Trẻ… đều không được hỗ trợ cụ thể, kịp thời để duy trì hoạt động và phát triển đúng định hướng. Đây có thể xem như nguyên nhân các sân khấu xã hội hóa ngày càng chạy theo thị hiếu khán giả mà không chú ý đến chất lượng nghệ thuật. Tách bạch giữa nghệ thuật và thị trường, thật ra đó không phải là tư duy đúng đắn trong bối cảnh hiện nay. Nhưng khi chưa có chính sách hỗ trợ, tư vấn, định hướng hay cơ chế giám sát, vận hành hợp lý thì sự phân chia này chắc chắn sẽ tồn tại. Và như vậy, cán cân nghệ thuật - thị trường luôn luôn được đặt ra và sẽ có một bên bị lệch đi. Về lâu dài, điều này sẽ trở thành một rào cản đối với sự phát triển của kịch thành phố.
3.2. Sân khấu kịch nói nhìn từ các chủ thể hoạt động sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật
3.2.1. Tác giả kịch bản
Đối với bất kỳ một bộ môn nghệ thuật nào thì nhà biên kịch có thể nói là một trong những chìa khóa quan trọng, nó tác động và ảnh hưởng lớn tới sự thành công hay thất bại của một tác phẩm. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều xuất phát từ cuộc sống để phản ánh cuộc sống và chỉ có điều đó mới tạo nên những tác phẩm đi sâu vào lòng người và tồn tại mãi mãi. Bởi thực chất, sản phẩm văn hóa đó là kết quả của một quá trình tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, và theo thuyết chức năng luận, khi các thành tố này không được đặt trong cùng một chỉnh thể thống nhất thì nó sẽ không đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình.
Hiện nay, một số tác giả kịch bản vẫn còn tâm lý e dè, ngại động chạm khi đề cập đến các vấn đề nhạy cảm, mang tính phê phán cao của xã hội. Đây chính là một khoảng trống chưa được đào sâu, khám phá. Công chúng vẫn chờ đợi những vở diễn như vậy bởi họ muốn thấy được tính thời sự nóng bỏng ở đó. Mọi môn nghệ thuật, đích hướng tới cuối cùng đều là công chúng, do vậy nếu nó đến gần với công chúng, bắt đầu từ cuộc sống – nơi những thứ gắn bó
và gần gũi với họ, kể về những câu chuyện mà người xem mắt thấy, tai nghe ở đời thường thì nó sẽ tạo được sức hút rất lớn. Do vậy, tìm hiểu về nhu cầu của người xem về đề tài là một trong những vấn đề then chốt quyết định tới sự thành công của bất kỳ một môn nghệ thuật nào.
Theo khảo sát của tác giả, hiện nay các nhà biên kịch tại thành phố Hồ Chí Minh, đa phần là nam giới và hoạt động tự do đối với các sân khấu kịch (Bảng 3.3). Thực tế cho thấy, phần lớn những tác giả này đều là những tên tuổi quen thuộc với công chúng. Họ đã có nhiều tác phẩm được dàn dựng. Tuy nhiên, với nhu cầu của một số lượng khán giả không nhỏ và sự hoạt động của hơn 10 sân khấu kịch chuyên nghiệp ở thành phố thì đội ngũ này chưa đủ đáp ứng tình hình thực tế. Chính vì vậy, tình hình thiếu kịch bản hay, kịch bản có chất lượng là vấn đề trăn trở của các sân khấu. Các nhà biên kịch cứng tay nghề thì tuổi tác cũng ngày một cao, họ có xu hướng lùi vào hậu trường, nghỉ ngơi và chỉ sáng tác khi thật sự có cảm xúc hay vì tình cảm đặc biệt đối với một sân khấu nào đó. Còn lớp trẻ thì lại non về tay nghề, những trải nghiệm thực tế cuộc sống chưa đủ để họ có thể cho ra đời những tác phẩm thật sự thuyết phục. Đó cũng là một thực tế đặt ra cho sân khấu kịch thành phố. Dù sân khấu có hiện đại, các thiết chế vật chất có đầy đủ, diễn viên, đạo diễn giỏi đến đâu nhưng thiếu kịch bản tốt, kịch bản hay thì cũng không thể có những vở diễn thu hút được người xem.
Bảng 3.3. Danh sách các tác giả và kịch bản tiêu biểu được biểu diễn trên SK kịch TP HCM
Họ tên nhà biên kịch | Nghề nghiệp | Một số vở diễn được biểu diễn ở các SK kịch TP | Nhà hát / SK biểu diễn | Quan hệ với nhà hát | |
1 | Lê Chí Trung | Nhà viết kịch | -Tiếng giày đêm | Nhà hát Sân khấu Nhỏ 5B | Tự do |
Yêu là thoát tội | Nhà hát Thế giới Trẻ | ||||
Cơn mê cuối cùng | Hoàng Thái Thanh | ||||
Khi đàn ông có bầu | SK kịch Sài Gòn | ||||
Khóc giữa trời xanh | SK Sử Việt | ||||
2 | Vương Huyền Cơ | Nhà viết kịch | Phận làm trai | SK Kịch Sài Gòn | Tự do |
Hồn ma báo oán | SK Kịch Hồng Vân | ||||
Tình cha | SK Nụ cười mới | ||||
Công lý như mặt trời | Nhà hát SK Nhỏ 5B | ||||
3 | Lâm Quang Tèo | Nhà viết kịch | Chuyện bây giờ mới kể | Nhà hát SK Nhỏ 5B | Tự do |
SK Hoàng Thái Thanh |
Có thể bạn quan tâm!
- Sân Khấu Kịch Nói Và Vai Trò Phản Ánh Cũng Như Kiến Tạo Đời Sống Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
- Sân Khấu Kịch Nói Trong Quan Hệ Với Các Thiết Chế Hoạt Động Văn Hóa Nghệ Thuật
- Thống Kê Các Quán Café Có Biểu Diễn Mô Hình Kịch Café Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
- Quan Tâm Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Và Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Cho Các Tổ Chức Hoạt Động Nghệ Thuật
- Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 18
- Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 19
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Lê Duy Hạnh | Nhà viết kịch | Vua thánh triều Lê | Sân khấu Idecaf | Tự do | |
Nỏ thần | Sân khấu kịch Hồng Vân | ||||
Nỗi đau nhân loại | Nhà hát kịch SK Nhỏ 5B | ||||
Hồn thơ ngọc | Nhà hát kịch SK Nhỏ 5B | ||||
5 | Hoàng Thái Thanh | Tác giả kịch bản | Màu của tình yêu | SK Hoàng Thái Thanh | Gắn với SK |
Thử yêu lần nữa | |||||
Cám ơn mình đã yêu em | |||||
6 | Nguyễn Thị Minh Ngọc | Nhà viết kịch | 29 anh về | SK Hoàng Thái Thanh | Cộng tác |
Tiên Nga (đồng tác giả) | SK Idecaf | ||||
Hãy khóc đi em | SK Hoàng Thái Thanh | ||||
Trái tim nhảy múa | SK Idecaf | ||||
Tía ơi má dìa | SK Idecaf | ||||
7 | Bùi Quốc Bảo | Đạo diễn, tác giả kịch bản | Đời như ý | SK Thế giới Trẻ | Cộng tác |
Cõng mẹ đi | SK Thế |
chơi | giới Trẻ | |
Chờ thêm chút nữa | SK Hoàng Thái Thanh | Tự do |
[Nguồn: thống kê của tác giả, 2022]
3.2.2. Đạo diễn
TP.HCM một thành phố trẻ, khỏe và đầy năng động, mang trong mình những đặc trưng rõ nét của vùng đất Nam Bộ - nơi mà con người luôn cởi mở, thoải mái và chính điều đó góp phần xây dựng và phát triển các loại hình nghệ thuật trong đó bao gồm cả kịch nói. Nơi đây với những đặc trưng phát triển mang nhiều ưu điểm của mình đã trở thành một vùng đất thu hút các tài năng sân khấu từ mọi miền đất nước, từ đó giúp hình thành một đội ngũ đạo diễn sân khấu có quy mô và tiềm năng nhất trong cả nước. Do tính chất cởi mở của văn hóa Thành phố, trong hoạt động biểu diễn, ở đây thường xuyên có sự giao lưu giữa các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước Thông qua các hoạt động đó, các đạo diễn kịch nói có cơ hội học hỏi nâng cao tầm nhìn, thúc đẩy quá trình tìm tòi, sáng tạo.Có thể kể ra một số ví dụ cho thấy các đạo diễn đã năng động, sáng tạo trong cách dàn dựng của mình như việc vận dụng ngôn ngữ điện ảnh vào sân khấu, giúp làm gia tăng hiệu quả nghệ thuật hay việc sử dụng những yếu tố hậu hiện đại một cách linh hoạt. Vở diễn “Nỗi đau nhân loại”, như là sự kết hợp liên văn bản giữa kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du với kiệt tác Othello của Shakespeare. Hay như vở diễn “Ông Juocdane ở Sài Gòn” (nhân vật Juocdane vốn là một nhân vật trong vở hài kịch cổ điển của Molier) đã thể hiện khá rõ xu thế này. Trường hợp đạo diễn Lý Khắc Linh và nữ họa sỹ Kim B đã nhận được giải về hiệu quả sử dụng ánh sáng như là một thành tố sáng tạo trong vở “Trong hào quang bóng tối” trong liên hoan sân khấu thử nghiệm toàn quốc.
3.2.3. Diễn viên
Có thể nói, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi quy tụ rất nhiều diễn viên đến
từ nhiều vùng, miền khác nhau của đất nước. Đặc biệt ở sân khấu kịch, đội ngũ này vô cùng phong phú về số lượng, đa dạng về thành phần. Họ là những người tốt nghiệp ở các trường đào tạo về nghệ thuật chuyên nghiệp hoặc cũng có thể xuất thân từ các lớp đào tạo truyền nghề do các diễn viên gạo cội mở ra. Vì vậy, lực lượng này khá đông đảo. Sân khấu kịch có thể thiếu về kịch bản, thiếu về công tác đạo điễn, cơ cở vật chất v.v… nhưng với diễn viên thì điều này hoàn toàn không xảy ra. Xã hội hóa sân khấu đã mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho họ. Ở thành phố, một hiện tượng thú vị đã diễn ra từ nhiều năm nay, đó là việc “đá sân” của rất nhiều người nổi tiếng. Từ điện ảnh, ca nhạc, thời trang, thậm chí là nhà thiết kế cũng tham gia vào hoạt động biểu diễn tại các sân khấu kịch nói. Trường hợp nghệ sỹ Hồng Ánh, chị vốn quá quen thuộc với khán giả màn ảnh rộng với các phim điện ảnh có chất lượng cao, nay về cộng tác với sân khấu Hoàng Thái Thanh. Những vở diễn có sự tham gia của chị đều được người xem đón nhận nồng nhiệt. Hay như siêu mẫu Xuân Lan, chị cũng diễn xuất trong một số vở ở sân khấu Idecaf.
Ngoài những tên tuổi đã là người của công chúng thì một số diễn viên xuất phát 2 học viên ở các sân khấu có đào tạo diễn xuất như Hồng Vân, Hoàng Thái Thanh…, sau một thời gian học tập và được trau dồi về nghề nghiệp, họ cũng trở thành thành phần chủ lực ở các sân khấu này. Hoàng Vân Anh, Thế Hải, Xuân Nghị, Lê Lộc, Tuấn Dũng…, hiện nay là các diễn viên kịch quen thuộc với công chúng thành phố. Như vậy, có thể thấy, so với các thiết chế khác thì diễn viên là điểm khá mạnh của các sân khấu kịch thành phố HCM.
3.3. Hướng phát triển của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh
3.3.1. Thực trạng của sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Trong bối cảnh thực tế hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh, các sân khấu kịch thành phố Hồ Chí Minh đang đứng trước những khó khăn và thử thách to
lớn. Sau một thời hoàng kim, kịch nói đã đi xuống dần. Có thể nhìn thấy rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này. Trước hết, đó là ở bản thân các sân khấu kịch. Việc chạy theo thị hiếu khán giả để duy trì tồn tại đã khiến chất lượng các vở diễn ngày càng yếu đi. Yếu tố nghệ thuật vắng mặt dần, thay vào đó là sự dễ dãi, qua loa trong công tác dàn dựng, kịch bản, diễn xuất. Vì vậy, về lâu dài, chắc chắn có lúc khán giả cũng sẽ cảm thấy chán khi phải xem những cái họ đã quá quen thuộc, không có gì đặc sắc. Tiếp theo đó, nếu so với các loại hình nghệ thuật khác như điện ảnh, âm nhạc hay các chương trình giải trí trên innternet và truyền hình thì sân khấu kịch nói có phần yếu thế và lạc hậu hơn. Thời đại công nghệ 4.0 khi khoa học hiện đại, kỹ thuật số lên ngôi, sự vận dụng chúng trở nên phổ biến. Nhưng sân khấu kịch vẫn mãi loay hoay với những phương thức cũ. VD như chuyển cảnh vẫn phải tắt đèn để nhân viên hậu đài chạy ra bưng bê đạo cụ, cảnh trí. Trong khi đó, nếu áp dụng công nghệ mới, vấn đề này hoàn toàn có thể xử lý qua hệ thống máy móc, phông nền điện tử hiện đại.
Ngoài ra, sự khó khăn mà sân khấu kịch nói gặp phải còn đến từ phía khán giả. Họ có nhiều lựa chọn trong việc tìm, xem các loại hình nghệ thuật. Và nếu không thật sự yêu thích kịch, họ sẽ tìm đến các hình thức khác để thưởng thức. Đại dịch Covid kéo dài hơn 2 năm, với sự giãn cách xã hội, khán giả ở nhà nhiều hơn, như vậy, thói quen đi xem kịch cũng mất dần. Khi dịch bệnh ổn định, các sân khấu kịch hoạt động trở lại, họ cũng bị mất đi một số lượng khán giả nhất định. Chính vì vậy, để sân khấu kịch có thể phục hồi và tìm lại sự thành công như những năm trước đây, chúng ta cần xem xét và đề ra một số giải pháp phù hợp, có thể xem như hướng phát triển cho các sân khấu kịch ở thành phố.
3.3.2. Hướng phát triển cho các sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh
3.3.2.1. Phát huy vai trò của các tổ chức quản lý với các chính sách phát triển
Để duy trì sự tồn tại và phát triển các sân khấu kịch thành phố, trước hết
các đơn vị liên quan đến ngành sân khấu hay sân khấu kịch nói cần có sự phối hợp để có kế hoạch liên kết, mở rộng các phương thức đào tạo. Đào tạo cả về chuyên môn cũng như nghiệp vụ quản lý cho những đối tượng sẽ trực tiếp quản lý, điều hành tại các sân khấu. Bên cạnh đó, sau đại dịch Covid-19, mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội đều bị ảnh hưởng. Do đó, đối với các loại hình biểu diễn nghệ thuật, để khôi phục guồng máy sau nhiều khó khăn, những chủ trương, chính sách hợp lý được ban hành và thực thi là điều rất cần thiết. Cần có các hướng dẫn cụ thể hay luật sân khấu (như điện ảnh đã có luật điện ảnh) để giúp các sân khấu vận hành nhịp nhàng, đồng bộ. Hành lang pháp lý này sẽ là nền tảng cơ bản cho sân khấu kịch nói phát triển căn cơ hơn chứ không theo kiểu mạnh ai nấy làm, chủ quan cảm tính như hiện nay.
Ngoài ra, thành phố cần rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; xây dựng cơ chế khuyến khích huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế, các nguồn tài trợ hợp pháp, tổ chức, cá nhân; xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan, đơn vị nghệ thuật biểu diễn với các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương trong việc tổ chức, sản xuất, phát sóng các chương trình nghệ thuật, v.v…
Chú trọng phát triển nghệ thuật biểu diễn trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc, tính quốc tế để tạo ra những sản phẩm mang hơi thở đương đại nhưng vẫn bảo tồn, khẳng định được bản sắc dân tộc. Đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài công lập tham gia dưới mọi hình thức để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, phát triển các loại hình nghệ thuật đương đại.
Đối với các sân khấu kịch, các bầu show hay nhà điều hành quản lý sân khấu cần chủ động phát huy vai trò của mình và thực thi một số giải pháp như:
- Chú ý việc quảng bá các tác phẩm hay của sân khấu đến các địa phương, theo đó, sẽ tạo điều kiện cho sân khấu đến với khán giả nhiều hơn. Trong thời gian tới, sân khấu kịch nói nói riêng và sân khấu nói chung nên chú trọng áp