Sân Khấu Kịch Với Hình Thức Thể Hiện Phong Phú, Sáng Tạo


trong những chìa khóa quan trọng, nó tác động và ảnh hưởng lớn tới sự thành công hay thất bại của một tác phẩm. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều xuất phát từ cuộc sống để phản ánh cuộc sống và chỉ có điều đó mới tạo nên những tác phẩm đi sâu vào lòng người và tồn tại mãi mãi. Bởi thực chất, sản phẩm văn hóa đó là kết quả của một quá trình tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, và theo thuyết chức năng luận, khi các thành tố này không được đặt trong cùng một chỉnh thể thống nhất thì nó sẽ không đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được điều này, hiện nay các tác phẩm liên quan đến đời sống xã hội rất hiếm, đặc biệt thiếu vắng các tác phẩm mang xu hướng hiện đại, đề cập đến các vấn đề mang tính trực diện xã hội. Đây chính là một khoảng trống nghệ thuật rất cần phải quan tâm và lưu ý nếu muốn các tác phẩm có chỗ đứng và phát triển một cách bền vững. Bởi xét cho cùng mọi môn nghệ thuật cái đích hướng tới cuối cùng đều là công chúng, do vậy nếu nó không đến gần với công chúng, không bắt đầu từ cuộc sống - nơi những thứ gắn bó và gần gũi với họ, kể về những câu chuyện của chính họ trong đời sống hàng ngày thì nó sẽ không tạo được sức hút và sự phát triển một cách bền vững. Do vậy, tìm hiểu về nhu cầu của người xem về đề tài là một trong những vấn đề then chốt quyết định tới sự thành công của bất kỳ một môn nghệ thuật nào.

Trong bài viết về “Sân khấu TP.HCM 75-90 chặng đường 15 năm không ngừng phát triển” trên Tạp chí Sân khấu Thành phố, tác giả Lê Chí Trung đã tổng kết lại về các mối quan tâm của công chúng với các đề tài khác nhau, cụ thể như: cuộc sống hiện tại, dã sử, huyền thoại, lịch sử, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ kịch nước ngoài [113]. Công chúng đã có xu hướng tìm tới các vở kịch phản ánh cuộc sống hiện thực, thức tế nhiều hơn so với các thể loại khác.

Trong giai đoạn từ sau đổi mới, các đề tài đã có sự đa dạng hơn và có xu hướng đi theo nhu cầu của thị trường, của công chúng. Sự ra đời của khấu nhỏ


được hình thành trong giai đoạn này thu hút một lượng công chúng nhất định cho thấy những dấu hiệu tích cực hồi sinh của sân khấu kịch trong những giai đoạn tiếp theo. Đến những năm 2000, xã hội hóa sân khấu là một hướng đi đúng đắn với nghệ thuật sân khấu TP.HCM tạo nên một đời sống văn hóa vô cùng phong phú và nhộn nhịp cho công chúng sau một thời gian dài khủng hoảng. Theo Trần Trọng Đăng Đàn trong cuốn Nghệ thuật sân khấu Việt Nam (2004) thì sự thành công của mô hình sân khấu nhỏ là bởi “ở sự thể nghiệm có cơ sở lý luận và có thực tiễn thích hợp; có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng hữu quan và có bài bản chu đáo cho từng bước đi cụ thể, tuần tự; để bước vào thể nghiệm đã có sự tham khảo kỹ lưỡng về lý thuyết và có khảo sát thực tiễn sân khấu nhỏ nước ngoài; có tiến hành thăm dò với vở “Dư luận quần chúng” hay một công trình nghiên cứu thực nghiệm khoa học, nghệ thuật về sân khấu “Một cuộc đời bị đánh cắp” [20, tr.126]. Và chính nhờ những cơ sở này mà đề tài, chủ đề trong đời sống sân khấu thành phố đã giữ được mức độ vừa phải, tiếp cận được với thực tế xã hội ngày một gần hơn, phản ánh sát đúng hơn bản chất của xã hội Việt Nam trong các thời kỳ: thời đổi mới, thời hậu chiến và thời chiến tranh.

Sân khấu kịch TP.HCM là một trong những sân khấu hiếm trong cả nước đặc biệt quan tâm tới thị hiếu của công chúng. Có lẽ bởi các sân khấu này sớm đã tìm ra được định hướng đi theo con đường xã hội hóa, hướng tới sự phát triển của nền kinh tế thị trường do vậy mà các hoạt động nghệ thuật của thành phố cũng đi theo những xu thế chung như vậy. Quan tâm tới thị hiếu của khán giả đồng nghĩa với việc các sân khấu kịch sẽ được khán giả ủng hộ và nuôi sống. Vì thế, các đề tài trong mỗi vở kịch đều được các sân khấu coi trọng theo hướng đi theo nhu cầu của chính công chúng và đó chính là một trong những lý do quan trọng tác động tới sự tương đối hài lòng của người xem về đề tài của các vở kịch hiện nay.


Những vở diễn về các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống, về con người Nam Bộ được phản ánh trong các tác phẩm. Nếu ai đã từng đi xem kịch nói thành phố nhất định sẽ nhận ra chất riêng, thể hiện rõ nét địa phương. Cụ thể nhất, có thể nắm bắt ngay, đó là nội dung vở diễn. Ví dụ như: trong “Nửa đời ngơ ngác” của sân khấu Hoàng Thái Thanh, nhân vật Tư Lê phản ánh lại hình ảnh các cô gái miền Tây, phải từ bỏ tình yêu nơi quê nhà, bị cha mẹ gả sang nước ngoài. Hiện tượng cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc hay Việt kiều với hôn nhân không tình yêu là một thực tế khá phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ. Với “Những giấc mơ lóng lánh”, Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ 5B lại mang đến một câu chuyện nhẹ nhàng nhưng cũng đầy cảm xúc. Toàn bộ vở diễn xoay quanh xóm lao động nghèo nằm cạnh rạp hát đã bị bỏ hoang từ lâu. Mỗi con người ở đó đều có hoàn cảnh riêng. Họ gặp nhau ở điểm chung: tìm đến và chọn thành phố làm nơi mưu sinh, mang ước mơ đổi đời và sẵn sàng tương trợ nhau lúc khó khăn. Thành phố HCM hiện có gần 10 triệu dân. Phần lớn là người từ những vùng, miền khác đến làm việc và sinh sống. Đặc biệt ở những xóm lao động nghèo với dãy nhà trọ san sát, những phận người nhỏ bé như nhân vật anh bán kẹo kéo Trọng, cô chủ quán cóc Nhung, ông cắt tóc Sáu Lý, chị thợ may Thu Cúc v.v… là nguyên mẫu từ đời thực mà chúng ta có thể bắt gặp. Dù cho xuất thân từ đâu, nhưng khi đã tập hợp lại, cùng chung sống ở đây thì không có một sự phân biệt nào cả. Người ta không quan tâm đến quá khứ bạn là ai, làm gì. Cái mà họ chú ý là hiện tại. Lúc nguy nan cấp bách, họ sẽ chung tay cùng nhau tìm cách giải quyết. Nếu ai đã sống, gắn bó lâu với Sài Gòn, khi xem vở diễn chắc chắn sẽ tìm được sự đồng cảm sâu sắc và cảm nhận rõ nét rất riêng này. Ở một vở diễn khác như “Gia đình siêu quậy” do Sân khấu Thế giới Trẻ dàn dựng, đây lại là một câu chuyện vui vẻ, hài hước xoay quanh một gia đình người Hoa đã mấy đời sống ở khu Chợ Lớn, sinh kế bằng xe bán mì. Họ cũng có những mâu thuẫn, những cảm xúc vui, buồn, hờn giận nhưng trên tất cả là


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

tình cảm yêu thương, quan tâm dành cho nhau. Thông điệp nhẹ nhàng, phản ảnh được sinh hoạt thường nhật của cộng đồng người Hoa Chợ Lớn ở khu phố đã hơn trăm tuổi, vở kịch phần nào mang đến cho người xem biết thêm một về một góc nhỏ của thành phố trong tổng thể chung.

Sự đa dạng của các đề tài kịch nói nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của công chúng chính là kết quả của một quá trình xuất phát từ nhu cầu cộng đồng, cùng với các hoạt động của đơn vị tổ chức. Đó là một quá trình tạo ra một sản phẩm văn hóa để có thể đến được tay người tiêu dùng. Nắm bắt và nhạy bén với tình hình chung, các sân khấu kịch tư nhân tại thành phố đã có những bước chuyển mình, thay đổi nhằm thu hút khán giả. Người ta có thể dễ dàng cảm nhận hơi thở của cuộc sống thông qua các vở kịch với sự đa dạng và phong phú về trong các đề tài, có thể kể đến như các vở “Tiếng giày đêm” (Công ty giải trí Hero Film), “Hiu hiu gió bấc” (Sân khấu kịch Buffalo), “Đám cưới chùm” (Nụ cười mới), “Oan hồn” (Sân khấu kịch Sài Gòn), “Thiên thần nhỏ của tôi” (Sân khấu Hồng Hạc)… Một số vở diễn gửi gắm nhiều thông điệp về cuộc sống và con người như: “Gương mặt kẻ khác” (Sân khấu nhỏ 5B), “Đàn bà dễ có mấy tay” (Sân khấu kịch Hồng Vân), v.v... Điểm đáng nói là sự xuất hiện của các vở diễn mang đề tài cách mạng - điều hiếm gặp trên các sân khấu tư nhân. Vở “Châu về hợp phố” của Sân khấu kịch Hồng Vân từng gây chú ý khán giả thành phố khi dàn dựng nhân kỷ niệm 50 năm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Sân khấu kịch Trịnh Kim Chi dựng một vở mới về đề tài cách mạng “Rặng trâm bầu”, khắc họa hình ảnh cao đẹp của những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trong chiến tranh. Mượn câu chuyện Vụ án vườn Lệ Chi, sân khấu Idecaf đi sâu vào sự cô độc của Nguyễn Trãi, học sĩ Thị Lan và nhà vua cho nên hấp dẫn, lôi cuốn người xem dù câu chuyện đã khá xa với thời hiện đại.

Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 11

Từ sản phẩm trực tiếp là các vở kịch với nội dung đa dạng, gần gũi đời sống được công chúng đón nhận nồng nhiệt, các sân khấu kịch đã cho thấy khả


năng nhanh nhạy khi nắm bắt được tình hình thực tiễn và nhu cầu của khán giả. Nghệ thuật muốn tồn tại lâu dài thì phải gắn và không xa rời thực tế, ở một chừng mực nào đó, kịch thành phố đã và đang làm được điều này.

2.2.2.2. Sân khấu kịch với hình thức thể hiện phong phú, sáng tạo

Kịch thành phố trước nay vẫn được đánh giá là nhẹ nhàng, bình dị, gần gũi. Tuy nhiên không vì thế mà kịch thiếu đi các hình thức thể hiện phong phú, sáng tạo.

Về hình thức, khán giả có thể thoải mái lựa chọn cho mình các thể tài để thưởng thức. Từ bi kịch đến hài kịch, tất cả đều có đầy đủ. Từ những năm 2000, trào lưu phim kinh dị của Mỹ, Thái Lan xuất hiện. Một bộ phận công chúng, đặc biệt là giới trẻ đã đón nhận xu thế này. Một cách nhanh chóng, nắm bắt thị hiếu của khán giả, trên sân khấu bắt đầu xuất hiện kịch kinh dị, kịch ma, vốn là những thể tài chưa từng có trong lịch sử kịch Sài Gòn - TP.HCM. “Người vợ ma” của sân khấu kịch Hồng Vân, “Lầu hoang” của Sân khấu Thế giới Trẻ, “Cuộc gọi lúc 0 giờ” của Kịch Sài Gòn v… là những thử nghiệm đầu tiên, để từ đó khơi mào cho cả một phong trào diễn kịch ma, xem kịch ma của cả các sân khấu và khán giả. Đến nay, thể tài này đã phát triển rất mạnh ở thành phố và dành được sự yêu thích của khán giả. Kịch thành phố không chỉ dừng lại ở bi kịch, hài kịch hay kịch kinh dị, mà gần đây, xu hướng kịch tâm lý xã hội – hài cũng rất được ưa chuộng. Tâm lý chung của khán giả thành phố là thích xem những gì nhẹ nhàng, cho nên các câu chuyện khi mang lên sân khấu cũng phải hướng đến tiêu chí này. Và để dung hòa giữa các đối tượng người thưởng thức khác nhau thì kịch tâm lý xã hội pha chút hài hước vui vẻ là một phương án thích hợp và hiệu quả. Điều này đã sớm được các ông bà bầu show, những nhà quản lý các sân khấu kịch nhận ra. Vì vậy, kịch mục ở hầu hết các sân khấu đều có sự hiện diện của thể tài này. Và ở thành phố Hồ Chí Minh, khi nói về kịch, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến các thể nghiệm. Nhạc kịch cho người


lớn hay kịch thiếu nhi là biểu hiện cho những thử nghiệm mới này. Nhạc kịch vốn không xa lạ với thế giới, nhưng ở Việt Nam, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh thì phải đến khi xã hội hóa diễn ra với sự xuất hiện các sân khấu ngoài công lập, nó mới chính thức được giới thiệu với khán giả. Nhạc kịch ở thành phố là một nét khám phá, sáng tạo của các nghệ sỹ. Mở đầu, có thể kể đến như series “Ngày xửa ngày xưa” của sân khấu Idecaf. Ra đời để phục vụ cho đối tượng thiếu nhi nên từ cách dàn dựng, chọn lựa kịch bản, diễn xuất cũng rất khác. Trẻ em thường thích các hoạt động múa hát, nhưng nếu làm cho thiếu nhi xem mà hình thức như nhạc kịch ở nước ngoài thì chắc chắn sẽ thất bại. Lứa tuổi các em vẫn còn rất ngây thơ, trong sáng, tư duy cũng không thể như người lớn, vì vậy, để thu hút được đối tượng này đòi hỏi phải có sự linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với thực tế. “Ngày xửa ngày xưa” đã làm được điều này khi xây dựng nên một kiểu “nhạc kịch thiếu nhi”. Ở đó, khán giả nhí vừa được nghe các nhân vật đối thoại, vừa nghe hát, vừa xem nhảy múa để rồi hòa mình vào thế giới cổ tích của bà tiên, mụ phù thủy, nàng tiên cá hay thần đèn v.v… Sau mỗi câu chuyện, các bé lại rút ra được những bài học giáo dục ý nghĩa về đạo đức. Gần hai mươi năm tồn tại, có thể nói thành công của “Ngày xửa ngày xưa” là một điểm đáng ghi nhận với sự phát triển của kịch thành phố.

Đối với công chúng TP.HCM, đi xem kịch là thói quen, là nhu cầu của nhiều người, chứ không phải của một nhóm người. Vì thế, nhìn chung, kịch ở thành phố có tính đại chúng. Điểm quan trọng nhất của tính đại chúng là đại trà, phổ biến, hướng đến số đông. Người thành phố lúc có thời gian rãnh rỗi thường thích đi xem hát. Khi cải lương còn ở thời hoàng kim thì việc các rạp sáng đèn đều đặn mỗi cuối tuần là một chuyện hết sức bình thường. Nay khi cải lương ít được biểu diễn thì người ta chuyển sang đi xem kịch nói. Và cái họ muốn xem là những gì nhẹ nhàng, dễ hiểu, vui vẻ. Dù là bi kịch thì cũng phải ở mức độ vừa phải. Tiếng khóc, tiếng cười phải đan xen vào nhau. Những vấn


đề quá to tát, lớn lao sẽ rất khó thuyết phục khán giả đến với vở diễn. Đó là đặc điểm tâm lý của công chúng phương Nam. Từ thực tế này, các sân khấu kịch nói thành phố đã có sự điều chỉnh, dàn dựng tác phẩm sao cho phù hợp với gu của người thưởng thức. Những thủ pháp của văn hóa đại chúng như: bricolage (lắp ghép), nostalgia (hoài cổ), spectacle (phối hợp), được vận dụng. Chẳng hạn như ở sân khấu Hoàng Thái Thanh, một số vở kịch thường bắt đầu bằng cuộc sống hiện tại, sau đó các nhân vật sẽ lần hồi trở về quá khứ với những ký ức vui buồn, hạnh phúc, đau khổ v.v… Trong “Chuyện bây giờ mới kể” bắt đầu bằng hiện tại, và sau đó ngược dòng thời gian trở về quá khứ qua sự nhớ lại của nhân vật Út Trong. Nếu xét về thủ pháp sân khấu, đây là cách tái hiện hay gặp. Nhưng nhìn dưới góc độ văn hóa đại chúng, thì đây lại là hoài cổ (nostalgia). Nhớ về những gì đã qua là xu hướng cảm thức thường hiện diện trong tâm trí mỗi người. Đặc biệt, với đối tượng khán giả tuổi trung niên, điều này lại càng phổ biến hơn. Vận dụng thủ pháp hoài cổ (nostalgia) cũng là một cách làm tính đến việc khai thác hiệu quả tâm lý người xem, khiến cho họ cảm thấy gần gũi, đồng điệu. Từ đó, xem kịch sẽ không đơn thuần là thưởng thức tác phẩm. Đó còn là dịp mà mỗi người có những phút giây lắng đọng, trở về với thời thanh xuân, tuổi trẻ của mình. Bên cạnh nostalgia (hoài cổ) thì spetacle (phối hợp) cũng được kịch nói thành phố vận dụng khá nhiều. Phối hợp theo hướng khai thác của văn hóa đại chúng thì trong một tổng thể sẽ có sự kết hợp của nhiều hình thức, chiêu trò khác nhau, nhằm tạo nên sức hấp dẫn với người xem. Nếu bám sát và đi theo khuôn mẫu kịch chính thống thì thủ pháp này sẽ không bao giờ được áp dụng. Nhưng đối với các sân khấu kịch nói nơi đây, khi thị hiếu khán giả giữ vai trò quan trọng, người ta lại có thể sử dụng nó mà không cần phải quá e dè hay lo ngại. Trường hợp sân khấu kịch Thế giới Trẻ hay Idecaf, Hồng Vân, Kịch Sài Gòn, trong các vở diễn có thể thấy rõ điều này. Những màn biểu diễn hát, nhảy trẻ trung, sôi động trong “Chuyện tình Bangkok”, “Mỹ


nam đại chiến” (Sân khấu Kịch Thế giới Trẻ), “Ngày xửa ngày xưa” (Sân khấu kịch Idecaf) hoặc cách tạo hiệu ứng âm thanh, ánh sáng gây tò mò nhưng ám ảnh ở “Người vợ ma” (Sân khấu kịch Hồng Vân), “Cuộc gọi lúc 0 giờ” (Sân khấu kịch Sài Gòn) đã có một sự lôi cuốn khó cưỡng đối với công chúng thành phố. Vé bán chạy, tác phẩm diễn nhiều lần, thậm chí có khi vì quá ăn khách lại được dựng tiếp các phần 2,3 v.v… đã cho thấy thủ pháp spectacle (phối hợp) là phù hợp với môi trường kịch nói ở thành phố. Ngoài ra, nếu ai đã là khán giả quen thuộc cũng sẽ tìm thấy ở một số vở kịch sử dụng bricolage (lắp ghép). Thuật ngữ này được các giới nghiên cứu về văn hóa đại chúng lý giải như sự lắp ghép nhiều chất liệu, yếu tố tương phản với nhau trong một tác phẩm. Tạo tâm lý bất ngờ, ngạc nhiên chính là mục đích mà thủ pháp này hướng tới. So với spetacle, nostalgia thì dường như việc vận dụng triển khai bricolage (lắp ghép) có phần khó hơn, nhất là trong lĩnh vực kịch nói. Bởi lẽ tìm các yếu tố tương phản đã không dễ dàng, mà còn phải lắp ghép sao cho hai cái đối lập ở cạnh nhau nhưng vẫn phải hợp lý để chúng tạo ra bất ngờ khiến khán giả xem cảm thấy thích thú. Ở thành phố HCM, sân khấu Idecaf khá thành công khi tạo được hiệu ứng từ sự lắp ghép này. Có thể lấy ví dụ như trong vở “Hợp đồng mãnh thú”, trong lớp diễn lấy bối cảnh là căn phòng tại một khách sạn với một anh doanh nhân trẻ đi mua vui cùng một cô vũ nữ, hai nhân vật đã có đoạn đối thoại như sau:

- Nhân vật cô vũ nữ: Sao anh nỡ bóp chết đời con gái của em bằng đôi bàn tay nuột nà này ư? Ôi, đôi cánh tay của anh dùng để làm gì, sao không dùng dể giang rộng ra như đôi cánh thiên nga để che chở và bảo bọc đời em?

- Nhân vật anh doanh nhân: Trong giờ phút này mà em lại nói lời của Shakespeare hả em?

Chỉ với vài câu thoại ngắn gọn đó nhưng lại khiến cả khán phòng vỗ tay và cười ồ lên bởi nó tạo sự bất ngờ và hài hước cho người xem. Vì hai sự tương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022