Hình 4.13 Tương quan giữa mật độ thả nuôi với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong vèo
Hình 4.13 cho thấy mô hình nuôi cá lóc trong vèo có sự dao động giữa năng suất, lợi nhuận với mật độ thả nuôi. Khi mật độ thả nuôi từ 80 - 100 con/m2 thu được năng suất trung bình cao nhất là 78,55 kg/m2 và lợi nhuận trung bình cao nhất là 215,22 triệu đồng/vụ. Khi mật độ nuôi tăng cao từ 120 - 200 con/m2 thu được năng suất trung bình thấp nhất là 42,88 kg/m2 và lợi nhuận trung bình thấp nhất là 125,91 triệu đồng/vụ.
Như vậy, năng suất thu hoạch ở cả hai mô hình có mối tương quan với mật độ thả nuôi. Để thu được năng suất và lợi nhuận cao người nuôi nên thả cá lóc ở mật độ từ 50
- 80 con/m2 đối với mô hình nuôi cá lóc trong ao đất và mật độ từ 80 - 100 con/m2 đối
với mô hình nuôi cá lóc trong vèo. Không nên thả nuôi với mật độ quá cao vì sẽ gây khó khăn trong việc chăm sóc và quản lý dịch bệnh cho cá lóc nuôi.
4.5.2 Ảnh hưởng của lượng thức ăn sử dụng đến năng suất thu hoạch
Kết quả phân tích mối quan hệ giữa lượng thức ăn với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất được thể hiện ở hình 4.14
Có thể bạn quan tâm!
- Diện Tích Và Sản Lượng Cá Lóc Trong 3 Năm (2014-2016) Ở Huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp
- Hóa Chất Được Sử Dụng Để Cải Tạo Trong Ao Nuôi Cá Lóc
- Thời Gian Nuôi, Tỷ Lệ Sống Và Năng Suất Và Kích Cỡ Thu Hoạch
- So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất và mô hình nuôi trong vèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp - 8
- So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất và mô hình nuôi trong vèo ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp - 9
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
Hình 4.14 Tương quan giữa sản lượng thức ăn với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất
Hình 4.14 cho thấy trong mô hình nuôi cá lóc trong ao đất, khi lượng thức ăn sử dụng tăng thì năng suất và lợi nhuận cũng tăng theo. Khi người nuôi cung cấp lượng thức ăn từ 10 - 25 tấn/vụ thì năng suất thu hoạch là thấp nhất đạt 21,89 kg/m2 và lợi nhuận thấp nhất là 78,57 triệu đồng/vụ. Lợi nhuận đạt cao nhất là 162,03 triệu đồng/vụ và năng suất đạt cao nhất là 27,32 kg/m2 ở lượng thức ăn sử dụng từ 40 - 55 tấn/vụ do khi lượng thức ăn cho cá lóc tăng cao thì sản lượng thu hoạch và doanh thu tăng nhanh nên năng suất và lợi nhuận tăng.
Kết quả phân tích mối quan hệ giữa lượng thức ăn sử dụng với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong vèo thể hiện ở hình 4.15
Hình 4.15 Tương quan giữa sản lượng thức ăn với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong vèo
Hình 4.15 cho thấy trong mô hình nuôi cá lóc trong vèo khi lượng thức ăn sử dụng tăng thì năng suất và lợi nhuận cũng tăng theo. Khi người nuôi cung cấp lượng thức ăn từ 5 - 15 tấn/vụ thì năng suất thu hoạch là thấp nhất đạt 28,85 kg/m2 và lợi nhuận thấp nhất là 93,57 triệu đồng/vụ. Lợi nhuận đạt cao nhất là 239,39 triệu đồng/vụ và năng suất đạt cao nhất là 60,19 kg/m2 ở lượng thức ăn sử dụng từ 30 - 45 tấn/vụ.
Để thu được năng suất và lợi nhuận cao thì người nuôi cần tính toán lại lượng thức ăn cung cấp cho cá lóc phù hợp với nhu cầu của chúng tránh dư thừa thức ăn làm tăng chi phí gây ảnh hưởng đến môi trường nuôi hoặc thiếu thức ăn dẫn đến kéo dài thời gian nuôi gây giảm lợi nhuận. Đối với mô hình nuôi cá lóc trong ao đất người nuôi nên cung cấp thức ăn cho cá lóc ở từ 40 – 55 tấn/vụ và mô hình nuôi cá lóc trong vèo lượng thức ăn là từ 30 - 45 tấn/vụ để đạt năng suất và lợi nhuận tối ưu.
4.5.3 Ảnh hưởng của thời gian nuôi đến năng suất thu hoạch
Kết quả phân tích mối quan hệ giữa thời gian nuôi với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất thể hiện ở hình 4.16
40
34,46
35
32,25
200
180
30
28,53
179,43
25
24,15
116,17
20
97,73
15
10
5
0
5
6
7
Năng suất Lợi nhuận
160,92 160
140
120
100
80
60
40
20
0
8 Thời gian nuôi
Năng suất (kg/m²)
Lợi nhuận (triệu đồng/vụ)
Hình 4.16 Mối tương quan giữa thời gian nuôi với năng suất thu hoạch của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất
Hình 4.16 cho thấy năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất có sự biến động theo thời gian thả nuôi. Thời gian nuôi 7 tháng sẽ cho năng suất cao nhất là 34,46 kg/m2 và lợi nhuận cao nhất là 179,43 triệu đồng/vụ. Ở thời gian nuôi từ 5 tháng sẽ cho năng suất thấp nhất là 24,15 kg/m2 và lợi nhuận là 116,17 triệu đồng/vụ.
Như vậy, thời gian nuôi ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch, tuy nhiên khi thời gian nuôi kéo dài sẽ tăng chi phí lên cao như chi phí thức ăn, chi phí thuốc hóa chất nên làm giảm lợi nhuận thu hoạch và tỷ lệ cá lóc nuôi chết sẽ tăng làm giảm năng suất thu hoạch. Khi nuôi cá lóc 8 tháng thì năng suất bị giảm xuống 32,25 kg/m2 và lợi nhuận giảm 160,92 triệu đồng/vụ.
Kết quả phân tích mối quan hệ giữa thời gian nuôi với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong vèo được thể hiện ở hình 4.17
Hình 4.17 Mối tương quan giữa thời gian nuôi với năng suất thu hoạch của mô hình nuôi cá lóc trong vèo
Hình 4.17 cho thấy năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc trong vèo có sự biến động theo thời gian thả nuôi. Thời gian nuôi từ 6 tháng sẽ cho năng suất cao nhất là 40,89 kg/m2 và lợi nhuận cao nhất là 256,34 triệu đồng/vụ. Ở thời gian nuôi từ 5 tháng sẽ cho năng suất thấp nhất là 31,67 kg/m2 và lợi nhuận thấp nhất là 167,85 triệu đồng/vụ. Khi nuôi ở tháng thứ 7 và tháng thứ 8 thì năng suất và lợi nhuận giảm nhưng không nhiều nguyên nhân là do tỷ lệ sống giảm, thời gian nuôi kéo dài chi phí thức ăn tăng lên nên năng suất và lợi nhuận giảm.
Như vậy, để thu được năng suất thu hoạch và lợi nhuận cao nhất người nuôi nên nuôi cá lóc 7 tháng thì tiến hành thu hoạch đối với mô hình nuôi cá lóc trong ao đất và 6 tháng đối với mô hình nuôi cá lóc trong vèo.
4.6 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp Thuận lợi
Những thuận lợi trong quá trình nuôi cá lóc mà những hộ nuôi cho biết là gần nguồn nước và có nguồn thức ăn phong phú, chủ động được nguồn giống, tỷ lệ hao hụt thấp, cá thịt thường dễ bán, thương lái mua cá lóc nhiều. Các hộ nuôi thường ở gần nhau nên việc trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau là rất dễ dàng. Không tốn nhiều nhân công lao động, chủ yếu là lao động gia đình hay tại địa phương nên tạo công việc ổn định.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình nuôi các hộ cũng gặp không ít những khó khăn. Vấn đề cần được quan tâm hàng đầu là nguồn vốn đầu tư, người dân nuôi cá chỉ dựa vào nguồn vốn tự có, chưa có chính sách hỗ trợ vay vốn, dẫn đến việc người nuôi thiếu vốn sản xuất, thường phải vay mượn nên lãi suất phải chi trả cuối vụ là rất cao.
Vấn đề dịch bệnh, thời tiết không thuận lợi, nguồn nước không tốt và thị trường không ổn định, chi phí thức ăn cao.
Giải pháp
Chính quyền địa phương cần có chính sách về vay vốn đáp ứng nhu cầu của người nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất. Mở những lớp tập huấn về kiến thức phòng trị bệnh cho cá lóc. Tăng cường quản lý môi trường, quản lý nguồn nước tránh lây lan mầm bệnh cho cá lóc. Nâng cao chất lượng con giống.
5.1 Kết luận
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Nhìn chung mô hình nuôi cá lóc trong ao đất và mô hình nuôi cá lóc trong vèo đều tồn tại những ưu điểm và khuyết điểm riêng nhưng so với mô hình ao đất thì mô hình vèo có nhiều ưu điểm hơn và cho lợi nhuận cao hơn vì mô hình vèo có thể tận dụng diện tích mặt nước để nuôi ghép các loài cá tạp giúp tăng thêm thu nhập và hạn chế ô nhiễm nguồn nước, dễ chăm sóc và quản lý dịch bệnh cho cá lóc nuôi. Vì vậy, nếu nuôi cá lóc có tính toán đầu tư thì các hộ nuôi nên nuôi theo mô hình vèo sẽ cho năng suất và lợi nhuận cao hơn.
Kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi cá lóc trong ao đất và mô hình nuôi cá lóc trong vèo có sự khác biệt nhau về diện tích nuôi, mật độ thả nuôi, tần suất thay nước. Tuy nhiên cả 2 mô hình nuôi đều có cách cải tạo ao, nguồn con giống, thức ăn sử dụng và tiêu thụ sản phẩm như nhau.
Hiệu quả của nghề nuôi cá lóc đã đem lại một khoản thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư lớn và khả năng quây vòng vốn chậm, nhiều rủi ro. Đó cũng là một trong những khó khăn mà các hộ nuôi phải đối mặt và tìm giải pháp nuôi tốt để giảm tối đa có thể với chi phí đầu tư cho mô hình nuôi.
5.2 Đề xuất
Mở rộng thêm nhiều lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật để cung cấp thêm kiến thức về kỹ thuật nuôi có hiệu quả cho người nuôi và thông tin thị trường đầu vào, đầu ra cho sản phẩm. Cần có sự hỗ trợ người nuôi cá lóc về kỹ thuật phòng trị bệnh và sản xuất giống cũng như về vay vốn ưu đãi cho sản xuất và tổ chức thu mua, tiêu thụ sản phẩm cá lóc, quy định các hợp đồng thương lái và người nuôi nhằm hạn chế tình trạng ép giá, củng cố lòng tin cho người nuôi, nhằm góp phần sản xuất ổn định nghề nuôi cá lóc ở huyện Hồng Ngự.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, 2008. Báo cáo tình hình nuôi cá lóc năm 2008 tỉnh Đồng Tháp.
Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2008. Niên giám thống kê năm 2007.
Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.
Dương Tấn Lộc, 2001. Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
Huỳnh Thu Hòa, 2004. Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi cá lóc ở ĐBSCL. Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.
Lê Như Xuân, Dương Nhựt Long, Nguyễn Văn Kiểm, Phạm Minh Thành, Từ Thanh Dung và Bùi Minh Tâm, 1994. Một số đặc điểm sinh học & kỹ thuật nuôi thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.
Lê Xuân Sinh, 2010. Giáo trình kinh tế thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009. Khảo sát các mô hình nuôi cá lóc (Channamicropltes và Channa striatus) ở ĐBSCL, Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản toàn quốc, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh ( Tr 436-447).
Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2010. Hiện trạng và những thách thức cho nghề nuôi cá lóc (Channa micropeltes và channa striatus) ở ĐBSCL. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, số 10/2010, trang 56.63
Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2012. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cá lóc (Channa sp) nuôi ở ĐBSCL. Trình bày tại Hội thảo do Hiệp hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh tổ chức, ngày 20/09/2012.
Ngô Trọng Lư, Thái Bá Hồ, 2003. Kỹ thuật nuôi đặc sản nước ngọt tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Thanh Tâm, 2012. Đánh giá hiệu quả sản xuất và tình hình sử dụng thức ăn nuôi cá lóc ở tỉnh Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Hảo, 2005. Cá nước ngọt Việt Nam tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Niên giám thống kê huyện Hồng Ngự, 2009. Phòng Thống kê huyện Hồng Ngự.