Lý Do Khán Giả Ở Thành Phố Thích Đi Xem Kịch Nói (Tỷ Lệ %)


phản đã được lắp ghép và đặt cạnh nhau. Những lời văn chương hoa mỹ vốn phải đặt trong bối cảnh tao nhã, sang trọng, trình bày bởi những người có học thức thì nay nó lại được phát biểu ở một cô gái làng chơi ở tại một không gian rất “đời”. Và anh chàng doanh nhân kia dù đang đi tìm kiếm sự hưởng thụ nhưng cũng kịp nhận ra được những lời lẽ bay bổng đó của cô gái. Và chính cái tương phản đó làm nên sự bất ngờ cho cả nhân vật, cả khán giả. Một chi tiết nhỏ nhưng vận dụng dụng khéo léo thủ pháp briclolage (lắp ghép) đã tạo nên tiếng cười rất duyên, không bị cương, giúp cho lớp diễn trở nên sinh động hơn. Nó làm người xem cảm thấy thích thú.

Đối với các sân khấu kịch thành phố, từ nội dung đến hình thức thể hiện cho thấy rất rõ sự phong phú, sáng tạo và cả yếu tố vùng, miền bao hàm trong đó. Một vùng đất mưa thuận gió hòa quanh năm, một thành phố trẻ đầy năng động và sáng tạo, cuộc sống dễ dàng, với thiên nhiên và khí hậu thuận lợi dẫn tới đời sống vật chất và thu nhập của người dân đều ở mức khá so với mức trung bình trong cả nước. Vì thế, người dân luôn sẵn sàng đón nhận những cái mới, chấp nhận những sự thử nghiệm. Bên cạnh đó, người thành phố có lối sống thoáng, cởi mở không thích chắt bóp, để dành mà ngược lại họ có xu hướng sống và hưởng thụ cho hiện tại, chịu khó chi tiêu cho bản thân đặc biệt là các nhu cầu giải trí của cá nhân. Đây chính là môi trường thuận lợi để các sân khấu kịch ra đời và phát triển. Công chúng tìm đến với các giá trị nghệ thuật một cách thoải mái, tự do để được giải trí, được nghỉ ngơi thư giãn, do vậy mà không có sự đắn đo trong chi phí cũng như không quá gay gắt trong cách đánh giá, nhận xét. Họ đi xem kịch vì phần lớn họ yêu quý những diễn viên thần tượng của mình và cần một nhu cầu chia sẻ, cho đi, trao tặng hơn là đòi hỏi một điều gì. Điều họ mong muốn không quá cao xa, chỉ đơn thuần là thưởng thức tác phẩm với chất lượng nghệ thuật ở mức tương đối, tạo được không khí, cảm xúc nhẹ nhàng, vui vẻ. Nếu làm phép so sánh, chúng ta so sánh sẽ thấy sự khác


biệt giữa các vùng miền về cả thể loại cũng như khán giả. Miền Bắc khí không thuận lợi như Nam Bộ, lại thêm một mùa đông lạnh, nên sân khấu không thể sáng đèn liên tục. Về kinh tế, người dân lao động để kiếm ra đồng tiền cũng khó khăn hơn. Do đó, khi bỏ một chi phí ra, họ phải cân đo, đong đếm kỹ lưỡng. Họ đòi hỏi cao đối với sản phẩm mà mình sẽ thụ hưởng. Thêm vào đó, dấu ấn còn lại của truyền thống Nho học với những tư tưởng quy củ, bài bản, khuôn mẫu v.v…, tất cả đã tác động và tạo nên tâm lý chỉnh chu, kỹ càng, sâu sắc nơi khán giả đi xem kịch. Và khi kinh tế thị trường diễn ra, khi tác phẩm nghệ thuật nhìn ở một góc độ nào đó cũng có thể là sản phẩm tạo nên hiệu quả thương mại thì công chúng sẽ càng hẫng hơn nếu họ bỏ tiền ra mua vé mà kịch lại không đúng như ý của mình. Lúc ấy, cảm xúc tổn thương, khó chịu, lên án gay gắt là trường hợp thường gặp.

Qua một vài chi tiết phân tích như trên, có thể thấy, đời sống văn hóa ở TP.HCM đã có tác động đến các sân khấu kịch. Cụ thể, trực tiếp nhất chính là các tác phẩm. Nó làm nên sự khác biệt của kịch thành phố với những nơi khác.

Để có cơ sở củng cố hơn về các nhận định trên, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát khán giả.

Một số lý do khiến khán giả ở thành phố HCM thích đi xem kịch nói, thì ưu tiên số 1 là do đề tài kịch nói gần gũi với đời sống, với 54.0% ý kiến đồng ý và tỷ lệ cao nhất 26.0%, điểm trung bình 4.00. Ngoài ra, phong cách, hình thức thể hiện phù hợp với gu khán giả cũng là lý do thứ 2 khiến khán giả thành phố thích xem kịch, với 56.5% người đồng ý, điểm trung bình 3.88. Cuối cùng là thể loại kịch nói đa dạng xếp ở vị trí số 3 trong số những lý do đó.


Bảng 2.3: Lý do khán giả ở thành phố thích đi xem kịch nói (tỷ lệ %)



Nội dung

Mức độ đồng ý

1. Rất không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3.

Bình thường, 4. Đồng ý, 5. Hoàn toàn đồng ý

1

2

3

4

5

Trung bình

Thứ bậc

1. Đề tài kịch nói gần gũi với đời sống

2.5

1.5

16.0

54.0

26.0

4.00

1

2. Phong cách, hình thức thể hiện phù hợp với gu khán giả

2.0

2.0

21.0

56.5

18.5

3.88

2

3. Thể loại kịch nói đa dạng

0.0

5.5

28.0

44.5

22.0

3.83

4

4. Đội ngũ nghệ sỹ phong phú, đa dạng

0.5

3.5

28.0

49.0

19.0

3.84

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 12

(Nguồn: kết quả khảo sát của Nghiên cứu sinh)

2.3. Ảnh hưởng của sân khấu kịch nói đối với đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ nhu cầu văn hóa

2.3.1. Sân khấu kịch nói và sự đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố Hồ Chí Minh

Theo Từ điển tiếng Việt, nhu cầu được hiểu là những đòi hỏi tất yếu của con người. Nhu cầu sẽ bao hàm nhu cầu về vật chất và tinh thần. Ăn, mặc, ở, đi lại là những nhu cầu vật chất thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, con người còn có các nhu cầu khác như: đọc sách, xem phim, nghe nhạc, sáng tác, v.v. Đó là nhu cầu về nhu cầu văn hóa, nhu cầu của thế giới tinh thần. Nó nảy sinh và phát triển trên cơ sở con người đã được thoả mãn ở một chừng mực nhất định các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, ở), mặt khác, đó còn là nhu cầu xuất phát từ nội tâm con người, ở việc hoàn thiện phẩm chất, nâng cao trình độ thẩm mĩ và văn hoá. Nhu cầu văn hóa gắn bó mật thiết với điều kiện kinh tế -


xã hội, đặc điểm tâm lý con người.

Xét về mặt nhu cầu văn hóa, nhìn chung, mặc dù có sự tồn tại khác biệt nhưng khoảng cách này là không quá lớn. Con người dù nam hay nữ, vị thế xã hội cao hoặc thấp, sống ở thành thị hay nông thôn, tất cả đều có một hệ thống nhu cầu văn hóa cơ bản, tương đồng nhau. Sự khác biệt giữa các cá thể hay giữa các nhóm chỉ là những khác biệt có tính đặc trưng được quy định bởi các đặc điểm về: mức sống, sở thích, nghề nghiệp, lứa tuổi, vùng miền, tôn giáo, v.v.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay dưới tác động của cơ chế thị trường, sự chênh lệch lớn giữa các khu vực đã khiến cho nhu cầu văn hóa của người dân đang dần bị đẩy ra xa nhau hơn, phân hóa mạnh mẽ và sâu sắc hơn. TP.HCM có thể xem như một trường hợp rất điển hình. Nhu cầu văn hóa của người dân nơi đây rất cao. Điều đó thể hiện qua mật độ xuất hiện nhiều của các loại hình nghệ thuật. Cuối mỗi tuần làm việc, họ lại tìm đến những hình thái khác nhau. Có người chọn cho mình việc tiếp cận văn học qua việc đọc truyện, tiểu thuyết; người thì đi xem phim; có người lại tìm đến sân khấu kịch để thưởng thức một vở diễn nào đó, v.v… Tựu trung lại đều hướng đến nhu cầu giải trí, thụ hưởng nghệ thuật.

Nhu cầu giải trí như là sự nghỉ ngơi về tinh thần, chuyển trạng thái hoạt động của cơ thể từ các hoạt động sinh tồn sang các hoạt động thư giãn về thể chất, trí tuệ, tâm hồn. Nó phụ thuộc vào thời gian rỗi, phương tiện giải trí và sự phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ của con người. Đặc trưng của nhu cầu giải trí là mang đến sự thư giãn, mang tính phổ biến, tính thời thượng, tính đại chúng. Với công chúng TP.HCM, nhu cầu giải trí chính là một nhu cầu lớn, cơ bản, là điều không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân. Vì vậy, sân khấu kịch nói ở Thành phố tồn tại và phát triển được tất nhiên không thể bỏ qua được nhu cầu quan trọng này. Trên thực tế, nhu cầu giải trí của người dân thành phố đối với sân khấu là một sự tiếp nối từ quá khứ cho đến hiện tại. Sau giải


phóng, số lượng người đến rạp để thưởng thức sân khấu chuyên nghiệp vẫn khá đông đảo. Nhưng lúc này, cải lương vẫn hút được lượng khán giả nhiều hơn. Sự hoạt động của sân khấu kịch nói thời điểm này vẫn còn là mới mẻ. Tuy nhiên, việc đài truyền hình dựng và phát sóng nhiều vở kịch trên ti vi đã góp phần mở rộng phạm vi hoạt động cũng như mang lại sự yêu thích về bộ môn này cho người thành phố. Vào tối thứ bảy hàng tuần, đài truyền hình thành phố đều phát sóng một vở diễn và hai tuần một lần vào tối thứ 5, có thêm chương trình sân khấu kịch vui Trong nhà ngoài phố thu hút sự quan tâm đông đảo của công chúng. Những tình huống, những lời thoại trong kịch đã trở thành chuyện kể, thành câu nói cửa miệng của người dân. Ban văn nghệ đài truyền hình đã chủ động dành khá nhiều tiết mục do đài tự xây dựng tạo nên con số mỗi năm có hàng chục vở diễn đã được ra mắt khán giả xem đài. Nếu như công chúng đã vốn quen với các loại hình giải trí có tính cổ điển như cải lương, ca nhạc, hát múa, v.v… thì chính sự xuất hiện của các loại hình kịch vui truyền thanh và kịch nói truyền hình đã đi vào từng ngõ ngách, từng ngôi nhà để lôi cuốn một số lượng lớn người xem và hâm mộ nó. Từ đó, thích xem kịch dần dần trở thành thói quen của người dân ở đây. Theo thời gian, nhu cầu giải trí của người dân thành phố đối với thể loại kịch nói đã tăng lên và loại hình nghệ thuật này đã dần dần dành được một lượng công chúng ruột nhất định.

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay, sự xuất hiện của nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật giải trí do vậy các sân khấu kịch nói riêng và các loại hình văn hóa nghệ thuật nói chung cũng đứng trước nhiều rủi ro và nguy cơ mất đi những công chúng riêng của mình. Và để đối phó với vấn đề này, nhiều nhà hát đã tự tìm đến khán giả bằng nhiều cách trong đó việc xây dựng các vở hài kịch, lấy tiếng cười của công chúng được xem như là một trong những cách làm “chiều lòng” khán giả của không ít sân khấu ở TP.HCM. Việc chiều lòng công chúng thưởng thức nghệ thuật có thể coi là một sự tất yếu trong


nền kinh tế thị trường hiện nay. Công chúng trong thị trường đã thay đổi về bản chất với ý nghĩa trước đây, công chúng chạy theo nghệ thuật, tìm đến nghệ thuật thì trong kinh tế thị trường, ngược lại, nghệ thuật sân khấu sân khấu phải tìm mọi cách để tiếp cận công chúng, giành công chúng về phía mình [90, tr.43]. Tuy nhiên, nghệ thuật không phải chỉ chạy theo khán giả để thỏa mãn nhu cầu của họ mà còn phải hướng dẫn, lôi cuốn khán giả theo mình. Vì vậy tiếng cười phải có trí tuệ, có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân sinh, nhân bản. Những vở hài kịch có nội dung giáo dục, gây cười một cách trí tuệ được diễn xuất bởi các tài năng thực sự đã đem đến cho khán giả một món ăn tinh thần bổ ích, giải tỏa những nhọc nhằn sau một ngày bươn trải với cuộc sống. Có thể kể ra một số vở hài kịch được yêu thích như: “Điều ước của quỷ”, “Lục sắc”, “Ma ma sư phụ” (sân khấu kịch Hồng Vân); “Hồn anh, xác em”, “Chúng ta không thuộc về nhau”, “Mẹ chồng rắc rối(sân khấu kịch Thế giới trẻ), “Hợp đồng mãnh thú”, “Cái đẹp đè bẹp cái nết” (Sân khấu Idecaf) v.v. Ở kịch nói thành phố, ngay cả các vở bi kịch cũng vẫn phải xen các yếu tố hài nhằm đáp ứng nhu cầu của đa số công chúng. Đời như ý, Cõng mẹ đi chơi (Thế giới Trẻ) là các vở đã đạt huy chương ở hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc nhưng vẫn có những vai hài, phân đoạn hài để khán giả cảm thấy thích và bớt căng thẳng.

Trong đời sống văn hóa của người dân thành phố, kịch nói đã trở thành một môn nghệ thuật quan trọng và có ý nghĩa trong việc đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng. Ở một mức độ nào đó, giải trí là nhu cầu thực sự cần thiết cho con người sau những giờ lao động căng thẳng, là một dạng của nghỉ ngơi tích cực. Và cũng chính bởi công chúng nơi đây xác định đến xem kịch là để giải trí, xả stress. Họ thích tham gia các hoạt động nghệ thuật mà đặc biệt là các loại hình kịch nói vì dễ tiếp thu, gần gũi, tạo hiệu quả tức thì, vui vẻ, trẻ trung, mang tính đại chúng cao. Đây chính là nguyên nhân cho sự ra đời và nở rộ của các sân khấu hài kịch thời gian vừa qua. Các diễn viên dựa vào sở thích của đa


số công chúng để xây dựng cho mình một lối diễn hài bình dân, sinh hoạt, dễ hiểu và gần gũi. Một nét tươi mới trên sân khấu kịch nói của thành phố hình thành, do vậy thu hút được lượng lớn khá giả phổ thông. Tuy nhiên, nếu để duy trì sự bền vững thì đây không phải là cách có thể đảm bảo. Có thể nói, kịch nói Thành phố hiện nay đang đi theo đúng quy luật hàng hóa của nền kinh tế thị trường Các vở diễn hàn lâm, không hợp sở thích sẽ không thu hút được người xem đến với các nhà hát. Và nhà sản xuất, bầu show lại càng không dám mạo hiểm, đầu tư dàn dựng cho kịch mục của sân khấu mình. Từ đó, có thể thấy điểm khá nổi bật của kịch nói thành phố là đáp ứng nhu cầu văn hóa giải trí của công chúng. Sân khấu kịch không phải là một “món ăn” quá cầu kỳ, sang trọng, dành cho những ai có trình độ, có hiểu biết, có gu, mà ngược lại, nó rất gần gũi, quen thuộc trong đời sống tinh thần của người thành phố. Dù bạn già hay trẻ, học vấn cao hay không cao, cứ đi xem kịch là có thể thoải mái khóc, cười cùng nhân vật, cùng thấy được những vấn đề xã hội đã, đang diễn ra bên ngoài cuộc đời. Chẳng có gì ẩn dụ khó hiểu, chẳng có gì làm người ta phải vận dụng vốn tri thức mới tiếp nhận được, v.v... kịch mộc mạc, bình dị, đi vào lòng người xem, như cuộc sống hằng ngày đang diễn ra xung quanh ta. Nếu nhìn một cách hệ thống, có thể đưa ra kiến giải về lý do tại sao, ở TP.HCM, nhu cầu thưởng thức mang tính giải trí lại được ưu tiên hơn so với nhu cầu thẩm mỹ? Đó chính là do ảnh từ môi trường văn hóa ở thành phố. Nó sẽ có những đặc thù riêng, khác biệt với các vùng, miền. Ở thành phố, trên thực tế, người dân thành thị có điều kiện kinh tế tương đối tốt. Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí vài triệu một tháng để đi xem kịch, điều đó hết sức bình thường. Bên cạnh đó, đây cũng là địa phương sớm bắt tay vào kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh gay gắt, mọi sản phẩm đều có thể trở thành hàng hóa đem lại lợi nhuận cho người đầu tư. Do đó, khi quá trình xã hội hóa diễn ra với sự tham gia của các cá nhân hay tổ chức ngoài công lập, họ nắm rất rõ quy luật này. Kịch lúc này không hàn lâm, bác học, cao siêu mà gắn với thực tế, cho nên không thể đòi hỏi phải quá


hoàn hảo, chỉnh chu, quy chuẩn. Thêm vào đó, tính cách, sở thích người xem ở đây cũng không giống như những vùng, miền khác. Họ có sự thoáng, mở trong tư duy, suy nghĩ. Họ thích sự nhẹ nhàng, mới mẻ, trẻ trung, vui tươi, rất sợ những gì khuôn khổ, phép tắc, giáo điều. Đi xem kịch là để chia sẻ, đồng cảm, để vui, thư giãn, không nhất thiết phải suy tư quá nhiều. Và kịch cũng chỉ cần đừng vô duyên, không quá nhạt nhẽo, nội dung vở diễn phản ánh gần gũi với cuộc sống hằng ngày, diễn viên diễn tròn vai, thế xem như là hài lòng. Khán giả thành phố, khi đi xem kịch về thường thể hiện ngay quan điểm thích hay không thích vở diễn. Và theo cách nói mộc mạc của Nam Bộ thì sẽ là những phát biểu như: “chịu vở này ghê!” hay “ưng vở này ghê!”. Đó là tâm lý chung của công chúng thành phố. Có lẽ vì vậy, giữa nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu giải trí thì kịch nói ở thành phố thiên về vế thứ hai hơn và chúng ta phần nào sẽ lý giải được tại sao việc đáp ứng nhu cầu giải trí lại được quan tâm, đặt lên hàng đầu ở các sân khấu mặc dù có rất nhiều ý kiến trái chiều.

Nhu cầu văn hóa của con người là vô hạn, nhu cầu giải trí cũng như vậy. Nó có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác, khi dạng thức cũ không đáp ứng được nhu cầu của con người và thời đại mới. Đây cũng là thực tế gặp phải của sân khấu kịch nói ở cả hai miền Nam, Bắc. Từ khi đất nước bước vào cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế với nhiều thành phần kinh tế, khán giả bị phân hóa, quy luật cạnh tranh, vướng mắc giữa bao cấp với xã hội hóa, giữa phục vụ chính trị với thỏa mãn nhu cầu giải trí của khán giả, giữa truyền thống với hiện đại, giữa bảo tồn với phát huy, v.v…, hàng loạt vấn đề được đặt ra khiến bài toán duy trì và phát triển sân khấu kịch nói trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. trước sự phát triển không ngừng của các loại hình giải trí, cùng với đó trình độ hiểu biết và nhận thức của người dân cũng đã được nâng cao, nó đòi hỏi các sân khấu kịch phải cung cấp một món ăn tinh thần có giá trị thực sự phù hợp với thời đại hiện nay. Một thực tế đặt ra, đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại hình giải trí đa dạng, đã chiếm dần lượng công chúng, không ít

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022