Thực Hiện Quy Định Về Kiểm Tra, Thanh Tra, Xử Lý Nghiêm Minh Các Vi Phạm Pháp Luật Đối Với Các Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể

105

120. Hơn nữa, còn đứng trước nguy cơ thất truyền thì không có thế hệ sau nối tiếp. Do đó, cần có thêm chính sách của Nhà nước để hỗ trợ, khuyến khích người dân tích cực, tự giác tham gia vào việc bảo tồn, lưu truyền các giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhất là tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thực thi về công tác truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể

- Công tác truyền dạy

Nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam đã tiến hành các lớp truyền dạy lại tri thức, kỹ năng cho thế hệ sau với sự tham gia của các nghệ nhân. Một số địa phương có di sản văn hóa phi vật thể đã ghi tên vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể thế giới tiến hành nhiều lớp học thường xuyên hoặc lớp học hè truyền dạy các loại hình nghệ thuật trên địa phương. Ví dụ, lớp truyền dạy nghệ thuật Bài Chòi ở Đà Nẵng; lớp dạy ca trù tại các câu lạc bộ ở Hà Nội, Hải Dương; lớp dạy dân ca ví dặm Nghệ An, Hà Tĩnh tại các Trung tâm văn hóa. Ngoài ra, các địa phương còn tổ chức các lớp nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực biểu diễn, trình diễn cho các nghệ nhân. Hầu hết các lớp này nằm trong các Chương trình, dự án phát triển được triển khai trên địa phương nơi có di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bên cạnh việc mở các lớp học trong cộng đồng, địa phương có di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu cũng đưa các lớp truyền dạy vào chương trình học tập chính thức hoặc ngoại khóa tại các cấp học nhất là tại các trường dân tộc nội trú. Ban đầu là truyền dạy, bồi dưỡng cho giáo viên trong nhà trường tập trung vào giáo viên thanh nhạc, sau đó tiến hành lớp ngoại khóa cho học sinh. Các hoạt động thiết thực này đã giúp phổ biến, nhân rộng không gian sống của di sản văn hóa phi vật thể, nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên. Ví dụ tỉnh Phú Thọ đưa làn điệu hát Xoan vào môn âm nhạc ở cấp từ THPT trở xuống. Tỉnh Quảng Nam đưa điệu múa Tung Tung Yá Yá vào trường học ở huyện Tây Giang nơi có di sản văn hóa phi vật thể121. Tỉnh Đắc Nông mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số trường tiểu học, và THCS122. Kết quả sau khi được tham gia, các học sinh có khả năng hát, trình diễn theo năng lực cảm thụ âm nhạc. Đối với di sản văn hóa phi vật thể là hệ thống chữ viết... cũng được đưa vào lớp dạy tiếng dân tộc cho từng địa phương.

Thành lập các câu lạc bộ sinh hoạt thường xuyên để các nghệ nhân và người tham gia có không gian luyện tập, giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giữa các thế hệ. Ngoài các hình thức truyền dạy trực tiếp, còn có các hình thức truyền dạy qua kênh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, internet. Thực tế truyền dạy có hiệu quả cần phải truyền được đam


120Anh Vân (2015),“Hàng mã ở làng tranh Đông Hồ”,

http://m.giadinhvatreem.vn/xem-tin_hang-ma-o-lang-tranh-dong-ho_609_1764.html,truy cập ngày17/3/2020.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

121 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch (2001), tlđd, tr.13.

122 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông (2019), Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa và công tác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 15

106

mê, niềm yêu thích đối với các giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng đó. Các hình thức nghệ thuật biểu diễn là lời hát, câu vè, diễn xướng hay các kỹ thuật nghề truyền thống muốn có chỗ đứng trong cộng đồng thì các thế hệ trẻ cần phải có nhận thức về những giá trị tinh thần của các hình thức đó, cũng như tạo được sức hấp dẫn riêng đối với lứa trẻ.

- Phổ biến và xuất bản

Hình thức chủ yếu là phát hành đĩa CD, VCD về các làn điệu dân ca, diễn xướng đã được ghi danh như: Hát ca trù, Đờn ca tài tử, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hát Xoan, Dân ca Ví, Giặm Nghệ An. Hình thức này đã giúp phổ biến và nhân rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, nhờ đó những cá nhân, nghệ nhân, cộng đồng chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể có thêm không gian hoạt động và sáng tác. Trong thời gian gần đây, sau khi các loại hình di sản văn hóa phi vật thể được công nhận như ca trù, các làn điệu dân ca đã được khai thác dưới góc nhìn hiện đại của giới trẻ. Hòa quyện các giá trị văn hóa, tác phẩm, lễ hội truyền thống với những tiếp cận mới đã gây sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

- Trình diễn và phục dựng

Công tác phục dựng các lễ hội truyền thống được cấp chính quyền quan tâm và tạo điều kiện mở rộng. Các lễ hội truyền thống đã có được tổ chức với quy mô rộng hơn và được chú ý quan tâm hơn của cộng đồng và xã hội. Nhiều làng cổ tổ chức phục dựng các lễ hội của làng dựa trên nguồn kinh phí tự túc trong dân như ở làng đúc đồng Đào Viên, Bắc Ninh. Hầu như các tỉnh đều có Dự án nhằm hỗ trợ cộng đồng bảo vệ, phục dựng các lễ hội và nghi lễ truyền thống trước nguy cơ bị mai một. Ngoài ra, nhằm lưu giữ các di sản văn hóa phi vật thể lại phục vụ các công tác khác của bảo tàng, và các chiến lược giới thiệu, quảng bá hình ảnh, phát triển du lịch bền vững nên nội dung phục dựng cũng được chính quyền cấp tỉnh quan tâm. Nội dung phục dựng được thực hiện cùng với quay phim, chụp ảnh bảo tồn, bổ sung nguồn tư liệu về văn hóa của các cộng đồng. Hầu khắp các tỉnh đều thực hiện các kế hoạch và dự án nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong đó có công tác phục dựng, quay phim, chụp ảnh theo từng nội dung phù hợp.

Nhìn chung, các hoạt động tác nghiệp như truyền dạy, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã được các bên liên quan như nhà khoa học, cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ thực hiện trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2001-2011, các hoạt động này còn mang tính đơn lẻ và không liên tục nhất là các hoạt động kiểm kê và bảo tồn. Từ sau 2010, chính quyền các tỉnh chú ý và quan tâm hơn đến công tác kiểm kê, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Nhất là sau năm 2015 có nhiều địa phương đã chủ động có Kế hoạch, Dự án cụ thể cho công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhờ đó quản lý di sản văn hóa phi vật thể có nhiều tiến triển.

- Vấn đề bất cập

107

Quy định của Luật Di sản văn hóa về công tác nghiệp vụ của bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể còn thiếu và chưa đầy đủ. Nhiều nội dung chỉ quy định chung chung. Ví dụ, nội dung về phổ biến và xuất bản được xác định là biện pháp để Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tuy nhiên không thấy có cơ chế khuyến khích hay tạo điều kiện như thế nào cho các bên thực hiện. Trong thời đại công nghệ thông tin và cần đa dạng hóa các hình thức phổ biến loại hình di sản văn hóa phi vật thể, tăng cường tiếp cận từ những góc độ mới, không cứng nhắc thì các giá trị di sản văn hóa phi vật thể mới có thể lan truyền rộng rãi trong cộng đồng và xã hội. Công tác tổ chức lễ hội trong những năm qua còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, cụ thể: có những lễ hội chỉ chú trọng đầu tư đến hình thức, quy mô mà chưa bảo đảm về nội dung giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội; ý thức thực hiện nếp sống văn minh của người tham gia lễ hội chưa được nâng cao; nhu cầu tham gia lễ hội của đông đảo nhân dân ngày một tăng trong khi khuôn viên tổ chức lễ hội ít thay đổi so với hàng trăm năm trước hoặc mở rộng không đáng kể nên đã dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy ảnh hưởng đến an ninh, trật tự; xu hướng thương mại hóa và lợi dụng tổ chức lễ hội vì mục đích kinh tế, trục lợi cá nhân còn thấy ở một số nơi.

- Nhận diện và tư liệu hóa

Các tổ chức đã thực hiện các hoạt động điều tra sưu tầm và tư liệu hóa các di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài việc phối hợp với địa phương trong công tác kiểm kê và lập hồ sơ, các tổ chức nghiên cứu đã tiến hành nhiều dự án, đề tài điều tra và thống kê các loại hình của di sản văn hóa phi vật thể. Cụ thể như Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam triển khai việc xây dựng ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể cũng như việc phối hợp vối các tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa nhằm bổ sung tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh. Hay Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã thực hiện nhiều hoạt động sưu tầm, phục dựng các di sản văn hóa phi vật thể trong Chương trình hành động quốc gia bảo vệ di sản văn hóa. Theo đó sưu tầm được 1000 trang tài liệu, 100 băng, đĩa nhạc và lập hồ sơ khoa học bản “Thái Bình cổ nhạc” công phu, tỉ mỉ123.

- Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về di sản văn hóa phi vật thể là một trong những mục tiêu của Công ước năm 2003. Thực hiện đúng theo tinh thần của Công ước, Nhà nước tổ chức rất nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức đa dạng về hình thức, đặc sắc về nội dung ở mọi nơi, mọi lúc. Nhìn chung, các thông tin, hình ảnh quảng bá về giá trị di sản văn hóa phi vật thể được truyền thông rộng rãi qua phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình và qua mạng internet. Đặc biệt tại các tỉnh có di sản văn hóa phi


123 Từ Thị Loan (2014), “Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “10 năm thực hiện công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO: Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai”. Nxb Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

108

vật thể đã được ghi danh Danh mục đại diện di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, hoạt động truyền thông rất mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, các đơn vị có liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể còn tổ chức các lễ hội, ngày hội, ngày kỷ niệm nhằm tôn vinh giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ví dụ, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức nhằm khơi dậy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một trong những di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam được UNESCO ghi danh từ năm 2012. Ngày hội tụ tinh hoa Đạo Mẫu Việt Nam do Tạp chí Tinh hoa Đất Việt đã tổ chức ba lần nhằm kỷ niệm 3 năm Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ ở Việt Nam ghi danh trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Những hoạt động này có ý nghĩa lớn trong việc truyền thông về giá trị di sản văn hóa phi vật thể và minh chứng cho sự tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng. Trong hai năm trở lại đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng các bên tổ chức nhiều sự kiện liên quan đến áo dài Việt Nam nhưng các hội thảo nghiên cứu “Áo dài Việt Nam: nhận diện, tập quán, giá trị và bản sắc” hay việc phát động tuần lễ áo dài Việt Nam vào tháng 3/2020, trình diễn 1000 mẫu áo dài tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Tất cả các hoạt động này có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.

3.3.3. Thực hiện quy định về kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật đối với các di sản văn hóa phi vật thể

Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện được quy định trong các văn bản sau: Luật Di sản văn hóa năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009; Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/03/2021 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo. Tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hoạt động thanh tra, khiếu nại, tố cáo về di sản văn hóa phi vật thể được quy định tại Mục 4, Luật Di sản văn hóa. Trong đó thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm thực hiện thanh tra việc thi hành pháp luật về di sản văn hóa; thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa; tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hóa phi vật thể; kiến nghị các biện pháp để đảm bảo thi hành pháp luật về di sản văn hóa.

Nội dung quy định những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể gồm: Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể; Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di

109

sản văn hóa phi vật thể; Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật124.

Việc xử phạt liên quan đến bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể bao gồm125: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Tẩy xóa, sửa chữa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa hoặc giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hoặc giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể; Tùy tiện đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.

Ngoài hình phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

- Vấn đề bất cập

Các quy định nêu trên đã xác định hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, nhưng vẫn này mang tính chung chung, khó định lượng hành vi vi phạm di sản văn hóa phi vật thể đã liệt kê. Trong khi đó, xét về đặc tính, bản chất của di sản văn hóa phi vật thể là những đối tượng luôn vận động và phát triển theo sự phát triển của cộng đồng sáng tạo ra di sản. Điều đó có nghĩa là di sản văn hóa phi vật thể luôn luôn thay đổi và vận động chứ không đứng im như các di sản văn hóa vật thể. Cộng đồng sở hữu di sản hoàn toàn có thể sáng tạo, phát triển nếu họ thấy đó là cần thiết. Quy định xử phạt cần làm rò những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể; chủ thể chịu trách nhiệm là cộng đồng hay cá nhân nào đó trong cộng đồng có hành vi này; chủ thể có thẩm quyền đánh giá yếu tố phù hợp hay không phù hợp với giá trị di sản văn hóa phi vật thể cũng cần phải xem xét đến cả yếu tố việc thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong trường hợp nào được coi là có dấu hiệu trục lợi. Do đó, các quy định này cần

124 Chính phủ (2010), Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

125 Chính phủ (2021), Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 23/03/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo ( Nghị định số 38).

Nghị định số 38 có hiệu lực từ ngày 01/6/2021 thay thế cho: Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Khoản 1 và khoản 3 Điều 23 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

110

được tiếp tục làm rò hơn cho phù hợp với các di sản văn hóa phi vật thể theo hướng: quy định cụ thể chủ thể đánh giá các “yếu tố mới không phù hợp” và đối tượng chịu trách nhiệm khi xác định hành vi vi phạm.

Các hoạt động tác nghiệp liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể có nhiều khác biệt so với di sản văn hóa vật thể. Trong khi các nội dung liên quan của di sản văn hóa vật thể được quy định rò ràng, chi tiết hơn thì các nội dung liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể còn chung chung. Ở một số cơ sở thờ tự/di tích, đã xuất hiện tình trạng việc phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú dân gian trong nghi lễ chầu văn của người Việt", bằng chứng nhận "tôn vinh Nghệ nhân", công nhận và sắc phong tài liệu quý hiếm không có căn cứ pháp lý126. Các văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định rò các danh hiệu, vấn đề vi phạm trong công tác phong tặng danh hiệu đối với các tổ chức và cá nhân.

Chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân dân gian hiện tại sử dụng chế độ trợ cấp 1 lần tương đương khoảng 10 triệu đồng tùy trường hợp. Chế độ trợ cấp sinh hoạt hàng tháng thì chỉ dành cho các nghệ nhân dân gian có hoàn cảnh khó khăn với các loại hình như: trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, trợ cấp đóng bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí mai táng. Đối với trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, tùy theo điều kiện của nghệ nhân dân gian mà có thể được hưởng ở 3 mức: từ 700.000 đồng, 850.000 đồng và

1.000.000 đồng127. Như vậy, chế độ đãi ngộ chỉ tập trung vào vinh danh cá nhân, mà không có chế độ để nghệ nhân dân gian tiếp tục truyền bá những giá trị văn hóa phi vật thể tới cộng đồng và xã hội. Do vậy, để có thể phát huy được những đóng góp mà các nghệ nhân dân gian đã thực hiện cần phải hướng vào chế độ sâu rộng hơn để tạo môi trường và động lực để nghệ nhân tiếp tục cống hiến. Cần có các khoản trợ cấp hàng tháng dành cho nghệ nhân truyền dạy vẫn đang tiếp tục truyền dạy và duy trì các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể mà không phải đáp ứng đạt tiêu chí “có hoàn cảnh khó khăn”.

3.3.4. Nguyên nhân của những bất cập

- Nguyên nhân khách quan:

+ Ngày nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, với mạng Internet, đã đưa tới khả năng đáp ứng ngày càng thuận lợi, nhanh chóng, đa dạng và hấp dẫn các hình thức học tập, khám phá, vui chơi giải trí, nhất là đối với thế hệ trẻ. Di sản văn hóa phi vật thể không phải lúc nào và đối tượng nào cũng có nhu cầu tìm hiểu và thưởng thức.

+ Trong quá trình nền kinh tế đất nước đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lợi thế so sánh của việc đầu tư cho lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - một thiết chế văn hóa phi lợi nhuận, so với nhiều lĩnh vực đầu tư



126 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2018), “Báo cáo về công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững”.

127 Chính phủ (2015), Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015.

111

khác chưa được bộc lộ rò và chưa được kiểm nghiệm cụ thể trong thực tiễn, nên đầu tư từ ngân sách nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò di sản văn hóa phi vật thể đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế nói chung nhiều lúc, nhiều nơi còn chưa thật khách quan, toàn diện và đầy đủ.

+ Cơ chế, chính sách bảo đảm cho sự gắn kết bền vững giữa hai lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể chưa được quan tâm xây dựng, ban hành đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

+ Vướng mắc trong quy định của văn bản pháp luật: Quy định về công tác nghiệp vụ còn thiếu, chưa đầy đủ; Quy định về phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân gian còn có lỗ hổng; Quy định về chế độ đãi ngộ và trợ cấp cho cá nhân có nhiều đóng góp trong gìn giữ, truyền dạy các giá trị di sản văn hóa còn chưa phù hợp và chưa tạo thêm nhiều động lực cho cá nhân.

+ Trình độ của cán bộ văn hóa quản lý tại các cấp nhất là cấp cơ sở còn hạn chế. Mặc dù, đã có nhiều tập huấn nâng cao trình độ, nhưng phần lớn cán bộ làm công tác kiêm nhiệm nên không có nhiều thời gian và chiều sâu dành cho công việc. Cá biệt lại các địa phương có di sản văn hóa phi vật thể đã ghi danh trong Danh mục của UNESCO thì năng lực, chuyên môn quản lý cấp cơ sở tốt hơn.

+ Thiếu nguồn tài chính cho công tác điều tra, nhận diện, kiểm kê, di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng nói riêng cũng như công tác chuyên môn nghiệp vụ nói chung. Do hạn chế về tài chính dẫn đến việc thu thập, tư liệu hóa, làm hồ sơ khoa học cho các giá trị di sản văn hóa tại địa phương cũng gặp khó khăn. Việc sử dụng các nguồn vốn tài chính đa dạng điều kiện tốt cho việc tăng cường hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

112

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trải qua ba giai đoạn, phát triển rò rệt trong 20 năm trở lại đây khi Nhà nước hiện thực hóa các chủ trương, đường lối của Đảng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, so với các nước khác thì hệ thống văn bản pháp luật quy định những nội dung liên quan đầy đủ, về cơ bản phù hợp với pháp luật quốc tế về bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể còn sử dụng nhiều cụm từ chưa rò nghĩa hoặc có thể gây hiểu lầm, hiểu sai ý, hoặc chưa giải nghĩa rò các cụm từ được dùng. Cách dùng các cụm từ trong văn bản pháp luật chưa sát với thực tế về Công ước. Ví dụ, UNESCO có tiến hành “ghi danh” các di sản văn hóa phi vật thể và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể nhưng trong văn bản pháp luật dùng cụm từ “công nhận”. Cách sử dụng từ không đúng với thực tế dẫn đến việc hiểu không đúng, ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật trong đời sống. Do đó, cần có sự thống nhất để điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, một số thuật ngữ khác cũng cần xem lại như “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” hay “Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể”.

Quy trình, kế hoạch bảo tồn các loại hình di sản này chưa được hình thành một cách đầy đủ và chính thống trong các văn bản pháp luật như đối với di sản văn hóa vật thể. Quy định trong hợp tác và phối hợp giữa các bên liên quan trong một số hoạt động chuyên môn sâu. Nhất là phối hợp giữa các cơ quan văn hóa và hải quan, công an tổ chức tập huấn chuyên môn về giám định cổ vật, tăng cường bảo vệ cổ vật liên quan đến việc thực hành và trình diễn di sản văn hóa phi vật thể trong nước, đặc biệt là các cổ vật liên quan đến hoạt động tín ngưỡng như sắc phong, đồ thờ cúng, hoặc các cổ vật là nhạc cụ, đạo cụ của các loại hình di sản văn hóa nghệ thuật như cồng, chiêng, con rối… đồng thời bảo vệ bí quyết, công nghệ tạo ra các đạo cụ, nhạc cụ đó, lập các ban chuyên án điều tra và xét xử những hành động vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cho thấy nhiều điểm hạn chế cần phải hoàn thiện.

Thứ nhất, bộ máy tổ chức quản lý di sản văn hóa phi vật thể cần tổ chức đồng bộ, thống nhất từ cấp Trung ương đến cấp địa phương. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đầu mối chủ trì quản lý về lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trong lịnh vực phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú”. Cấp xã nên có một ban quản lý di sản trong đó quản lý cả di tích lịch sử - văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể. Các di sản văn hóa phi vật thể của xã cần có hồ sơ, bảo vệ tại chỗ. Ban quản lý di sản có trách nhiệm cung cấp tư liệu, tạo điều kiện cho các chuyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022