PHỤ LỤC 2
Bài 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X – XV
(Giáo án thực nghiệm)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học, học sinh có khả năng:
- Trình bày được sự phát triển của các tư tưởng, tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo) ở nước ta từ thế kỉ X- XV. Nhận xét vị trí của Phật giáo ở thời kì này.
- Nêu được các thành tựu nổi bật về giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật của nước ta trong các thế kỉ X – XV.
- Đánh giá được ý nghĩa sự phát triển văn hoá của nước ta trong các thế kỉ X – XV.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử; sử dụng tranh ảnh; kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa đa dạng của dân tộc thông qua đó nâng cao ý thức trân trọng, bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị c a giáo viên
- Sách giáo khoa Lịch sử 10, Sách giáo viên
- Trương Hữu Quýnh (chủ biên) – Phan Đại Doãn – Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sử Việt Nam tập I, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
- Giáo án, slide trình chiếu.
- Phương tiện dạy học: bảng, phấn, máy chiếu.
- Tranh, ảnh, clip, tài liệu về di sản Hoàng thành Thăng Long.
2. Chuẩn bị c a học sinh
- Đọc trước bài học ở nhà.
- Tìm hiểu về di sản Hoàng thành Thăng Long theo yêu cầu của giáo viên.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Thuyết trình, vấn đáp
- Thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự lớp
2. Giới thiệu bài mới
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh (qua video) với câu hỏi định hướng: Các hình ảnh các em vừa xem thuộc về văn hóa thời kì nào? Kể tên các hình ảnh đó?
HS trả lời.
- Giáo viên nhận xét và đưa lời dẫn: Đây là những thành tựu nổi bật nhất của văn hóa Việt Nam thế kỉ X- XV. Bên cạnh các thành tựu đó, ở thời kì này văn hóa dân tộc và đặc biệt là di sản Hoàng thành Thăng Long còn có rất nhiều thành tựu đa dạng, phong phú khác. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở các nội dung cụ thể ở bài học.
3. Tiến trình bài học
Kiến thức cần đạt | |
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phát triển của các tư tưởng, tôn giáo ở nước ta thế kỉ X-XV - GV: Bước sang thời kì mới, trong bối cảnh có chủ quyền độc lập, các tôn giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc có điều kiện phát triển. Vậy, Nho giáo có nguồn gốc từ đâu? Do ai sáng lập? Giáo lý cơ bản là gi? - HS trả lời. | I. Tư tưởng, tôn giáo - Ở thời kì độc lập, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh. |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Tổng Hợp Phân Loại Học Sinh Theo Kết Quả Điểm Kiểm Tra (%)
- M. Alexeep (1976), Phát Triển Tư Duy Học Sinh. Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
- Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định - 14
- Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định - 16
- Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định - 17
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Nho giáo +Thời Lý, Trần: Nho giáo đã dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị; chi phối nội dung giáo dục, thi cử. Tuy nhiên ít phổ biến trong nhân dân. +Thời Lê sơ: Nho giáo chiếm vị thế độc tôn. |
- GV nhận xét, kết luận: Nho giáo lúc đầu cũng chưa phải là một tôn giáo mà là một học thuyết của Khổng Tử ở Trung Quốc. Sau này, một đại biểu của Nho học là Đông Trung Thư đã dùng thuyết âm dương, dùng thần học để biện hộ cho những quan điểm của Khổng Tử biến Nho học thành một tôn giáo (Nho giáo). Giáo lý cơ bản là: đề cao những nguyên tắc trong quan hệ xã hội theo đạo lý “Tam cương, ngũ thường”. Tam cương là 3 mối quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ; ngũ thường là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Phật giáo + Thế kỉ X - XIV, Phật giáo chiếm vị trí quan trọng và rất phổ biến, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi. + Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hòa lần vào với các tín ngưỡng dân gian. Một số đạo quán được xây dựng. - Từ cuối XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần. II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật |
điểm, tư tưởng Nho giáo đã quy định một trật tự, kỉ cương, đạo đức phong kiến rất quy củ, khắt khe. Giai cấp thống trị đã triệt để lợi dụng Nho giáo làm công cụ thống trị. Còn nhân dân chỉ tiếp thu khía cạnh đạo đức của Nho giáo. Đến thời Lê sơ, Nho giáo trở thành độc tôn vì lúc này nhà nước quân chủ chuyên chế đạt được mức độ cao, hoàn chỉnh.
1. Giáo dục - 1070, Văn Miếu được xây dựng. - 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài - 1076, xây dựng Quốc tử giám. - Thế kỉ XI-XV, giáo dục Đại Việt từng bước hoàn thiện như: tổ chức các kì thi Hương, Hội, Đình chọn Tiến sĩ, dựng bia văn Tiến sĩ (1484) - Tác dụng: đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, song không tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế. 2.Văn học - Giáo dục phát triển là điều kiện để văn học phát triển |
+Nhóm 2: Tìm hiểu, phân tích một số tác phẩm văn học nổi tiếng thời kỳ này
- Văn học phát triển mạnh từ thời nhà Trần - Một số tác phẩm nổi tiếng: + Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) + Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi), + Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), + Bạch Đằng Giang Phú (Trương Hán Siêu)… và một số tác phẩm, tác giả khác. - Đặc điểm: + Chủ yếu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm + Thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc. + Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương, đất nước. 3. Nghệ thuật - Kiến trúc + Kiến trúc rất phát triển với các công trình: Phật giáo (Chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật tích…) An Nam tứ đại khí: Tháp Báo Thiên, Vạc Phổ Minh, Chuông Quy Điền, tượng phật chùa Quỳnh Lâm. Thành nhà Hồ (cuối XIV) |
- Đặc điểm: + Giai đoạn Lý, Trần, Hồ kiến trúc chịu ảnh hưởng của Phật giáo với các công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa, tháp, đền. + Những công trình ảnh hưởng của Nho giáo: cung điện, thành quách ( thành Thăng Long) |
Nhà làm kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái với các góc đao cong. Bờ nóc của cả hai nếp nhà đều đắp nổi đôi rồng chầu mặt trời. Quanh điện có sân rộng được xây lan can bao cả 4 phía. Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Nền điện dài 57 mét, rộng 41,5 mét, cao 2,3 mét và thềm bậc xây bằng đá xanh tạo thành ba lối vào. Phía Nam nền điện còn có hàng lan can cao hơn 100cm. Mặt trước, hướng chính nam của điện Kính Thiên là thềm điện xây bằng những phiến đá hộp lớn bao gồm 10 bậc có 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành Thềm Rồng. Thềm bậc có kích thước ngang 13,7 mét; dọc 4,45 mét; cao 2,1 mét với đôi rồng đá khắc chạm năm 1467 là những bộ phận điêu khắc đá còn tương đối nguyên vẹn. Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật, kiệt tác tiêu biểu thời Lê sơ. Phía bắc của nền điện còn có một thềm 7 bậc lên xuống nhỏ hơn so với bậc thềm chính ở phía nam. Hai bên bậc thềm có 2 rồng đá mang niên đại Lê Trung Hưng (thế kỉ XVII – XVIII), than rồng dài 3,4 mét, uốn bảy khúc, than có vẩy, lưng như hàng vây
- Điêu khắc + Nhiều tác phẩm điêu khắc mang họa tiết hoa văn độc đáo như: mình trơn cuộn trong lá đề, bông cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở,… nhiều bức phù điêu hình các cô tiên, vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn. + Đặc điểm: Có những công trình trạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang nét độc đáo riêng. |
cá, chân rồng 5 móng. Hai bên lan can trang trí hoa sen, song, nước, đao, lửa, vân mây,..
- Nghệ thuật sân khấu + Loại hình: chèo, tuồng, múa rối nước; âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng, cồng, … + Đặc điểm: ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống. 4. Kho học – kĩ thuật - Sử học: Bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần ); Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên ). - Địa lý : Dư địa chí , Hồng Đức bản đồ - Quân sự: Binh thư yếu lược, chế tạo sung thần cơ, đóng thuyền chiến có lầu, thành nhà Hồ - Toán học: Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh: Lập thành toán |