mà họ đang hoạt động. Thành công của những vở diễn ở các sân khấu kịch thành phố minh chứng cho hoạt động hiệu quả này. Có lẽ khi ở môi trường đa dạng về văn hóa, con người thì có tâm lý cởi mở, dễ thích nghi, tiếp thu cái mới đã mở đường cho các tư duy sáng tạo được thực hiện một cách thoải mái, không gò bó.
Ở thành phố HCM, ngoải hoạt động biểu diễn của các sân khấu kịch truyền thống, khán giả còn có thể tìm đến một hình thức lạ hơn, độc đáo hơn. Đó chính là mô hình kịch - cà phê. Kịch cafe được diễn định kỳ tại một số quán cà phê hay phòng trà. Với thời lượng khoảng từ 1 đến 2 tiếng, sân khấu chính là quán café, không cảnh trí, ít đạo cụ, mọi thứ tối giản, khán giả vừa ngồi uống nước vừa xem kịch. Như diễn viên Hồng Trang - trưởng nhóm kịch “Đời” đã chia sẻ, kịch cafe là một mô hình hoàn toàn khác với mô hình sân khấu truyền thống hay mô hình sân khấu nhỏ. Vì vậy, diễn ở kịch café, diễn viên phải cứng tay nghề. Vì chỉ cần một sơ xuất, một cái quơ tay cũng có thể chạm vào khán giả. Bên cạnh đó, khán giả ngồi sát với diễn viên nên mọi biểu cảm vui buồn, khóc cười, người xem đều dễ dàng thấy được [Phụ lục 1, tr.167]. Mô hình kịch cafe là một thử nghiệm mới mà có lẽ chỉ có ở TP.HCM, các địa phương khác chưa xuất hiện. Khi dịch covid bùng nổ thì những nhóm kịch café, vốn dĩ đã quá quen với việc diễn ở một không gian hẹp, đơn giản, nay họ diễn kịch bằng hình thức online. Các diễn viên sẽ ngồi tại nhà tự quay và diễn. Sau đó, vở diễn sẽ được phát trên kênh youtube của họ hay trên nền tảng những ứng dụng số online. Khán giả khi xem sẽ truy cập và mua vé trên ứng dụng online đó. Hoạt động này là sự thích nghi cao độ với bối cảnh thực tế. Sự năng động, tự tin, dám thử thách với cái mới của kịch online hay kịch café đã góp phần làm sinh động hơn hoạt động sáng tạo, biểu diễn kịch ở TP.HCM.
Các học giả phương Tây từng chỉ ra ba nhóm văn hóa chính trong xã hội gồm: văn hóa cao, ưu tú (High Cult), văn hóa trung bình (Mid Cult) và văn hóa
bình dân (Low Cult). Văn hóa ưu tú là văn hóa dành cho giới thượng lưu hoặc quý tộc. Một số người cũng gọi văn hóa ưu tú là High Culture, bởi vì chủ thể sáng tạo và đối tượng thưởng thức đều là những người có năng lực thẩm mỹ cao hơn số đông quần chúng. Họ có khả năng tạo ra hay tiêu thụ những sản phẩm văn hóa có giá trị vượt trội từ xã hội cao cấp. Theo nghĩa này, những tác phẩm âm nhạc của các nhà soạn nhạc cổ điển như: Mozart, Beethoven, Chopin
… hay kiệt tác văn chương như “Don Quixote”, “Đồi gió hú”… sẽ là High Culture. Trong khi đó, bất cứ điều gì được viết trên báo, được thảo luận trong CNN hoặc hiển thị trong các bảo tàng công cộng được xem xét ở mức độ Mid- Cult. Cuối cùng, Low Culture bao gồm các chương trình truyền hình thực tế, game show, tiểu thuyết bình dân…Với kịch nói TP. HCM hiện nay, mặc dù không có sự phân biệt quá rõ ràng thành 3 nhóm khán giả (cao, trung bình, thấp) như trên nhưng các hoạt động biểu diễn ở các mô hình sân khấu khác nhau cũng đã cho thấy hình thành lên những nhóm, cộng đồng thưởng thức nghệ thuật khác nhau. Họ có quyền lựa chọn hình thức xem kịch nào tùy theo sở thích và khả năng tài chính của mình. Đến với sân khấu quen thuộc hay xem kịch ở quán cafe hoặc ngồi nhà vào mạng internet xem online, tất cả đều có, đáp ứng theo yêu cầu của khán giả. Và với sự phân chia khán giả như trên thì rõ ràng tính đại chúng, phổ thông, không đòi hỏi quá nhiều về chuyên môn là đặc trưng của các sân khấu kịch hay mô hình kịch ở thành phố.
Hoạt động biểu diễn kịch nói diễn ra vô cùng sôi động không chỉ tập trung ở những sân khấu chuyên nghiệp mà nó còn diễn ra ở các sân khấu không chuyên ở TP. HCM. Nảy sinh và phát triển trên mảnh đất gạo cội của những bộ môn nghệ thuật lâu đời như cải lương, hát bội…, phong trào kịch nói không chuyên từng bước hình thành và phát triển. Nó thường được tổ chức và biểu diễn trong các sinh hoạt hay hội thivăn nghệ ở các cơ quan, đoàn thể. Chính nhờ phong trào này mà kịch nói từ chỗ là một loại hình nghệ thuật xa lạ trở nên
quen thuộc, gần gũi với đời sống người dân và dần dần trở thành một nhu cầu nghệ thuật không thể thiếu của một bộ phân không nhỏ của công chúng. Mỗi loại hình nghệ thuật đều hình thành trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, chứa một nội dung thích hợp, đáp ứng nhu cầu thời đại. Với phong trào kịch nói không chuyên thì nó có thể coi là một động lực cần thiết giúp kịch nói chuyên nghiệp phát triển và góp phần đưa nền nghệ thuật kịch nói của thành phố có một sự đa dạng, phong phú hướng đến mọi tầng lớp công chúng. Bởi có một thực tế không thể phủ nhận đó là chính tính tích cực của phong trào kịch nói không chuyên đã tạo ra một đội ngũ các tác giả và diễn viên - những người có khả năng về kịch nói, đào luyện họ, giúp họ có cơ hội tiếp cận với khán giả và đến gần hơn với sân khấu chuyên nghiệp. Mặt khác, chính những sân khấu này cũng giúp “đào tạo” nên một bộ phận khán giả - những người trước kia chỉ có niềm yêu thích và hiểu biết về bộ môn nghệ thuật này, giúp họ đến gần hơn với sân khấu chuyên nghiệp. Và khi phong trào kịch nói chuyên nghiệp đã phát triển ở một mức độ nhất định nó sẽ có sự tác động biện chứng trở lại làm cho phong trào kịch không chuyên phát triển hơn và có thể dần dần tiến tới con đường chuyên nghiệp. Bởi khi đó, nhu cầu thẩm mĩ của công chúng cũng đã tăng lên đáng kể. Không có một hình thức, một phong cách nghệ thuật biểu diễn nào có thể trụ mãi với thời gian, vì nhu cầu, thị hiếu luôn vận động và biến đổi theo sự vận động của xã hội. Sự phát triển của nền kịch nói của thành phố cũng nằm trong xu thế đó. Có thể nói, hoạt động biểu diễn kịch nói tại TP.HCM nhìn chung nhận được những sự đánh giá tích cực của người xem. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển và thu hút khán giả đến với các sân khấu kịch nhiều hơn nữa trong bối cảnh khó khăn hiện nay thì đòi hỏi các hoạt động biểu diễn, cụ thể nhất là các sân khấu kịch cần tăng thêm tính năng động, tính sáng tạo nhiều hơn. Năng động mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Và sáng tạo sẽ là chìa khóa để lôi kéo, giữ chân khán giả đến với kịch.
Để khảo chứng về hoạt động biểu diễn, sáng tạo ở các sân khấu kịch nói TP.HCM, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 200 đối tượng công chúng. Bảng kết quả đã cho thấy, sân khấu kịch nói ở TP.HCM hoạt động hiệu quả là do đội ngũ nghệ sĩ ở các sân khấu sáng tạo, năng động, có 51.5% trong số những người được hỏi đồng ý với phương án này và 33.5% ý kiến hoàn toàn đồng ý chiếm tỷ lệ cao hơn so với các phương án khác. Trong khi đó, tỷ lệ không đồng ý và rất không đồng ý chỉ dưới 1.0%, tương ứng điểm trung bình là 4.17, xếp ở vị trí số 1. Thứ hai, kịch hợp với thị hiếu của khán giả với điểm trung bình là 3.73. Thứ ba, do hoạt động xã hội hóa thành công, điểm trung bình 3.66. Và xếp ở vị trí cuối cùng thứ 4 là do có nhiều sân khấu kịch để khán giả lựa chọn chỉ có 9.0% ý kiến hoàn toàn đồng ý, bên cạnh đó có 8.0% khán giả không đồng ý với nhận định này, điểm trung bình thấp nhất 3.62.
Bảng 2.2: Nguyên nhân sân khấu kịch nói ở TPHCM hoạt động hiệu quả
(tỷ lệ %)
Mức độ đồng ý 1. Rất không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Bình thường, 4. Đồng ý, 5. Hoàn toàn đồng ý | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Trung bình | Thứ bậc | |
1. Kịch hợp với thị hiếu của khán giả | 1.0 | 3.5 | 30.0 | 53.0 | 12.5 | 3.73 | 2 |
2. Có nhiều sân khấu kịch để khán giả lựa chọn | 1.0 | 8.0 | 28.5 | 53.5 | 9.0 | 3.62 | 4 |
3. Hoạt động xã hội hóa thành công | 2.5 | 5.0 | 26.0 | 57.0 | 9.5 | 3.66 | 3 |
4. Đội ngũ nghệ sĩ ở các sân khấu sáng tạo, năng động | 0.5 | 1.0 | 13.5 | 51.5 | 33.5 | 4.17 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Sân Khấu Kịch Nói Thành Phố Hồ Chí Minh
- Đặc Điểm Môi Trường Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
- Ảnh Hưởng Của Đời Sống Văn Hóa Đối Với Sân Khấu Kịch Nói Thành Phố Hồ Chí Minh Nhìn Từ Hoạt Động Và Sản Phẩm Văn Hóa
- Ảnh Hưởng Của Đời Sống Văn Hóa Đối Với Sân Khấu Kịch Nói Thành Phố Hồ Chí Minh Nhìn Từ Sản Phẩm Văn Hóa
- Sân Khấu Kịch Với Hình Thức Thể Hiện Phong Phú, Sáng Tạo
- Lý Do Khán Giả Ở Thành Phố Thích Đi Xem Kịch Nói (Tỷ Lệ %)
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
(Nguồn: kết quả khảo sát của Nghiên cứu sinh)
2.2.1.2. Hoạt động thưởng thức tiếp nhận
Nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật là nhu cầu cơ bản, là “quyền” của mỗi người. Tuy nhiên, có thể do một vài yếu tố khách quan như giá vé, địa điểm tổ chức không phù hợp hay yếu tố chủ quan như trình độ nhận thức, khả năng kinh tế, v.v… mà làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền này ở mỗi người. Sự phát triển mạnh mẽ của sân khấu kịch nói TP. HCM đã đem lại những tác động tích cực. Một mặt cho thấy sự nở rộ của bộ môn nghệ thuật này, mặt khác sự phát triển sôi động của sân khấu kịch nói kéo theo nó là sự mở rộng cơ hội thưởng thức đối với người dân thành phố. Các sân khấu kịch ra đời nhiều, đa dạng. Mỗi sân khấu sẽ đi theo một phong cách nhất định và cùng với đó là một lượng công chúng riêng. Tác động của sân khấu đến người xem dẫn đến việc hình thành nhóm công chúng đích thực của từng đơn vị. Việc xuất hiện nhóm công chúng này dự báo cho tính hoạt động hiệu quả của các sân khấu. Nhóm công chúng đích thực là những người có tình yêu, niềm say mê với kịch. Xét ở chiều kích rộng, đây là loại nhóm mở, các thành viên mới sẽ được bổ sung qua giao lưu, giao tiếp. Các nhóm này sẽ có thị hiếu và nhu cầu nghệ thuật riêng. Họ có tính đồng nhất tương đối cao. Và loại kịch chủng, sân khấu tương ứng là nơi phát triển, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ đó [96]. Bởi công chúng của kịch nói hay bất cứ một loại hình nghệ thuật nào đều không phải là toàn bộ dân cư của một địa phương nhất định. Chỉ có một bộ phận nào đó trong số toàn bộ dân cư mới trở thành công chúng thực sự của sân khấu do nhiều yếu tố như đã nói ở trên. Bộ phận còn lại được coi như là khán giả tiềm năng. Nếu số lượng khán giả thực tế ngày một tăng lên, tất yếu sẽ làm số khán giả tiềm năng thu hẹp lại vì một số đã chuyển hóa thành công chúng đích thực của nhà hát. Khi đó dễ dàng thấy sự hấp dẫn của sân khấu đã và đang thu hút sự quan tâm của người xem, mức độ thụ hưởng nghệ thuật của quần chúng tăng lên. Ngược lại, khi số lượng khán giả thực tế của nghệ thuật sân khấu ngày càng bị thu hẹp một
cách bất thường, dẫn đến số lượng khán giả tiềm năng phình to lên nó sẽ đe dọa sự tồn tại bình thường của các đơn vị nghệ thuật [96]. Trong bối cảnh số lượng các sân khấu kịch nói ở TP. HCM là rất lớn (lớn nhất trong cả nước) thì đó thực sự là một nguy cơ nhưng đồng thời cũng sẽ là một cơ hội cho công chúng thưởng thức. Bởi khi đó, các sân khấu sẽ phải tìm mọi cách thu hút khán giả, trong đó bao gồm giảm giá vé và mở rộng các chủ đề biểu diễn. Điều đó đồng nghĩa với việc số lượng người có cơ hội xem các vở diễn trên sân khấu kịch nói của người dân thành phố sẽ tăng lên. Những người ở các mức thu nhập khác nhau đều có thể có cơ hội mua vé vào các rạp hát để thưởng thức các vở diễn.
Xét riêng công chúng ở phương diện đối tượng tiếp nhận, có thể thấy họ đảm nhiệm ba vai trò khác nhau, nhưng liên quan mật thiết với nhau:
- Công chúng trong vai trò người chứng kiến, người tiếp nhận trực tiếp tác phẩm sân khấu.
- Công chúng trong vai trò người tham gia chủ động, đồng sáng tạo cùng với nghệ sĩ đang biểu diễn để hoàn diện mạo đầy đủ và đích thực của vở diễn.
- Công chúng trong vai trò người tiêu thụ, khách hàng của nghệ thuật sân khấu với quyền lựa chọn chấp nhận hay từ chối việc bỏ tiền mua vé và bỏ thời gian vào xem biểu diễn sân khấu [76].
Và với mỗi vai trò này, nó cũng sẽ tương ứng với những lượng công chúng nhất định, có thể mỗi công chung đảm nhận của 3 vai trò trên nhưng cũng có những người chỉ đảm nhận được 2 thậm chí là 1 vai trò. Nói như thế đề thấy rằng, sự đa dạng của sân khấu kịch nói TP.HCM đã góp phần tạo nên sự đa dạng cho đối tượng được thưởng thức nó.
Công chúng được coi là chủ thể của quá trình tiếp nhận và tiêu dùng các sản phẩm nghệ thuật. Mặc dù đây là một nhân tố quan trọng của thị trường nghệ thuật nhưng lâu nay yếu tố này lại chưa được quan tâm một cách đúng mức. Những đặc điểm quan trọng của công chúng như thị hiếu thẩm mỹ, nhu cầu,
hưởng thụ, sức mua, thời gian rỗi dành cho việc tiếp xúc với nghệ thuật, sự phân hóa giữa các bộ phân công chúng, sự tương hợp giữa một loại hình nghệ thuật sân khấu với một bộ phân công chúng nhất định, v.v… chưa được quan tâm, mặc dù nó là những nhân tố quan trọng quyết định đến lượng khán giả của các sân khấu nghệ thuật - một phần quan trọng tạo thành công của các vở diễn. Sự thay đổi của đời sống kinh tế xã hội chuyển từ cơ chế bao cấp, quan liêu sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng nghĩa với nó là sự thay đổi về tư duy nghệ thuật của công chúng so với trước kia. Khán giả trong thị trường đã thay đổi về bản chất. Trước đây, họ tìm đến nghệ thuật thì trong kinh tế thị trường, ngược lại, nghệ thuật sân khấu phải tìm mọi cách để tiếp cận công chúng, giành công chúng về phía mình [90]. Có thể nói, nghệ thuật gắn bó chặt chẽ với dân trí. Đây là sự tương tác hai chiều. Trên thực tế, sân khấu không nên bắt khán giả phải xem lại những cái mà họ chưa thích, ngược lại các đơn vị nghệ thuật cũng không nên chạy theo bất cứ cái gì mà họ đòi hỏi. Từ trước tới nay, người xem hầu như thụ động trong việc tiếp nhận. Và cũng chính điều đó đã tạo nên một lớp khán giả thụ động và theo thời gian, họ cũng rời xa các sân khấu hoặc thưởng thức nó một cách hời hợt, qua quýt.
Sự phát triển của sân khấu được hợp thành từ 3 yếu tố: công chúng, vở diễn và đội ngũ nghệ sĩ. Nó như thế vạc ba chân kiềng để tạo sự vững chãi cho đời sống văn nghệ tồn tại và phát triển. Trong đó, người thưởng thức chiếm vai trỏ rất quan trọng. Nếu trước đây, khi nghiên cứu về một thời kỳ phát triển sân khấu ở một vùng nào đó, người ta chỉ tập trung vào đội ngũ nghệ sĩ và các tác phẩm, hệ thống kịch mục của các nhà hát, đơn vị nghệ thuật xuất hiện trong khoảng thời gian đó mà ít chú ý đến thái độ, phản ứng của công chúng khi tiếp nhận các vở diễn đó như thế nào, đặc điểm về thị hiếu, nhu cầu thẩm mĩ đã hình thành, vận động và biến đổi ra sao, mối tương tác biện chứng giữa vở diễn và công chúng, giữa nghệ sĩ và người xem v.v…, thì gần đây, khán giả đã trở thành
đối tượng nghiên cứu toàn diện và có hệ thống hơn, khoa học hơn. Chính bởi ý thức về vai trò của họ đối với sự tồn tại, phát triển và thành công của sân khấu mà các vở diễn đặc biệt quan tâm tới nhu cầu của công chúng, nhằm thu hút mọi mọi đối tượng người xem. Các sân khấu thỏa mãn được đối tượng khán giả đa dạng. Tuổi trung niên, ai thích kịch theo cách truyền thống, bài bản, hòa cảm, suy ngẫm thì đến với Hoàng Thái Thanh. Ngược lại, các bạn trẻ mê sự trẻ trung, vui nhộn, tươi mới thì Thế giới Trẻ sẽ là sự lựa chọn chính xác. Phần còn lại, bộ phận tập hợp nhiều lứa tuổi, sở thích, có chung niềm yêu mến các diễn viên tên tuổi, thích tính năng động, vui vẻ, cái hài nhẹ nhàng, Idecaf đáp ứng đầy đủ yêu cầu của họ. Và nếu muốn đổi không khí, khám phá cảm giác hồi hộp, sợ hãi thì Kịch Hồng Vân hay Kịch Sài Gòn với những vở kịch kinh dị, kịch ma sẽ mang đến xúc cảm thú vị. Ngay cả thiếu nhi, ở thành phố cũng có sân khấu kịch ưu tiên dành riêng cho nhóm đối tượng này. Các bé được chơi với bóng, được thả mình vào thế giới của các hoàng tử, công chúa, những bà tiên có phép lạ, mụ phù thủy ở chương trình “Ngày xửa ngày xưa” của sân khấu kịch Idecaf. Quan tâm đến nhóm khán giả nhí này, về lâu dài như là hướng nhằm phát triển một lứa công chúng mới đầy tiềm năng.
Như vậy để thấy rằng, sư đa dạng của các sân khấu kịch nói TP.HCM chính là mảnh đất màu mỡ để mở rộng và phát triển thêm một lượng công chúng nghệ thuật cho thành phố nói chung và sân khấu kịch nói riêng. Với những chủ đề, phong cách đa dạng, các sân khấu kịch đưa ra cho công chúng một thực đơn với rất nhiều lựa chọn hấp dẫn. Nó chính là sức hút lớn đối với những khán giả ruột của các sân khấu và đặc biệt là những khán giả tiềm năng. Chính bởi sự lớn mạnh và đa dạng của các sân khấu kịch nói nơi đây mà không có gì ngạc nhiên khi mọi người dân, từ những người dân lao động bình thường, đến những trí thức hay người có địa vị xã hội đều tìm được một sân khấu kịch nói dành riêng cho mình. Và có lẽ do có được cơ hội tiếp xúc nhiều với môi trường nghệ