Minh Họa Định Dạng Thiết Kế Padlet Trong Bài 1 “Nhật Bản”




- Lược đồ cách mạng Tân Hợi.


Bài 4. Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)

1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào Đông Nam Á.

- Tranh biếm họa “chủ nghĩa trọng thương và vấn đề mở rộng thuộc địa”.

- Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ

XIX đầu thế kỉ XX.

2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân Indonexia. (giảm tải – không

dạy)


3. Phong trào chống thực dân ở

Philipin. (giảm tải – không dạy)


4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân

Campuchia.

Tư liệu về các cuộc khởi nghĩa trong sách giáo khoa.

5. Phong trào đấu tranh chống

thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX.

Tư liệu về các cuộc khởi nghĩa trong sách giáo khoa.

6. Xiêm giữa thế kỉ XIX đầu

thế kỉ XX.

Chân dung Rama V

Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ latinh (thế kỉ XIX đầu thế kỉ

XX)

1. Châu Phi

Lược đồ thuộc địa của các nước đế

quốc ở châu Phi đầu thế kỉ XX.


2. Khu vực Mĩ Latinh


Lược đồ khu vực Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX.

Bài 6.

Chiến

1. Nguyên nhân của chiến tranh

- Lược đồ chủ nghĩa tư bản từ thế kỉ

XVI đến 1914.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.


tranh thế giới thứ nhất (1914

-1918)


- Lược đồ 2 khối quân sự trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Video Thái tử Áo – Hung bị ám sát.


2. Diễn biến của chiến tranh

- Lược đồ diễn biến chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Video chiến dịch Vec doong, cách mạng ở Nga 1917.

- Hình ảnh một số vũ khí được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ

nhất.

3. Kết cục của chiến tranh thế

giới thứ nhất.

Video hậu quả của chiến tranh thế giới

thứ nhất.


Bài 7. Những thành tựu văn hóa thời cận đại

1. Sự phát triển của văn hóa

trong buổi đầu thời cận đại


- Tranh ảnh, video về các thành tựu văn hóa thời cận đại

2. Những thành tựu của văn học nghệ thuật từ đầu thế kỉ

XIX đến đầu thế kỉ XX.

3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

(Giảm tải)


Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại.

1. Những kiến thức cơ bản

Bảng hệ thống các sự kiện chính của

lịch sử thế giới cận đại

2. Nhận thức đúng những vấn

đề chủ yếu

Sơ đồ tư duy imindmap.

2.2.4. Thiết kế kế hoạch dạy học trên Padlet.

Kế hoạch dạy học là kế hoạch của 1 tiết học, thể hiện tinh thần cơ bản của chương trình môn học, thể hiện mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả của bài học đó. Việc lập kế hoạch dạy học là điều vô cùng quan trọng để giúp GV quản lí được thời gian và các hoạt động cho mỗi tiết học. Nếu GV lập kế hoạch dạy học tích cực thì cũng sẽ phát triển được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cả GV và HS.

Căn cứ vào mục tiêu đã xác định cho từng bài học cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng phát triển năng lực cho HS, GV cần xác định một cách hệ thống với mỗi nội dung kiến thức cơ bản sẽ tổ chức hoạt động như thế nào, bằng phương pháp, kĩ thuật dạy học nào, sẽ sử dụng tư liệu gì trong đó.

Vì kế hoạch dạy học thiết kế trên Padlet không phải được thực hiện trực tiếp trên không gian lớp học truyền thống và thời gian tiết học thông thường mà là được thực hiện thông qua “lớp học ảo” nên GV cần lưu ý khống chế thời gian hoàn thành các nhiệm vụ học tập cho HS. GV cũng phải cân nhắc để trong 1 bài học, HS vừa được hoạt động cá nhân, vừa được hoạt động nhóm. Đồng thời trên Padlet, GV vẫn phải đảm bảo thiết kế đủ 5 hoạt động: Khởi động, hình thành kiến thức, củng cố, luyện tập và vận dụng.

Kiến thức cần hình thành cho học sinh trong quá trình DHLS gồm: sự kiện, biểu tượng, khái niệm, quy luật và bài học lịch sử. Vì vậy con đường hình thành kiến thức lịch sử cho học sinh phải bắt đầu từ cung cấp sự kiện đến tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử. Đó là con đường vừa phù hợp với quy luật chung của quá trình nhận thức vừa mang tính đặc thù của bộ môn. Thực tế cho thấy giữa các khâu trong con đường hình thành kiến thức lịch sử nêu trên có mối quan hệ logic, gắn kết với nhau.

Căn cứ vào từng bài dạy, GV sẽ thiết kế kế hoạch dạy học cho phù hợp. Sau khi đã xác định được những vấn đề cơ bản nêu trên, GV tiến hành thiết kế trên Padlet theo trình tự các bước như sau:

Bước 1 : Truy cập trang https://Padlet.com/ Tại đây, tiến hành đăng kí tài khoản trên Padlet theo hướng dẫn. Người dùng có thể đăng kí bằng gmail, bằng tài

khoản google hoặc sử dụng tài khoản facebook. Chỉ khi nào đăng kí được tài khoản trên Padlet thì mới tiến hành thiết kế hoặc sử dụng các chức năng khác của Padlet.

Bước 2: Click vào “Creat a Padlet” (Tạo Padlet mới), tại đây chọn các định dạng cho Padlet theo ý muốn

Hình 2.1. Minh họa các khung định dạng trong Padlet


Ví dụ khi dạy bài 1 Nhật Bản trong ý tưởng của mình GV muốn thiết kế một 1

Ví dụ khi dạy bài 1 Nhật Bản, trong ý tưởng của mình, GV muốn thiết kế một giao diện mà ở đó thể hiện rõ từng phần như cách thức tổ chức hoạt động của GV, hoạt động của HS, những điểm đáng lưu ý… thì GV có thể chọn định dạng “kệ tủ”. Với định dạng này, khi sử dụng cả Gv và HS có thể dễ dàng biết được công việc của mình một cách khoa học và đầy đủ nhất. Đồng thời HS khi học sẽ dễ tiến hành hoạt động theo trình tự bài học. Giáo viên sẽ đưa thiết kế kế hoạch dạy học của mình lên cột đầu tiên (Hoạt động dạy học). Tại đây sẽ có các nhiệm vụ và chỉ dẫn cho Hs để thực hiện nhiệm vụ ấy.

Hình 2.2. Minh họa định dạng thiết kế Padlet trong bài 1 “Nhật Bản”


Bước 3 Sau khi chọn được cách sắp xếp định dạng của trang Padlet GV tiến 2

Bước 3. Sau khi chọn được cách sắp xếp định dạng của trang Padlet, GV tiến hành chỉnh sửa theo ý tưởng của mình về tiêu đề, hình nền, phông chữ, nội dung… cho phù hợp.

Hình 2.3. Minh họa cách chỉnh sửa thông tin trang Padlet (bài 1. Nhật Bản)


Mục 1 Tên tiêu đề trang Padlet Thường là tên của bài học mà GV thiết kế 3

Mục 1: Tên tiêu đề trang Padlet (Thường là tên của bài học mà GV thiết kế)

Mục 2: Mô tả trang tiêu đề (GV có thể sử dụng câu hỏi nêu vấn đề hoặc các thông tin khái quát nhất liên quan đến bài học nhằm tạo động cơ, hứng thú cho HS tìm hiểu bài.)

- Sau khi chỉnh sửa các nội dung như tiêu đề, mô tả, biểu tượng, hình nền ở giao diện đầu tiên, chọn nút “Lưu” ở góc phải phía trên và bắt đầu tạo bài viết bằng cách nhấn vào dấu “+” hoặc “add” phía góc dưới bên phải màn hình.

Hình 2.4. Minh họa cách thiết kế trên Padlet


Tại đây GV có thể soạn thảo văn bản tải lên các nội dung như hình ảnh 4

Tại đây, GV có thể soạn thảo văn bản, tải lên các nội dung như hình ảnh, video liên quan đến bài học như trong kế hoạch dạy học đã dự định. Gv cũng có thể sử dụng đường link để dẫn HS đến với các tư liệu, phiếu học tập trực tuyến… Tất cả các hoạt động dạy học mà GV muốn tổ chức được thể hiện trên cột đầu tiên. Trong đó, với những nhiệm vụ chỉ yêu cầu HS trả lời bằng văn bản thì HS chỉ cần viết câu trả lời trong phần bình luận dưới mỗi nhiệm vụ. Đối với những nhiệm vụ đòi hỏi phải có sản phẩm như các phiếu học tập, các sơ đồ tư duy, các bài báo cáo, các tranh ảnh minh họa… HS sẽ đưa lên cột “Sản phẩm của học sinh”. Như vậy cả GV và HS trong lớp đều theo dõi được tiến trình của bài học một cách trọn vẹn. Sau khi HS hoàn thành các nhiệm vụ của mình, GV sẽ là người nhận xét đánh giá dưới mỗi sản phẩm hoặc cũng có thể gợi ý, hướng dẫn nếu Hs thực hiện chưa đúng theo yêu cầu. Các HS trong lớp cũng có thể tự do thảo luận, bày tỏ cảm xúc, nhận xét về bất kì một nội dung nào trong bài học.

Hình 2.5. Minh họa cách thiết kế bài 1 – Nhật Bản trên Padlet


Mục 3 Chọn cách sắp xếp bài viết Có rất nhiều cách sắp xếp bài viết 5

Mục 3: Chọn cách sắp xếp bài viết. (Có rất nhiều cách sắp xếp bài viết khác nhau trên Padlet, tuy nhiên GV cần cân nhắc cách sắp xếp sao cho khi nhìn vào, HS biết được thứ tự các hoạt động cần thực hiện, thấy được sản phẩm của mình trong bài học và được phép đánh giá các sản phẩm đó.

Bước 4: Hướng dẫn HS học tập trên Padlet. Sau khi GV thiết kế xong bài học trên Padlet mà ở đó có đầy đủ mọi thông tin để giúp HS có thể tự tìm hiểu bài học, GV sẽ hướng dẫn Hs các thao tác làm việc trên Padlet. Để có thể được tham gia học tập, HS cũng cần phải đăng kí tài khoản Padlet của riêng mình và được GV chia sẻ bài học bằng cách cung cấp địa chỉ hoặc mật khẩu để truy cập vào trang Padlet.

Khi đã có tài khoản trên Padlet, HS được thực hiện các nhiệm vụ học tập trực tuyến. Mọi hoạt động dù là trả lời câu hỏi, trao đổi với GV hay thảo luận với các HS khác đều được thể hiện đầy đủ trên Padlet. Việc học tập có thể tiến hành trên lớp hay ở nhà, trước giờ học hay sau giờ học, kể cả khi giờ học trên lớp đã kết thúc thì việc học trên Padlet vẫn được tiến hành mà không gặp phải trở ngại gì.

Hình 2.6. Minh họa trang Padlet sau giờ học trên lớp


2 3 Một số biện pháp sử dụng Padlet để phát triển năng lực tự học cho 6

2.3. Một số biện pháp sử dụng Padlet để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 11 tại trường trung học phổ thông Hoa Lư A – Ninh Bình

Để phát triển NLTH cho HS cần sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau. Các nghiên cứu khoa học sư phạm đã chỉ ra rằng để phát triển NLTH cho HS thì GV phải là người chủ động giúp HS xác định được động cơ học tập, tổ chức HS hoạt động nhóm kết hợp với hoạt động cá nhân và hoạt động cả lớp, hướng dẫn HS chọn lọc tư liệu…

Việc sử dụng Padlet có ý nghĩa rất lớn đối với cả người dạy và người học trong việc góp phần hình thành các kĩ năng, kĩ xảo nói chung. Padlet có thể sử dụng trong mọi hoạt động của tiến trình tìm hiểu 1 bài học LS mới, có thể là một công cụ để GV và HS cùng thực hiện nghiên cứu chuyên sâu một vấn đề nào đó, có thể là một cơ sở để thực hiện việc kiểm tra đánh giá trong dạy học… Trong khuôn khổ luận văn, chỉ xin đề cập đến 2 biện pháp cơ bản nhằm sử dụng Padlet để phát triển NLTH LS cho HS trong phần LSTG cận đại lớp 11, đó là:

- Sử dụng Padlet trong giờ học lịch sử trên lớp để phát triển NLTH cho HS

- Sử dụng Padlet trong hướng dẫn tự học LS ở nhà.

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí