b. Phân loại các tư liệu lịch sử
Dựa vào đặc điểm về nội dung phản ánh, tính chất của tư liệu thì tư liệu LS có thể phân chia thành nhiều loại như tư liệu vật chất, tư liệu thành văn, tư liệu hình ảnh, tư liệu truyền miệng… Trong quá trình nghiên cứu và trong thực tế giảng dạy, căn cứ vào mối liên quan giữa tư liệu với lịch sử chúng tôi thấy rằng có thể phân chia thành 2 nhóm tư liệu là tư liệu trực tiếp và tư liệu gián tiếp.
Tư liệu trực tiếp là những tư liệu xuất hiện cùng với sự kiện, thuộc sự kiện, thường được gọi là tư liệu gốc. Ví dụ như các video ghi lại trực tiếp các sự kiện, ảnh các nhân vật, các sự kiện lịch sử ghi lại ngay thời điểm được nói đến trong lịch sử… các tư liệu này thường có giá trị rất lớn trong quá trình giảng dạy nhưng cũng rất hiếm hoặc khó được tiếp xúc và sử dụng.
Tư liệu gián tiếp là các tư liệu phản ánh lịch sử thông qua các thông tin gián tiếp, với mục đích truyền đạt thông tin, qua tác giả sử liệu, không cùng thời với sự kiện. Ví dụ như các lược đồ, sơ đồ, tranh biếm họa, đoạn trích, các video phục dựng…
Mặc dù mỗi loại tư liệu có các đặc điểm khác nhau nhưng đều có điểm chung là góp phần làm sinh động hơn bài học LS. Người GV cần cân nhắc, tùy nội dung từng bài, từng chương, từng mục để sử dụng tư liệu cho hợp lí.
c. Ưu điểm của việc sử dụng Padlet cung cấp tư liệu lịch sử cho HS.
Ưu điểm trước tiên Padlet vượt trội hơn so với các công cụ dạy học khác đó là khả năng lưu trữ tư liệu cho bài học. Trong dạy học truyền thống thông thường, HS vẫn được tiếp cận với các tư liệu LS thông qua nhiều cách khác nhau như GV sử dụng hình ảnh, lược đồ, sơ đồ, đoạn trích… Với những tiết học sử dụng công cụ trình chiếu Powerpoint, HS càng có cơ hội được tiếp xúc với các tư liệu nhiều hơn, sinh động hơn chứ không chỉ đơn thuần là các trích dẫn, các bản đồ, lược đồ tĩnh mà GV sử dụng trước kia. Mặc dù vậy, với cách dạy học thông thường trên lớp, các tư liệu đó được HS tiếp nhận trong khoảng thời gian rất ngắn do hạn chế thời gian trong 1 tiết học. Bản thân HS sau khi học xong tiết học đó nếu có muốn nghiên cứu kĩ hơn các tư liệu cũng ít có điều kiện được tiếp xúc. Tuy nhiên, nếu sử dụng Padlet để cung cấp tư liệu cho HS thì các tư liệu ấy sẽ luôn được lưu trữ cùng nội dung bài
học. Vì vậy HS có thể sử dụng bất kỳ lúc nào nếu muốn. Việc nghiên cứu lại, tiếp xúc lại với các tư liệu đó cũng góp phần tái hiện lại kiến thức cho HS, giúp HS ghi nhớ tốt hơn, hiểu sâu sắc hơn và có điều kiện bổ sung những phần còn thiếu hụt khi GV giảng dạy.
Không chỉ có ưu điểm trong việc là một công cụ lưu trữ tài liệu cho từng bài học, cho GV và cho cả HS, Padlet còn nổi bật ở chỗ cung cấp cho HS các tư liệu đã được chọn lọc. Với sự phát triển của CNTT hiện nay, việc tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho bài học LS không còn là khó khăn nếu không muốn nói đến vô cùng phong phú đa dạng. Nhưng nếu sử dụng công cụ tìm kiếm thông thường thì HS sẽ dễ bị “ngợp” trong một kho tư liệu đồ sộ và chưa có sự kiểm chứng. Vì vậy, khi sử dụng Padlet để dạy học LS, GV chính là người kiểm duyệt để lựa chọn từ kho tư liệu ấy, chọn lọc ra những tư liệu đáng tin cậy, phù hợp với nội dung bài học. Khi đó, HS sẽ dễ dàng hơn trong việc sử dụng các tư liệu này nhằm làm rõ cho bài học của mình.
d. Các bước sử dụng Padlet để cung cấp tư liệu tham khảo nhằm phát triển NLTH cho HS
+ Bước 1: Tập hợp và chọn lọc tư liệu sẽ cung cấp cho HS.
Để có thể lựa chọn được tài liệu hữu ích cung cấp cho HS, GV cần căn cứ vào mục tiêu của bài học, mục tiêu của các đơn vị kiến thức trong bài. Căn cứ vào mục tiêu đó, Gv sẽ lựa chọn loại hình tư liệu. Ví dụ, muốn giúp HS trực quan sinh động được sự kiện lịch sử thì GV có thể lựa chọn các tư liệu gốc, các video liên quan đến nội dung bài học… Nếu muốn làm rõ hơn một luận điểm nào đó trong bài học, GV có thể sử dụng các trích dẫn đánh giá, tư liệu văn học, các bảng biểu số liệu… Căn cứ vào mục tiêu đó, GV sẽ chủ định được việc sẽ dùng tư liệu nào cung cấp cho HS.
+ Bước 2: Hướng dẫn HS khai thác nội dung của tư liệu thông qua hệ thống câu hỏi.
Sau khi lựa chọn được tư liệu tham khảo, GV sẽ xây dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến tư liệu nhằm làm rõ nội dung kiến thức trong bài học. Các câu hỏi này mang tính chất gợi ý, định hướng để HS tự tìm ra thông tin phản ánh trong tư liệu đó. Cần lưu ý, khi xây dựng câu hỏi GV luôn phải căn cứ vào mục tiêu về kiến thức,
kĩ năng, thái độ của đơn vị đó để đề xuất, tránh việc đặt ra các câu hỏi vụn vặt, lan man gây nhiễu cho HS. Hệ thống câu hỏi này cần được cung cấp cho hS trước khi hoặc đồng thời cùng với tư liệu. Khi các câu hỏi được đưa ra trước, HS sẽ biết mình cần tập trung khai thác điều gì trong tư liệu đó. Tuy nhiên, với ưu thế lưu trữ tài liệu của Padlet thì những hạn chế trên hoàn toàn có thể khắc phục được.
+ Bước 3: Nhận xét, chốt ý.
Khi các HS hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với mỗi tư liệu, bản thân HS cũng đã có thể thấy được những điều được và chưa được trong câu trả lời của mình thông qua việc cùng xem xét câu trả lời của các bạn khác trên Padlet. Với cách dạy truyền thống, chỉ 1 vài HS (thường là những HS mạnh dạn tích cực) dám trình bày ý kiến của mình về các tư liệu và các HS khác cũng chưa chắc chú ý đến câu trả lời của các bạn. Với Padlet, tất cả HS đều được trả lời và tất cả câu trả lời đều được lưu giữ công khai cho cả lớp. Điều này không những giúp HS rèn được việc nói lên suy nghĩ nhận xét của mình mà còn giúp HS tránh thái độ học qua loa đối phó.
Trong quá trình HS tự tìm hiểu về tư liệu thì GV luôn phải theo dõi để nhận thấy được điểm tích cực, hạn chế của HS về thái độ học tập, cách dùng câu từ. Sau đó GV là người chốt lại thông tin được phản ánh trong tư liệu đó, gắn tư liệu với nội dung bài học. Đồng thời GV cũng nên khen ngợi những câu trả lời tốt nhất của HS. Việc được ghi nhận công khai trên Padlet đối với HS luôn là sự động viên, từ đó tạo hứng thú đối với các em.
Có thể nói rằng, để đạt được mục tiêu giáo dục trong môn Lịch sử, ngoài việc sử dụng SGK làm tư liệu chính thống thì tài liệu tham khảo cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành tri thức lịch sử cho HS, từ đó hình thành kĩ năng, thái độ và phát triển năng lực trong học tập. Tư liệu tham khảo nhìn chung rất phong phú, có thể là tư liệu văn học, tư liệu lịch sử, các video, lược đồ, sơ đồ, các đánh giá nhận xét… Mỗi một tư liệu có đặc điểm, ý nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại các tư liệu ấy đều góp phần làm sáng tỏ hơn, sâu sắc hơn cho các bài học Lịch sử. Thông qua các tư liệu tham khảo đó, bức tranh lịch sử được khôi phục một cách trực quan sinh động nhất, giúp HS hiểu rõ hơn và dễ hình thành cảm xúc Lịch sử hơn.
Trong quá trình dạy học truyền thống, các tư liệu tham khảo vẫn được GV sử dụng trong các giờ học và bước đầu cũng có hướng dẫn HS khai thác các tư liệu được GV cung cấp. Tuy nhiên, các tư liệu đó chỉ được HS tiếp cận 1 lần khi Gv sử dụng, còn khi sử dụng Padlet, các tư liệu vẫn được lưu giữ một cách bài bản, khoa học nên mọi HS đều có cơ hội tiếp nhận, tìm hiểu và học tập ngay cả khi giờ học đã trôi qua. GV có thể cung cấp hoặc hướng dẫn HS tự tìm kiếm tư liệu có liên quan đến nội dung bài học, từ đó đưa ra các câu hỏi định hướng để HS tự tìm nội dung trong các tư liệu đó. Ví dụ, khi dạy bài 3 “ Trung Quốc”, với mục đích giúp HS hiểu rõ hơn về các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX, GV lựa chọn tư liệu liên quan đến các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc như lược đồ khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, lược đồ cách mạng Tân Hợi, tiểu sử Hồng Tú Toàn, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn…kết hợp với việc cho HS xem video “Đại Thanh Đế Quốc” (tóm tắt toàn bộ lịch sử Trung Quốc thời nhà Thanh trong đó có phân tích đến các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc). Khi các tư liệu được đưa lên Padlet, GV tổ chức cho HS thảo luận về các tư liệu đó để hoàn thành phiếu học tập nhằm làm rõ các nội dung như thời gian, người lãnh đạo, mục tiêu, địa bàn, kết quả, ý nghĩa…. Như vậy thông qua việc nghiên cứu SGK và tìm hiểu về các tư liệu thì HS đã có thể biết được những đơn vị kiến thức cơ bản trong bài học. Sự phong phú của tư liệu lịch sử giúp HS có cái nhìn khách quan, đa chiều hơn và tiếp thu được nhiều kiến thức hơn. Tuy nhiên nếu để HS tự tìm kiếm và nghiên cứu thì sẽ mất rất nhiều thời gian, do đó GV cần định hướng và giới thiệu cho HS những tài liệu cần đọc, cách đọc, cách ghi chép và tổng hợp nội dung để có hiệu quả cao hơn.
2.3.1.3 Sử dụng Padlet để hướng dẫn học sinh tự kiểm tra đánh giá trong giờ học trên lớp
Kiểm tra đánh giá (KTĐG) là khâu cuối của một quá trình dạy học nhưng lại có tác động rất lớn đối với quá trình ấy. Theo quan điểm dạy học theo hướng tiếp cận NL, KTĐG cũng cần đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận năng lực cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến
thức, kĩ năng và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Việc kiểm tra đánh giá giúp HS biết được mình đang ở mức độ nhận thức nào, có thế mạnh và hạn chế gì? Kiểm tra đánh giá cũng giúp GV ngoài việc phân loại được HS thì còn là cơ sở để GV điều chỉnh chu kì tiếp theo của quá trình dạy học nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.
Khi sử dụng Padlet trong việc KTĐG, có thể thây được một số ưu điểm nổi bật so với cách KTĐG thông thường. Nếu như trong cách dạy học truyền thống trước đây, kiểm tra đánh giá thường chỉ được tiến hành thông qua kiểm tra miệng hoặc kiểm tra viết, nội dung kiểm tra thường là cuối bài, cuối kì, cuối chương…, đối tượng kiểm tra là một chiều chủ yếu chỉ có GV kiểm tra HS thì với Padlet, các hình thức và đối tượng kiểm tra đánh giá phong phú và hiệu quả hơn rất nhiều. GV có thể đánh giá HS trong cả quá trình thông qua những hoạt động của HS lưu lại trên Padlet. Nội dung kiểm tra đánh giá được gắn vào trong từng hoạt động học. Đặc biệt, với Padlet, HS phát huy tối đa khả năng tự đánh giá mình và đánh giá các bạn khác. Việc tự đánh giá của HS có thể tiến hành thông qua cách góp ý nhận xét, thông qua cho điểm hoặc sử dụng các biểu tượng cảm xúc… Như vậy việc KTĐG không còn nặng nề chỉ là GV kiểm tra rồi đánh giá HS nữa mà ngay cả bản thân HS cũng có thể tự đánh giá mình. GV chỉ đóng vai trò là người cung cấp công cụ cho HS có thể tự đánh giá được. Khi người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình, người học sẽ tự đánh giá được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái gì mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục.
