Nội Dung Các Quy Định Pháp Luật Về Chấm Dứt Quyền Và Nghĩa Vụ Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân Do Nhà Nước Thu Hồi Đất

hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông nghiệp để tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Luật Đất đai năm 1993 quy định nguyên tắc giao đất sử dụng ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời, họ có các quyền chuyển đổi, quyền thừa kế, quyền thế chấp, quyền cho thuê, quyền chuyển nhượng, quyền thế chấp, quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Nghị định số 64/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27-9-1993 về giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp; Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân sử dụng gồm đất nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác; do nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Việc sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân được quy định trong Luật đất đai năm 2013 như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này;

b) Đối với những địa phương chưa thực hiện việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất lập phương án giao đất và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất;

c) Đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân các cấp đã hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân thương lượng điều chỉnh đất cho nhau trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và đang sử dụng ổn định thì được tiếp tục sử dụng.

Nghị định số 02/1994 NĐ-CP của Chính phủ ngày 15-1-1994 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp v.v. Quyền của người sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tiếp tục được quy định trong Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong sản xuất lâm nghiệp, đất đai là yếu tố hàng đầu và là một tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. Đất đai là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất và thông qua đất đai. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo cho lĩnh vực lâm nghiệp phát triển bền vững. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất lâm nghiệp được ghi nhận trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật Lâm nghiệp năm 2017, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nội dung các quy định này bao gồm các vấn đề sau đây:

- Nhà nước xác lập quyền sử dụng đất lâm nghiệp thông qua việc cho thuê, giao đất, công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định lâu dài; hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

- Nội hàm của quyền sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân bao gồm quyền chiếm hữu, quản lý, quyền sử dụng đất lâm nghiệp được giao và quyền chuyển quyền sử dụng đất lâm nghiệp (bao gồm quyền cho thuê, quyền cho thuê lại, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, quyền thế chấp và quyền góp vốn bằng quyến sử dụng đất…).

- Quyền sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được bảo hộ bởi các biện pháp pháp lý như được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất lâm nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng khi thực hiện chính sách đất đai qua các thời kỳ …; quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm quyền sử dụng đất lâm nghiệp; quyền được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất lâm nghiệp …

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâm nghiệp có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch sử dụng đất; bồi bổ cải tạo đất lâm nghiệp; thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất lâm nghiệp đối với Nhà nước; có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, không được hủy hoại đất lâm nghiệp trong quá trình sử dụng đất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

2.2.3.5. Nội dung các quy định pháp luật về chấm dứt quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân do Nhà nước thu hồi đất

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng theo quy định của pháp luật. Trong những trường hợp cần thiết, Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, cùng với việc thu hồi đất, Nhà nước bồi thường về đất bằng việc trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. Người sử dụng đất được thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất, được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. Nhà nước quyết định thu hồi đất của người sử dụng đất trong các trường hợp quy định tại Luật đất đai năm 2013, cụ thể: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. Người sử dụng đất khi

Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 11

Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của Luật đất đai 2013 thì được bồi thường. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được luật đất đai quy định phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Để được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phải đáp ứng điều kiện sau: đất hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp. Trường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật đất đai 2013.

Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng; Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; Đất được Nhà nước giao để quản lý; Đất bị thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai;

Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, bao gồm: Người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; Đất được Nhà nước

giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn; Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định trừ trường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nêu trên. Khi Nhà nước thu hồi đất mà hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường. Khi Nhà nước thu hồi đất mà hộ gia đình, cá nhân phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại. Đây là nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất được ghi nhận tại Luật đất đai năm 2013.

