Rủi Ro Trong Hoạt Động Chuyển Tiền Đi Nước Ngoài


ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu cho các khách hàng không đủ khả năng chi trả…

CTNN tạo môi trường ứng dụng các công nghệ ngân hàng tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Thông qua việc nối mạng thông tin, ngân hàng thương mại đã ứng dụng được các tiến bộ trong công nghệ thông tin và xử lý dữ liệu.

Hoạt động này giúp cho ngân hàng tăng cường quan hệ đối ngoại, tăng cường khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường, giúp cho hoạt động ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hòa nhập với cộng đồng ngân hàng thế giới…

1.1.3.3 Đối với khách hàng

CTNN là một sản phẩm hữu ích đáp ứng được nhu cầu chuyển tiền đi khắp mọi nơi trên thế giới với nhiều mục đích khác nhau của rất nhiều khách hàng.

Ngày nay ngoài nhu cầu CTNN phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu còn rất nhiều nhu cầu khác của con người cần đến hoạt động chuyển tiền, như chuyển tiền cho người thân để du học, chữa bệnh…nhất là nhu cầu gửi tiền về nước của những người làm ăn xa ngày càng lớn, sự phát triển của hoạt động chuyển tiền đã giúp cho những yêu cầu đó của khách hàng được đáp ứng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi, và tiết kiệm tối đa chi phí

Trong những trường hợp khách hàng không đủ khả năng tài chính mà cần đến sự giúp đỡ của ngân hàng, ngân hàng sẽ xem xét cho vay, giúp khách hàng có thể giải quyết nhu cầu chuyển tiền tạm thời.

1.1.4.Các hình thức chuyển tiền đi nước ngoài

1.1.4.1 Theo chủ thể chuyển tiền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Chuyển tiền đi cá nhân

Người chuyển tiền là cá nhân chuyển một số tiền đi nước ngoài thông qua ngân hàng cho các mục đích dưới đây:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chuyển tiền đi nước ngoài tại Ngân hàng TMCP Đông Á - 3


a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;‌


b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;


c) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;


d) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;


e) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;


f) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;


g) Các mục đích chuyển tiền cho các nhu cầu hợp pháp khác.


Khi chuyển tiền, khách hàng cá nhân sẽ xuất trình một số giấy tờ theo quy định của ngân hàng như chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy tờ đi học, giấy tờ cho phép đi định cư…. để chứng minh được mục đích chuyển tiền của mình. Khách hàng có thể nộp ngoại tệ sẵn có của bản thân hoặc được phép mua ngoại tệ tại ngân hàng để chuyển đi nước ngoài.

Chuyển tiền đi công ty

Người chuyển tiền là một tổ chức hoạt động tại Việt Nam yêu cầu ngân hàng chuyển tiền đi để thanh toán hàng hóa hoặc chi trả các dịch vụ cho nhà cung ứng nước ngoài phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty mình theo các mục đích được phép như thanh toán tiền hàng hóa, tiền dịch vụ, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…

Có hai hình thức thanh toán:


- Thanh toán trả trước: người mua ký hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Theo điều khoản thỏa thuận, người mua phải thanh toán một phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng trước khi nhận được hàng hóa hoặc trước khi dịch vụ được hoàn thành.

- Thanh toán trả sau: người mua chuyển trả tiền cho người bán toàn bộ hoặc phần còn lại của trị giá hợp đồng sau khi hoàn tất thủ tục nhận


hàng hóa hoặc dịch vụ đã thực hiện xong và các chứng từ giao dịch từ người bán.

Khác biệt so với chuyển tiền đi cá nhân là doanh nghiệp không được phép nộp tiền mặt vào ngân hàng. Do vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển tiền đi nước ngoài trước hết phải mở một tài khoản tại ngân hàng, sau đó sẽ xuất trình chứng từ thanh toán để mua ngoại tệ và chuyển tiền đi tại ngân hàng.

1.1.4.2 Theo mục đích chuyển tiền

Chuyển tiền đi thanh toán hàng hóa

Người mua (nhà nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền theo hợp đồng đã ký kết vào tài khoản của người hưởng tại nước ngoài để thanh toán hàng hóa. Theo mục đích thanh toán này, người mua sẽ xuất trình các chứng từ thanh toán cho ngân hàng như hợp đồng, hóa đơn, tờ khai hải quan…. Thanh toán hàng hóa có hai hình thức thanh toán là trả trước khi nhận hàng và chi trả sau khi nhận được hàng hóa.

