hóa Việt - Pháp | Nghé, Quận 1 | Idecaf | Viện trao đổi văn hóa Việt - Pháp -Đv thuê: Công ty trách nhiệm hữu hạn Sân khấu và Nghệ thuật Thái Dương | |||
7 | Rạp Nam Quang | 130 Đ. Cao Thắng, Phường 4, Quận 3 | 800 ghế | SK Kịch Sài Gòn | -Sở hữu: CT TNHH Phước Sang | Hoạt động từ năm 1998 |
8 | Trung tâm VH quận Phú Nhuận | 70-72 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Phú Nhuận | 250 ghế | SK kịch Hồng Vân | -Đơn vị sở hữu: Trung tâm văn hóa quận Phú Nhuận - Đơn vị thuê: Công ty TNHH Vân Tuấn | Hoạt động từ 4/2001 |
9 | Nhà hát Quân đội | 18 đường Cộng Hòa, quận Tân Bình | 700 chỗ ngồi | Không cố định | -Đv sở hữu: Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội | -Hoạt động từ năm 2009 |
10 | Trung | 139 Bắc | 450 | SK | -Đơn vị | Hoạt động từ |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Do Khán Giả Ở Thành Phố Thích Đi Xem Kịch Nói (Tỷ Lệ %)
- Sân Khấu Kịch Nói Và Vai Trò Phản Ánh Cũng Như Kiến Tạo Đời Sống Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
- Sân Khấu Kịch Nói Trong Quan Hệ Với Các Thiết Chế Hoạt Động Văn Hóa Nghệ Thuật
- Sân Khấu Kịch Nói Nhìn Từ Các Chủ Thể Hoạt Động Sáng Tạo, Biểu Diễn Nghệ Thuật
- Quan Tâm Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Và Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Cho Các Tổ Chức Hoạt Động Nghệ Thuật
- Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 18
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
tâm văn hóa Q.10 | Hải, P. 14, Quận 10 | ghế | Hoàng Thái Thanh | sở hữu: Trung tâm văn hóa quận 10 Đơn vị thuê: CT TNHH Hoàng Thái Thanh | năm 2010 | |
11 | Nhà hát của Trường ĐHSK – ĐA TP.HCM | 125 Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh | Sân khấu Thế giới Trẻ | Đơn vị sở hữu: trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM -Đơn vị thuê: CTTNHH Sài Gòn Phẳng | Hoạt động năm 2010 | |
12 | Trung tâm VH Q. 6 | 259 Đường Hậu Giang, Phường 5, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh | 200 ghế | Sân khấu Trịnh Kim Chi | -Đơn vị sở hữu: Trun tâm VH quận 6 - Đơn vị thuê: CT TNHH Trịnh Kim Chi | Hoạt động tháng 12/2015 |
13 | Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật TP. HCM | 81 Trần Quốc Thảo, Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí | Hơn 100 ghế | Sân khấu kịch Quốc Thảo | Đơn vị sở hữu: Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật TP. |
Minh | HCM -Đơn vị thuê: SK Quốc Thảo | |||||
14 | Trung tâm Văn hóa Q. Bình Thạnh | 142 Lê Văn Duyệt, Phường 1, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh | Hơn 100 ghế | Sân khấu kịch Lê Hay | Đơn vị sở hữu: Trung tâm VH quận Bình Thạnh Đơn vị thuê: SK Lê Hay | Hoạt động tháng 1/2013 |
[Nguồn: Tác giả thống kê, 2022]
Ngoài các rạp hát, trung tâm văn hóa quận là những thiết chế có thể tận dụng làm địa điểm biểu diễn, ở Thành phố Hồ Chí Minh với mô hình kịch café, các quán cafe cũng trở thành sân khấu cho các nhóm kịch.
Kịch cà phê ở TP HCM vốn tồn tại và phát triển gần 15 năm nay. Giai đoạn từ năm 2007 đến 2014 được coi là thời hoàng kim của loại hình này. Hiện nay, TP.HCM có hơn 10 nhóm kịch café, hàng trăm vở với đủ thể loại đã được biểu diễn tại sàn diễn ở các quán cà phê. Nhìn chung, hầu hết các quán cà phê kịch tại TP.HCM đều có không gian nhỏ, sân khấu chính là phòng để vào uống café, vì vậy, mỗi vở diễn chỉ tối đa là 5-6 diễn viên, số ghế ngồi của khán giả chừng 80 chỗ. Đặc biệt, thời lượng của những vở kịch ở quán cà phê thông thường chỉ bằng một nửa so với các sân khấu lớn, chính vì thế đòi hỏi nhiều sự khéo léo chăm chút từng chi tiết của người dàn dựng. Kịch café vừa có thuận lợi, vừa có hạn chế. Tuy nhiên, đối với những nhóm kịch định hướng hoạt động theo mô hình này, họ đã cố gắng tìm cách để làm sao cho khán giả tuy là xem kịch café đó, nhưng vẫn có được những sự thích thú, yêu mến như khi đến các sân khấu kịch lớn. Bên cạnh đó, các quán cafe cũng cố gắng ở khâu trang trí,
cải thiện chất lượng thức uống để thu hút được khách vừa đến xem kịch, vừa thưởng thức các loại nước uống khác nhau.
Bảng 3.2.: Thống kê các quán café có biểu diễn mô hình kịch café ở thành phố Hồ Chí Minh
Tên quán cà phê | Địa chỉ | Quy mô (số chỗ) | Đơn vị biểu diễn | Quá trình hoạt động | |
1 | Kịch Bệt Cafe | 103Bis Võ Thị Sáu, Q1. 57A Tú Xương, Q.3 | 40 đến 50 người | Kịch bệt | Hoạt động từ 2010 |
2 | Lít Cafe | 3/13 Thích Quảng Đức, q.Phú Nhuận | 40 đến 50 người | NNCK | Hoạt động từ 2010 |
3 | Café Nhện | 288/5, Huỳnh Văn Bánh Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP. HCM. | 40 – 50 người | Không cố định | Hoạt động từ 2010 |
4 | Cà phê Người Sài Gòn | số 9 Thái Văn Lung, Q.1, TP.HCM | 50 người | Ví Dầu | Hoạt động từ 3/2012 |
5 | Hội quán Chuồn Chuồn Giấy | 40 Đặng Văn Ngữ, P. 10, Quận Phú Nhuận, | Hơn 40 người | Chuồn chuồn giấy | Hoạt động từ 18/8/2012 |
TP. HCM | |||||
6 | Các quán cafe | Hóc Môn, Thủ Đức, quận 10, Phú Nhuận (TP HCM) và các tỉnh lân cận | Sao Biển | Hoạt động từ 2014 | |
7 | Cà phê Cây Táo Gai, Sân khấu kịch Tía Lia | 315/20G Lê Văn Sĩ, P.13, Q.3, TP. HCM. Đường Đặng Văn Ngữ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. | Hơn 90 người | Tía lia | Hoạt động từ 2014 |
8 | Monkey In Black | 698 Sư Vạn Hạnh, quận 10. | Hơn 70 người | Sài Gòn Tếu | Hoạt động từ 2014 |
9 | The Bunny | 200 Đường 3 Tháng 2, P. 12, Quận 10, TP. HCM. | Hơn 90 người | Sài Gòn Tếu | Hoạt động từ 2020 |
10 | Family Bean coffee | 17/4 Điện Biên Phủ, Binh Thanh, TP.HCM | Hơn 50 người | Sài Gòn Tếu | Hoạt động từ 2020 |
11 | The Business Coffee | 55B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM | 120 đến 150 người | Nhóm Đời | Hoạt động từ 2021 |
[Nguồn: thống kê của tác giả, 2022]
Bên cạnh thiết chế vật chất hiện hữu tác động trực tiếp đến sân khấu kịch là các nhà hát, rạp hát thì một thiết chế khác cũng quan trọng và có ảnh hưởng không nhỏ, đó chính là hoạt động quản lý và cơ chế hiện hành. Sự duy trì và phát triển kịch nói thành phố ra sao, như thế nào phụ thuộc ít nhiều vào các thiết chế này.
Theo Sở Văn hóa và Thể thao thành phố, hiện nay trình độ quản lý nghệ thuật của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung vẫn chưa bắt kịp được sự phát triển sôi động của ngành nghệ thuật biểu diễn theo hướng thị trường hóa. Nhiều tiêu chuẩn quản lý chưa bắt kịp với thời đại công nghệ 4.0, năng lực giám sát và điều chỉnh của người làm công tác quản lý chưa được đào tạo, cập nhật đầy đủ. Các chính sách quản lý ban hành chậm, chưa đầy đủ, nên chỉ thụ động chạy theo sự kiện trong thế bị động. Nếu nhìn một cách khách quan, hoạt động quản lý phải được xem xét từ các phía khác nhau. Thứ nhất, đó là đội ngũ cán bộ chuyên trách phụ trách quản lý các sân khấu kịch nói (đội ngũ giám sát ở các cơ quan chức năng) và đội ngũ quản lý ở các sân khấu/nhà hát kịch nói (mà thường được gọi là các ông bầu, bà bầu). Trên thực tế, quản lý một cơ quan/tổ chức văn hóa không bao giờ là bài toán dễ dàng. Một cán bộ được giao quản lý nhà hát nếu muốn thành công thì ít nhất cần có những kinh nghiệm về quản lý văn hóa – nghệ thuật, bởi đây là một lĩnh vực vô cùng đặc thù, từ con người cho đến môi trường. Nếu không chú ý sẽ xảy ra hiện tượng “ông nói gà, bà nói vịt” trong chuyên môn, sẽ có những quyết định chủ quan, thiếu sáng suốt trong lĩnh vực mình không am hiểu nhiều. Trường hợp các sân khấu kịch thành phố, nhiều năm nay, dường như công tác quản lý này chưa được chú ý. Có lẽ vì vậy mà dẫn đến hiện tượng các sân khấu ngoài công lập loay hoay, tự xoay sở, thiếu định hướng. Ở nước ta từ xưa đến nay, các trường nghệ thuật thì chỉ đào tạo thuần về chuyên môn, không mở lớp đào tạo ra những nhà quản lý nghệ thuật. Trong khi đó, một số lĩnh vực khác đã bắt đầu đào tạo theo hướng vừa
chuyên môn, vừa có nghiệp vụ cần thiết cho hoạt động ngành. Hiện nay, đa số các đơn vị nghệ thuật đều là các nghệ sĩ gạo cội làm công tác quản lý, cho nên hiệu quả quản lý chưa cao, nhiều khi còn mang tính nghệ sỹ. Điều này dẫn đến hệ quả là các đơn vị chưa chủ động nắm bắt, triển khai được toàn diện mọi nguồn lực để phát huy hết tiềm năng thực sự của đơn vị. Chính vì thiếu hoạt động nghiệp vụ đặc thù đã dẫn đến việc rất nhiều sân khấu kịch xã hội hóa mở ra, nhưng sau đó dần rơi rụng và thậm chí là đóng cửa hoàn toàn. Các ông bà bầu ở các sân khấu kịch hầu như mang tính tự phát. Họ vì tình yêu với kịch nói hay vì đam mê được làm nghề mà bỏ vốn đầu tư để thỏa niềm mong ước của mình. Chính vì vậy mà họ gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với thực tế. Bởi nghệ sỹ suy cho cùng, họ sinh ra để sáng tạo, để biểu diễn nhưng nay phải choàng quá nhiều vai trò, khả năng chèo chống được không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ, không phải tất cả đều như nhau. Trường hợp sân khấu kịch Idecaf, Hồng Vân, Hoàng Thái Thanh, Nhà hát Sân khấu Nhỏ v…đã vượt qua được nhiều thử thách để trụ vững đến ngày hôm nay. Idecaf thành công bởi có một đội ngũ quản lý tốt, bài bản bên cạnh tập thể diễn viên năng động, giỏi nghề. Việc sáng đèn đều đặn cuối tuần với lượng khán giả ổn định chứng minh cho hiệu quả hoạt động của sân khấu này. Với sân khấu Kịch Hồng Vân, họ biết sử dụng tài năng, nhiệt tình, khát vọng của lớp trẻ kết hợp với sự nghiên cứu kỹ về đối tượng khán giả, những “Số đỏ”, “Làm đĩ”, “Người vợ ma”, “Mẹ và người tình”…tạo sức lôi cuốn với người xem. Đến nay, kịch kinh dị, kịch ma dường như vẫn là thương hiệu, thế mạnh ở sân khấu và đầy sự hấp dẫn cho khán giả. Nhà hát Kịch - Sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần lại là một sân khấu luôn có những tìm tòi, thử nghiệm mới. Họ đạt nhiều thành công và cũng không ít thất bại nhưng đây là nơi rất gần với sân khấu hiện đại của các nước có nền sân khấu tiên tiến như Pháp, Australia, Anh, Thụy Điển, Mỹ, v.v... Những công trình hợp tác với các sân khấu nước ngoài, những vở diễn thành
công của 5B đã phần nào thể hiện “chất” rất riêng ở đây. Nhà hát Kịch TP Hồ Chí Minh tuy chưa có bước đột phá như một vài sân khấu ngoài công lập khác nhưng những năm gần đây, việc chú ý tìm tòi phương thức thể hiện đẹp, lạ cũng là một điểm đáng ghi nhận.
Bên cạnh hoạt động quản lý thì cơ chế để vận hành các sân khấu kịch thành phố cũng là một vấn đề mà rất nhiều nghệ sỹ trăn trở. Năm 1997, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 90-CP về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, nghị quyết xác định: “Xã hội hoá hoạt động văn hoá hướng vào thu hút toàn xã hội, các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến văn hoá, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hoá phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn hoá”[142]. Như vậy, xã hội hóa sân khấu chính là điểm mấu chốt giúp kịch nói thành phố Hồ Chí Minh vượt qua cuộc khủng hoảng về khán giả và phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là yếu tố có tính chất hai mặt để lý giải nhiều vấn đề liên quan đến kịch nói thành phố đương đại. Bản chất của xã hội hóa sân khấu là đưa sân khấu kịch nói vận hành đúng quy luật của thị trường. Điều mà sân khấu kịch nói Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh đã từng thực hiện. Nhưng cũng chính từ đây, sự chi phối của thị trường từng chút một đang và sẽ làm cho kịch nói nơi này nhích ra xa quỹ đạo của thẩm mỹ. Trên thực tế, nhiều năm qua, cơ chế giám sát, định hướng hoạt động cho sân khấu kịch nói thành phố dường như còn rời rạc và chưa rõ ràng. Điều này đã dẫn đến sự loay xoay ở các sân khấu ngoài công lập. Bao khó khăn bủa vây, các sân khấu này phải “gồng mình” theo từng suất diễn khiến những người làm nghề chán nản. Bên cạnh đó, việc tự thân vận động trong nhiều năm qua cũng khiến các sàn kịch xã hội hóa có phần sút giảm đi về chất lượng nghệ thuật. Các sàn kịch trụ cột như Idecaf, Hồng Vân, 5B, Kịch Sài Gòn, Thế giới