So Sánh Kết Quả Đánh Giá Về Tính Tích Cực Rèn Luyện Kỹ Năng Dạy Học Của Sinh Viên Nhóm Thực Nghiệm Và Nhóm Đối Chứng


bước đầu tạo cho sinh viên hăng hái, say mê nghề nghiệp, các em chủ động xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng dạy học của cá nhân và thực hiện triệt để theo các kế hoạch đã xác định. Trong quá trình rèn luyện, sinh viên luôn thể hiện tinh thần cầu thị, ham học hỏi.

5.2.2. Phân tích kết quả về mặt định tính

Để phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định tính, tác giả luận án cùng các cộng tác viên trực tiếp quan sát, theo dõi, ghi chép các vấn đề liên quan đến các hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên, đặc biệt là sự chuyển biến về nhận thức, thái độ và sự tiến bộ về kỹ năng dạy học của sinh viên.

Dựa vào mục tiêu, nội dung thực nghiệm và các tiêu chí đánh giá, qua trao đổi, thống nhất với đội ngũ cộng tác viên, dựa trên các ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm trong hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên, chúng tôi xem xét đánh giá kết quả tác động tới thực nghiệm một cách toàn diện cả về nhận thức, thái độ và tính tích cực rèn luyện kỹ năng dạy học trong các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên và các hoạt động tự rèn luyện của sinh viên. Qua tập hợp các số liệu thống kê, qua quan sát, tổng hợp các ghi chép, chúng tôi nhận thấy, sau khi thực nghiệm, sinh viên ở nhóm thực nghiệm có nhiều chuyển biến tương đối rõ, vững chắc về nhận thức, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sư phạm, thao tác thực hiện các kỹ năng dạy học mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, tác phong

chững chạc, tự tin hơn khi đứng lớp so với trước khi tiến hành thực

nghiệm và so với sinh viên

ở nhóm đối chứng. Kết quả

các đánh giá về

mặt định tính được chúng tôi tập hợp lại cụ thể như sau:

Đại đa số sinh viên ở nhóm thực nghiệm có sự chuyển biến tích cực về thái độ và nhận thức về các kiến thức sư phạm một cách đầy đủ, hoàn thiện hơn; Nhận thức về vai trò của rèn luyện kỹ năng dạy học đối với sự phát triển nghề nghiệp được các sinh viên quan tâm nhận thức rõ và quyết


tâm hơn, hăng say trong các hoạt động rèn luyện, tích cực chiếm lĩnh các kiến thức sư phạm, ham học hỏi và tích luỹ các kinh nghiệm sư phạm; Các

kỹ năng dạy học ngày một thuần thục, hoàn thiện và có sự gắn kết với

nhau giúp cho giờ dạy sống động, hấp dẫn và phù hợp với thực tiễn; Cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề nảy sinh, xử lý các tình huống sư phạm mang tính khoa học, thuyết phục và phù hợp hơn. Qua các tác động sư phạm bước đầu đã tạo cho sinh viên sự hăng hái, say mê nghề nghiệp, quyết tâm hoàn thiện mình đáp ứng để các yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp “trồng người“.

Sinh viên ở nhóm thực nghiệm thể hiện rất rõ tính tích cực trong các hoạt động rèn luyện. Các em chủ động xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng

dạy học của cá nhân và thực hiện triệt để

theo các kế

hoạch đã xác định.

Trong quá trình rèn luyện, sinh viên luôn thể hiện rõ tinh thần cầu thị, ham học hỏi. Một số sinh viên trước khi tham gia thực nghiệm còn để giảng viên nhắc nhở về thái độ, phương pháp, tác phong. Tuy nhiên, sau khi có các tác động sư phạm, các biểu hiện trên ít dần, sinh viên ngày càng có thái độ học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn. Trong quá trình thực hiện quy trình rèn luyện kỹ năng thiết kế, thực hiện và kiểm tra, đánh giá bài giảng, từ giai đoạn tiếp

nhận nhiệm vụ lên lớp tới khâu cuối cùng là rút kinh nghiệm, sinh viên ở

nhóm thực nghiệm đã thể

hiện sự

tiến bộ

và trưởng thành hơn

rất nhiều

trong thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Ban đầu khi chưa có các hướng dẫn rèn luyện, một số các thao tác, động tác của sinh viên rất lúng túng, thiếu kinh nghiệm nhưng khi có sự hướng dẫn sinh viên thực hiện tốt, đặc biệt là sau khi được rèn luyện theo quy trình, sinh viên thực hiện các động tác đã chuẩn xác, mềm dẻo hơn. Qua quan sát quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học, nghiên cứu các sản phẩm như giáo án, dự giờ của sinh viên ở nhóm thực nghiệm cho thấy: tính tích cực đã biểu hiện rõ nét; Các sản phẩm của sinh viên như giáo án, bài giảng trên lớp đã mang tính khoa học, được giảng viên, giáo viên

193


hướng dẫn và học sinh đánh giá cao về sự tiến bộ, thể hiện được các phẩm chất và năng lực của giáo viên.

Để thấy rõ hơn sự tiến bộ về kỹ năng dạy học của sinh viên qua thực nghiệm, chúng tôi đã so sánh điểm đánh giá tính tích cực rèn luyện của sinh viên ở các nhóm.

Bảng 5.9. So sánh kết quả đánh giá về tính tích cực rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng


Nhóm thực nghiệ m


Số sinh viên kiểm tra

Số % sinh viên đạt mức


Trung bình cộng


Yếu


Trung bình


Khá


Giỏi

Thực

nghiệm

179

0

9.50

76.54

13.96

3.04

Đối

chứng

180

0.56

58.88

35.00

5.56

2.95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 25

Từ kết quả bảng 5.9 cho thấy, kết quả đánh giá về tính tích cực rèn luyện kỹ năng dạy học của các nhóm thực nghiệm luôn cao hơn nhóm đối

chứng, kết quả

điểm được đánh giá ở

nhóm thực nghiệm tập trung hơn

nhóm đối chứng. Cụ thể: Điểm khá, điểm giỏi và điểm trung bình cộng ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm không có sinh viên đạt điểm mức yếu trong khi đó nhóm đối chứng có 1 sinh viên đạt điểm mức yếu (chiếm 0.56%). Như vậy, trước khi thực nghiệm, trình độ

kỹ năng dạy học của các nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có chất

lượng tương đương nhau, sau thực nghiệm các biểu hiện này của sinh viên

ở các nhóm thực nghiệm được nâng lên và cao hơn nhóm đối chứng.

Những kết quả trên chứng tỏ quá trình thực nghiệm đã có tác dụng nâng

194


cao sự thuần thục kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.

Sau quá trình tiến hành thực nghiệm, có thể rút ra một số kết luận như

sau:

Kết quả trình độ kỹ năng dạy học ban đầu của 2 nhóm thực nghiệm

và đối chứng là tương đương nhau. Sau quá trình thực nghiệm, nhóm thực nghiệm có kết quả điểm cao hơn nhóm đối chứng. Tỷ lệ % sinh viên đạt điểm khá, giỏi của nhóm thực nghiệm đều cao hơn nhóm đối chứng. Tỷ lệ

% sinh viên đạt điểm yếu kém và trung bình qua thực nghiệm của nhóm thực nghiệm đều thấp hơn nhóm đối chứng.

Sau thực nghiệm, sinh viên không chỉ có được sự tiến bộ về các kỹ

năng dạy học, mà sinh viên ở nhóm thực nghiệm, thái độ, tinh thần rèn luyện

nghiệp vụ sư phạm nói chung và kỹ năng dạy học nói riêng của sinh viên

cũng được nâng lên. Các bài giảng của sinh viên ở nhóm thực nghiệm được

đánh giá cao hơn nhóm đối chứng. Kiến thức chuyên môn của sinh viên ở

nhóm thực nghiệm vững chắc và sâu hơn, khả năng vận dụng kỹ năng dạy học và các kiến thức vào thực tiễn sư phạm hiệu quả và linh hoạt hơn nhóm đối chứng, bước đầu đã tạo ra hứng thú học tập cho sinh viên. Kết quả thực nghiệm cũng khẳng định rằng, sinh viên ở nhóm thực nghiệm có kỹ năng dạy học đạt chuẩn nhanh, năng lực dạy học phát triển và bền vững, các phẩm chất của giáo viên được dần hoàn thiện, tác phong chững chạc, giao tiếp sư phạm của sinh viên tự tin.

Với những kết quả đạt được đã phân tích ở trên, có thể khẳng định các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên bước đầu đã đạt hiệu quả nhất định, có ý nghĩa và tính khả thi cao. Điều này khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết khoa học: Nếu trong thời gian học tập tại trường


sư phạm, các bộ môn chuyên sâu thường xuyên bổ sung kiến thức và kinh nghiệm sư phạm cần thiết cho sinh viên; Sinh viên được rèn luyện kỹ năng dạy học của mình theo một quy trình khoa học; Sinh viên tham gia thường xuyên vào các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các bộ môn chuyên sâu, giảng viên trực tiếp giảng dạy thì kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất có thể được rèn luyện và phát triển một cách vững chắc, đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai.


Kết luận chương 5

Trên cơ sở đề xuất các biện pháp, việc thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết, với nhiệm vụ, nội dung rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất thông qua quy trình thiết kế, thực hiện và kiểm tra, đánh giá bài giảng. Thực nghiệm được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khách quan.


Quá trình thực nghiệm được tiến hành thông qua việc tổ chức các giờ lên lớp trang bị lý thuyết về kỹ năng dạy học, hướng dẫn làm mẫu các kỹ năng dạy học cho sinh viên.


Bằng việc sử dụng phương pháp thống kê toán học, biểu diễn kết

quả thực nghiệm bằng biểu đồ, đồ

thị, tiến hành phân tích kết quả

thực

nghiệm về mặt định lượng và định tính. Kết quả thực nghiệm cho thấy, sự tiến bộ của sinh viên ở nhóm thực nghiệm so với kết quả kiểm tra đầu vào và so với nhóm đối chứng.


Điều này cho thấy giả thuyết thực nghiệm đã được chứng minh về sự phù hợp của biện pháp xây dựng và thực hiện quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất đã được đề xuất.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận


Rèn luyện kỹ năng dạy học là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả. Đã có những vấn đề được sáng tỏ ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên rèn luyện kỹ năng dạy học

cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể mới về lý luận và thực tiễn.

chất là một nội dung

Rèn luyện kỹ

năng dạy học cho sinh viên đại học sư

phạm ngành

giáo dục thể chất là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay, bởi vì giáo viên là người quyết định chất lượng đào tạo. Kỹ năng dạy học là yếu tố then chốt tạo nên hiệu quả của hoạt động dạy học.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xây dựng hệ thống gồm 3 nhóm kỹ năng dạy học chính với 17 kỹ năng dạy học cụ thể cần rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất và tiêu chí đánh giá phù hợp.

Rèn luyện kỹ

năng dạy học của sinh viên đại học sư

phạm ngành

giáo dục thể chất được tiến hành qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Trong đó, thông qua kiến tập và thực tập sư phạm là hình thức tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất chịu tác động của các yếu tố. Vì vậy, khi tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất phải có cách nhìn toàn diện, tổng


hợp, chú ý tới sự liên kết của các yếu tố để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình rèn luyện.

Khảo sát thực trạng kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học, cho thấy phần lớn cán bộ, giảng viên, sinh viên đều đồng ý và đánh giá cao

về các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên trong quá trình đào

tạo.Tuy nhiên, thực trạng trình độ kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất đa số ở mức độ trung bình và một ít là mức khá.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã xác định được những định hướng cơ bản và đề xuất được các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học

cho sinh viên đại học sư

phạm ngành giáo dục thể

chất. Kết quả

thực

nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính đúng đắn và khả thi của các biện pháp đã được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo tính khoa học, hệ

thống, lôgic. Qua đó đã chứng minh được sự đúng đắn, khả thi của biện pháp.

2. Khuyến nghị

phù hợp và khẳng định tính


Thứ nhất, đối với các trường đại học sư phạm có đào tạo giáo viên giáo dục thể chất thì kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học vẫn là vấn đề mới, ít công trình nghiên cứu, đề cập tới. Vì vậy, các trường đại

học sư

phạm ngành giáo dục thể

chất cần tiếp tục đẩy mạnh công tác

nghiên cứu làm sâu sắc hơn lý luận về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên; Khuyến khích các nghiên cứu gắn với thực tiễn, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của từng trường và yêu cầu thực tiễn đối với giáo viên giáo dục thể chất ở trường phổ thông.

Thứ hai, các lực lượng sư phạm trong các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cần phải được thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023