Đặc tính nổi bật của Padlet là khả năng lưu giữ thông tin, lưu giữ tất các hoạt động dạy và học, đồng thời có thể tích hợp nhiều công cụ khác để phục vụ cho mục tiêu giáo dục của môn học. Vì vậy, có rất nhiều biện pháp khác nhau để hướng dẫn HS tự KTĐG trong dạy học LS nhưng ở đây chúng tôi chỉ đề xuất những biện pháp
được coi là ưu thế nổi trội của Padlet. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và quá trình thử nghiệm sư phạm, chúng tôi đưa ra một số biện pháp cơ bản sau:
+ Hướng dẫn HS tự KTĐG thông qua chơi trò chơi LS: Việc sử dụng trò chơi trong DHLS có tác dụng rất lớn đến việc tạo ra hứng thú cho người học. Trò chơi có thể được thực hiện trong bất cứ khâu nào của hoạt động dạy học nhưng thường mang lại hiệu quả cao trong hoạt động khởi động hoặc củng cố kiến thức. Trên Padlet, GV tích hợp các trò chơi công nghệ như Kahoot, Ai là triệu phú, đường lên đỉnh Olympia… hoặc các trang Web có các câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến… HS có thể tự tham gia các trò chơi đó khi được cung cấp đường link, sau khi chơi xong, Hs có thể biết luôn kết quả của mình, tức là có cơ sở để tự đánh giá việc học của mình dựa trên điểm số đạt được trong trò chơi.
+ Hướng dẫn HS tự KTĐG thông qua các phiếu học tập: Trong tiến trình tổ chức dạy và học, các nhiệm vụ học tập được chuyển giao dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó sử dụng phiếu học tập đang ngày càng phổ biến trong DHLS. Phiếu học tập có tác dụng giúp HS tóm tắt lại những đơn vị kiến thức cơ bản trong bài học hoặc khái quát hóa một đơn vị kiến thức lịch sử nào đó, một nhân vật nào đó… Khi HS hoàn thành phiếu học tập chính là lúc HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết một tình huống trong học tập. Những gì được thể hiện trong phiếu học tập đó cũng chính là cơ sở để HS tự đánh giá mình.
+ Hướng dẫn HS tự KTĐG thông qua các sản phẩm học tập: biện pháp này thường được sử dụng trong dạy học dự án và được coi là một cách hữu hiệu để phát huy tối đa các năng lực của HS. Trong mỗi bài học, GV đưa các bài tập như thiết kế powerpoint, làm video, vẽ sơ đồ tư duy, làm các mô hình… liên quan đến nội dung bài học LS. HS sau khi hoàn thành các sản phẩm của mình sẽ cùng chia sẻ trên Padlet như một tư liệu công khai với cả lớp. Lúc này GV sẽ tổ chức cho cả lớp cùng nhận xét, bình luận, bình chọn cho các sản phẩm. Việc HS tự nhận xét, bình luận, bình chọn chính là HS đang tham gia vào quá trình tự KTĐG trong học tập. Để việc đánh giá diễn ra công bằng, khách quan thì GV cần cung cấp cho HS bộ tiêu chí đánh giá liên quan đến từng sản phẩm khác nhau.
+ Hướng dẫn HS tự KTĐG thông qua các câu hỏi thảo luận, chia sẻ cuối bài học. Đối với Padlet, để có thể hướng dẫn HS tự kiểm tra đánh giá, sau mỗi bài học GV nên cho HS tổng kết lại bằng các câu hỏi: trong bài học này em học được những nội dung chính nào, ấn tượng nhất với nội dung/chi tiết nào, còn điều gì em muốn biết về bài học?... Với những yêu cầu như vậy, HS một mặt tự nhìn lại quá trình nhận thức của mình để rút ra những gì đã học, đã hiểu và chưa biết. Đồng thời khi các HS cùng trả lời một câu hỏi trên Padlet, các HS khác cũng có cơ hội để kiểm tra bạn và tự kiểm tra chính mình, học hỏi lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau.
Ví dụ, khi dạy bài 3 “Trung Quốc”, GV chia lớp thành 4 nhóm để trình bày về 4 phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX bằng cách thiết kế Powerpoint. Nhiệm vụ mỗi nhóm được giao cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Trình bày về cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc.
- Nhóm 2: Trình bày về phong trào duy tân Mậu Tuất.
- Nhóm 3: Trình bày về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.
- Nhóm 4 : Trình bày về Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi.
Mỗi nhóm cần thể hiện được cái nội dung chính như: nguyên nhân bùng nổ, mục tiêu đấu tranh, lực lượng tham gia, diễn biến chính, kết quả, điểm tích cực và hạn chế…
Để thuận tiện cho HS trong quá trình tự KTĐG sản phẩm của mình GV cung cấp cho HS tiêu chí đánh giá cụ thể như dưới đây.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH CHIẾU POWERPOINT
Nhóm thực hiện:................................ Ngày:................................................
Nhóm đánh giá: ..........................................................................................
Tiêu chí | Điểm tối đa | Nhận xét | |
1. Bố cục | - Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem | 0,5 | |
- Cấu trúc mạch lạc, lôgic. | 1,0 | ||
- Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề và nội dung | 0,5 | ||
2. Nội dung | - Sử dụng thông tin chính xác. | 1,0 | |
- Thế hiện được kiến thức cơ bản, có chọn lọc. xác định được trọng tâm. | 1,0 | ||
- Có sự liên hệ mở rộng kiến thức | 1,0 | ||
3. Hình thức | - Thiết kế sáng tạo. | 1,0 | |
- Phông chữ, màu sắc, cỡ chữ hợp lý. Số lượng slide đúng quy định. | 0,5 | ||
- Hiệu ứng trình chiếu sinh động, hấp dẫn | 0,5 | ||
4. Trình bày | - Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm nhấn, thu hút người nghe. | 1,0 | |
- Trả lời được hết các câu hỏi thêm từ giáo viên hoặc bạn học. | 0,5 | ||
- Duy trì được giao tiếp bằng mắt, xử lý tình huống linh hoạt. | 0,5 | ||
- Không bị lệ thuộc vào phương tiện, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa trình bày và trình chiếu. | 0,5 | ||
- Phân bố thời gian hợp lý, không quá thời gian qui định. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Mô Tả Kiến Thức Cơ Bản Trong Từng Bài Học Phần Lịch Sử Thế Giới Cận Đại 11
- Minh Họa Định Dạng Thiết Kế Padlet Trong Bài 1 “Nhật Bản”
- Sử Dụng Padlet Trong Giờ Học Lịch Sử Trên Lớp Để Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh
- Sử Dụng Padlet Trong Hướng Dẫn Học Sinh Tự Học Ở Nhà
- Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Biểu Hiện Năng Lực Tự Học Của Học Sinh Trước Thử Nghiệm
- Minh Họa Câu Hỏi Trắc Nghiệm Thiết Kế Trên Kahoot
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Sau khi các nhóm có sản phẩm trưng bày trên Padlet, các HS trong cả lớp sẽ cùng nghiên cứu và thảo luận trong nhóm để chấm điểm cho các sản phẩm. đồng thời với việc chấm điểm bằng điểm số, HS còn đánh giá bằng cách nhận xét, bình luận phía dưới mỗi sản phẩm hoặc chọn biểu tượng cảm xúc (là cách mà HS rất thích sử dụng). Kết quả cho thấy HS tương đối nghiêm túc trong cách đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm khác, góp ý thẳng thắn và có đưa ra đề xuất để cải tiến sản phẩm cho tốt hơn. Tuy nhiên, GV cần lưu ý việc uốn nắn HS trong cách đánh giá người khác để tránh dùng từ ngữ khiếm nhã, đánh giá mang cảm tính, không công bằng.