Chuyển tiền đi thanh toán dịch vụ

Người yêu cầu dịch vụ ký kết một hợp đồng dịch vụ (chi trả chi phí, tiền lương, cung cấp nhân lực…) với người cung cấp dịch vụ. Sau khi dịch vụ hoàn tất, người yêu cầu dịch vụ thanh toán cho người cung cấp bằng cách chuyển tiền vào tài khoản của người cung cấp dịch vụ. Tương tự như thanh toán hàng hóa, thanh toán dịch vụ cũng có 2 cách thức thanh toán trả trước khi dịch vụ được thực hiện và thanh toán sau khi dịch vụ đã hoàn thành.

1.1.4.3 Theo phương thức chuyển tiền

Chuyển tiền bằng thư (Mail Tranfer – M/T)

Là một hình thức chuyển tiền, trong đó yêu cầu thanh toán của khách hàng sẽ được thể hiện trong nội dung một bức thư và được ngân hàng phục vụ mình gửi cho ngân hàng chi trả theo đường bưu điện.


Thư chuyển tiền là chỉ thị của ngân hàng chuyển tiền đối với ngân hàng người hưởng, yêu cầu ngân hàng này thanh toán một số tiền ấn định cho người thụ hưởng đã được chỉ thị trong thư.

Nội dung thư chuyển tiền bao gồm: Số tiền phải trả cho người thụ hưởng, họ tên, địa chỉ, mã số tài khoản của người thụ hưởng, cách thức ngân hàng chuyển tiền, bồi hoàn lại tiền thanh toán cho ngân hàng trả tiền.

Tuy nhiên, hiện nay hình thức chuyển tiền bằng thư không còn được sử dụng tại các ngân hàng do quá trình thanh toán chậm trễ, dễ gặp rủi ro thất lạc khi gửi thư.

Chuyển tiền bằng Bankdraft

Ngân hàng dựa trên yêu cầu phát hành bankdraft của khách hàng, phát hành một bankdraft với các thông tin như số tiền, số tham chiếu, ngân hàng, tên người hưởng… cho khách hàng. Tờ Bankdraft này được gửi trực tiếp cho người yêu cầu phát hành. Đồng thời ngân hàng gửi điện cho ngân hàng đại lý như một thông báo để ngân hàng đại lý sẽ thực hiện thanh toán cho người hưởng khi nhận được bản gốc bankdraft.

Chuyển tiền qua hệ thống SWIFT( hiệp hội viễn thông tài chính liên hàng toàn cầu)

Là một hình thức chuyển tiền, trong đó, Lệnh chuyển tiền của khách hàng sẽ được ngân hàng của họ chuyển tải vào nội dung điện chuyển tiền với các thông tin đầy đủ và chính xác của người hưởng. Các chỉ thị này hoàn toàn được chuẩn hóa và bảo mật.

SWIFT là một hiệp hội do 239 ngân hàng của 15 quốc gia thành lập vào năm 1973 với mục đích là tiêu chuẩn hóa các giao dịch. Các ngân hàng là thành viên của SWIFT chuyển tiền cho nhau bằng SWIFT message, là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch.


Chính vì thế, chuyển tiền qua SWIFT là một hình thức rất an toàn, nhanh chóng, mặc dù chi phí chuyển các bức điện là khá cao.

CHIPS( hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng ).


CHIPS là một hệ thống thanh toán chuyển tiền liên ngân hàng bằng mạng máy tính do Trung tâm thanh toán bù trừ New York thành lập. CHIPS thường được sử dụng với các giao dịch CTNN có giá trị cao, áp dụng cho khách hàng hay chi nhánh của các thành viên trong hệ thống. Tất cả các thành viên dều có mã nhận dạng do CHIPS cung cấp nhằm tạo thuận lợi khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền cho các thành viên. Các ngân hàng, quỹ, những người buôn bán chứng khoán và các công ty cũng có thể chuyển khoản nhờ hệ thống này.

Western Union


Sơ khai là một công ty điện báo được thành lập năm 1851.Hiện nay công ty này đã có hơn 160,000 đại lý tại hơn 200 quốc gia. Người chuyển tiền có thể gửi tiền tại bất kỳ đại lý nào của dịch vụ chuyển tiền nhanh Western union mà không cần phải có thẻ tín dụng, gửi tiền vào tài khoản hay mở tài khoản tại ngân hàng..Khách hàng sẽ nhận được tiền ở một trong những điểm chi trả Western union ngay sau khi có thông tin của người gửi. Việc chuyển tiền trong mỗi giao dịch từ 5 đến 15 phút. Khách hàng nhận tiền cần xuất trình thẻ căn cước còn hiệu lực hay vài trường hợp trả lời câu hỏi phụ được cung cấp bởi người gửi tiền.

Ngoài các hình thức chuyển tiến phổ biến trên còn có nhiều hình thức khác cũng được các ngân hàng trên thế giới sử dụng như Fedwire( hệ thống thanh toán điện tử liên bang ), chuyển tiền nhanh Money Gram,…


1.1.5.Quy trình chuyển tiền đi nước ngoài


1.1.5.1. Các bên tham gia


- Người chuyển tiền hay người trả tiền (remitter) : Thường là người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ, người chuyển kiều hối,…Là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài.

- Người thụ hưởng (beneficiary): là người xuất khẩu, chủ nợ, người có vốn đầu tư, người nhận kiều hối,…do người chuyển tiền chỉ định.

- Ngân hàng chuyển tiền (remitting bank): là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền.

- Ngân hàng trả tiền (paying bank): là ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng, là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền.

1.1.5.2. Quy trình chuyển tiền đi nước ngoài

Có thể khái quát quy trình chuyển tiền đi nước ngoài bằng sơ đồ dưới đây:



Ngân hàng trả tiền

( Paying bank )

Ngân hàng chuyển tiền

(Remitting bank)

(4)



(5)

(3) (2)


Người thụ hưởng

( Beneficiary )

Người chuyển tiền ( Remitter )

(1)



Hình 1. 1 Quy trình chuyển tiền đi nước ngoài


+ Bước 1 (bước này chỉ xuất hiện trong nghiệp vụ chuyển tiền ngoại thương): Nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển bộ chứng từ như vận đơn,hóa đơn, hợp đồng bảo hiểm..cho nhà nhập khẩu.

+ Bước 2: Nếu nhà nhập khẩu quyết định trả tiền hoặc khách hàng cá nhân có nhu cầu chuyển tiền khác yêu cầu ngân hàng chuyển tiền bằng lệnh chuyển tiền cùng với ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi ngân hàng phục vụ mình.

+ Bước 3: Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho khách hàng.

+ Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (theo yêu cầu của người chuyển tiền) cho ngân hàng đại lý để chuyển trả cho người thụ hưởng.

+ Bước 5: Ngân hàng trả tiền kiểm tra và ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thời gửi giấy báo có cho người hưởng lợi.

1.1.6. Cơ sở pháp lý chuyển tiền đi nước ngoài

Hiện nay, chưa có một văn bản riêng cho hoạt động chuyển tiền đi nước ngoài. Tuy nhiên, có rất nhiều văn bản quy định liên quan đến hoạt động chuyển tiền đi nước ngoài đã được ban hành và điều chỉnh, có thể kể đến:

- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005;


- Quyết định 1437/QĐ-NHNN ngày 19/11/2001của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam;

- Công văn số 497/NHNN-QLNH3 ngày 25/1/2006 về chuyển tiền vãng lai 1 chiều;

- Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối;


- Nghị định 134/2005/NĐ-CP (01/11/2005) ban hành quy chế vay trả nợ nước ngoài;

- Thông tư số 08/2003/TT-NHNN ngày 21/05/2003 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ;

- Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính Phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;

- Công văn 191/NHNN-HCM-04 ngày 06/07/07 cua NHNN chi nhánh TP.HCM về việc thanh tóan chuyển khẩu;

- Quyết đinh 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31/10/1998 cua Bô trương Bô Thương mại;

- Công văn 502/CV-QLNH ngày 12/09/2003 cua Vụ quản lý ngọai hối;


- Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ tài chính;


- Công văn 658/NHNN-HCM-04 của NHNN chi nhánh Tp, HCM hướng dẫn thực hiện vướng mắc phát sinh trong quá trình xác nhận đăng ký khỏan vay nước ngòai…

1.1.7. Rủi ro trong hoạt động chuyển tiền đi nước ngoài

Trong quá trình tiến hành hoạt động chuyển tiền đi nước ngoài, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu là chứng từ không được thanh toán mà còn được hiểu là bất kỳ một sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thực hiện giao dịch. Các rủi ro có thể xảy ra do pháp lý, rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức…

1.1.7.1. Rủi ro tác nghiệp (rủi ro kỹ thuật)

Rủi ro tác nghiệp là những rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp, mang tính chủ quan, phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng xử lý nghiệp vụ của thanh toán viên và sự phối hợp giữa các phòng ban và bộ phận trong ngân hàng. Những rủi ro kỹ thuật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2024