thiệt hại do thu hồi đất gây ra và bảo đảm cho các hộ có thu nhập đảm bảo đời sống và ổn định, cần lập kế hoạch chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
Các khu tái định cư của người dân phải được đảm bảo về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội như giao thông, điện, nước sạch; quán triệt nguyên tắc chỉ nghiệm thu các khu tái định cư đảm bảo các điều kiện; và các khu tái định cư chưa được nghiệm thu thì cũng chưa thực hiện việc di dời, giải phóng mặt bằng.
Cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nghiệm thu các khu tái cư xây dựng không theo quy hoạch, không đúng thiết kế, không đồng bộ, hoặc kém chất lượng để bảo đảm đời sống tốt cho người dân bị thu hồi đất
Xây dựng các chế tài cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách tái định cư một cách nghiêm minh, buộc các bên liên quan tới thu hồi đất, đền bù thiệt hại, đảm bảo đời sống cho người lao động bị thu hồi đất phải thực hiện công việc công khai, minh bạch và người dân phải được tham gia giám sát một cách thực sự.
4.4.3. Giải pháp bảo đảm việc làm ổn định cho các hộ gia đình, cá nhân
Tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn và tạo việc làm ngay sau học nghề cho các lao động ngay tại chính nơi họ được học nghề đây là cách giúp người lao động giải quyết được khó khăn, không phải xa quê
Cần thành lập nh ều doanh ngh ệp trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp và những nghề có kỹ thuật không cầu kỳ, đơn giản nên thích hợp với nhiều lứa tuổi, được nhiều lao động, nhất là lao động nữ
Cần gắn vấn đề giải quyết việc làm của người có đất bị thu hồi với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và phát triển kinh tế thị trường cũng như có cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển các ngành nghề mới nhằm thu hút lao động, tạo nhiều việc làm mới cho lao động nông nghiệp, các ngành nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Cần quy định thời gian sử dụng lao động bị thu hồi đất của địa phương làm việc trong các doanh nghiệp để khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là hình thức, sau một thời gian ngắn lại sa thải. Quá thời hạn quy định, nếu doanh nghiệp thấy người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc, hoặc người lao động muốn sang làm việc ở lĩnh vực khác mới chấm dứt hợp đồng.
Trong từng dự án khi xây dựng phương án đầu tư, phải ghi rõ các khoản chi phí đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất một cách cụ thể, rõ ràng, công khai để người dân biết và giám sát quá trình thực hiện; cùng với đó chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân có đất bị thu hồi tại doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tác Động Của Đô Thị Hóa Đến Đời Sống Của Hộ Gia Đình Nông Thôn Trong Quá Trình Đô Thị Hóa Tại Thành Phố Vinh
- Kết Quả Phân Tích Hồi Quy Tuyến Tính Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đời Sống Của Các Hộ Gia Đình Bị Thu Hồi Đất Tại Thành Phố Vinh
- Các Nhóm Yếu Tố Tác Động Đến Việc Làm Tại Thành Phố Vinh
- Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An - 19
- Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An - 20
- Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An - 21
Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.
Cần bổ sung vào Luật và các Nghị định của Chính phủ về trách nhiệm của nhà nước các cấp có liên quan đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và đạo tạo nghề cho người dân có đất bị thu hồi.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, thể dục - thể thao của tỉnh Nghệ An và là trung tâm vùng Bắc Trung bộ. Thành phố Vinh có 25 đơn vị hành chính xã, phường (16 phường và 9 xã) với dân số năm 2019 là 317.643 người, trong đó dân số đô thị là 216.965 người (chiếm 68,3 tổng số dân và dân số nông thôn là 100.678 người (chiếm 31,7%). Tốc độ tăng trưởng năm 2019 so với năm 2008 đạt 17,48 %, giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2019 đạt 12452,63 tỷ đồng.
2) Năm 2019, thành phố Vinh có tổng diện tích là 10499,96 ha, trong đó 5.592,15 ha là đất phi nông nghiệp chiếm tới 53,25% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất ở đô thị có diện tích 1.106,95 ha chiếm 60,01% diện tích đất ở, được phân bố ở 16 phường, bình quân diện tích đất ở trên người là 28 m2 và 121 m2/hộ, chỉ xấp xỉ bằng 2/3 định mức đất ở khu vực đô thị. Đất ở nông thôn có diện tích 737,55 ha, chiếm 39,99% diện tích đất ở, được phân bố ở 9 xã bình quân đất ở nông thôn 46 m2/người và 207 m2/hộ, thấp hơn so với bình quân chung của tỉnh. Đất chưa sử dụng của thành phố Vinh chỉ còn 143,38 ha chưa sử dụng, chiếm 1,37% diện tích tự nhiên. Công tác quản lý đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật. thành phố Vinh đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (sổ địa chính, sổ mục kê, số biến động cho các phường, xã dưới dạng số. Giai đoạn 2008 - 2019 đã thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện 304 dự
án đầu tư xây dựng với tổng diện tích đất thu hồi 354,97 ha.
3) Trong giai đoạn 2008-2019 tỷ lệ đô thị hóa thành phố Vinh tăng gần gấp 2 lần (từ 37,21% lên 68,30%), tốc độ đô thị hóa nhanh (102,94%). Tỷ lệ đô thị hóa tăng chủ yếu do thay đổi cơ cấu dân số từ dân số nông thôn sang dân số đô thị do tăng cơ học và tăng tự nhiên dân số đô thị. Tăng cơ học chiếm tỷ lệ lớn hơn (65,32 do những người ngoài thành phố Vinh chuyển đến làm việc tại các nhà máy xí nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp và làm dịch vụ trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, tăng cơ học cũng do tác động của quá trình đô thị hóa một số xã đã được chuyển thành phường nên dân số của các xã này được tính là dân số đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị tăng tự nhiên nhỏ hơn (34,68 là kết quả của tăng dân số tự nhiên tại các phường hiện có.
4. Quá trình đô thị hóa tác động đến các nội dung quản lý nhà nước với mức độ tác động khác nhau, trong đó đến giá đất và giải quyết khiếu nại đất đai là 2 yếu tố chịu tác động nhiều nhất. Giá đất ở quy định tăng từ 2,00 đến 3,75 đối với giá đất ở cao nhất và thấp nhất. Có 28 yếu tố thuộc 9 nhóm yếu tố có tác động đến giá đất ở với tỷ lệ tác động từ 4,43 đến 17,23 . Ba nhóm tác động nhất đến giá đất ở là nhóm yếu tố cung cầu quyền sử dụng đất, nhóm yếu tố vị trí thửa đất, nhóm yếu tố đô thị hóa với tỷ lệ tác động tương ứng 17,23%, 14,86%, 13,66%; tiếp theo là 6 nhóm yếu tố còn lại. Đô thị hóa của thành phố Vinh tác động đến khiếu nại đất đai với tỷ lệ tác động 17,91 đứng vị trí thứ ba trong 06 nhóm yếu tố tác động đến khiếu nại đất đai. Về đời sống có 21 yếu tố thuộc 5 nhóm yếu tố có tác động đến đời sống của các hộ gia đình bị thu hồi đất với mức độ tác động khác nhau (từ 12,95 đến 29,79 , trong đó yếu tố đô thị hóa có tỷ lệ tác động 17,87 và đứng ở vị trí thứ 3. Về việc làm của đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp có 17 yếu tố tác động thuộc 05 nhóm yếu tố tác động với tỷ lệ độ tác động từ 12,63 đến 28,25 theo đánh giá của hộ gia đình bị thu hồi đất và từ 12,84 đến 29,01 theo đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức, trong đó đô thị hóa có tỷ lệ tác động tương ứng 21,63 và 21,56 và tác động đứng thứ 2 trong 5 nhóm yếu tố tác động.
5) Để tăng cường quản lý, sử dụng đất và đảm bảo đời sống, việc làm cho các đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp cần thực hiện đồng thời các nhóm giải pháp về sử dụng đất; về giá đất, giải quyết khiếu nại đất đai; bảo đảm đời sống, việc làm.
5.2. KIẾN NGHỊ
- Do thời gian có hạn nên luận án mới đi sâu đánh giá tác động của đô thị hóa đến giá đất ở và giải quyết khiếu nại đất đai. Vì vậy, cần nghiên cứu tiếp tác động của đô thị hóa đến các nội dung quản lý nhà nước về đất đai còn lại theo thứ tự ưu tiên căn cứ vào mức độ chịu tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Vinh đối với các nội dung đó.
- Kiến nghị UBND thành phố Vinh xem xét, sử dụng các kết quả của luận án để tăng cường quản lý, sử dụng đất và đảm bảo đời sống, việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Thái Yên & Nguyễn Thanh Trà (2020). Đánh giá tác động của đô thị hóa đến việc làm của người dân tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 397.134-143
2. Trần Thái Yên & Nguyễn Thanh Trà (2021). Các yếu tố tác động đến giá đất ở tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 19(1). 119-128.
3. Pham Phuong Nam & Tran Thai Yen (2021). Impact of urbanization on land complaints in Vinh City, Nghe An province”. Land Use Policy, Volume 108, September 2021, 105533. https://doi.org/10.1016/j.landusepol.2021.105533.
Tiếng Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alan Coulthart, Nguyễn Quang & Henry Sharpe (2006). Chiến lược phát triển đô thị; Đối mặt với những thách thức về đô thị hóa nhanh chóng và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
2. Bích Ngọc (2020 . Bộ Xây dựng triển khai thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Truy cập từ http://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1173/63165/bo-xay-dung-trien- khai-thuc-hien-nhiem-vu-6-thang-cuoi ngày 16/03/2021.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004 . Lao động - Việc làm ở Việt Nam 1996-2003, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009 . Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, Tập 1 Đại cương về đất, phân loại, lập bản đồ đất. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Thông tư 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất.
6. Bộ Xây dựng (2021). Triển khai thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Truy cập từ http://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1173/63165/bo-xay-dung-trien-khai-thuc-hien- nhiem-vu-6-thang-cuoi - nam-2020.aspx ngày 16/03/2021.
7. Cao Xuân Sáng & Bùi Văn Hà (2016 . Bàn về khái niệm đời sống tinh thần và đời sống tinh thần xã hội việt nam hiện nay dưới góc nhìn triết học. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 12: 126-131.
8. Chính phủ (2008). Nghị định 45/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện: Hưng Nguyên, Nghi Lộc để mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh; thành lập phường Vinh Tân thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
9. Đàm Trung Phường (2005). Đô thị Việt Nam. Nxb Xây dựng, Hà Nội.
10. Đào Đức Hưởng, Nguyễn Hữu Ngữ & Huỳnh Văn Chương (2018 . Đánh giá thực trạng đô thị hóa tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Tạp chí Khoa học. Đại học Huế. 127(3A): 37-47.
11. Đào Thị Thanh Lam, Trương Thu Loan, Dương Xuân Hiện, Vũ Thắng Phương, Nguyễn Thị Ý Nhi & Nguyễn Tử Hoàng (2013). Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất. Đề tài Khoa học Công nghệ cấp cơ sở. Bộ Tài nguyên và Môi trường.
12. Đào Thị Thanh Lam, Trương Thu Loan, Dương Xuân Hiện, Vũ Thắng Phương, Nguyễn Thị Ý Nhi & Nguyễn Tử Hoàng (2014). Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến việc quản lý sử dụng đất. Đề tài NCKH cấp cơ sở. Bộ Tài nguyên và Môi trường.
13. Diệu Linh (2011). Khái quát về tình hình sử dụng đất của Hàn Quốc. Truy cập từ http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=137 ngày 03/3/2015.
14. Đỗ Hậu & Nguyễn Đình Bồng (2012 . Quản lý đất đai và bất động sản đô thị. Nxb Xây Dựng, Hà Nội.
15. Đỗ Nguyên Hải (2000 . Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Đỗ Thị Thanh Huyền (2020). Một số khía cạnh kinh tế - xã hội của các hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp cho công nghiệp hóa và đô thị hóa trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18(9): 678-686.
17. Hồ Huy Thành (2018). Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ dưới tác động của đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
18. Hoàng Phê, Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thùy, Đào Thị Minh Thua & Đặng Thanh Hòa (2020). Từ điển Tiếng Việt – in lần thứ 9. Nxb Đà Nẵng
19. Lê Đình Hải & Nguyễn Thị Hương (2017 . Các nhân tố ảnh hưởng đến giá đất trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. (5): 178-185.
20. Lê Ngọc Hùng (2009). Xã hội học giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
21. Lê Thái Bạt (2010 . Thoái hóa đất và vấn đề sử dụng đất bền vững, Hội Khoa học Đất Việt Nam, từ 18/5 - 20/5 năm 2010. Hội thảo khoa học sử dụng đất bền vững, hiệu quả. 78-86.
22. Lưu Đức Hải (2011 . Đô thị sinh thái trong phát triển đô thị Việt Nam. Tạp chí Quy hoạch đô thị. (05 : 48-52.
23. Nguyễn Anh Dũng (2014 . Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng. Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
24. Nguyễn Đình Bồng (2008 . Quy hoạch sử dụng đất đô thị: thực trạng và giải pháp. Truy cập từ http://bmktcn.com/index.php?option =com_content&task
=view&id =1576&Itemid=217 ngày 08/08/2015.
25. Nguyễn Dũng Tiến (2009). Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đai ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.
26. Nguyễn Duy Thắng (2009 . Tác động của đô thị hóa đến các mặt kinh tế - xã hội của vùng ven đô và những vấn đề cần quan tâm. Tạp chí Xã hội học. (1): 80-86.
27. Nguyễn Hữu Ngữ, Trần Trọng Tấn & Đinh Thị Thắm (2015). Nghiên cứu về ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học Đại học Huế. số tháng 4 năm 2015. 121-132.
28. Nguyễn Hữu Quỳnh (1998 . Đại từ điển kinh tế thị trường. Viện Nghiên cứu và phát triển kiến thức bách khoa xuất bản, Hà Nội.
29. Nguyễn Lưu Bảo Đoan (2016). Đô thị hóa và mối quan hệ giữa thành phố và môi trường. Truy cập từ https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen- muc/thi-hoa-va-moi-quan-giua-thanh-pho-va-moi-truong.html ngày 15/8/2017.
30. Nguyễn Quang Hồng (2003 . Thành phố Vinh - Quá trình hình thành và phát triển (1804-1945 . Nxb Nghệ An, Nghệ An.
31. Nguyễn Thế Bá (1999). Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Nxb Xây dựng.
32. Nguyễn Thế Bá (2004). Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Nxb Xây dựng, Hà Nội.
33. Nguyễn Thị Hải & Huỳnh Văn Chương (2015 . Tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiến Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 108(9 .101-109.
34. Nguyễn Thị Hoài Phương (2017 . Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000-2015. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn. 14(5 : 120-125.
35. Nguyễn Tố Lăng (2021 . Nhận diện vấn đề đô thị và quản lý phát triển đô thị khi đất nước dần trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (kỳ 1). Truy cập từ https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher
/V8hhp4 dK31Gf/content/nhan-dien-van-de-do-thi-va-quan-ly-phat-trien-do-thi- khi-dat-nuoc-dan-tro-thanh-nuoc-cong-nghiep-theo-huong-hien-dai-ky--1ngày 10/7/2021.
36. Nguyễn Văn Chính (1997). Môi trường nhân văn và đô thị hoá tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản. Nxb TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
37. Nhân Ái Tĩnh (2002 . Phân tích lý luận về sử dụng đất nông nghiệp. Bản dịch của Tôn Gia Huyên.
38. Phạm Kim Giao, Hàn Tất Ngạn & Đỗ Đức Viêm (1991). Quy hoạch đô thị. Nxb Xây dựng.
39. Phạm Sỹ Liêm (2009 . Cơ sở khoa học của chính sách đô thị .đề tài cấp Bộ (Xây Dựng . Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển hạ tầng. Mã số RD 05-08.
40. Phạm Sỹ Liêm (2013). Công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa và chính sách bảo vệ đất lúa. Truy cập ngày 15/3/2021 tại http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=3437.