cho hiệu quả.
Trên cơ sở đó, tôi đề xuất một số biện pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
2.3.1 Sử dụng tranh cổ động trong hoạt động nhóm
Hoạt động nhóm có nghĩa là lớp học sẽ được chia thành từng nhóm. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.
Trong dạy và học lịch sử có nhiều thức hợp tác theo nhóm, nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập trong tiết học. Có thể hợp tác nhóm để cùng nghiên cứu một đề tài lịch sử, trong đó mỗi thành viên của nhóm sẽ thực hiện một phần công việc dưới sự chủ trì của giáo viên hoặc nhóm trưởng. Có thể là sự hợp tác giữa các thành viên để cùng giải quyết một tình huống có vấn đề được đặt ra…
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự chú ý, nhiệt tình tham gia xây dựng bài của tất cả các thành viên trong lớp. Việc sử dụng tranh cổ động trong hoạt động nhóm, tức là thông qua tranh ảnh, tranh cổ động giáo việc sẽ
đưa ra câu hỏi hay chủ đề tới các nhóm. Các nhóm sẽ làm việc với tranh cổ động, HS tự tìm hiểu phần kiến thức giáo viên giao cho và tranh cổ động có liên quan, dựa vào kiến thức SGK và sau đó trình bày kiến thức, thành quả của cả nhóm. Phương pháp này không chỉ rèn luyện kĩ năng thuyết trình, hoạt động nhóm, phát huy được năng lực hợp tác và chủ động tiếp nhận kiến thức mà còn giúp HS khắc sâu nhớ lâu kiến thức.
Sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử phù hợp với cách thức hoạt động nhóm, bởi vì tranh cổ động lịch sử là tư liệu trực quan rất độc đáo ở sự thể hiện phần ảnh và phần chữ in trên tranh. Đó là hình ảnh được vẽ theo góc nhìn của tác giả mang màu sắc nghệ thuật và một chút cách điệu, sống động, truyền cảm sâu vào lòng người mà không khô khan nhờ đó mà thu hút người xem hơn hẳn so với tranh ảnh lịch sử khác. Do vậy, sử dụng tranh cổ động lịch sử trong hoạt động nhóm, thì sẽ phát huy tối đa tính sáng tạo, khai thác được ý tưởng xác thực từ bức tranh. Mặt khác học sinh sẽ hứng thú học tập hơn nhờ tư liệu dạy học mới này.
Cách thức hoạt động nhóm: có thể thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi hay làm việc nhóm…
Sau đây tôi xin đưa ra quy trình chuẩn bị và quy trình triển khai cho việc sử dụng tranh ảnh nói chung và cổ động nói riêng trong hoạt động nhóm.
Quy trình chuẩn bị:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm, đưa ra yêu cầu về sản phẩm hoàn thành, tiêu chí đánh giá cho sản phẩm.
Bước 2: Xây dựng chủ đề hoạt động nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm,
Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm kiếm tài liệu, chuẩn bị cho bài trình
bày.
Bước 4: Cung cấp công cụ, tiêu chí đánh giá tương ứng với mục tiêu,
nội dung bài học cụ thể, nhằm định hướng cho học sinh tự đánh giá.