Đặc Điểm Môi Trường Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh


Tiêu biểu cho hướng đi này là nghệ sĩ Kim Cương và các ban kịch, đoàn kịch của một số nghệ sĩ khác, họ là những người đã có mặt và làm nghề tại Sài Gòn trước năm 1975, sáng tạo nên những vở diễn phù hợp với từng giai đoạn. Nghệ sĩ Kim Cương xuất thân là diễn viên cải lương, bằng tâm huyết, lòng yêu nghề, cộng với sự am hiểu về nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng đã cho ra đời thể loại kịch gắn liền với tên tuổi của bà, đó là kịch Kim Cương. Nền tảng văn hóa Nam Bộ đã góp phần tạo nên một thương hiệu kịch Kim Cương không thể nhầm lẫn được. Với những vở diễn về thân phận người phụ nữ, về mẹ như: Tôi là mẹ, Trà hoa nữ, Nước mắt con tôi, Sắc hoa màu nhớ, Vùng bóng tối, Cuối đường hạnh phúc, Người nuôi hy vọng, Huyền thoại mẹ… đặc biệt vở Lá sầu riêng (Duyên kiếp lỡ làng), Dưới hai màu áo (Ai là vợ) đã mê hoặc khán giả xem kịch kể cả trước năm 1975 và sau này. Có thể nói, kịch Kim Cương đã đóng góp không nhỏ trong công cuộc làm phong phú nền kịch nghệ Việt Nam nói chung hay kịch Sài Gòn- thành phố nói riêng thông qua những tác phẩm đã được sáng tác để phù hợp với văn hóa và nhu cầu của công chúng.

1.3.2.2. Giai đoạn 1975 - 1986

Sau ngày đất nước thống nhất, các nhóm kịch từ trong chiến khu trở về, góp phần không nhỏ làm phong phú nền kịch nghệ thành phố lúc bấy giờ. Ngày 22/5/1975, tàu Đồng Nai cập bến cảng Sài Gòn mang theo các nghệ sĩ của Đoàn Kịch nói Nam Bộ từ miền Bắc về và sân khấu kịch nói đã có thêm một đơn vị chuyên nghiệp nữa cùng tồn tại, thúc đẩy kịch nói thành phố phát triển. Từ lúc có mặt ở Sài Gòn, Đoàn Kịch nói Nam Bộ đã biểu diễn những vở đã diễn ở miền Bắc như: Chuông đồng hồ điện Kremli, Hòn đảo Thần Vệ nữ, Người ven đô, v.v... Sau đó, Đoàn kết hợp với các nghệ sĩ từ trong chiến khu ra. Ngày 3/9/1976, Đoàn được đổi tên thành Đoàn Kịch Cửu Long giang, đến ngày 31/5/1977, Bộ Văn hóa đã quyết định chuyển giao Đoàn Kịch Cửu Long giang về cho UBND TP.HCM quản lý, năm 1988 chuyển thành Đoàn Kịch nói


Thành phố, đến năm 1997 đổi tên lần nữa thành Nhà hát Kịch Thành phố.

Sau năm 1975, trong số rất nhiều ban kịch hình thành và hoạt động trước 1975, chỉ còn ban kịch Kim Cương đổi tên thành Đoàn kịch nói Kim Chương và ban kịch Thẩm Thúy Hằng đổi tên thành Đoàn kịch nói Bông Hồng tiếp tục trụ lại và góp phần quan trọng xây dựng nền sân khấu kịch nói TP.HCM sau ngày giải phóng. Ngoài một đoàn kịch do nhà nước quản lý và đầu tư hoạt động, hai đoàn kịch tư nhân của hai nghệ sĩ nổi tiếng trước năm 1975 thì thời gian này còn có Đoàn kịch trẻ thành phố gồm các diễn viên tốt nghiệp từ Trường Nghệ thuật Sân khấu 2.

Một sự kiện đáng lưu ý trong thời gian này là việc thành lập và hoạt động của Câu lạc bộ sân khấu thể nghiệm vào ngày 1 tháng 8 năm 1984, theo quyết định số 1900/UB của Ủy ban nhân dân TP.HCM. Hình thức sân khấu này xuất hiện từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX ở Châu âu nhưng ảnh hưởng đến Việt Nam khá muộn. Do vậy, phải đến giữa những năm 80 ở thế kỷ XX nó mới chính thức có mặt ở sân khấu kịch Thành phố. Sự biến chuyển lớn lao này có thể giải thích bởi nhu cầu và gu thẩm mỹ, thưởng thức nghệ thuật của công chúng đã có sự thay đổi, mà ở đó, sân khấu cải lương chưa đáp ứng được với hơi thở mới của thời đại, trong khi sân khấu kịch với những luồng gió mới lạ lại mang đến cho người xem những cảm nhận riêng. Bên cạnh kịch chuyên nghiệp, sự xuất hiện đông đảo của các phong trào văn nghệ quần chúng cũng tiếp thêm sự mới mẻ trong bầu không khí văn hóa nghệ thuật của TP.HCM. Trong thời gian từ 1975 - 1985, văn nghệ quần chúng của thành phố đã xây dựng được hơn 9.000 tiết mục, trong đó có một số lượng đáng kể thuộc thể loại kịch nói. Chính từ các phong trào văn hóa, văn nghệ này mà công chúng có nhiều cơ hội tiếp xúc một cách sâu rộng hơn với các loại hình mới, trong đó có kịch nói. Và cũng từ đây hình thành lên một thế hệ nhiều tác giả kịch bản, diễn viên xuất sắc cho giai đoạn sau. Có thể nói giai đoạn này, kịch nói một mặt đi


theo hướng cổ vũ tinh thần yêu nước, xây dựng Tổ quốc, nhưng mặt khác cũng cho thấy những hướng đi phát triển riêng, bắt đầu thu hút được một lượng khán giả riêng cho mình bằng những thể loại, nội dung có tính chất thử nghiệm, mới mẻ. Đó chính là tiền đề quan trọng để phát triển sân khấu kịch nói trong những giai đoạn tiếp theo.

1.3.2.3. Giai đoạn từ năm 1986 trở về sau

Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 kết thúc tạo ra một bước ngoặt lớn đối với đất nước và nhân dân. Bước vào thời kỳ đổi mới với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chấm dứt thời kỳ bao cấp và mở ra nhiều hình thức sở hữu và thành phần kinh tế đa dạng hơn. Những thay đổi này tác động một cách mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội và với mỗi các nhân. Trong bối cảnh đó, sân khấu kịch nói của TP.HCM cũng không tránh khỏi những tác động này.

Trong giai đoạn những năm 80, 90 người ta chứng kiến một sự khủng hoảng khán giả trên các sân khấu cả nước. Có thể nói, đây là giai đoạn bước ngoặt của cả đất nước không riêng gì các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Sự thay đổi cơ chế từ quan liêu, bao cấp sang cơ chế tự chủ, kinh tế thị trường khiến các sân khấu nói chung và bản thân các đạo diễn, diễn viên ngơ ngác do thiếu sự nhạy bén, không theo kịp với xu thế của thời đại.

Từ sau hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc năm 1990, sân khấu cả nước đứng trước một bước ngoặt có tính chất sống còn: thời sân khấu bao cấp đã được thay thế bởi thời sân khấu trong cơ chế thị trường. Một câu hỏi mới đặt ra: sân khấu tồn tại và hoạt động theo phương cách nào để vừa thích nghi với thời đại mới, vừa giữ được giá trị của nó nhưng vẫn thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ của công chúng trong kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt?

Và trước tình hình mới, sân khấu kịch nói ở Thành phố đã có một sự bứt phá. Từ hoạt động khá hiệu quả của câu lạc bộ sân khấu thể nghiệm trước đây,


một dạng hoạt động có tính chất xã hội hóa sân khấu rõ nét khi mà toàn bộ các chi phí hoạt động của sân khấu này đều do một nhóm các nghệ sĩ đóng góp và chia lợi tức căn cứ trên doanh thu bán vé mà không liên quan đến nguồn ngân sách nhà nước, Thành phố cho phép các cá nhân ngoài đơn vị công lập đứng ra đầu tư các sân khấu kịch nói. Hệ quả là một loạt các sân khấu kịch tư nhân ra đời trên địa bàn như: Idecaf, Hồng Vân, kịch Sài Gòn, Hoàng Thái Thanh, Thế giới Trẻ, v.v... Nhà nước chỉ giữ lại Nhà hát Kịch Thành phố do Sở Văn hóa - Thể Thao quản lý và Nhà hát kịch Sân khấu Nhỏ 5B trực thuộc Hội sân khấu Thành phố. Chính việc xã hội hóa này đã đem lại sự khởi sắc cho sân khấu kịch nói nơi đây. Có thể thấy, giai đoạn 10 năm, từ 2000 - 2010 được xem như thời kỳ “ăn nên làm ra” của kịch nói Thành phố. Hàng loạt vở diễn ra đời, các suất diễn đầy kín khán giả, một thế hệ các diễn viên trở thành ngôi sao trong lòng công chúng, v.v, tất cả đã cho thấy thành công đáng ghi nhận mà kịch nói thành phố đã làm được so với các hoạt động nghệ thuật khác.

Tính đến năm 2013, thành phố có tổng số 9 đoàn kịch nói trong số đó có 8 sân khấu hoạt động theo mô hình xã hội hóa, các sân khấu này đều duy trì lịch diễn đều đặn hàng tuần. Có thể nói sân khấu kịch nói của thành phố HCM đã đạt được những thành tựu đáng kể, vượt lên trên cả cải lương vốn là hình thức chủ thể của sân khấu phương Nam. Ngoài ra, mặc dù ra đời muộn hơn so với sân khấu kịch nói miền Bắc nhưng với tính chất trẻ trung, năng động mà kịch nói ở nơi đây đã nhanh chóng đuổi kịp và thậm chí ở một số phương diện còn có phần vượt trội so với kịch nói phía Bắc… [81]. Sự thành công này đến từ ưu thế nổi trội của TPHCM, bởi đây là một đô thị hiện đại với tốc độ phát triển nhanh, năng động, nhạy bén với cái mới, thông thoáng và cởi mở hơn trong việc tiếp cận và hội nhập với những xu thế và trào lưu hiện đại.

Khi cuộc sống ngày càng hối hả, nhiều người không có đủ thời gian để bước vào rạp hát ngồi xem hết một vở kịch dài thì đất Sài Gòn - TP.HCM xuất


hiện loại hình kịch cà phê. Kịch cà phê được biểu diễn ở các quán café. Khán giả vừa đến xem kịch, vừa ngồi uống nước giải trí, thư giãn. Từ 2010 đến nay, ở TP.HCM mô hình này vẫn được duy trì và đã xuất hiện nhiều nhóm kịch cà phê ghi dấu ấn trong lòng người xem như: nhóm Đời, nhóm Tía Lia v.v… Bên cạnh đó, khi phong trào phim kinh dị, phim ma của phương Tây phát triển và khá hút khán giả thì những người làm kịch nói ở thành phố cũng đã nhanh chóng tiếp nhận xu thế này và một thể tài mới chưa từng xuất hiện bao giờ, nay đã xuất hiện và được biểu diễn thường xuyên. Đó là kịch ma, kịch kinh dị. Sự ra đời của thể tài mới này đã mở ra một trào lưu thưởng thức mới cho công chúng thành phố, đặc biệt là giới trẻ. Họ yêu thích, đón nhận kịch kinh dị, kinh ma một cách hồ hởi, phấn khích. Các suất diễn của sân khấu kịch Hồng Vân hay Thế giới Trẻ, Sân khấu Kịch Sài Gòn hầu như đều cháy vé.

Như vậy, có thể nói, giai đoạn phát triển của kịch nói thành phố HCM từ năm 1986 đến nay cho thấy một sự lớn mạnh không ngừng. Các sân khấu kịch đã vượt qua các cơn khủng hoảng về khán giả, tìm được chỗ đứng và thu hút khán giả quay trở lại với sân khấu kịch. Ngày nay, kịch nói đã trở thành một món ăn tinh thần quen thuộc đối với một bộ phận người dân cả nước nói chung và TP. HCM nói riêng. Để có được bộ mặt kịch nói như ngày nay là cả một quá trình vận động, phát triển, phấn đấu.

Tuy nhiên, theo quy luật chung, cái gì sau khi phát triển cực thịnh thì cũng sẽ dần dần thoái trào theo thời gian. Từ 2015 cho đến nay, khán giả bắt đầu có sự nhàm chán, bội thực, kịch nói đang rơi vào một cuộc khủng hoảng mới khi phải cạnh tranh với quá nhiều hình thức giải trí khác, chất lượng vở diễn không cao, kịch bản thiếu hụt, một số diễn viên lơ là không đầu tư cho nghề nghiệp vì tất bật với cơm áo gạo tiền bên ngoài, v.v. Thực trạng khó khăn này đã đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết cho đội ngũ quản lý cũng như những người làm nghề. Nó là một bài toán hóc búa đòi hỏi cần có nhận thức khách


quan, đúng đắn để tìm hướng đi phù hợp sao cho kịch nói ở thành phố vẫn duy trì và phát huy những thành quả đã đạt được, mãi ghi dấu ấn trong lòng công chúng, là một điểm sáng trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây.

Tiểu kết

Tóm lại, ở chương 1, luận án tập trung vào các nội dung chính như:

Về tổng quan: thông qua việc điểm lại một số công trình ở các nhóm đề tài từ nguồn tư liệu mà NCS được tiếp cận, từ đó có cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, đồng thời nhận ra những khoảng trống chưa được đề cập. Đây là cơ sở để tìm ra tính mới của đề tài luận án.

Về mặt lý luận: luận án đã nêu ra các lý thuyết nghiên cứu để vận dụng trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu những khái niệm có tính chất như công cụ làm việc, làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

Về mặt thực tiễn, luận án đưa ra một cách nhìn khái quát về kịch nói trong hệ tọa độ văn hóa với các yếu tố không gian văn hóa - chủ thể văn hóa - thời gian văn hóa. Ba yếu tố này đã có tác động đến những đặc điểm của sân khấu kịch nói Thành phố. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của kịch nói Sài Gòn - TP.HCM. Đây là những cơ sở mang tính thực chứng nhằm tạo ra tiền đề quan trọng để đưa ra các kiến giải ở các phần sau của công trình nghiên cứu.


Chương 2

SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA SÂN KHẤU KỊCH NÓI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Đặc điểm môi trường văn hóa thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Môi trường văn hóa đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị trung tâm, tiên phong về nhiều mặt trên cả nước, là nơi hội tụ và giao thoa các vùng văn hóa trong nước và cả quốc tế. Theo kết quả Tổng điều tra dân số cả nước 2019 thì TP. HCM là thành phố có dân số gần 10 triệu người và mật độ dân cư cao nhất cả nước với mật độ trung bình 4.292 người/km2.

TP. HCM cũng là địa phương mà quá trình đô thị hóa diễn ra sớm với tốc độ nhanh nên tỉ lệ dân thành thị của đô thị này rất cao. Theo thống kê bảng 2.1, tại TP. Hồ Chí Minh có dân số thành thị chiếm gần 80%, còn lại là nông thôn. Kể từ năm 2009 đến nay, tốc độ tăng dân số bình quân tại nông thôn là 4,47%/năm so với thành thị là 1,7%/năm, từ đó cho thấy tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Bảng 2.1. Tỉ lệ dân số thành thị - nông thôn của TPHCM trong so sánh với Hà Nội và cả nước 2019

Khu vực

Tổng số dân

Dân thành thị

Dân nông thôn

Cả nước

96.208.984

33.122.548

63.086.436

Hà Nội

8.053.663

3.962.310

4.091.353

TP. Hồ Chí Minh

8.993.082

7.125.493

1.867.589

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 7

[Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019]

Nhìn chung, người dân đô thị tại TP. HCM sống tập trung tại các khu dân cư, hằng ngày họ đi làm và có thời gian nghỉ rỗi vào cuối tuần. Do vậy du cầu giải trí và thưởng thức văn hoá nghệ thuật của người dân thành phố khá cao. Điều đó thể hiện qua mật độ xuất hiện nhiều của nhiều loại hình nghệ thuật


như kịch, ca nhạc, xiếc, múa… Cuối mỗi tuần làm việc, họ lại tìm đến những hình thái nghệ thuật khác nhau. Có người chọn cho mình việc tiếp cận văn học qua việc đọ sách báo, truyện hay tiểu thuyết; người thì đi xem phim; có người lại tìm đến sân khấu kịch để thưởng thức một vở diễn nào đó, v.v… Tựu trung lại, tất cả đều tìm đến một nhu cầu giải trí và thụ hưởng nghệ thuật. Trong đó, các sân khấu kịch là một lựa chọn rất được người dân thành phố quan tâm. Việc xem kịch nói trở thành một hoạt động giải trí phổ biến không chỉ có sức hút đối với giới giới trẻ mà ngay cả người ở độ tuổi trung niên, người lớn tuổi cũng yêu thích hoạt động này.

2.1.2. Môi trường văn hóa có mức thu nhập và trình độ dân trí cao

Thành phố HCM là một đô thị lớn, là trung tâm về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ. Có thể nói nơi này có vị trí là đầu tàu, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn trên cả nước. Theo Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2021 của Tổng cục Thống kê thì tính chung cả nước, thu nhập bình quân của người lao động đạt 6,3 triệu đồng/tháng. Trong đó, lao động tại TP.HCM có mức lương trung bình 8,9 triệu đồng/tháng, tại Hà Nội là khoảng 8,7 triệu đồng/tháng. Nhìn chung qua các năm, TP. HCM liên tục là một trong những nơi có thu nhập và mức chi tiêu hộ gia đình cao nhất trong cả nước. Chính vì thế, cư dân thành phố sẽ có điều kiện tốt hơn trong chi tiêu cho các nhu cầu giải trí, thưởng thức văn hóa nghệ thuật. Vấn đề sẵn sàng chi ra vài trăm ngàn để đến rạp xem kịch hay đến các sân khấu xem ca nhạc, múa, xiếc là điều không có gì quá khó khăn đối với người dân nơi đây. Bên cạnh mức thu nhập thì từ sau thời kỳ đổi mới, trình độ dân trí của thành phố cũng phát triển. Hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo bài bản, trường lớp chính quy góp phần làm cho tri thức của người thành thị được nâng cao khá rõ. Vì thế, nhu cầu văn hóa của các thành phần trong xã hội sẽ khác đi so với trước đây. Nếu lúc xưa, khi rỗi rãi, người ta chỉ cần xem ti vi hay nghe qua radio một tác phẩm sân

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí