vực khác nhau. Bản thân các DN kinh doanh thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam cũng kinh doanh nhiều ngành nghề, mặt hàng khác nhau và một điểm nổi bật là những ngành nghề này đều ảnh hưởng đến ba phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường chính vì vậy đây là một giả thuyết mà tác giả sẽ đi kiểm chứng. Giả định rằng các công ty hoạt động trong cùng ngành dễ áp dụng các mô hình tương tự về thông tin mà họ cung cấp cho thế giới bên ngoài. Nếu không, điều này có thể giải thích bởi thị trường là thông tin xấu (Watts và Zimmerman, 1978). Kết quả thu được trong các nghiên cứu trước rất xa so với xác nhận ở trên, không giống như trường hợp của ảnh hưởng quy mô công ty.Trong khi một số nghiên cứu cho thấy ngành công nghiệp đã giúp giải thích số lượng thông tin được tiết lộ tự nguyện (Oyelere và cộng sự, 2003; Gul và Leung, 2004; Bonson và Escoba, 2004), đặc biệt với ngành công nghệ thông tin hoặc một ngành có tăng trưởng cao (Gul và Leung, 2004). Những doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực ít ảnh hưởng đến môi trường, xã hội thường có xu hướng công bố thông tin nhiều hơn và minh bạch hơn.
-> H2e: Đặc điểm ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến CBTT BCPTBV (tác động thuận chiều +)
Tất cả kết quả nghiên cứu của các tác giả Gray và cộng sự (1995); Hackston D, Milne MJ. (1996); De Villers (1999,2003); José V. Frias-Aceituno, Lázaro Rodríguez-Ariza và Isabel M. Garcia-Sánchez (2012); Ndukwe O. Dibia, John Chika Onwuchekwa (2015) đều chỉ ra rằng có mối liên hệ mật thiết giữa khả năng sinh lời và công bố báo cáo PTBV, nhưng trong giả thuyết này ngoài việc kiểm định mối quan hệ trên thì tác giả còn muốn kiểm định mối quan hệ phức tạp hơn giữa các nhân tố quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quan điểm của nhà quản lý và quy định pháp lý ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV thông qua biến trung gian là khả năng sinh lời. Jennifer Ho và Taylor (2007); Trotman và Bradley (1981); Gamerschlag, và cộng sự (2011); Branco và Rodrigues (2008) mặc dù sử dụng các quan sát khác nhau nhưng cùng có một nhận định khả năng sinh lời sẽ thúc đẩy việc công bố báo cáo PTBV.
-> H3: Khả năng sinh lời có ảnh hưởng đến CBTT BCPTBV (tác động thuận chiều +)
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay, buộc các tập đoàn, tổng công ty lớn nói chung và tập đoàn xăng dầu nói riêng phải công khai nhiều hơn thông tin về ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường, xã hội. Trên cơ sở các mô hình nghiên cứu thì tác giả cũng đồng thời đưa ra 11 giả thuyết chia ra thành 3 mối quan hệ tương ứng từ H1- H3 và dự định sẽ đi kiểm định 11 giả thuyết này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Kế Toán Hướng Đến Phát Triển Bền Vững Trong Doanh Nghiệp
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Và Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Ảnh Hưởng Trực Tiếp Của Các Nhân Tố Đến Khả Năng Sinh Lời
- Kế Hoạch, Địa Điểm Và Thời Gian Cho Các Buổi Phỏng Vấn
- Thang Đo Lường Đặc Điểm Quan Điểm Của Nhà Quản Lý
- Kết Quả Cronbach’S Alpha Đối Với Khả Năng Sinh Lời
Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.
Nội dung chương này trình bày lịch sử hình thành các quan điểm về PTBV từ những quan điểm sơ khai ban đầu cho đến cách tiếp cận hiện đại. Khái niệm về báo cáo PTBV cũng được đề cập trong nội dung chương này với nhiều quan điểm khác nhau. Tác giả đã cố gắng xây dựng một khung bao gồm các thành phần cấu thành nên kế toán liên quan đến vấn đề PTBV. Bên cạnh đó, chương này đã chỉ ra các khung cơ sở, quy định làm tiền đề để có thể áp dụng trong việc thiết lập và công bố báo cáo PTBV là cần thiết tại các DN nói chung và DN kinh doanh xăng dầu nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả tổng hợp các lý thuyết nền, kết quả từ những nghiên cứu nổi bật trong nước và quốc tế liên quan đền luận án, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết liên quan đến công bố báo cáo PTBV làm tiền đề để xây dựng các nhân tố ảnh hưởng trong chương 3.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án để đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu, bao gồm: phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khám phá nhân tố, phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ để điều chỉnh và kiểm định độ tin cậy của thang đo lường, và cuối cùng là thiết kế nghiên cứu định lượng chính thức. Phương pháp nghiên cứu sẽ là căn cứ để tác giả giải quyết những mục tiêu cụ thể đặt ra đối với luận án. Tác giả trình bày theo hướng nội dung, cách thức thực hiện và kết quả của các phương pháp nghiên cứu trong luận án của mình.
3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đưa ra, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được tác giả sử dụng trong luận án. Trong phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả lựa chọn phương pháp tình huống với kỹ thuật phỏng vấn sâu chuyên gia làm phương pháp chính kết hợp với việc tổng hợp tài liệu nghiên cứu từ đó xây dựng được mô hình lý thuyết; bên cạnh đó thông qua việc sử dụng phương pháp định lượng, nhằm khẳng định kết quả nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu. Đây chính là dạng thiết kế nghiên cứu mang tính hỗn hợp. Đây là một xu thế tất yếu nhận được sử ủng hộ từ các nhà nghiên cứu, vì khi sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sẽ bổ trợ cho nhau vì mỗi phương pháp đều có những hạn chế, nhược điểm riêng. Nếu sử dụng phương pháp hỗn hợp sẽ tránh cho được kết quả nghiên cứu hạn chế hơn.
Phân tích nội dung thang đo cho từng nhân tố
Thiết lập mô hình, xây dựng các giả thuyết liên quan
Khảo sát ý kiến chuyên gia
Tổng quan các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết
Nhận định, đánh giá các lý thuyết nền liên quan
Nghiên cứu định tính
3.1.2 Quy trình nghiên cứu
Kết quả và bàn luận
Kiểm định mô hình
CB-SEM
Thiết kế bảng hỏi hoàn chỉnh
Thu thập và xử lý dữ liệu trên SPSS
Nghiên cứu định lượng
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: tác giả)
Bước 1: Nghiên cứu định tính dưới dạng nghiên cứu tài liệu, tham khảo và chọn lọc những nghiên cứu tiêu biểu có liên quan, tiếp đó là thiết lập mô hình nghiên cứu và cuối cùng là thiết kế bảng câu hỏi điều tra sơ bộ. Sau khi xác định được mục tiêu nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến việc thiết lập và công bố các chỉ tiêu liên quan đến PTBV tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Để hoàn thành mục tiêu này, đầu tiên tác giả tiến hành tóm tắt những lý thuyết và nghiên cứu trước đây có liên quan đến việc thiết lập và CBTT liên quan đến PTBV. Nguồn dữ liệu chủ yếu để sử dụng là các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu, đề tài, luận văn thạc sĩ, luận án được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín quốc tế và Việt Nam, các bộ chỉ tiêu, khung thể chế liên quan đến PTBV trên thế giới và Việt Nam. Từ kết quả của bước này, luận án xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến việc thiết lập cũng như CBTT về những chỉ tiêu liên quan đến PTBV. Các nhân tố này có thể chưa phù hợp với đặc tính riêng trong bối cảnh nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu là các DN kinh doanh xăng dầu trực thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Chính vì vậy tác giả cần phải tiến hành một bước tiếp theo nhằm xem xét việc bổ sung hoặc lược bớt các nhân tố thông qua việc thảo luận với các chuyên gia để đảm bảo rằng các nhân tố ảnh hưởng đến việc thiết lập và CBTT liên quan đến PTBV phù hợp với đặc điểm DN kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Bảng câu hỏi thảo luận được soạn dựa trên các nhân tố tổng hợp được từ quá trình nghiên cứu lý thuyết của các công trình tiêu biểu liên quan trước đây đã công bố trên các tạp chí hàng đầu, tác giả lựa chọn các bài báo, công trình trên hệ thống các nhà xuất bản uy tín và được xếp hàng trong danh mục các tạp chí ISI, SCOPUS... Đồng thời bảng câu hỏi mở được xây dựng để phỏng vấn các chuyên gia nhằm mục đích khám phá thêm các thang đo được dùng đo lường các nhân tố gây cản trở mà nghiên cứu lý thuyết có thể chưa đề cập đầy đủ. Các chuyên gia tham gia phỏng vấn được chia làm ba nhóm, nhóm thứ nhất giúp bổ sung ý kiến về học thuật, nhóm thứ hai giúp bổ sung ý kiến về kinh nghiệm thực tế điều hành tại doanh nghiệp và nhóm thứ ba là các nhà quản lý, giám sát các hoạt động công bố báo cáo PTBV, số lượng chuyên gia mỗi nhóm khoảng 3 đến 5 người (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Nhóm chuyên gia chính là nhóm chuyên gia thứ hai là những cá nhân đã và đang trực tiếp làm việc
trực tiếp liên quan đến báo cáo kế toán, báo cáo tài chính hoặc công bố thông tin, có am hiểu về các chỉ tiêu PTBV tại một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trực thuộc tập đoàn, đó là các nhà quản lý từ cấp kế toán trưởng, ban giám đốc có liên quan và am hiểu nghiên cứu về thiết lập và CBTT liên quan đến PTBV và muốn thử nghiệm CBTT triển khai tại đơn vị mình. Sau khi thu thập được các câu trả lời của chuyên gia, tác giả tiến hành so sánh để phát hiện các nhân tố mới mà mô hình lý thuyết nghiên cứu chưa đề cập. Kết thúc giai đoạn này, các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT liên quan đến báo cáo PTBV được xây dựng và hiệu chỉnh cho phù hợp với tình hình DN kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam.
Khi các giả thuyết về những nhân tố ảnh hưởng đến CBTT trên báo cáo PTBV được xây dựng, mô hình nghiên cứu lý thuyết là tiền đề cho bước tiếp theo. Bên cạnh đó, dựa trên ý kiến của các chuyên gia, luận án xây dựng một bảng câu hỏi sơ bộ nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
Nghiên cứu sơ bộ, điều chỉnh thang đo, thiết lập bảng câu hỏi chính thức. Sau khi xây dựng được các nhân tố ảnh hưởng đến việc thiết lập và CBTT liên quan đến PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam, mục tiêu thứ hai cần thực hiện đó là phải đo lường các nhân tố này để đánh giá mức tác độ tác động của chúng đến CBTT trên báo cáo PTBV. Để đạt được mục tiêu nay, điều đầu tiên phải đánh giá độ tin cậy của các khái niệm nghiên cứu cung như các thang đo để đo lường chúng trước khi đưa các khái niệm này vào bước đánh giá chính thức. Mục đích của bước này nhằm đánh giá xem có đảm bảo độ tin cậy hay không và điều chỉnh các thang đo (nếu không đảm bảo độ tin cậy) được xây dựng từ bước lý thuyết để thiết lập bảng khảo sát chính thức. Bảng câu hỏi mà tác giả xây dựng được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ được thu thập trên một tập mẫu phù hợp để đánh giá. Dữ liệu sau khi loại bỏ những phần không đảm bảo được nhập vào phần mềm SPSS phiên bản 20 để đánh giá thang đo. Đánh giá thang đo là bước quan trọng giúp loại bỏ các biến quan sát hay các biến có thể không phù hợp.
Dựa trên kết quả cho ra các biến đạt yêu cầu, tác giả thiết lập bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức và là cơ sở của bước tiếp theo. Tác giả sẽ sử dụng bảng câu
hỏi này để thực hiện khảo sát cho các đối tượng phù hợp đối với đối tượng nghiên cứu trong doanh nghiệp mà tác giả đang tiến hành nghiên cứu.