Người sử dụng đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi trong trường hợp sau: Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai gồm: Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm; Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật đất đai mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho; Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm; Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

2.2.4.1 Yếu tố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm dùng để chỉ một hình thức sở hữu đối với đất đai mà trong đó toàn dân là chủ sở hữu. Tuy nhiên, toàn thể nhân dân không thể đứng ra thực hiện những quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ sở hữu mà phải thông qua một chủ thể đại diện cho mình. Nhìn chung, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai có các ưu điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, bản chất của đất đai không phải là của riêng ai, là sản vật của tự nhiên ban tặng cho con người; là kết quả của quá trình khai phá, cải tạo, đấu tranh và giữ gìn của các thế hệ người Việt Nam qua hàng ngàn năm. Mọi người đều có quyền bình đẳng trong tiếp cận, sử dụng đất đai và có nghĩa vụ, bổn phận bồi bổ, bảo vệ đất đai.

Thứ hai, nếu quyền sử dụng đất thuộc sở hữu cá nhân hoặc bỏ hạn mức và thời hạn sử dụng đất mà vẫn duy trì chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thì Nhà nước cần

có cơ chế kiểm soát hữu hiệu bằng quy định pháp luật, bằng các công cụ quản lý như thuế để hạn việc đầu cơ đất đai và khuyến khích sử dụng đất hiệu quả.

Chế độ công hữu về đất đai tồn tại chủ yếu ở các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, các nước XHCN vẫn duy trì chế độ sở hữu toàn dân là Việt Nam (sở hữu toàn dân), Trung Quốc (sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước), Cuba (sở hữu tập thể). Ở các nước khối Liên hiệp Anh (Ôxtrâylia, Newzealand, Tonga, Nam Phi...).một phần đất đai được xác lập theo nguồn gốc là của nhà vua (Nữ hoàng Anh), mọi người có thể mua và có thể thuê, thời hạn thuê lên tới 99 năm (39) và có thể gia hạn. Ở Đài Loan, Hiến pháp quy định toàn bộ đất đai thuộc về toàn thể công dân. Đất đai thuộc sở hữu tư nhân là đối tượng bị đánh thuế căn cứ vào giá trị của đất đai và có thể được Chính phủ mua căn cứ vào giá trị của đất đai (40). Hiến pháp Môzămbích quy định, tất cả sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước (41). Luật Đất đai Môzămbích trước đó vào năm 1997 cũng ghi nhận, đất đai là tài sản của Nhà nước và không thể bán, chuyển nhượng, thế chấp hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm (42).

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tác động đến pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên các khía cạnh cơ bản: Quyền sở hữu đất đai là quyền hạn ban đầu (có trước), còn quyền sử dụng đất là quyền phái sinh (có sau) và phụ thuộc vào quyền sở hữu. Khi sử dụng đất được giao, người sử dụng đất phải tuân theo qui định của Nhà nước nhằm bảo vệ và sử dụng đất đai hợp lý. Quyền sở hữu đất đai là một loại quyền trọn vẹn, đầy đủ, còn quyền sử dụng đất lại là một loại quyền không trọn vẹn, không đầy đủ. Tính không đầy đủ của quyền sử dụng đất được thể hiện ở các điểm: Người sử dụng không có đủ tất cả các quyền năng như Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu; quyền chuyển đổi, tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp và bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải có sự quy định về nội dung và hình thức thực hiện. Như vậy, quyền của người sử dụng đất bị hạn chế.

Quyền sở hữu toàn dân về đất đai là một loại quyền tồn tại độc lập, còn quyền sử dụng đất lại là một loại quyền phụ thuộc, theo đó, Nhà nước giao đất cho các tổ


39 Hiến pháp Cu ba năm 2019 cho phép đất đai có thể thuộc sở hữu cá nhân (Điều 23); Hiến pháp Triều Tiên năm 1972, sửa đổi năm 1998 quy định đất đai có thể thuộc sở hữu của tổ chức tập thể xã hội (Điều 22), và không có giới hạn cho tài sản Nhà nước có thể sở hữu (Điều 21)

40 Taiwan's Constitution of 1947 with Amendments through 2005. Điều 143, khoản 1. PDF generated: 17 Jul

2014, 14:51 Oxford University Press, Inc.

41 Constitution of the Republic of Mozambique, 2004.

42 Land Law of the Republic of Mozambique, 1997, điều 3.

chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài"43 và "hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất"44. Do vậy, sự quản lý của Nhà nước đối với việc sử dụng đất đai là không thể tránh khỏi". Sự quản lý của Nhà nước thể hiện ở điểm sau đây:

- Quản lý bằng pháp luật, Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ cho người sử dụng đất khi thực hiện các giao dịch đất đai, xác lập cơ chế pháp lý bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ này được thực hiện trên thực tế.

- Nhà nước quy định điều kiện, hình thức, trình tự, thủ tục mà người sử dụng đất phải tuân theo khi thực hiện các giao dịch đất đai. Nhà nước còn định ra các chế độ tài chính mà người sử dụng đất có nghĩa vụ phải thực hiện khi tham gia các giao dịch đất đai, ví dụ: thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính v.v...

- Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhà nước phân định mục đích sử dụng của từng loại đất và quyết định quyền sử dụng của những loại đất nào thì được phép tham gia vào thị trường bất động sản.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, các tranh chấp và xử lý vi phạm liên quan đến đất đai.

2.2.4.2. Yếu tố cơ chế quản lý đất đai

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất không chỉ bị chi phối bởi quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, chế độ sở hữu đất đai mà còn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý kinh tế. "Cơ chế quản lý kinh tế là khái niệm dùng để chỉ phương thức mà qua đó Nhà nước tác động vào nền kinh tế để định hướng nền kinh tế tự vận động đến các mục tiêu đã định"45. Trong mỗi nền kinh tế đều có một cơ chế quản lý đặc trưng của nó. Xem xét ở mức độ khái quát, quá trình phát triển nền kinh tế nước ta được phân thành hai thời kỳ: Thời kỳ trước năm 1986 và thời kỳ sau năm 1986.

Thời kỳ trước năm 1986, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kinh tế "chỉ huy", kế hoạch hóa. Nhà nước trở thành một trung tâm chỉ huy tối cao trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cơ chế kinh tế được xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, Nhà nước thiết lập thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa với hai hình thức sở hữu: toàn dân và tập thể. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất không được thừa nhận.Với cơ chế quản lý kinh tế mang


43 Điều 1 Luật đất đai năm 1993

44 Điều 3 Luật đất đai năm 1993

45 Lương Xuân Qùy: Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội - 1994. tr.8.

những đặc trưng như trên thì đất đai, các tư liệu sản xuất khác và sức lao động dường như không có giá trị. Các quyền và nghĩa vụ của họ bị ràng buộc chặt chẽ trong mối quan hệ hành chính "cấp đất - thu hồi đất". Hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức thuộc thành phần kinh tế tư nhân ít được pháp luật đất đai đề cập. Cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam có đặc trưng cơ bản như: Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua các công cụ pháp luật, thuế v.v... và dần xóa bỏ quan hệ hành chính đối với đất đai; đất đai, sức lao động, quyền sở hữu trí tuệ… được coi là hàng hóa và được phép trao đổi trên thị trường. Cơ chế kinh tế thị trường xét trên hai phương diện tích cực và tiêu cực.

Thứ nhất, xét về phương diện tích cực: Cơ chế kinh tế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng nhanh số lượng các chủ thể tham gia các giao dịch đất đai cho hàng chục triệu hộ gia đình nông dân, các cơ sở kinh tế tư nhân và các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Chính những thay đổi này làm cho các mối quan hệ sử dụng đất đai ngày càng trở nên phức tạp hơn và đất đai được trả lại giá trị vốn có của nó. Dưới tác động của các quy luật khách quan của cơ chế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu v.v... buộc người sử dụng đất phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất đai. Nhà nước quản lý đất đai theo cơ chế thị trường đã xác lập và bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh của người sử dụng đất. Họ có các quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất

v.v vào mục đích sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậỵ, nền kinh tế thị trường luôn nảy sinh nhu cầu chuyển dịch đất đai qua chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê và cho thuê lại…

Thứ hai, xét về phương diện tiêu cực: Do sự chi phối của quy luật giá trị, nên trên thực tế có sự đan xen giữa các giao dịch đất đai chính thức và không chính thức. Các giao dịch đất đai được coi là không chính thức thường do các hộ gia đình, cá nhân và thậm chí cả các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực chuyển nhượng, mua - bán quyền sử dụng đất ở thông qua thỏa thuận giữa hai bên. Trong trường hợp này, giá cả mua bán do hai bên tự quyết định. Các giao dịch đất đai do các đối tượng này thực hiện có xu hướng mở rộng phạm vi sang nhiều loại đất khác, như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp v.v tạo ra các cơn "sốt" đất, ảnh hưởng xấu đến kinh tế, xã hội, nếu Nhà nước không có biện pháp quản lý kịp thời.

2.2.4.3. Mục đích sử dụng đất và phương thức sử dụng đất

Nhà nước phân loại đất đai căn cứ vào mục đích sử dụng đất và bảo đảm quản lý sử dụng đất đúng mục đích. Tương ứng với mỗi loại đất và phương thức sử

dụng, pháp luật quy định cho người sử dụng đất các quyền và nghĩa vụ khác nhau, cụ thể: Căn cứ mục đích sử dụng đất đối với mỗi loại đất, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ khác nhau của chủ thể sử dụng đất, có nghĩa là mục đích sử dụng đất chi phối các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng và căn cứ vào phương thức sử dụng đất mà pháp luật quy định các quyền khác nhau cho người sử dụng đất.

2.2.4.4. Yếu tố tâm lý xã hội, ý thức xã hội

Đất đai gắn liền với đời sống kinh tế đại đa số người Việt Nam do xuất phát của nền kinh tế nông nghiệp. Người Việt Nam cả cuộc đời làm việc chỉ mong muốn mua được đất, tậu được nhà. Với họ, đất đai, nhà ở là tài sản quan trọng mà mỗi cá nhân cần phải tạo dựng được trong đời. Tư tưởng có càng nhiều đất càng tốt và càng nắm trong tay quỹ đất lớn thì càng chứng tỏ được sự giàu có với xã hội đã ăn sâu vào máu thịt nhiều thế hệ người Việt(46).

Truyền thống văn hóa của người Việt là lối sống cấu trúc nhà - làng - nước. Trước mọi biến cố của lịch sử, sự cố kết và mối quan hệ này vẫn trường tồn.Thực tế, trong lịch sử có nhiều nhân tố tác động vào ruộng đất công để biến ruộng công thành ruộng tư, làm cho quan hệ đất đai biến đổi như phong cấp cho các quan lại dưới hình thái lộc điền. Các Vương triều phong kiến Việt Nam chỉ hưng thịnh khi nào triều đại đó biết chăm lo đến lợi ích của nông dân, những người cần có ruộng đất để sản xuất. Như vậy, trong lịch sử ở Việt Nam, chế độ sở hữu công cộng của nhà nước đối với đất là đặc điểm nổi bật và luôn có điều kiện khách quan để tồn tại lâu dài(47).

2.2.4.5. Yếu tố hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan của các quốc gia trên thế giới mà Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các quốc gia vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh để phát triển, vừa phải hợp tác để cùng tồn tại. Quá trình hội nhập quốc tế đã và đang làm thay đổi hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và hệ thống pháp luật đất đai nói riêng theo hướng công khai, minh bạch và bình đẳng; đồng thời, thu hẹp những khác biệt, xung đột trong nội dung quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có Luật đất đai và pháp luật liên quan.



46 Vũ Lê: “Lý do người Việt thích gom mua đất”, https://vnexpress.net/kinh-doanh/ly-do-nguoi-viet-thich- gom-mua-dat-3724644.html

47 Phạm Xuân Nam: Phát triển nông thôn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024