Hiện Đại Hóa Trong Ngôn Ngữ Và Giọng Điệu


Loan đã liên tưởng cuộc đời mình rồi đây cũng sẽ như xác pháo tan tành kia: “Nàng im bặt đưa mắt nhìn ra ngoài nhà mơ màng nghĩ đến những xác pháo đỏ rực, biểu hiện của sự vui mừng mà nàng vẫn thấy trong những ngày tết hay trong những đám cưới của các bạn cũ. Nàng lẩn thẩn so sánh tiếng nổ của chiếc pháo với tiếng cười của nàng hồi nãy, vì nếu tiếng pháo kia làm cho xác pháo tan tành thì tiếng cười của nàng là tiếng cười đưa nàng đến một cảnh chết” [41, 63 - 64].

Sống trong bầu không khí bức bối, tù hãm, Loan luôn hướng tầm mắt ra ngoài bầu trời cao rộng với niềm khao khát một ngày nào đó mình sẽ thoát khỏi cảnh ngộ này: “Loan thẫn thờ đưa mắt ngước lên cao, qua mấy cành bàng điểm lộc non, da trời xanh trong nhẹ vờn mấy làn mây trắng. Nàng nghĩ đến bao nhiêu sự sung sướng nó đợi nàng ở những nơi đâu đâu, mà nàng không bao giờ đi tới, bị những sợi dây vô hình rất chặt nó giữ nàng ở lại đây, không tài nào thoát ra được” [41, 65]. Ôm ấp mối tình dang dở về nhà chồng, Loan luôn sống trong cảm giác nhớ nhung, tiếc nuối người cũ. Hình ảnh Dũng luôn hiện về trong tâm trí cô với nỗi nhớ khôn nguôi. Dù đang ở đâu hay làm bất cứ việc gì Loan cũng tưởng tượng ra cuộc sống tự do của người yêu: “Con đường trắng lúc quanh co dưới chân đồi, lúc vòng khuất sau một túp quán lá ở cạnh rừng đã gợi cho Loan nghĩ đến cái đời cầu sương điếm cỏ, và đã cho nàng cái cảm tưởng được sống trong giây phút cái đời của Dũng đương sống” [41, 107]. Loan luôn có sự so sánh liên tưởng về hai cuộc sống trái ngược nhau của nàng và Dũng, một cảnh đời ngột ngạt, bế tắc của Loan với cảnh đời tự do phóng khoáng của Dũng. Qua những dòng độc thoại nội tâm, người đọc thấy hiện lên hai không gian đối lập nhau trong trí tưởng tượng phong phú của cô: “Loan bùi ngùi liên tưởng đến những người tự dấn thân vào một cuộc đời ảm đạm, đi bên cạnh những sự sung sướng… đời nàng xoay về cảnh nào chỉ lát nữa nàng sẽ rõ, nàng đương ở một ngã ba, hiện giờ còn vẽ ra trước mắt


nàng, một cảnh đời nàng thấy lộng lẫy, nhưng chất chứa đầy những sự nguy hiểm, nàng còn sợ chưa dám cả gan bước vào, và một cảnh đời bằng phẳng đầy những sự tầm thường nhỏ mọn mà có lẽ là cảnh đời của nàng về sau đây” [41, 42]. Loan luôn tưởng tượng ra cuộc sống giữa một không gian khoáng đạt tràn đầy niềm hạnh phúc của người nàng yêu: “Thẫn thờ, nàng chạnh nhớ đến Dũng ở nơi xa xôi, tưởng như Dũng đang đi trên một con đường dài đầy cát bụi, để mặc gió thổi tóc phất phơ và mỉm cười vui vẻ đón chào những cảnh non sông rộng rãi, những ngày đầy đủ của một cuộc đời phiêu lưu hành động” [41, 79]. Nghĩ đến Dũng nàng lại chạnh thương thân mình: “Loan thương cho Loan lạc loài vào đây, chưa biết ngày nào ra được để sống một cuộc đời rộng rãi, thảnh thơi” [41, 86]. Nỗi chán chường cuộc sống hiện tại cộng với tình yêu sâu sắc dành cho Dũng đã khiến Loan đôi lúc có những ý nghĩ tiêu cực, cô mong một cái chết bên cạnh người yêu sẽ giải thoát cô khỏi cuộc đời tù hãm: “Nàng thầm mong cho chiếc xe kia đâm vào thân cây hay hốc đá và tan tành ra như cám, để nàng được hưởng một cái chết mạnh mẽ bên người nàng vẫn yêu mà nay nàng càng thấy yêu, để khỏi trở về cái cảnh đời khốn nạn, nhỏ nhen nó giày vò nàng bấy lâu, chưa biết bao giờ buông tha nàng ra” [41, 111]. Như một người “say” giữa cuộc đời đầy cạm bẫy, Loan dường như sống với những mơ tưởng nhiều hơn là với cuộc sống thực, với những dòng suy tưởng miên man về một cuộc sống tự do mà nàng không thể có được. Chỉ một tiếng sáo ở nơi xa vọng lại cũng khiến cho Loan liên tưởng đó là: “Lời than vãn của một xuân nữ đa tình ngồi trong vườn đầy hoa thơm, nhớ tới người tình nhân xa vắng. Rồi mơ mộng, Loan tưởng như người tình đó giống Dũng… và thẫn thờ để tiếng sáo du dương đưa tâm hồn nàng phiêu lưu về những cảnh mộng xa xăm” [41, 72]. Nếu như tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài đưa nhân vật Mị trở về với những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ thì tiếng sáo ở đây lại đưa Loan đến với những


cảnh mộng xa xăm không có thực. Trở về với thực tại đang sống: “Loan không biết trong mấy tháng nay có phải nàng đã sống thật hay là liên miên trong giấc mộng dài. Nàng thấy ngày nào cũng giống ngày nào, nối tiếp nhau một cách nặng nề, buồn tẻ” [41, 135]. Trong Đoạn tuyệt, các cụm từ như: giấc mộng dài, giấc mộng xa xăm, cuộc đời đầy đọa, cuộc đời cằn cỗi, năm tháng mỏi mòn, nơi tù hãm… được lặp đi lặp lại nhiều lần đã thể hiện tâm trạng bế tắc và niềm khát khao cháy bỏng được thoát khỏi cảnh sống ngột ngạt, tù hãm để đến với thế giới tự do trong tâm hồn Loan: “Cũng giống như nước mưa in bóng những đám mây trắng bay qua, làn nước thu của đôi mắt Loan như long lanh thoáng in hình ảnh một giấc mộng xa xăm. Nhìn bóng mây Loan thẫn thờ nghĩ đến Dũng, bây giờ không biết trôi dạt tận nơi nào. Bấy lâu mê mải với cuộc đời phiêu lưu, không biết có khi nào chàng dừng chân tưởng nhớ tới người bạn gái xưa lẩn quất trong nơi tù hãm, và năm tháng vẫn mỏi mòn trông chàng, tuy biết rằng không còn ngày xum họp nữa” [41, 138]. Cuộc sống tuyệt vọng đã khiến niềm khát khao tự do trong Loan mạnh đến mức niềm hạnh phúc được làm mẹ cũng không đủ sức kéo Loan về với gia đình, trái lại nàng còn cảm thấy đau khổ hơn khi nghĩ rằng đứa bé sẽ là sợi dây trói buộc đời nàng mãi mãi: “Rồi nàng đau đớn nghĩ rằng nàng đã có thai hai tháng nay. Đứa con ấy sẽ là cái dây buộc chặt nàng vào cái đời đầy đọa này. Nàng lấy làm lạ rằng cái chí muốn thoát ly mạnh đến nỗi con nàng mà nàng cũng không mong mỏi nó ra đời. Nàng rưng rưng muốn khóc, tủi cho thân phận đứa bé ở trong bụng và tủi cho nàng có một cái vui sướng làm mẹ cũng không thiết nữa” [41, 79].

