kỳ một cộng đồng tộc người nào cũng có mối quan hệ với các tộc người xung quanh. Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa là nhân tố tạo nên việc hình thành, xuất hiện các hiện tượng văn hóa mới. Sự phát triển hay tiêu vong văn hóa của cộng đồng tùy thuộc vào yếu tố nội sinh - truyền thống của chính cộng đồng ấy trong giao tiếp. Khi yếu tố này đủ mạnh, nó có khả năng tự lựa chọn và bản địa hóa những yếu tố văn hóa mới tiếp thu được từ cộng đồng khác, nhờ đó góp phần làm phong phú thêm văn hóa của cộng đồng mình.
Như vậy, vùng văn hóa với cộng đồng có mối quan hệ gắn bó, vì trong một không gian địa lý nhất định (vùng, miền) có thể có rất nhiều nhóm cư dân thuộc các chủng tộc nhất định cùng sinh sống, họ nói thứ ngôn ngữ xác định, thuộc về các dân tộc hoặc bất kỳ một tôn giáo nào đó. Và điều quan trọng là phạm vi giữa vùng văn hóa với phạm vị các cộng đồng này không nhất thiết phải trùng khớp nhau. Thông thường, trong một vùng văn hóa có thể là nơi sinh sống của các nhóm cư dân thuộc các loại hình nhân chủng khác nhau, nói các ngôn ngữ khác và cũng theo những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Tuy vậy, sự trùng khớp hay khác biệt này không phải là vấn đề mà chúng ta quan tâm, điểm quan trọng là mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa họ trong quá trình phát triển như thế nào để hình thành nên những đặc trưng chung về văn hóa và lối sống.
Ở Việt Nam, khi nói về vùng văn hóa có rất nhiều cách phân chia khác nhau. Nhìn chung, ba phương án thường được chấp nhận và sử dụng nhiều, có thể kể đến như:
- Việt Nam chia thành 7 vùng văn hóa. Cách chia này được thể hiện trong
Văn hóa vùng và phân vùng văn ở hóa Việt Nam của Giáo sư Ngô Đức Thịnh.
- Việt Nam chia thành 9 vùng văn hóa theo cách chia của Giáo sư Đinh Gia Khánh trong Các vùng văn hóa Việt Nam
- Việt Nam chia thành 6 vùng văn hóa như cách của Trần Quốc Vượng và Trần Ngọc Thêm ở giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam.
Vận dụng quan điểm của “văn hóa vùng” trong nghiên cứu của luận án đặc biệt có ý nghĩa. Bởi lẽ, TP.HCM là nơi thông thương, là điểm hẹn của toàn bộ khu vực các tỉnh phía Nam, nhưng nó cũng là miền đất đất hứa đối với bản thân người dân của các khu vực miền Bắc và miền Trung. Mỗi cư dân ở mọi miền đất nước, họ đến và mang theo văn hóa của nơi mình sinh ra và lớn, đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền, khu vực được họ mang theo tham gia cùng vào với quá trình hội nhập với văn hóa bản địa. Sự giao thoa văn hóa đó, khiến cho những cư dân này một mặt vẫn tiếp nhận các giá trị văn hóa bản địa nhưng mặt khác nó cũng giúp cho giá trị văn hóa bản địa có những tác động và thay đổi ở một phạm trù nào đó. Chính điều đó, khiến cho nhu cầu thưởng thức kịch nói của công chúng TP.HCM có những sự khác biệt so với các khu vực, vùng miền khác trong cả nước, ở đó nó là sự cộng hưởng của việc tiếp nhận những yếu tố văn hóa mới cùng với những giá trị văn hóa truyền thống bản địa - vùng văn hóa Nam Bộ. Sử dụng lý thuyết vùng văn hóa sẽ giúp chúng ta hiểu cũng như lý giải về nhu cầu đối với các sản phẩm kịch nói của công chúng thành phố hiện nay? Tại sao những yêu cầu hay sự chấp thuận một sản phẩm kịch nói này khác biệt so với các khu vực khác trong cả nước như Hà Nội? Hay vì sao mà sự ra đời và phát triển của sân khấu kịch nói thành phố lại diễn ra theo cách thức như hiện nay, nó khác biệt so với phần đông các sân khấu kịch trong cả nước?
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Những Công Trình Nghiên Cứu Về Sân Khấu Kịch Nói Thành Phố Hồ Chí Minh
- Tổng Quan Những Công Trình Nghiên Về Sân Khấu Kịch Nói Trong Đời Sống Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
- Các Lý Thuyết Vận Dụng Nghiên Cứu
- Đặc Điểm Môi Trường Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
- Ảnh Hưởng Của Đời Sống Văn Hóa Đối Với Sân Khấu Kịch Nói Thành Phố Hồ Chí Minh Nhìn Từ Hoạt Động Và Sản Phẩm Văn Hóa
- Nguyên Nhân Sân Khấu Kịch Nói Ở Tphcm Hoạt Động Hiệu Quả
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
1.2.4.2. Khái niệm “văn hóa vùng”
Theo Ngô Đức Thịnh (2019) thì văn hoá vùng là “một dạng thức văn hóa mà ở đó trong một không gian địa lý xác định, các cộng đồng người do cùng sống trong một môi trường tự nhiên nhất định, trong những điều kiện phát triển xã hội tương đồng, và nhất là các mối quan hệ giao lưu văn hóa sống động nên trong quá trình lịch sử lâu dài đã hình thành những đặc trưng văn hóa chung” [98, tr.16].
Đặt trong trường hợp Sài Gòn - TP.HCM, có thể thấy rõ những điểm nổi bật của văn hóa vùng. Từ điều kiện môi trường tự nhiên cho đến quá trình lịch sử hình thành vùng đất cùng những quan hệ giao lưu, tiếp biến giữa các tộc người cư trú trên một vùng lãnh thổ, tất cả đã tạo nên những nét rất riêng ở nơi đây. Tính cách con người, tư duy nhận thức, sự phát triển xã hội v… làm cho thành phố mang sắc thái, hơi thở khác biệt so với các địa phương trong nước. Và chính điều này sẽ là tiền đề giúp cho sân khấu kịch thành phố trong sự tồn tại và phát triển cũng sẽ có diện mạo đặc thù. Để hiểu về kịch thành phố có lẽ không thể tách rời cái nhìn gắn với không gian văn hóa vùng.
1.2.5. Biến đổi văn hóa
Biến đổi văn hóa (cultural change) là chủ đề nghiên cứu rộng của nhiều ngành khoa học như: văn hoá học, xã hội học, nhân học...Đây là quá trình vận động của tất cả các xã hội, không có nền văn hoá nào đứng yên một chỗ cũng như không có một nền văn hoá nào không có sự thay đổi gì so với thời kỳ khai nguyên của nó. Trong Từ điển Các khái niệm nhân học văn hóa, Robert H, Winthdrop (1991) đã chỉ ra: “Biến đổi văn hóa bao hàm những sự chia sẻ, những sự biến đổi tương đối lâu dài của những mô hình ứng xử và niềm tin văn hóa. Nhìn ở khía cạnh lịch sử, xã hội nào cũng biểu lộ những sự biến đổi, cũng trộn lẫn những sự tiếp nối và biến đổi” [120, tr.65-66]. Trong xã hội hiện đại ngày nay thì biến đổi văn hóa là một xu hướng tất yếu diễn ra dưới nhiều cấp độ và theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Biến đổi văn hóa là một quá trình và nó mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ thời kỳ đổi mới trở đi, sự biến đổi về kinh tế - xã hội đã tác động tương đối lớn đến văn hóa cũng như nhiều lĩnh vực trong đời sống của con người. Từ nếp nghĩ, nếp sống, nhu cầu văn hóa đến cách thức sinh hoạt, lao động của người dân v.v… đều đã có những biến chuyển đáng kể. Với sân khấu kịch thành phố, việc chịu ảnh hưởng từ những thay đổi này là kết quả
tất yếu. Kịch đã bước vào một giai đoạn mới với những bước ngoặt ghi dấu ấn đậm nét.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tọa độ văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1.1. Không gian văn hóa
Sài Gòn - TP.HCM thuộc Nam Bộ. Về vị trí địa lý, Nam Bộ có lợi thế là ngã ba đường, nơi gặp gỡ giữa các tuyến giao thông đường biển quốc tế (Việt Nam với Đông Nam Á, Việt Nam với Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương). Do đó, ở Sài Gòn - TP.HCM từ rất sớm đã trở thành nơi phát triển công thương nghiệp, đầu mối giao lưu với bên ngoài ở khu vực phía Nam. Tính chất giao lưu ở đây sẽ mạnh hơn rất nhiều so với các vùng khác (như Hà Nội thuộc đồng bằng sông Hồng).
Điều kiện tự nhiên của Sài Gòn - TP HCM cũng khá thuận lợi cho mưu sinh. Khí hậu mưa thuận gió hòa, quanh năm, ít bão, sự hiện diện của các dòng sông đem lại nguồn thực phẩm dồi dào. Đó là môi trường lý tưởng để người dân khắp nơi đổ về sinh sống và lập nghiệp.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Sài Gòn là nơi văn hóa Tây Âu, văn hóa Mỹ du nhập khá nhanh, văn hóa và lối sống đô thị ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách người Sài Gòn. Một thời kỳ nơi đây từng được mệnh danh là “hòn ngọc viễn đông”.
Sau ngày thống nhất đất nước, một thời đại mới mở ra, hòa với không khí chung của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những thay đổi lớn. Từ một xã hội tư sản, Sài Gòn chuyển mình trở thành xã hội xã hội chủ nghĩa, một thành phố lớn có vai trò quan trọng của cả nước. Khi Đại hội Đảng lần thứ VI với nhiều quyết sách quan trọng được đề ra, có thể nói, đây là một trong những địa phương đi đầu trong việc thực hiện. Và tiêu biểu nhất chính là việc xã hội hóa các hoạt động nghệ thuật, giáo dục, y tế. Trong khi nhiều nơi khác
còn đang dè dặt, bỡ ngỡ thì ở thành phố, từ chính quyền đến người dân đã có sự vào cuộc rất mạnh dạn và táo bạo. Tinh thần năng động, tính linh hoạt, bầu nhiệt huyết cộng với óc mạo hiểm - phẩm chất “di truyền” của những người dân Nam Bộ xưa kia đã mang lại thành công trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa
- xã hội. Thành phố luôn là đầu tàu trong các lĩnh vực. Đó là một sắc thái rất riêng, một nét rất đáng chú ý khi nói về Thành phố.
1.3.1.2. Chủ thể văn hóa
TP.HCM là vùng đất đa văn hóa với thành phần cư dân tương đối mở. Buổi đầu khai phá ghi dấu ấn với các lưu dân từ Bắc, Trung vào Nam. Hành trang họ mang theo là văn hóa truyền thống nghìn năm của dân tộc. Nhưng mặt khác, trong quá trình sinh sống trên miền đất mới đã hình thành, tôi đúc nên nét văn hóa, tính cách mang đặc trưng vùng rõ nét.
Ở Sài Gòn - TP.HCM, bên cạnh người Kinh, có một bộ phận cư dân Khmer, Chăm từ vùng đồng bằng sông Cửu Long và người Hoa từ Trung Quốc sang cũng chọn nơi này là chốn để dung thân, lập nghiệp. Theo số liệu điều tra từ Ban Dân tộc TP.HCM công bố, hiện trên địa bàn, ngoài chủ thể là người Kinh thì thành phố có 52 dân tộc thiểu số sinh sống với 468.147 người, chiếm 5,2% dân số [135]. Nếu so sánh với Hà Nội, với cư dân chủ yếu là người Kinh thì ở Sài Gòn - TPHCM có sự đa dạng hơn. Chính sự đa dạng về thành phần cư dân này đã tạo ra một nền văn hóa đa văn hóa với đặc tính là cởi mở, dễ chấp nhận những yếu tố từ nền văn hóa khác. Vì vậy, ở TP.HCM, trên mọi hoạt động, mọi lĩnh vực có thể thấy sự phong phú, sắc thái muôn màu muôn vẻ, không đơn điệu và có phần đồng nhất như những vùng đất đơn văn hóa khác.
1.3.1.3. Thời gian văn hóa
Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn - TP.HCM nhìn chung là vùng văn hóa “trẻ” hơn so với các vùng, miền khác.
Về thời gian văn hóa, vùng văn hóa Nam Bộ nói chung hay Sài Gòn - TP.HCM nói riêng cũng là nơi tiếp thu ảnh hưởng phương Tây sớm và trực
tiếp, sâu sắc nhất. Năm 1859, thực dân Pháp chiếm đóng Gia Định. Sau hòa ước 1884, Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Do đó, ảnh hưởng văn hóa Pháp ở đây khá đậm nét. Đến thời kỳ chống Mỹ, đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn cũng nhanh chóng tiếp thu các xu hướng, trào lưu từ văn hóa Âu - Mỹ. Như vậy, trải dài theo tiến trình lịch sử, trăm năm Pháp thuộc, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, có thể thấy vùng đất này có sự giao lưu và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc với thế giới phương Tây nhiều hơn các vùng khác.
Sau 1975, đất nước thống nhất, TP.HCM cũng vẫn là địa phương đi đầu trong cả nước trong việc tiếp thu cái mới từ thế giới và nhanh chóng bắt tay thực hiện những chính sách mở cửa, linh hoạt, góp phần thúc đẩy các ngành nghề, các hoạt động trong xã hội bư1ớc vào thời kỳ hội nhập với bạn bè quốc tế.
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.2.1. Giai đoạn từ năm 1975 trở về trước
Xét về thời điểm, có lẽ kịch nói ở Sài Gòn xuất hiện sớm hơn mốc thời gian là cuối thế kỷ XIX. Bởi theo Võ Văn Nhơn thì tác phẩm Tuồng cha Minh (1881) (chưa rõ tác giả) được coi là vở kịch nói đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ ở Sài Gòn [66]. Giai đoạn này, kịch nói không phải là một môn nghệ thuật đứng ở vị trí đầu trong đời sống văn hóa nghệ thuật ở Sài Gòn nhưng có thể xem đây là giai đoạn tích lũy quan trọng cho những bước phát triển mạnh mẽ và lâu dài của kịch nói. Kịch nói Sài Gòn thuở ban đầu chỉ co cụm lại trong sinh hoạt mang tính chất không chuyên của trí thức, học sinh, sinh viên. Điểm sáng là hai kịch bản “Toa toa, moa moa” (1925) và “Kẻ ăn mắm người khát nước” (1926) của Trung Tín, phê phán xã hội tư sản, Tây hóa lai căng, đồi bại, xem tiền bạc cao hơn đạo lý truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, đáng tiếc là hai kịch bản này đã không được dựng trên sân khấu. Thời điểm này, diễn kịch nói ở Sài Gòn chỉ là hình thức diễn tài tử, diễn chơi với mục đích từ thiện, diễn xong thì ai về nhà nấy. Trong giai đoạn 1933 - 1934 và 1937 - 1938,
ở Sài Gòn có hai nhóm kịch tài tử được thành lập đó là Đức Hoàng Hội và Bắc kỳ Đoàn [1] và sau đó là một số nhóm kịch khác. Tuy vậy, kịch tài tử không thực sự phát triển rực rỡ và càng về sau (cho đến tận sau này) thể loại kịch này thường tham gia vào các chương trình không chính thống như ca nhạc tạp kỹ hay kịch ngắn để tồn tại. Ở giai đoạn này, kịch nói ở Sài Gòn chưa phát triển, nguyên nhân có lẽ bởi các loại hình nghệ thuật truyền thống vẫn còn phát triển khá mạnh mẽ với sức sống bền bỉ do nhu cầu của chính người dân vẫn có niềm đam mê lớn với các loại hình như cải lương hay hát bội chẳng hạn.
Ban kịch Dân Nam ra đời năm 1953, hoạt động như một đoàn kịch chuyên nghiệp, quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: Anh Lân, Vân Hùng, Hoàng Mai, Xuân Phát, Anh Sơn, Kim Cương, Túy Hoa, Túy Phượng, Tuyết Vân, Túy Hồng, Thu Cúc, Tường Vi., v.v… Điều đó cho thấy, khán giả thành phố đã bắt đầu làm quen được với loại hình nghệ thuật này. Đến năm 1959, số ban kịch nói tham gia với đài truyền hình đã lên đến 30 như: Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Vũ Đức Duy, Gió Nam, Sống, Trường Thủy, Bạch Tường, Đen Trắng,
v.v. Lúc này, kịch nói đã có nhiều nghệ sĩ lừng danh như: Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng và những đạo diễn về kịch nghệ cũng lên sân khấu như: Mỹ Tín, Vũ Đức Duy. Một số nghệ sĩ được khán giả ái mộ như: Túy Hoa, Kiều Hạnh, Bích Sơn, Mỹ Chi, Tú Trinh, Anh Lân, Vân Hùng, Huỳnh Thanh Trà, Ngọc Đức, Khả Năng, Xuân Phát, Hoàng Mai, v.v. Bên cạnh các ban kịch tư nhân, kịch nói còn được chính quyền Sài Gòn đầu tư phát triển. Sài Gòn có trường đào tạo về kịch. Trường Quốc gia âm nhạc thành lập từ năm 1956, đến năm 1960 sau khi mở thêm bộ môn cải lương, hát bội và thoại kịch thì đổi tên thành Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ. Vũ Khắc Khoan là người đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng bộ môn kịch tại trường này.
Giai đoạn 1954 - 1970, do thị hiếu của khán giả thay đổi nên hình thức Đại nhạc hội ăn nên làm ra. Nhiều ban kịch đã tổ chức diễn kịch ngắn xen trong
các chương trình đại nhạc hội để có đất sống, chứ không dàn dựng các vở diễn có thời lượng dài nữa. Thêm nữa, kịch lại diễn sau phần ca nhạc do vậy tạo tâm lý chán nản cho khán giả, hình thức sân khấu nghèo nàn làm cho kịch nói kém thu hút sự chú ý, quan tâm của khán giả. Lúc này, tại Sài Gòn đã có hiện tượng chạy tăng đơ (chạy show) tức trong một đêm có ban kịch diễn ở Sài Gòn rồi chạy vào Chợ Lớn hoặc xa hơn là từ Sài Gòn chạy đi Mỹ Tho, Biên Hòa, Long Xuyên, v.v. Nhưng so với những năm trước thì năm 1961 gặp nhiều khó khăn về chính sách quản lý của chính quyền, tình hình chiến sự, thiếu soạn giả, biểu diễn, rạp hát. Năm 1962, Sài Gòn lúc này với 2 triệu dân nhưng có 5 rạp hát đầy đủ tiện nghi, các rạp còn lại chưa đáp ứng được nên các đoàn phải đi lưu diễn ở những nơi khác. Điều này đã đánh dấu sự xuống cấp của thoại kịch. Bên cạnh đó, hiến pháp của chính quyền Sài Gòn đồng ý cho mọi người có quyền tham gia và hưởng thụ các hoạt động văn hóa văn nghệ nhưng lại bắt những người đứng đơn xin diễn thoại kịch phải đóng thuế. Đồng thời, nhiều bài viết của các tác giả, nhà soạn kịch, ký giả, các nhà hoạt động chuyên môn… phân tích về kỹ thuật biểu diễn của diễn viên khá chi tiết, họ được xem là những người cung cấp lý luận đầu tiên về kịch nói. Năm 1960, một cuộc thi về thoại kịch được tổ chức với hội đồng giám khảo do Vi Huyền Đắc đứng đầu. Những năm 1970 - 1975, do trào lưu các phim Mỹ, Nhật, Hồng Kông, Đài Loan tràn vào miền Nam nên phần lớn các rạp đều được tận dụng để chiếu phim, thu lợi nhuận dẫn đến các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm diễn. Hơn nữa, do tình hình chiến sự và sự sụp đổ từ từ của chính quyền Sài Gòn nên sự phát triển của kịch nói cũng không nhận được sự quan tâm của công chúng lẫn chính quyền.
Kịch là loại hình nghệ thuật ra đời tương đối muộn, tuy nhiên, để có diện mạo như ngày nay, kịch Nam Bộ đã trải qua một số dấu mốc quan trọng. Thứ nhất là sự chuyển đổi của các nghệ sĩ biểu diễn cải lương sang lĩnh vực kịch nói.