Bước 2: Nghiên cứu chính thức, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố. Sau bước khảo sát sơ bộ trên thì toàn bộ thang đo được điều chỉnh. Tại bước này, tác giả có thể loại bớt một số biến quan sát nếu không phù hợp, hoặc cũng có thể loại các biến đo lường cho các khái niệm nghiên cứu nhưng mỗi khái niệm nghiên cứu sẽ không đảm bảo cho việc đo lường nếu chỉ còn 2 biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Kết quả của quá trình này sẽ là bảng câu hỏi khảo sát chính thức được hoàn thiện
Bảng khảo sát chính thức tiếp tục được gửi đến các nhà quản lý từ cấp trưởng phòng trở lên, kế toán trưởng, ban giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên, liên quan đến việc thu thập số liệu và lập báo cáo của các DN kinh doanh xăng dầu trực thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Thời gian khảo sát tiến hành từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2018. Số bảng khảo sát được gửi đến các đơn vị là 300 phiếu.
Sau khi nhận lại các bảng khảo sát từ các đối tượng được khảo sát, dữ liệu cũng được tiến hành làm sạch trên bảng tính Excel (loại bỏ đi các bảng trả lời bị lỗi, không đúng yêu cầu). Dữ liệu được làm sạch sẽ được nhập liệu vào phần mềm SPSS 20 và Amos 20 để tiến hành đánh giá thang đo chính thức.
Tác giả tiến hành kỹ thuật kiểm định mô hình SEM theo hướng sử dụng CBSEM để đánh giá các giả thuyết trong mô hình là được chấp nhận hay bác bỏ trên cơ sở dữ liệu của 265 mẫu nghiên cứu
Cuối cùng tác giả sử dụng kỹ thuật kiểm định mô hình Bootstrap để mở rộng kích cỡ mẫu. Kết quả thu được là mô hình đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT về chỉ tiêu liên quan trên báo cáo PTBV tại các DN kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam.
3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Nghiên cứu định tính hướng đến hai mục tiêu chính là: (1) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV tại các DN kinh doanh xăng dầu trực thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam, (2) hoàn thiện thang đo đo lường thực hiện công bố BCPTBV và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV.
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính đối với đề tài này là phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia. Theo Hair và cộng sự (2006), nghiên cứu định tính rất quan trọng khi các thang đo đã được kiểm chứng và sử dụng tại các quốc gia phát triển được kế thừa và áp dụng tại các quốc gia đang phát triển.
Phần thảo luận chủ yếu là các câu hỏi mang tính chất gợi mở đi từ tổng quát đến chi tiết, giúp cho người được khảo sát có cái nhìn tổng quan về đề tài và các câu hỏi chi tiết giúp người được khảo sát có thể trả lời một cách cụ thể, rò ràng về các nhân tố mà tác giả đề cập đến. Theo tìm hiểu của tác giả, phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc Galletta (2013) phù hợp sử dụng trong nghiên cứu này nguyên nhân là do người phỏng vấn có thể thay đổi thứ tự trả lời các câu hỏi khi theo dòi cách trả lời của người được phỏng vấn. Không bắt buộc người trả lời phải trả lời theo một trình tự nhất định, nhằm khai thác thông tin hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu có thể tìm kiếm các dữ liệu khác liên quan đến đề tài nhưng không thuộc phạm vi trong bảng hỏi. Điều này giúp cho nhà nghiên cứu có thể điều tra sâu hơn vào tình huống cụ thể nhằm làm rò vấn đề cần nghiên cứu.
3.2.1 Lựa chọn đối tượng chuyên gia
Hiện nay, có một số nghiên cứu trên thế giới và một số nước trong khu vực có những nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp về công bố báo cáo PTBV. Nhưng ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu cụ thể hoàn chỉnh về khung lý thuyết về công bố BCPTBV, các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT trên báo cáo PTBV. Do đó, nghiên cứu định tính sẽ giúp cho luận án có thể khám phá các đặc tính của báo cáo PTBV và nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV tại Việt Nam từ đó có thể điều chỉnh các nhân tố trên thang đo nháp (dựa chủ yếu vào kết quả các nghiên cứu trước đã thực hiện) phù hợp với tình hình thực tiễn tại đối tượng nghiên cứu là các DN kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Việc lựa chọn đối tượng tham gia thảo luận dựa trên các tiêu chí sau:
- Có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bền vững, kế toán; kiểm toán, được kỳ vọng giúp xác định những nội dung báo cáo PTBV trong các công ty kinh doanh xăng dầu.