Để thoát ly khỏi gia đình phong kiến, có cuộc sống tự do như ngày nay, Loan đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu năm tuổi thanh xuân của mình trong cay đắng, tủi nhục, thậm chí tay nàng đã phải nhuốm máu một cách vô ích để rồi phải ra hầu tòa và đương đầu với phe đối địch toàn những người căm ghét


nàng. Nhưng cuối cùng thì cuộc sống của Loan đã được trả lại cho Loan tự quyết định, nàng có quyền làm chủ cuộc đời của mình, làm chủ số phận mình là niềm hạnh phúc vô biên mà cô không ngờ có ngày mình đạt được: “Loan thấy trong lòng vui sướng vì nàng nhận ra rằng nàng không lầm, sự ao ước bấy lâu sống một cuộc đời khoáng đạt là sự ao ước đích đáng do sự nhu cầu thiết thực của tâm hồn mà ra. Có sống thế này, nàng mới cảm thấy rõ cái buồn tẻ trống không của một cuộc đời sống dựa vào người khác, sống dựa vào gia đình, quanh quẩn trong vòng lễ nghi phiền phức. Có sống thế này, nàng mới được nếm cái vui thú của sự làm việc, của sự phấn đấu, nàng mới nhận thấy cái giá trị của một đời rộng rãi, tự lập” [41, 187].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đến Lạnh lùng, nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nhất Linh đã đạt đến trình độ cao. Sự tự ý thức về quyền hạnh phúc đã đẩy nhân vật Nhung đến quá trình tự giải phóng. Qua những dòng độc thoại nội tâm, độc giả đồng cảm và thấu hiểu với tâm trạng bên trong sâu kín của nhân vật. Tài năng nắm bắt chính xác những biểu hiện tâm lý sinh động của nhân vật đã tạo nên sức sống nội tại mãnh liệt và góp phần vào thành công của tác phẩm, đưa Nhất Linh lên vị trí những cây tiểu thuyết suất sắc của thời đại.

3.3. Hiện đại hóa trong ngôn ngữ và giọng điệu

Đóng góp của Tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng - 13

3.3.1. Hiện đại hóa trong ngôn ngữ


Trong đời sống hàng ngày, ngôn ngữ thường rất đơn giản và dễ hiểu bởi nó được sử dụng với mục đích giao tiếp, truyền đạt thông tin. Ngôn ngữ trong văn chương là ngôn ngữ được lựa chọn, là chất liệu, phương tiện mang đặc trưng của văn học. Trong một tác phẩm, bên cạnh vấn đề nhân vật, cốt truyện và kết cấu, ngôn ngữ cũng chiếm giữ một vị trí quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm bởi ngôn ngữ chính là yếu tố đầu tiên mà người nghệ sĩ sử dụng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật: “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được coi là loại hình nghệ thuật


ngôn từ. M. Go-rơ-ki khẳng định ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [19, 215].

Trong văn chương, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn: “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học, nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Nhà văn phải tạo cho mình một hệ thống và một phong cách ngôn ngữ riêng” [10, 732].

Đầu thế kỉ XX, vấn đề ngôn ngữ và việc đổi mới ngôn ngữ trong tác phẩm văn học bắt đầu được quan tâm đề cập tới mà Tự lực văn đoàn là nhóm đi tiên phong trong việc đổi mới và phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc. Điều này được thể hiện rất rõ trong tôn chỉ hoạt động của nhóm đã được công bố trên báo Phong hóa: “Dùng lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính cách An Nam”. Trung thành với mục đích tôn chỉ của mình, Tự lực văn đoàn đã có nhiều công lao trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc: “Với Tự lực văn đoàn tiếng Việt trong sáng hơn, chấm dứt những câu văn biền ngẫu chồng chất điển tích và từ Hán Việt. Với Tự lực văn đoàn cũng không còn những câu lai căng, cộc lốc như văn chương của Hoàng Tích Chu, mà là những lời ăn tiếng nói của nhân dân được chọn lọc, gọt giũa, trau chuốt đưa vào tác phẩm. Có thể nói: Tự lực văn đoàn đã góp phần hiện đại hóa ngôn ngữ văn chương Việt Nam” [ 24, 117].

Quá trình hiện đại hóa trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nói chung và của hai tác giả Nhất Linh, Khái Hưng nói riêng thể hiện trước hết ở việc từ bỏ lối văn biền ngẫu cân đối nhịp nhàng, có vần có điệu. Đến tiểu thuyết Tự lực văn đoàn: “Văn xuôi trở thành một lối văn trong sáng, khúc triết, đại chúng. Ngôn ngữ nhất là ngôn ngữ về tình cảm, cảm giác, màu sắc trở nên phong phú và có khả năng diễn đạt những khía cạnh sâu xa nhất của lòng người” [11, 137]. Trong Đoạn tuyệt Nửa chừng xuân, các nhà văn đã sử dụng những câu văn ngắn gọn, giản dị, đặc biệt Nhất Linh, Khái Hưng đã có ý


thức trong việc sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ mới, hợp với thời đại. Sự sáng tạo ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ bản thân tác phẩm đó mà nó còn xuất phát từ hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm.

Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn mang đậm phong cách tiểu tư sản bởi đối tượng chính của Tự lực văn đoàn là tầng lớp trí thức tiểu tư sản, học sinh, sinh viên. Vì thế ngôn ngữ nhân vật luôn là: “Thứ ngôn ngữ nhiều lý lẽ của những con người tiểu tư sản thời kỳ đầu mang đậm chất lạc quan luôn ý thức về quyền lợi và vị trí cá nhân của mình trong xã hội, cũng như luôn tin tưởng vào những lý tưởng tư sản mà họ tiếp nhận trong sách vở” [63, 192]. Tư tưởng ấy thầm nhuần trong ngôn ngữ của Loan: “Em có quyền lập thân em”; “Bà cũng là người tôi cũng là người, không ai hơn kém ai”. Đó còn là thứ ngôn ngữ lãng mạn, mộng mơ và đắm say trong tình yêu giữa Mai và Lộc: “Anh xin thề với em rằng, anh xin viện những sự thiêng liêng nhất trên đời, anh thề với em rằng, đối với anh, chỉ mình em là vợ, là người vợ mà anh đã, mà anh vẫn, mà anh sẽ mãi mãi đem hết tâm trí, đem hết linh hồn ra anh yêu mến” [25, 241]. Đánh giá cao những bước tiến của Tự lực văn đoàn trong việc hiện đại hóa ngôn ngữ dân tộc, GS Phong Lê trong bài viết: “Văn xuôi những năm 20 (thế kỉ XX) phòng chờ cho bước chuyển giai đoạn sau 1932” đã nhận xét: “Sau công khởi đầu làm trong sáng và giản dị câu văn, vào mở đầu những năm 30, văn xuôi Tự lực văn đoàn với hai đại biểu xuất sắc là Khái Hưng và Nhất Linh sẽ nhường dần vị trí cho những người rồi sẽ có tư cách là những bậc thầy hoặc thợ cả đủ sức leo lên những tầng cao nhất của giàn giáo công trường văn xuôi quốc ngữ Việt Nam…” [39, 12]. Sự sáng tạo ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng còn được thể hiện ở việc sử dụng nhiều dạng thức ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của nhân


vật. Các dạng thức ngôn ngữ được sử dụng trong Đoạn tuyệt Nửa chừng xuân rất phong phú, đa dạng góp phần làm nên diện mạo mới cho ngôn ngữ của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại giai đoạn đầu thế kỉ XX.

Ngôn ngữ người kể chuyện trong hai cuốn tiểu thuyết trên rất chủ động, tỉnh táo, người kể chuyện không đứng ra giảng giải, thuyết minh mà bình tĩnh quan sát và kể lại sự việc một cách khách quan. Truyện được kể bằng lối văn điềm tĩnh, khoan thai nhưng cũng hết sức dịu dàng và tinh tế: “Lòng yêu đời và tính dễ vui, cô như đã nhận được từ của ông cha truyền lại, khiến cô cảm thấy tâm trí phấn khởi trong cảnh xuân đầm ấm. Cô đi thoăn thoắt hé cặp môi thắm cười với gió xuân. Cái vui sướng hồn nhiên cội rễ ở trong lòng như theo hơi thở bay ra hòa hợp với làn không khí êm đềm mới mẻ” [25, 50]. Diễn tả tâm trạng nhân vật trong cuộc gặp gỡ giữa Loan – Dũng trước ngày Dũng lên đường đi xa và Loan phải đi lấy chồng, Nhất Linh đã sử dụng ngôn ngữ hết sức dịu dàng tinh tế: “Rồi hai người lặng lẽ cùng ngồi nhìn hạt mưa bay. Loan rùng mình, cởi khăn san quàng phủ lên đầu, vì gió lạnh nổi lên lọt vào phòng. Loan cảm thấy sự lạnh lẽo của cuộc đời nàng khi Dũng đi xa” [41, 31]. Nhà văn đã hóa thân vào nhân vật, thể hiện đời sống nội tâm nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình. Vì thế ngôn ngữ của nhà văn và ngôn ngữ nhân vật đã hòa vào nhau, khó lòng phân biệt đâu là ngôn ngữ nhà văn, đâu là ngôn ngữ nhân vật: “Bỗng thấy trong dạ nao nao, rưng rưng muốn khóc, Dũng đặt chén xuống bàn, rồi nện mạnh gót giày trên sàn gác, lững thững đi về phía cửa sổ. Nhìn những giọt mưa ngòng ngoèo chảy trên mặt kính, Dũng bùi ngùi nhớ lại những ngày mới gặp Loan, mới quen Loan, nghĩ tới cái tình yêu Loan kín đáo lúc buổi đầu, nỗi thất vọng khi biết Loan đã là vợ chưa cưới của người khác. Dần dần, chàng đổi tình thất vọng ra tình bạn bè, rồi cuộc đời thay đổi cho đến ngày nay”[25, 33]. Như vậy nhà văn đã trở thành người bạn đồng hành bên nhân vật, cùng nhân vật trải nghiệm những vui buồn trong cuộc sống.


Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng đã bắt đầu xuất hiện ở ngôi thứ nhất chứ không còn đơn giản là ở ngôi thứ ba tách biệt như trong truyện cổ.

Sự sáng tạo ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng còn được thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả. Ngòi bút của hai nhà văn tỏ ra hết sức nhạy cảm và tinh tế khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. Điều đáng nói là đằng sau bức tranh thiên nhiên là những bức tranh tâm trạng phức tạp của nhân vật. Người nghệ sĩ Khái Hưng đã vẽ lên một bức họa tuyệt đẹp, trong đó phản chiếu bức tranh tâm trạng của nhân vật Mai: “… rảo bước trên con đường đỏ thẳng vút, hai bên cỏ xuân mơn mởn. Cô tưởng tượng đương đi trên dẫy chiếu miến hồng viền cạp xanh, thốt nhiên cô mỉm cười. Cô mỉm cười vì nhớ những chuyện cụ Tú kể cho cô nghe khi cô còn bé, những truyện thần tiên, kỳ dị, tả những cảnh lạc thú ở chốn bồng lai, những chuyện hôn nhân của các đế vương, công hầu, chép những sự kiêu xa hoa lệ. Cô nghĩ thầm, “con đường giải hoa đưa cô dâu về nhà chú rể dễ đã sánh kịp con đường gấm thiên nhiên này!” [25, 50]. Niềm vui của Mai đã lan tỏa vào không gian, bao phủ lên cảnh vật một sức sống mới như chính sức sống và niềm hân hoan đang trào dâng trong lòng nhân vật. Tâm trạng chán chường của Loan đã được Nhất Linh miêu tả qua cảnh vật: “Sau mấy rặng soan thưa lá, dòng sông Nhị thấp thoáng như một dải lụa đào. Bên kia sông, gió thổi cát ở bãi tung lên trông tựa một đám sương vàng lan ra che mờ mấy cái làng con ở chân trời. Xa nữa là dãy núi Tam Đảo màu lam nhạt, đứng sừng sững to tát nguy nga, ngọn núi lù mù lẫn trong ngàn mây xám” [41, 45]. Những bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng nhân vật là một trong những nét đặc trưng của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Nhất Linh và Khái Hưng đã sử dụng ngôn ngữ trong sáng, hình ảnh sinh động khi miêu tả thiên nhiên. Qua ngòi bút của hai tác giả, những bức tranh thiên nhiên trong Đoạn tuyệt Nửa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023