“…Tiếng chày giã trong đêm Động trời gà ran gáy
Bếp nhà dưới nhà trên Những cô dâu nhóm lửa Má đỏ ửng lên phên
Ngỡ mặt trời đang mọc…”
(Đêm tháng sáu) [47,tr.754]
Đó cũng chính là vẻ đẹp đầy đặn, hồng hào, sáng bừng của người con gái đẹp nơi vùng sơn cước. Đôi khi, Mã Thế Vinh lại có cách ví von, so sánh khá độc đáo: Mặt trời ở đâyt hật tinh nghịch, hóm hỉnh:
“Mặt trời trỗi lên nhanh Xải tay với không tới Chạm mấy tia bình minh Mơn chớn nơi thân hình Mặt trời ngời ngời nước Tay nâng phao tròn trịa
Lấp lóa một “nàng tiên”…”
(Tập bơi hồ núi) [41,tr.112]
Cùng với cách viết hết sức độc đáo của nhà thơ Mã Thể Vinh, bài thơ “Mặt trời” trong chùm thơ ngẫu hừng gồm 4 bài được in trong Tập thơ “Tình quê” là một sáng tạo nghệ thuật đầy tinh tế của người nghệ sĩ cảm nhận về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên:
“Mặt trời sáng mặt người Mặt người xanh núi đồi Xanh cây cản mưa xối Đối mặt rạng rỡ cười.”
(Mặt trời) [48,tr.13]
Trong bài thơ này, nhà thơ Mã Thế Vinh không chỉ nói về vai trò là nguồn sống cho mọi sinh vật trên trái đất mà mặt trời được hiểu ý nghĩa hình tượng nghệ thuật: “Mặt trời sáng mặt người”. Lúc này mặt trời được nâng lên thành tri thức, thành lý trí, thành lẽ phải, thành nguồn năng lượng vô cùng tận. Mặt trời soi sáng cho cuộc sống của con người. Nhờ có mặt trời con người trưởng thành về mọi phương diện. Nhờ có mặt trời mà cây cối như được tưới những luồng sinh khí tốt tươi để cho cây sinh sôi phát triển, một màu xanh bao phủ khắp rừng, khắp núi non. Kết thúc bài thơ Mã Thế Vinh đã gói lại “Đối mặt rạng rỡ cười”. Người đọc đã cảm nhận được cái hay, cái đọc đáo khi độc câu thơ, tác giả đã để cho “hai mặt” gặp nhau và để cùng chiêm ngưỡng “mặt người” và “mặt trời” cùng rạng rỡ cười.
Có một hình ảnh quen thuộc được in dấu nhiều trong tác phẩm thơ ca đó là hình ảnh trăng. Trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho những tâm hồn thi sĩ. Có thể thấy hình ảnh trăng xuất hiện trong thơ của Mã Thế Vinh mang màu sắc đa dạng cùng nhiều sắc thái khác nhau. Có khi trăng tham gia vào lao động cùng với con người:
“Đường tháng sáu chập chờn Những gương trăng ken lối Chẩy mau theo nhịp thở
Òa vào đồng trăng ngơi Ôm bó lúa chất cao
Cả chân trời bừng sáng! Chập chờn đêm tháng sáu Thôn bản ta hôm nay Trăng lồng đầy bố thóc Những vòm trời ấm no…”
(Đêm tháng sáu) [47,tr.754]
Có lúc trăng còn là ánh sáng để trẻ thơ vui đùa, thanh niên trai gái tâm tình và để cho người lớn luận bàn việc nhà:
“…Trăng sáng ngoài sân trẻ múa ca Gái trai bên thềm xay giã lúa Quanh bếp bác mẹ luận việc nhà…”
(Mừng bản )[38,tr.6]
Trăng còn chứng kiến tuổi xuân của của con người “một đi không trở lại” dù có muốn lứu giữ:
“Xuân đến xuân lại đi Em tới em lại về
Tựa trăng ngân xuống núi Tay ngắn giữ sao đang!...”
(Xuân và em) [41,tr.113]
Trăng còn được hiểu theo nghĩa tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp rạng ngời. Mã Thế Vinh mượn hình ảnh trăng để gửi gắm nỗi lòng, gửi gắm niềm tin. Họ luôn kéo vầng trăng gần mình hơn để tâm sự, coi trăng như người bạn tâm giao để sẻ chia:
“Hỡi người con gái vườn cam
Gặp nhau chút thoảng nghĩ làm sao đây! Trăng liền soi tới ngò này
Lạc vào bên đó đếm cây giữa vườn Tán to tán nhỏ trăng non
Trăng nghiêng mắt lá trăng nhòm bóng sa Đông tàn xuân thắm nhành hoa
Tương tư để lại trăng ngà ấp ôm!”
(Trăng vườn cam) [41,tr.103]
Trên đây là một số hình ảnh quen thuộc mang tính biểu tượng cao trong thơ Mã Thế Vinh. Qua các biểu tượng này, ta như thấy thơ Mã Thế Vinh mang đậm chất dân tộc miền núi nói chung, đậm chất Nùng nói riêng.
3.1.2. Thơ viết cho người Nùng hát
Một điều dễ nhận thấy là: Hầu hết thơ của Mã Thế Vinh đều có thể trở thành những bài hát cho người Nùng sử dụng trong các ngày lễ, tết, trong các cuộc diễn xướng dân gian của cộng đồng Nùng. Bởi trước hết, các bài thơ đó thường được sáng tác theo các điệu hát dân ca (sli, soong hao, phong slư…); sau đó là các bài thơ (rồi bài hát) được tác giả sưu tầm, biên dịch lại một cách hệ thống để người Nùng hát. Vì vậy, ở cả nghĩa đen và nghĩa bóng thì quả thật - thơ của Mã Thế Vinh chính là thứ thơ sáng tác để người Nùng hát.
*Hầu hết những tác phẩm thơ của Mã Thế Vinh đều sáng tác theo các làn điệu dân ca của người Nùng và để cho người Nùng làm lời cho các bài hát. Ví dụ như các bài thơ sáng tác theo các điệu sli: Nhượng Bạn khửn tàng quảng (Nhượng Bạn lên đường lớn); Tèo lỏ Thất Khê (Con đường Thất Khê); Khoăy khỏ cần pjiên chái (Khó dễ người biên giới)…
-“Nà Pán Nhượng Bạn huyện Lộc Bình Người dân Slan Chắ y thật thông minh Sinh thời làm ăn nơi khe dọc Truyền đời cày ruộng ngóng trời ban!” (Nhượng Bạn lên đường lớn) [47,tr.812] … |
Có thể bạn quan tâm!
- Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 8
- Thơ Mã Thế Vinh - Tiếng Hát Ca Ngợi Công Ơn Đảng, Bác Hồ Của Người Nùng Nơi Vùng Cao Biên Giới
- Thơ Giầu Hình Ảnh Và Thơ Sáng Tác Cho Người Nùng Hát
- Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 12
- Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 13
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Các bài thơ sáng tác theo điệu phong slư như: Khau lính phjải mại phiêng lồng (Núi cao đi mãi hóa bằng); Pú kế thủng Nà Nưa (Ông Ké lán Nà Nưa); Dé Hồ păy chiến dỉc (Bác Hồ đi chiến dịch); Lạng Sơn chầu mì (Lạng Sơn giàu có)…
-“Pha Đin dốc đi mãi hóa bằng |
Ai ngăn nổi tình: Mường, Mông, Nùng, Thái Hợp duyên giữa Bạn Phủ Mường Thanh Đưa Tây Bắc tiến nhanh tiến mãi…” (Núi cao đi mãi hóa bằng) [47,tr.806] …. |
Những tác phẩm thơ mà Mã Thế Vinh đã dồn hết công sức, tầm cảm để sưu tầm, để biên soạn lại viết thành các bài hát cho đồng bào Nùng hát trong các sinh hoạt lễ hội, trong các nghi lễ khác nhau. Ví dụ như: Lời các bài sli (sli lập xuân, sli ban ngày, sli tháng,…)
Trong các làn điệu sli: Sli đối đáp giao duyên không chỉ là những tiếng hát mượt mà, mộc mạc mà đằm thắm của đôi trai gái với trái tim yêu thương nồng cháy mà còn là những khía cạnh khác trong đời sống sinh hoạt thường ngày của dân tộc Nùng; những hiện tượng tự nhiên; những sự kiện, nhân vật lịch sử; những lời mời chào, thách đố…tất cả đều toát lên thái độ lạc quan, yêu đời và lòng bao dung, nhân ái của con người:
-Trai: “Trám trắng dáng hình giống trám đen Khen bản đôi bài rồi hãy sli
Đến thấy làng to thêm bản lớn Bản to bản lớn của giáo sư
Nhà dựng hàng hàng giống đường phố Của cải thứ thứ cũng đủ đầy
Từng nhà xây dựng đẹp biết mấy Ngang bằng Long Châu đất Quảng Tây Bài sli anh khen bản thế đó
Khẩu khí sao bằng em bản đây!”
-Gái: “Mù sương tỏa xuống cây trám đen Ngoảnh lại em bảo cho chuyện này
Anh chàng nói lời hay khen bản Bản em không đẹp như thế đâu! Sao mà sánh kịp đường phố xá
Cũng không sao bì đất Quảng Tây Có sli đối đáp cùng nghe đó
Mặt mày em vui nhờ bản xa!”
[47,tr.141-142]
-“Sơ yêu cái tình thập nhị phần Lời nói còn hơn cả lọ vàng
Lời nói còn hơn cả ngọc báu Thành gạo thành vừng nó được ăn
Thành vàng, thành bạc nó được tiêu xài Thành chim thành phượng sẽ được bay…”
(Sli yêu) [47,tr.613]
-“Yêu em bảy lần nhớ Yêu anh bốn tình thôi Dưới đất có hoa hồng Trời cao trăng với mây Sông cả có vũng sâu Ta kết giao đi mãi…”
(Lượn yêu) [47,tr.614]
Còn Sli cỏ lẳu thì Kể chuyện rượu, chuyện đám cưới: kể về quá trình diễn tiến một đám cưới của người Nùng: Từ ăn hỏi, lấy số mệnh, báo mệnh hợp, lễ tết, lễ báo cưới, cho đến tổ chức lễ cưới. Những bài cỏ Lẳu của người Nùng đã phản ánh chân thực, cụ thể những phong tục, những nghi lễ của một đám cưới; ngợi ca công ơn cha mẹ, cô bác, bà mai ông mối:
“… Bác mai ơi!
Nay con đem khay rượu về mời
Dâng khay trà tới gọi Mời ông mối ăn cơm
Mời bác mai uống rượu…”
[47,tr.431-432]
-“Người gia bên kia thật thông minh Người gia bên kia thật linh lợi Xuống thang có nơi đi
Đi xa có người mời”
(Nàng pặu ) [47,tr.439]
-“…Tiếng sli vẫn ngân nga Ấm lòng người chiến sĩ Trụ bám đợi trời đông Nhận mặt kẻ xâm lấn
Canh trọn vẹn lời ru
…
Nhà gỗ chưa lợp ngói
Giọng “sình làng”, “lượn slương” Liền vách vọng đêm dài
Trụ chắc nơi biên giới Ấm tình người tuyến sau Hợp ca một ý chí…”
(Góc một pháo đài )[41,tr56]
-“…Bãi sông Thương dứa thơm hai mùa Tiếng “nhản sli”, cầu hát lan triền núi…”
(Một khúc trường ca) [41,tr61]
Bản thân Mã Thế Vinh là một nghệ sĩ hát dân ca, dân gian Nùng, ông lại có năng khiếu viết lời cho các bài dân ca Nùng. Vì vậy, ông đã sáng tác hầu hết các bài thơ theo làn điệu Sli, điệu Phong slư, điệu Hà Lều… cho người Nùng
đọc và hát. Thơ ông giầu nhạc điệu, gần gũi và thân thuộc với người Nùng, phục vụ và đáp ứng nhu cầu hát dân ca của người Nùng ở Lạng Sơn. Bên cạnh đó, ông đã giành trọn đời mình để sưu tầm, biên soan, dịch các bài dân ca cổ (sáng tác lần thứ 2) để cho đồng bào Nùng hát. Có thể nói, Mã Thế Vinh thật xứng đáng là người con ưu tú của dân tộc Nùng, là nhà thơ, nhà nghệ sĩ Nùng đáng kính trọng.
3.2 Một số biểu tượng thơ nổi bật gắn với đời sống văn hóa của cộng đồng Nùng
3.2.1 Biểu tượng hoa hồi
Nhắc đến Lạng Sơn là nhắc đến sản phẩm hoa hồi. Hoa Hồi Lạng Sơn được coi là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ, và được đăng ký thương hiệu theo chỉ dẫn địa lý. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất hoa hồi xứ Lạng, gắn bó với cây hồi từ lúc còn thơ bé, hơn ai hết Mã Thế Vinh thực sự thấu hiểu về cây hồi và công dụng của nó đối với cuộc sống của con người nói chung, của làng bản người Nùng nói riêng.
Hình ảnh hoa hồi đã được lặp đi lặp lại rất nhiều trong thơ của Mã Thế Vinh. Trong tổng số 152 bài thì hình ảnh hoa hồi xuất hiện tới 17 lần. Hình ảnh hoa hồi được Mã thế Vinh diễn tả dưới nhiều góc độ khác nhau:
Trước tiên, Mã Thế Vinh giới thiệu những địa điểm trồng hoa hồi bên cạnh những sản vật nổi tiếng của từng địa danh ở Lạng Sơn như: Tràng Định, Bắc Sơn, Văn Quan, Văn Lãng:
-“Đất Lạng Sơn trong vườn hoa Việt Bắc Đảng gieo hạt mầm cách mạng đâm chồi Thơm rừng hồi trời Bắc Sơn tỏa ngát
Đèo Bủng Lau, hoa năm xưa mở đầu chống Pháp…”
(Quê ta lại lên đường) [47,tr.744]
-“Văn Quan, Văn Lãng lắm hoa hồi
Rượu nếp Mẫu Sơn ai ai cũng thích…”
(Lạng sơn giàu có) [47,tr.850]