Các Quy Định Pháp Lý Về Sở Hữu Chéo Trong Lĩnh Vực Ngân Hàng Ở Việt Nam

Giả định rằng C và D, cũng như E và F, không đủ lượng vốn để có thể tăng khả năng nắm giữ cổ phần của mình tại A và B lên mức 75% trong khi các cổ đông này muốn tăng mức độ kiểm soát của mình tại hai ngân hàng A và B.

A và B yêu cầu ngân hàng A dùng 25 tỷ tiền mặt để mua 25% cổ phần của ngân hàng B từ các cổ đông nhỏ lẻ. Trong khi đó, C và D yêu cầu ngân hàng B dùng 25 tỷ tiền mặt để mua 25% cổ phần của ngân hàng A từ các cổ đông nhỏ lẻ. Kết quả của hai giao dịch này sẽ như sau:

Ngân hàng A

Ngân hàng B

Tiền: 75 tỷ

Cổ phần: 100


Tiền: 75 tỷ

Cổ phần: 100

Cổ phần B: 25

Cổ đông C: 25


Cổ phần A: 25

Cổ đông E: 25


Cổ đông D: 25



Cổ đông F: 25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 5


Như vậy, vốn cổ phần của hai ngân hàng đều không tăng lên, vẫn ở mức 100 tỷ, trong khi đó khả năng kiểm soát của nhóm cổ đông C và D, và E và F đều tăng lên khi hai nhóm cổ đông này có sự phối hợp với nhau. Bởi vì ngân hàng A và B nắm giữ 25% vốn cổ phần của ngân hàng còn lại, nên nhóm cổ đông C và D, và E và F nắm giữ lên tới 75% số vốn cổ phần tại từng ngân hàng. Đây là một giải pháp mà các ngân hàng thường thực hiện để thông qua hình thức sở hữu đơn thuần để gia tăng khả năng kiểm soát mà không phải bỏ thêm vốn.


Quyết định kinh doanh không nhằm làm lợi cho chủ đầu tư mà cho các mục đích ngắn hạn là rất nguy hiểm khi chất lượng của các khoản tín dụng của ngân hàng cho doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp trong liên minh sở hữu chéo) không được xem xét cho đúng chuẩn mực, dễ gây ra rủi ro cho hoạt động của ngân hàng bất kể là cho vay hay ủy thác đầu tư, làm giảm chất lượng tài sản có. Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự đổ vỡ của hệ thống tài chính ở nhiều nước như Nhật, Italia,… v.v.

Thứ tư, các cổ phiếu của các nhà đầu tư thuộc nhóm sở hữu chéo ít khi được giao dịch trên thị trường chứng khoán, khiến cho tỷ trọng cổ phiếu có tính thanh khoản cao giảm xuống. Do vậy, các nhà đầu tư trên thị trường có thể thao

túng giá cổ phiếu trên thị trường dễ dàng hơn hoặc bản thân những giao dịch của nhà đầu tư thuộc nhóm sở hữu chéo có thể làm cho thị trường của cổ phiếu bị biến động mạnh. Thị trường chứng khoán thiếu hiệu quả như vậy sẽ không thể khuyến khích các nhà đầu tư bên ngoài, cũng như hạn chế mức độ tham gia tích cực của các nhà đầu tư dài hạn.

Thứ năm, khi một hoặc một số ngân hàng trong nhóm sở hữu chéo gặp rủi ro, rơi vào tình trạng phá sản thì mức độ lan truyền rủi ro trong hệ thống ngân hàng tăng lên gây ra hiện tượng khủng hoảng dây chuyền. Sự ổn định của từng ngân hàng vốn dĩ đã có ảnh hưởng lớn tới sự ổn định của các ngân hàng trong nhóm sở hữu chéo trên thị trường khi chỉ xét riêng trên khía cạnh các giao dịch tiền tệ được khuyếch đại khi mức độ quan hệ về vốn đầu tư tăng lên thông qua hiện tượng sở hữu chéo. Tùy thuộc vào số lượng cổ phần nắm giữ sẽ dẫn tới kết quả phân loại khoản đầu tư và ảnh hưởng tới việc thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất.

Tuy vậy, kết quả của việc này là lợi nhuận và giá trị tài sản ròng của ngân hàng nắm giữ cổ phần của thành viên khác trong liên minh sở hữu chéo sẽ có mức độ nhạy cảm cao với mức độ biến động giá cổ phiếu. Mức độ phụ thuộc này sẽ tăng lên khi lượng cổ phiếu nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp tăng lên. Nếu như giá cổ phiếu tăng, thành viên sẽ ghi nhận một khoản lợi nhuận tiềm tàng, và ngược lại, nếu giá cổ phiếu giảm, thành viên trong liên minh sở hữu chéo sẽ ghi nhận một khoản lỗ chưa thực hiện. Do thị trường chứng khoán có xu hướng ghi nhận những tín hiệu tiêu cực mạnh hơn so với tín hiệu tích cực, sự lan truyền trên thị trường chứng khoán khi một thành viên hoạt động không tốt sẽ diễn ra nhanh chóng. Thực tế các doanh nghiệp tại Nhật Bản cho thấy cho dù hoạt động cốt lõi của các doanh nghiệp là tốt trong giai đoạn 1985 - 1991 nhưng những khoản lỗ chưa ghi nhận khi giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thành viên sụt giảm do thị trường cổ phiếu giảm điểm, đã làm giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này giảm mạnh. Mức độ giảm mạnh hơn đối với những doanh nghiệp tham gia sâu vào liên minh sở hữu chéo [1].

Thứ sáu, khi vấn đề bất cân xứng thông tin được giải quyết, sở hữu chéo lại khuyến khích các doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn bởi lẽ chi phí vay vốn thấp và điệu kiện vay đã được nới lỏng hơn. Điều này làm tăng mức độ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp và khiến chi phí nợ của doanh nghiệp tăng, làm giảm lợi nhuận đồng thời làm tăng mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi người ủy quyền của ngân hàng nằm trong ban quản trị của doanh nghiệp, ngân hàng có thể xếp đặt các điều khoản tín dụng có lợi cho mình, qua đó cũng làm tăng chi phí vay nợ. Thông qua người ủy quyền của mình tại doanh nghiệp, các ngân hàng có thể chi phối tới cơ cấu vốn và các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Thứ bảy, trong trường hợp ngân hàng chính trong liên minh sở hữu chéo cùng với các ngân hàng khác bên ngoài cấp tín dụng cho doanh nghiệp thành viên, ngân hàng chính sẽ gặp phải tình huống mâu thuẫn về lợi ích. Khi ngân hàng chính nắm được thông tin về tình hình tài chính hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành viên đang vay vốn, ngân hàng chính có thể tận dụng lợi thế về thông tin nội gián này để thực hiện việc thu hồi nợ trước hạn và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trước các ngân hàng cùng cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

Thông thường, ngân hàng thường đặt lợi ích của chủ nợ lên trước lợi ích của đầu tư, của các nhà đầu tư khác vào doanh nghiệp cũng như lợi ích của các chủ nợ khác. Với vai trò là người cấu trúc lại doanh nghiệp trước tiên, ngân hàng sẽ phát huy được lợi thế của người đi trước cũng như tận dụng những lợi thế riêng của bản thân cho dù là thoái lui vốn đầu tư, thu hồi tài sản bảo đảm, hay tiếp tục bơm vốn và áp dụng các điều khoản tín dụng nới lỏng hơn để hỗ trợ doanh nghiệp. Chỉ khi ngân hàng chính nhận định rằng doanh nghiệp thành viên đã rơi vào tình trạng khó khăn, trì trệ không thể vực dậy thì ngân hàng mới thực hiện vai trò giải cứu thực sự [30]. Dù là thực hiện vai trò nào, là chủ nợ hay là chủ sở hữu chịu sự chi phối, thì ngân hàng đều đứng trước mâu thuẫn lợi ích nhất định. Mâu thuẫn này ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ trong liên minh sở hữu chéo khi các thành viên khác nhận thấy lợi ích của ngân hàng chính như là một người cho vay không thống nhất với lợi ích của ngân hàng như làm một nhà đầu tư.

Thứ tám, ngân hàng có thể chuyển khoản nợ xấu thành các tài sản khác với mức độ chất lượng tài sản cao hơn nhìn từ bên ngoài thông qua các giao dịch với doanh nghiệp thành viên. Bằng việc bán khoản nợ xấu, hình thức của một khoản phải thu khó đòi cho một doanh nghiệp thành viên, và ghi nhận nó dưới dạng một khoản phải thu trên cơ sở định giá không chính xác với mức giá thị trường, khoản nợ xấu trên bảng cân đối tài khoản sẽ được chuyển thành một dạng tài sản khác. Tuy nhiên, về thực chất, khoản nợ xấu không hề bị xử lý hay chuyển ra khỏi hệ thống ngân hàng mà vẫn còn nguyên mức ảnh hưởng của nó tới tình hình hoạt động của ngân hàng.

Trong trường hợp liên minh sở hữu chéo có nhiều hơn một ngân hàng, rủi ro có thể xảy ra đối với cơ quan bảo hiểm tiền gửi và Ngân hàng nhà nước khi rủi ro đạo đức tăng lên. Do hai tổ chức có xu hướng can thiệp để hạn chế xảy ra tình trạng phá sản ngân hàng, liên minh sở hữu chéo có xu hướng chuyển các tài sản có giá trị từ ngân hàng yếu kém sang ngân hàng mạnh và những khoản tín dụng có chất lượng kém sẽ được chuyển theo chiều ngược lại với mức giá trên sổ sách mà không theo giá thị trường. Mặc dù các giao dịch này tạo ra lợi ích hay hạn chế nào về tiền trên cơ sở hợp nhất khi mà ngân hàng yếu kém vẫn hoạt động được, trường hợp ngân hàng yếu kém có nguy cơ phá sản và nhận được sự trợ giúp từ cơ quan quản lý Nhà nước, lợi ích của toàn liên minh trên cơ sở hợp nhất sẽ tăng lên và người bị thiệt hại chính là người đóng thuế.

Thứ chín, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong liên minh sở hữu chéo và sự phụ thuộc của các doanh nghiệp này vào ngân hàng sẽ làm giảm đi động lực phát triển, giảm tính năng động và tạo sức ỳ lớn cho các thành viên, các nguồn lực trong xã hội không được phân bổ hiệu quả. Các quyết định kinh doanh, đầu tư, và tài chính của doanh nghiệp có thể thiếu thận trọng hơn dẫn tới hiệu quả sinh lời thấp, mức độ rủi ro tăng lên. Sở hữu chéo nếu phổ cập ở diện rộng, với mức độ lớn, trong thời gian dài sẽ làm tích tụ những hạn chế kể trên, gây ra rủi ro và trì trệ cho nền kinh tế.

Kết luận Chương 1

Cùng với sự phát triển kinh tế, việc các tổ chức tài chính như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các doanh nghiệp muốn tạo lập mối quan hệ kinh doanh và đầu tư lâu dài trên cơ sở các bên cùng có lợi là điều hợp lý. Ở một mức độ phát triển nhất định, sở hữu chéo mang lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế nói chung cũng như đối với các thành viên tham gia vào liên minh sở hữu chéo nói riêng. Tuy nhiên, khi sở hữu chéo trở nên quá phổ biến với những mục tiêu phục vụ cho một nhóm lợi ích thay vì phục vụ cho cộng đồng và các chủ thể liên quan, diễn biến phức tạp vượt quá tầm kiểm soát của Nhà nước thì trước tiên hệ thống tài chính và sau đó là nền kinh tế sẽ phải gánh chịu những tổn hại không nhỏ. Nói một cách khác, sở hữu chéo trong hệ thống NHTM có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực nhất định tới các chủ thể trong nền kinh tế. Bên cạnh những tác động tích cực của sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng đối với nền kinh tế như: tạo ra lợi thế từ sự kết hợp các nguồn lực kinh tế giữa các NHTM với nhau, hỗ trợ việc xây dựng liên minh chiến lược và chia sẻ rủi ro, giúp các ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn dài hạn có tính ổn định cao, thu hút nguồn lực về kinh tế, kinh nghiệm quản lý, điều hành từ các tổ chức tín dụng nước ngoài vào thị trường ngân hàng trong nước thì sở hữu chéo vẫn còn rất nhiều tác động tiêu cực: làm tăng vốn ảo, vi phạm các quy định về vốn thực và tín dụng của cơ quan quản lý Nhà nước, khuyến khích tình trạng độc quyền phát triển, làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động quản trị doanh nghiệp trong ngân hàng, là nguyên nhân gây ra hiện tượng khủng hoảng dây chuyền trong hệ thống ngân hàng, làm giảm tính thanh khoản trong thị trường tín dụng, là công cụ để các Ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu thành các tài sản khác với mức độ chất lượng cào hơn…..Các tác động tiêu cực của sở hữu chéo là lý do tại sao cần phải có các cơ chế, biện pháp xử lý các ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu chéo, bảo đảm sự bình ổn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là với vai trò quan trọng của hệ thống NHTM trong nền kinh tế cũng như mức độ lan truyền rủi ro của hệ thống tới nền kinh tế khi xảy ra bất ổn đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát sự phát triển của sở hữu chéo ở mức độ hợp lý, đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng phải kiểm soát tốt những rủi ro tiềm ẩn.

Chương 2

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM

QUỐC TẾ VỀ XỬ LÝ SỞ HỮU CHÉO


2.1. Các quy định pháp lý về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam

2.1.1. Về quản lý nhà nước đối với sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại

Hoạt động quản lý Nhà nước đối với sở hữu chéo tại NHTM chủ yếu bao gồm ba nội dung chính: các quy định về thành lập, sở hữu, đầu tư, và cấp tín dụng đối với NHTM; cơ chế giám sát và đảm bảo an toàn hoạt động, bao gồm cả giám sát nội bộ và giám sát của cơ quan Nhà nước; và các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp, ngân hàng.

2.1.1.1. Quy định về thành lập, sở hữu, đầu tư, và cấp tín dụng đối với ngân hàng thương mại

- Quy định về tỷ lệ sở hữu của cổ đông và nhóm cổ đông: Các cơ quan quản lý Nhà nước thường đưa ra các quy định khống chế tỷ lệ sở hữu tối đa của một cổ đông và nhóm cổ đông có liên quan, bao gồm cả tổ chức và cá nhân đối với cổ phần của NHTM. Các cổ đông và nhóm cổ đông có liên quan là các tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân khác thuộc các nhóm như: NHTM khác và các doanh nghiệp mà NHTM nắm giữ từ một tỷ lệ cổ phần nhất định trở lên; các cá nhân thuộc ban quản trị, ban kiểm soát, và ban điều hành tại chính ngân hàng, tại các NHTM khác, và các doanh nghiệp mà NHTM nắm giữ từ một tỷ lệ cổ phần nhất định trở lên; NHTM khác và các doanh nghiệp hiện đang nắm giữ cổ phần tại NHTM. Việc quy định này áp dụng không chỉ với tỷ lệ sở hữu cổ phần mà còn liên quan đến tỷ lệ sở hữu quyền biểu quyết.

Trên cơ sở đó, tùy vào mức độ sở hữu là thấp hay cao, hình thức sở hữu là gián tiếp hay trực tiếp mà Nhà nước quy định mức độ khống chế sở hữu nhất định.

Cơ quan quản lý Nhà nước cũng quy định mức độ khống chế sở hữu nhất định tùy thuộc vào loại hình sở hữu là thuộc sở hữu Nhà nước, tư nhân hay nước ngoài và ngành nghề là tài chính hay phi tài chính. Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đã có nhiều quy định nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, không cho phép một hoặc một số cá nhân, tổ chức có thể thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng. Điều 55 của Luật này quy định: một cổ đông là cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ (trừ một số trường hợp đặc biệt), cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng [15]. Đây là những quy định nhằm hạn chế khả năng lũng đoạn của các cá nhân, tổ chức có thể kiểm soát được hoạt động của các ngân hàng thương mại thông qua việc nắm giữ số lượng lớn cổ phần tại ngân hàng. Quy định này rất chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Quy định về đầu tư góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại: Cơ quan quản lý Nhà nước quy định NHTM chỉ được phép sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần vào một số ngành nghề nhất định theo quy định của Nhà nước; giới hạn mức góp vốn, mua cổ phần tối đa của NHTM; giới hạn tỷ lệ vốn góp, mua cổ phần trên vốn điều lệ của doanh nghiệp mà NHTM được phép đầu tư. Việc quy định này không chỉ đối với NHTM mà còn đối với các công ty con, công ty liên kết của NHTM.

Cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu các NHTM tách bạch hoạt động đầu tư với các hoạt động huy động và cho vay truyền thống của NHTM thông qua việc yêu cầu NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện các hoạt động của ngân hàng đầu tư; thậm chí hạn chế hoặc cấm hoàn toàn các hoạt động của ngân hàng đầu tư đối với NHTM mà chỉ cho phép ngân hàng đầu tư thực hiện các nghiệp vụ này. Điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định: NHTM chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp khác. Để hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán (gồm bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu), cho

thuê tài chính và bảo hiểm, NHTM phải thành lập công ty con, công ty liên kết. Đối với các lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ hỗ trợ thanh toán, NHTM có thể lựa chọn trực tiếp thực hiện các hoạt động này hoặc gián tiếp thực hiện thông qua thành lập công ty con, công ty liên kết [15, Điều 103]. Tuy nhiên, việc góp vốn, mua cổ phần của NHTM phải tuân thủ các giới hạn quy định tại Điều 129 của Luật Các tổ chức tín dụng. Việc mua, nắm giữ cổ phiếu của NHTM, công ty con của NHTM trong các TCTD khác được thực hiện theo quy định (về giới hạn và điều kiện) của NHNN. Theo đó, tỷ lệ giới hạn góp vốn, mua cổ phần của các TCTD được tính trên cơ sở hợp nhất (bao gồm cả phần góp vốn, mua cổ phần của công ty con, công ty liên kết theo tỷ lệ sở hữu tương ứng). Theo mức độ rủi ro đối với hệ thống, Điều 129 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định tỷ lệ giới hạn góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính cao hơn so với NHTM. Đồng thời Luật cũng có quy định cấm TCTD góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính TCTD (cấm sở hữu chéo) [15, Điều 129].

- Quy định về cấp tín dụng của ngân hàng thương mại: Cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra các quy định cấm hoặc hạn chế trường hợp NHTM cấp tín dụng đối với một số đối tượng sau: không cấp tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán thuộc quyền kiểm soát của NHTM; không cấp tín dụng đối với các đối tượng sử dụng chính cổ phiếu của NHTM làm tài sản bảo đảm; không cấp tín dụng cho mục đích đầu tư góp vốn cổ phần vào NHTM khác mà tài sản bảo đảm là chính cổ phiếu của NHTM đó; thành viên ban quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát, và các cá nhân có liên quan; hạn chế cấp tín dụng đối với các cổ đông lớn, các cổ đông sáng lập, các doanh nghiệp do cổ đông lớn và cổ đông sáng lập nắm quyền kiểm soát thông qua sở hữu cổ phần hoặc đại diện nắm quyền…v.v.

Tùy vào mức độ sở hữu là thấp hay cao, hình thức sở hữu là gián tiếp hay trực tiếp mà Nhà nước quy định mức độ khống chế tín dụng nhất định. Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định cụ thể về những trường hợp không được cấp tín dụng. Theo đó, TCTD không được cấp tín dụng hoặc nhận bảo đảm để cấp tín dụng hoặc thực hiện việc bảo đảm để TCTD khác cấp tín dụng đối với:

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí