Những Quy Định Của Pháp Luật Thuế Đối Với M&a

thấy hàng vạn công nhân có thể bị mất việc làm sau khi hãng của họ bị thâu tóm và cơ cấu lại nhằm giảm chi phí nhằm tìm kiếm tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng cho công ty thâu tóm ngay sau vụ sáp nhập. Do đó, để tránh sự phản đối có thể đến từ phía công đoàn, các bên cần thỏa thuận cả vấn đề chế độ bồi thường hợp lý cho các nhân viên và công nhân một khi bị hãng mới sa thải.

Tùy đặc điểm và mục tiêu của từng vụ sáp nhập/hợp nhất, nếu công ty mục tiêu đang hoạt động tốt và mục đích sáp nhập nhằm thâm tóm tài sản, thị trường hay mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng như nguồn lợi nhuận từ công ty đó thì việc thay đổi ban điều hành cũng như cơ cấu lại tổ chức của công ty bị sáp nhập thường không xảy ra. Công ty sáp nhập sẽ chỉ tiếp quản các chức danh trong ban quản trị để thực hiện quyền chủ sở hữu, trong khi giữ công ty bị sáp nhập cùng ban điều hành hoạt động bình thường và độc lập như một công ty thành viên của mình. Trong trường hợp ngược lại, nếu công ty mục tiêu đang thua lỗ và xuống dốc, công ty sáp nhập hy vọng sẽ thực hiện được một cuộc “cải tử hoàn sinh”, thì ban điều hành cũ cầm chắc suất ra đi, cơ cấu tổ chức sẽ bị xáo trộn hoặc sáp nhập thẳng vào các phòng ban của công ty mới và nhân công bị sa thải.

Để bảo vệ cho người lao động trong những trường hợp như trên, Bộ luật lao động đã quy định trong trường hợp sáp nhập, phân chia doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động cho tới khi hai bên thỏa thuận sửa đổi, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng mới.

Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp mà không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải lập phương án sử dụng lao

động gồm các nội dung chủ yếu như số lao động tiếp tục được sử dụng; số lao động đưa đi đào tạo để tiếp tục sử dụng; số lao động nghỉ hưu; số lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động…người sử dụng lao động cũ và người sử dụng lao động kế tiếp phải có trách nhiệm giải quyết các quyền lợi của người lao động, trong đó đã phải xác định rõ trách nhiệm về khoản kinh phí đào tạo, kinh phí trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động và để có sự thống nhất và đồng thuận giữa người lao động và người sử dụng(cũ và mới) khi lập phương án sử dụng lao động các bên phải mời công đoàn tham gia và phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh về lao động.

Trường hợp sau khi tiến hành M&A mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động kể cả thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó.

2.3.2.4 Những quy định của pháp luật thuế đối với M&A

Pháp luật về thuế đối với hoạt động M&A được đánh giá là khá đầy đủ và chi tiết, tuy chưa được lập thành hệ thống chuyên biệt cho hoạt động M&A nhưng có thể đánh giá các quy định về thuế liên quan đến hoạt động này đã có sự đồng nhất và quy định chi tiết từng vấn đề về thuế khi tiến hành thương vụ M&A. Với hệ các quy định về thuế khá đầy đủ và có nhiều ưu đãi đối với các doanh nghiệp tham gia M&A đã góp phần tạo đà cho hoạt động này phát triển đồng thời thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể sự chuyển dịch về tài sản trong thương vụ M&A(chia, tách, hợp nhất, sáp nhập) không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với tài sản thuộc diện đăng ký quyền sở hữu, sử dụng không phải đóng phí chức bạ và phí chuyển nhượng(trừ trường hợp M&A thông qua hình thức mua tài sản của doanh nghiệp mục tiêu).

Bên cạnh việc quy định những ưu đãi cho doanh nghiệp khi tiến hành M&A, để đảm bảo thu đúng và thu đủ thuế cho nhà nước, pháp luật về thuế cũng quy định rất rõ ràng về các loại thuế doanh nghiệp doanh nghiệp phải nộp, đối tượng phải nộp và thời gian nộp đối với doanh nghiệp khi tiến hành M&A. Theo quy định tạo các văn bản pháp luật về thuế khi M&A đã xác định các doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ về thuế trước khi thực hiện M&A, truonwgf hợp doanh nghiệp bị chia/tách/hợp nhất/sáp nhập chưa hoàng thành nghĩa vụ nộp thuế thì các doanh nghiệp mới được thành lập từ hoạt động M&A(bao gồm cả doanh nghiệp nhận sáp nhập) có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế này.

Đây cũng là nội dung mà các bên tham gia phải lưu ý và phải thỏa thuận trước khi tiến hành M&A và ghi nhận chi tiết tại phần xác định giá trị chuyển dịch khi M&A, điều này giúp các bên đánh giá được đầy đủ giá trị của doanh nghiệp(sau khi xác định được phần thuế phải nộp), vấn đề này đặc biệt có giá trị đối với bên mua/ bên thâu tóm bởi nếu không xác định và thỏa thuận về nội dung này thì khi hoàn thành giao dịch M&A bên mua/ bên thâu tóm dễ gặp rủi ro phải thanh toán các khoản thuế mà bên bán để lại. Khi tiến hành M&A, cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. Vấn đề này cũng cần được quan tâm để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp khi tiến hành M&A.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Một vấn đề khác mà khi tham gia thương vụ M&A các bên, đặc biệt là bên mua cần quan tâm đó là quyền kế thừa quyền được hưởng ưu đãi(nếu có) về thuế thu nhập doanh nghiệp và chuyển lỗ(nếu có) sau khi tiến hành chia/tách/hợp nhất/sáp nhập. Vấn đề này được xem như nguyên tắc khi tiến

hành M&A các doanh nghiệp mới được hình thành từ hoạt động này phải kế thừa quyền lợi cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp trước đó. Sau hoàn tất thương vụ M&A, các doanh nghiệp mới được hình thành phải tiến hành các thủ tục đăng ký mã số thuế mới, riêng trường hợp sáp nhập/ chia doanh nghiệp, thì doanh nghiệp bị sáp nhập và doanh nghiệp bị chia phải thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động và mọi hoạt động được thực hiện theo doanh nghiệp nhận sáp nhập.

Sự điều chỉnh pháp luật về thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam - 9

Vấn đề về thuế thu nhập cá nhân và thuế chuyển nhượng tài sản cũng cần được lưu ý khi thương thảo một vụ M&A. Đối với trường hợp M&A thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần thì bên bán(các cổ đông) quan tâm đến khoản thuế thu nhập cá nhân họ phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần cổ phiếu. Đối với trường hợp M&A thông qua hình thức mua tài sản của doanh nghiệp mục tiêu thì bên bán cần quan tâm đến khoản thuế chuyển nhượng tài sản mà họ phải gánh chịu nếu tài sản chuyển dịch là bất động sản hoặc một số loại tài sản thuộc diện chịu thuế chuyển nhượng, còn bên bán quan tâm đến thuế thu nhập doanh nghiệp(nếu giá bán lớn hơn giá trị tài sản đã khấu hao).

Thủ tục đăng ký thuế khi tiến hành M&A

Đối với trường hợp, tách, doanh nghiệp bị tách phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với doanh nghiệp bị tách và đăng ký thuế đối với doanh nghiệp được tách với cơ quan Thuế khi có Quyết định tách doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được tách phải thực hiện kê khai đăng ký thuế với cơ quan Thuế chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày được nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký thuế gồm:

Đối với doanh nghiệp bị tách: Quyết định tách doanh nghiệp(bản sao) và Tờ kê khai các chi tiêu thông tin đăng ký thuế thay đổi. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Thuế phải thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp bị tách trong hệ

thống quản lý mã số thuế. Doanh nghiệp bị tách vẫn sử dụng mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã được cấp trước đây để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ về thuế.

Đối với doanh nghiệp được tách: Tờ khai đăng ký thuế của doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh( bản sao có chứng thực). Cơ quan Thuế cấp mã số mới và Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho các doanh nghiệp được tách như các doanh nghiệp mới thành lập khác.

Đối với trường hợp chia, doanh nghiệp bị chia phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan Thuế khi có Quyết định chia doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mới được chia phải thực hiện kê khai đăng ký thuế với cơ quan Thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đươc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp bị chia, hồ sơ kê khai gồm: Công văn đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế, Quyết định chia doanh nghiệp( đóng dấu sao y bản chính) và Giấy chứng nhận đăng ký thuế(bản gốc). Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Thuế phải thực hiện thông báo doanh nghiệp đã ngừng hoạt và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Đối với doanh nghiệp mới được chia, hồ sơ đăng ký mã số thuế gồm: Tờ khai đăng ký thuế và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(bản sao có chứng thực). Cơ quan Thuế cấp mã số thuế mới và Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho các doanh nghiệp mới chia như doanh nghiệp mới thành lập khác.


Đăng ký thuế khi mua bán doanh nghiệp tư nhân

Khi có hợp đồng hoặc thỏa thuận về việc bán doanh nghiệp, doanh nghiệp được bán phải thông báo bằng văn bản, kèm theo hợp đồng mua bán doanh nghiệp, bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế và quyết toán thuế gửi

cho cơ quan Thuế. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp mua phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan Thuế. Hồ sơ đăng lý gồm:

Tờ khai đăng ký thuế

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới(bản sao có chứng thực)

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp(bản sao)

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ, hợp lệ của doanh nghiệp, cơ quan Thuế phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho doanh nghiệp mua. Doanh nghiệp tư nhân bán phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, doanh nghiệp mua làm thủ tục cấp mã số thuế mới.

Đăng ký thuế đối với doanh nghiệp sáp nhập

Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ giữ nguyên mã số thuế và phải chịu toàn bộ trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp bị sáp nhập. Các doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi có Hợp đồng sáp nhập theo quy định của Luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan Thuế. Hồ sơ gồm: Công văn đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế và Hợp đồng sáp nhập(bản sao). Trong thời hạn 5 ngày kể gừ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Thuế phải thực hiện thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của các doanh nghiệp bị sáp nhập. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp nhận sáp nhập phải là thủ tục đăng ký thuế để được cấp mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký thuế mới. Hồ sơ đăng ký đối với doanh nghiệp nhận sáp nhập: Tờ khai đăng ký thuế điều chỉnh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới của doanh nghiệp nhận sáp nhập(bản sao có chứng thực) và Hợp đồng sáp nhập(bản sao). Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ, hợp lệ của doanh nghiệp nhận sáp

nhập, cơ quan Thuế có trách nhiệm cấp nhật các thông tin đăng ký thuế điều chỉnh vào hệ thống thông tin quản lý thuế.

Doanh nghiệp nhận sáp nhập không thay đổi mã số thuế. Nếu thông tin đăng ký thuế thay đổi có ảnh hưởng đến các thông tin ghi trên “ Giấy chứng nhận đăng ký thuế” thì cơ quan Thuế sẽ cấp lại “Giấy chứng nhận đăng ký thuế” với mã số thuế cũ và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế cũ. Nếu thông tin đăng ký thuế thay đổi không ảnh hưởng đến các thông tin ghi trên “ Giấy chứng nhận đăng ký thuế” thì người nộp thuế vẫn sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã được cấp trước đây.

Đăng ký thuế khi hợp nhất doanh nghiệp

Doanh nghiệp hợp nhất sẽ giữ nguyên mã số thuế và phải chịu toàn bộ trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Các doanh nghiệp bị hợp nhất sẽ bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Khi có Hợp đồng hợp nhất theo quy định của Luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp bị hợp nhất phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan Thuế. Hồ sơ gồm: Công văn đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế và Hợp đồng hợp nhất(bản sao). Trong thời hạn 5 ngày kết từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Thuế phải thực hiện thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh, doanh nghiệp hợp nhất phải làm thủ tục đăng ký thuế để được cấp mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới. Hồ sơ đăng ký thuế gồm:

Tờ khai đăng ký thuế

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(bản sao có chứng thực)

Hợp đồng hợp nhất(bản sao)

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ, chính xác của doanh nghiệp hợp nhất, cơ quan Thuế phải cấp mã số thuế, Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho doanh nghiệp hợp nhất.

2.3.2.5. Những quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ khi thực hiện M&A

Có thể nói tài sản là các quyền sở hữu trí tuệ(thương hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghệ, chỉ dẫn địa lý, quyền tác giả đối với tác phẩm, giải pháp hữu ích, giống cây trồng…) được coi là tài sản đặc biệt, tài sản vô hình có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng bởi vậy khi thực hiện M&A tài sản này cũng được chuyển dịch như các loại tài sản khác trong thương vụ. Tuy nhiên, là loại tài sản hữu hình nên việc dịch chuyển phải thực hiện theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ theo đó chủ sở hữu cũ(bên bán) thực hiện các thủ tục tại Cục sở hữu trí tuệ ghi nhận chủ sở hữu mới đối với văn bằng bảo hộ.

Khi tiến hành thương vụ M&A, với tính chất thâu tóm và chiếm lĩnh thị trường thì vấn đề về tài sản quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt là thương hiệu là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi thương hiệu là một phần tài sản của công ty, gắn liền với lịch sử hình thành, uy tín, phân khúc thị trường, công nghệ, nguyên liệu, nhân lực của từng công ty Thương hiệu là tài sản duy nhất tồn tại gần như vĩnh viễn bất chấp mọi cuộc sáp nhập. Để xây dựng thành công thương hiệu, công ty phải đầu tư công sức, tiền của có khi nhiều hơn giá trị được tính trong tổng tài sản công ty mà sau này họ bán lại. Thương hiệu của công ty và sản phẩm của công ty bị sáp nhập thường được giữ lại nguyên vẹn hoặc gộp vào công ty mới, ví dụ như Exxon-Mobil hay colgate-Palmolive. Như vậy, chúng ta có thể thấy các thương hiệu đã được “ mặc định” như Sony, Intel, Ford… có thể sẽ vẫn mãi tồn tại cho dù sở hữu đằng sau của chúng có thay đổi như thế nào đi nữa theo thời gian.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 15/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí